VỀ XỬ phạT VI phạm hành chính trong hoạT ĐỘng xây dựNG; kinh doanh bấT ĐỘng sảN; khai tháC, SẢn xuấT, kinh doanh vật liệu xây dựNG; quản lý CÔng trình hạ TẦng kỹ thuậT


Điều 39. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống nước thô và đường ống truyền tải nước sạch



tải về 296.26 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích296.26 Kb.
#17265
1   2   3   4   5

Điều 39. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống nước thô và đường ống truyền tải nước sạch

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: xả rác, nước thải, đổ đất đá, vật liệu xây dựng trong hành lang an toàn tuyến ống nước thô hoặc đường ống truyền tải nước sạch.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân đào bới hoặc lấy đất đá trong hành lang an toàn tuyến ống nước thô hoặc đường ống truyền tải nước sạch; lấn chiếm hành lang an toàn tuyến ống nước thô, đường ống truyền tải nước sạch.

3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi: tự ý đục tuyến ống nước thô hoặc đường ống truyền tải nước.

4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:

a. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;

c. Buộc thực hiện đúng quy định về bảo vệ an toàn tuyến ống nước thô và đường ống truyền tải nước sạch;

d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra.

Điều 40. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn các công trình kỹ thuật thuộc hệ thống cấp nước

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi vi phạm khu vực an toàn các công trình thuộc hệ thống cấp nước:

a. Xả phân, rác, phóng uế;

b. Chăn nuôi súc vật; trồng cây, rau, hoa màu;

c. Vi phạm các quy định về an toàn, bảo vệ khu vực an toàn đài nước, hồ chứa nước và các công trình kỹ thuật khác thuộc hệ thống cấp nước.

2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:

a. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

b. Buộc thực hiện đúng quy định về bảo vệ an toàn các công trình kỹ thuật thuộc hệ thống cấp nước.



Điều 41. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng mạng lưới cấp nước

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Sử dụng nước trước đồng hồ đo nước;

b. Làm sai lệch đồng hồ đo nước;

c. Tự ý thay đổi vị trí, cỡ, loại đồng hồ đo nước;

d. Gỡ niêm phong, niêm chì của thiết bị đo đếm nước không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a. Làm hư hỏng đường ống cấp nước, thiết bị kỹ thuật trong mạng lưới cấp nước;

b. Tự ý đấu nối đường ống cấp nước; thay đổi đường kính ống cấp nước không đúng quy định;

c. Dịch chuyển tuyến ống, các thiết bị kỹ thuật thuộc mạng lưới cấp nước không đúng quy định;

d. Sử dụng nước từ mạng lưới cấp nước, trụ nước phòng cháy, chữa cháy vào mục đích khác không đúng quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a. Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quy định;

b. Các tổ chức cấp nước không cung cấp nước theo đúng các hợp đồng cấp nước đã ký kết với hộ dùng nước.

4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:

a. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b. Buộc thực hiện đúng quy định về bảo vệ an toàn, sử dụng mạng lưới cấp nước; quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định có liên quan đến chất lượng nước cấp; buộc thực hiện đúng hợp đồng cấp nước đã ký.

Điều 42. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: trồng cây, thả rau, bèo hoặc các hành vi khác làm cản trở dòng chảy của hệ thống thoát nước.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi: đổ đất, đá, vật liệu, rác xuống sông, hồ, kênh, mương, hố ga, cống, rãnh thoát nước làm cản trở dòng chảy.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a. Xả chất độc hại vào hệ thống thoát nước công cộng;

b. Vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a. Tự ý đấu nối vào mạng lưới thoát nước;

b. San, lấp kênh, mương, ao hồ thoát nước công cộng trái quy định;

c. Tự ý dịch chuyển đường ống ngầm, hố ga thoát nước;

d. Xây dựng các loại công trình trên bờ, trên mặt nước, dưới mặt nước trong khu vực bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước trái quy định.

5. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:

a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b. Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

c. Hành vi vi phạm ở điểm d khoản 4 Điều này còn bị xử lý theo Điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.

Điều 43. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân xây dựng mộ, bia mộ và các công trình trong nghĩa trang không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a. An táng người chết trong các nghĩa trang đã bị đóng cửa theo quy định;

b. Không thực hiện việc di chuyển phần mộ theo quy hoạch xây dựng nghĩa trang hoặc các dự án phát triển đô thị do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c. Tự ý di dời phần mộ trong nghĩa trang không được cơ quan quản lý nghĩa trang cho phép.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a. Làm hư hại bia, mộ trong nghĩa trang;

b. Phá hoại các công trình công cộng trong nghĩa trang;

c. Lập mộ giả, nghĩa trang giả.



Điều 44. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh; tự ý ngắt hoa, cắt cành cây; vứt rác không đúng quy định hoặc có hành vi khác làm hư hỏng cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ;

b. Xây bục bệ bao quanh gốc cây ở đường phố, công viên và những nơi công cộng khác không đúng quy định;

c. Giăng dây, giăng đèn trang trí, treo biển quảng cáo và các vật dụng khác vào cây xanh ở những nơi công cộng, đường phố, công viên không đúng quy định;

d. Chăn, thả gia súc trong công viên, vườn hoa.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a. Tự ý chặt hạ, di dời cây xanh;

b. Đổ chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh trong khu vực đô thị;

c. Trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông không đúng quy định;

d. Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng và trồng các loại cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

đ. Sử dụng các công trình trong công viên không đúng mục đích;

e. Làm hư hỏng các công trình văn hóa, dịch vụ, công trình công cộng trong công viên, vườn hoa;

3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:

a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi;

b. Buộc thực hiện đúng các quy định về bảo vệ, sử dụng công trình trong

công viên và quản lý cây xanh đô thị.

Điều 45. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng hè, đường

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a. Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp lấn chiếm hè, đường;

b. Để các trang thiết bị thi công xây dựng công trình trên hè, đường không đúng quy định;

c. Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra hè, đường.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a. Sử dụng hè, đường để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hóa, buôn bán vật liệu xây dựng, sửa chữa hoặc rửa ô tô, xe máy;

b. Tổ chức trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không đúng quy định, không có giấy phép;

c. Đặt, treo biển quảng cáo, trang trí không đúng quy định.

d. Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào đường chính;

đ. Không hoàn thiện mặt đường theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc kéo dài quá thời gian quy định;

3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:

a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

b. Buộc thực hiện đúng các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng hè, đường đô thị.



Điều 46. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về thu gom, vận chuyển và đổ rác thải

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đổ rác không đúng nơi quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân làm rơi vãi chất thải trong quá trình thu gom, vận chuyển.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển và đổ rác không đúng quy định.

4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:

a. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b. Buộc thực hiện đúng các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường.

Điều 47. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng hệ thống chiếu sáng công cộng

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi trang trí, treo biển quảng cáo và các vật dụng khác vào cột đèn chiếu sáng khi không được phép hoặc được phép nhưng treo không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a. Làm hư hỏng các trang thiết bị và hệ thống chiếu sáng công cộng;

b. Dịch chuyển trái phép, sử dụng các thiết bị trong hệ thống chiếu sáng công cộng không đúng quy định.

3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:

a. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

b. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra.



Điều 48. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng hệ thống tuy nen, hào kỹ thuật; khai thác và sử dụng công trình ngầm

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: đổ rác thải, xả nước thải không đúng quy định tại các hầm đường bộ.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a. Đấu nối các đường dây, đường ống ngầm không được phép.

b. Sử dụng hệ thống tuy nen, hào kỹ thuật không có giấy phép hoặc không đúng mục đích; tự ý đào bới, dịch chuyển, đấu nối tuy nen, hào kỹ thuật; vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ an toàn các công trình hạ tầng kỹ thuật;

c. Buôn bán, dựng lều, quán chiếm dụng diện tích trái phép trong hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ.

3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:

a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

b. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

Điều 49. Xử phạt tổ chức, cá nhân được giao quản lý, vận hành, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, vận hành, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quản lý không có biện pháp che chắn, không lắp đặt biển báo, không ban hành các quy định về bảo vệ an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức không duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy định.

3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định về quản lý, vận hành, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật.



Chương 6.

HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ CÔNG SỞ

Điều 50. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về phát triển nhà ở

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây:

a. Không công khai các thông tin về dự án nhà ở hoặc công khai không đầy đủ, không chính xác các thông tin về dự án nhà ở theo quy định.

b. Không báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án cho cơ quan quản lý theo quy định;

c. Phân hạng nhà chung cư không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây:

a. Không dành quỹ đất trong dự án phát triển nhà ở thương mại để xây dựng quỹ nhà ở xã hội theo quy định;

b. Không đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật theo đúng dự án đã được phê duyệt;

c. Không thực hiện cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo đúng đối tượng đã được duyệt.

3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định về phát triển nhà ở.



Điều 51. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân tự ý tẩy, xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị buộc xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.

Điều 52. Xử phạt chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở có hành vi vi phạm các quy định về quản lý nhà ở

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quảng cáo, viết, vẽ bên ngoài nhà ở trái quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các hành vi sau đây về quản lý sử dụng nhà chung cư:

a. Xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại bừa bãi, gây thấm, dột, ô nhiễm môi trường;

b. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tại phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung.

c. Sử dụng kinh phí quản lý vận hành hoặc kinh phí bảo trì nhà chung cư không đúng quy định.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây về quản lý sử dụng nhà chung cư:

a. Kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường;

b. Sửa chữa xe máy, kinh doanh gia súc, gia cầm, hoạt động mổ gia súc;

c. Nuôi gia súc, gia cầm tại phần sở hữu, sử dụng riêng làm ảnh hưởng tới trật tự, mỹ quan và môi trường sống của các hộ dân khác;

d. Sử dụng mầu sắc để sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư trái quy định;

đ. Sử dụng hoặc cho người khác sử dụng phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng trái mục đích quy định;

e. Tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức; đục phá, cải tạo, tháo dỡ kết cấu của phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng; thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư;

g. Phân chia, chuyển đổi mục đích sử dụng phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung trái quy định;

h. Kinh doanh ga, các vật liệu nổ, dễ cháy.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các hành vi sau đây về quản lý nhà ở:

a. Lấn chiếm nhà ở, lấn chiếm không gian xung quanh hoặc sử dụng nhà ở trái mục đích quy định;

b. Không thực hiện phá dỡ nhà ở theo quy định hoặc không chấp hành quyết định về phá dỡ nhà ở.

5. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc phải thực hiện đúng các quy định về quản lý sử dụng nhà ở.

6. Hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này còn bị xử lý theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.



Điều 53. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về giao dịch nhà ở

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:

a. Cho mượn, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc cho thuê nhà ở mà không lập hợp đồng theo quy định;

b. Cho thuê nhà từ sáu tháng trở lên hoặc ủy quyền quản lý nhà ở mà không thực hiện công chứng hợp đồng theo quy định;

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi lập hợp đồng giao dịch giả tạo về nhà ở.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thực hiện chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, cho mượn nhà ở không được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cơi nới, sửa chữa, cải tạo nhà ở không được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có một trong các hành vi:

a. Sở hữu nhà ở tại Việt Nam không đúng đối tượng, điều kiện, số lượng theo quy định;

b. Vi phạm một trong các trường hợp bị nghiêm cấm theo quy định.

6. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện đúng các quy định về quản lý, giao dịch nhà ở.

Điều 54. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà công sở

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân quảng cáo thương mại tại công sở.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi vi phạm quy định quản lý nhà công sở:

a. Lấn chiếm trái phép công sở;

b. Không thực hiện bảo trì công sở theo quy định;

c. Sử dụng công sở không đúng mục đích.

3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:

a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

b. Buộc thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng nhà công sở;

c. Hành vi lấn chiếm để xây dựng trái phép quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn bị xử lý theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.



Chương 7.

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

MỤC I. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 55. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính

1. Các cá nhân có thẩm quyền được quy định tại Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 và Điều 61 Nghị định này chỉ được phép xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền phải lập biên bản, trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt.

2. Trường hợp các cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này sau khi quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề phải thông báo bằng văn bản hoặc gửi quyết định xử phạt hành chính về Thanh tra Bộ Xây dựng để đăng tải trên Trang tin điện tử của Bộ Xây dựng.

3. Đối với những hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan thì cơ quan nào phát hiện trước, cơ quan đó tiến hành xử phạt theo đúng các nguyên tắc quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.



Điều 56. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng

1. Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;

c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Điều 57. Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Xây dựng

1. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.

2. Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền của cấp huyện, cấp sở cấp.

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Ban hành quyết định xử phạt hành chính trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện chậm ban hành quyết định xử phạt theo quy định.

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Điều 58. Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng

1. Phạt tiền đến 500.000.000 đồng.

2. Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Ban hành quyết định xử phạt hành chính trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm ban hành quyết định xử phạt theo quy định.

5. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định

của pháp luật.

Điều 59. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã

1. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

c. Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

d. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Điều 60. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

4. Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.



Каталог: Tintuc
Tintuc -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
Tintuc -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
Tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
Tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
Tintuc -> Tin tức & Sự kiện
Tintuc -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
Tintuc -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Tintuc -> Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn Chăm sóc skss tuổi mãn kinh và sàng lọc ung thư cổ tử cung
Tintuc -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Tintuc -> VIỆn kiểm sát nhân dân

tải về 296.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương