VỀ phao chỉ BÁo vị trí CÁ nhâN (plb) hoạT ĐỘng ở TẦn số 406 mhz HÀ NỘI – 2013 MỤc lục tên dự thảo quy chuẩn 4


Khảo sát tình hình quy chuẩn PLB trên thế giới và Việt Nam



tải về 462.35 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích462.35 Kb.
#20497
1   2   3   4   5   6

3.Khảo sát tình hình quy chuẩn PLB trên thế giới và Việt Nam

3.1.Tình hình quy chuẩn PLB trên thế giới

3.1.1. Tổng quan các hướng dẫn của Cospas-Sarsat về mã hóa phao, đăng ký và phê chuẩn loại phao


Các cơ quan quản lý quốc gia có trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến việc sử dụng các loại phao 406 MHz. Các vấn đề này bao gồm:

  1. Đưa ra các đặc tính kỹ thuật và các yêu cầu về điều khiển quản lý,

  2. Kiểm thử và phê chuẩn các loại phao phù hợp với các quy định của Cospas-Sarsat, IMO, ICAO, ITU và hoặc các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia của nước đấy,

  3. Định rõ các giao thức mã hóa sẽ được ứng dụng,

  4. Ấn định mã nhận dạng sao cho phù hợp, và

  5. Định rõ việc thực hiện các thủ tục đăng ký.

Trong quá trình thực hiện việc xây dựng quy chuẩn, cơ quan quản lý quốc gia được mời để xem xét các hướng dẫn theo thông tin cung cấp và các thông tin khác từ ban thư ký Cospas-Sarsat, liên quan đến các loại phao được phê chuẩn, các giao thức mã hóa, các thủ tục đăng ký được khuyến nghị bởi các tổ chức quốc tế có liên quan.

Ban thư ký Cospas-Sarsat sẽ duy trì danh sách các đầu mối liên lạc của số các cơ quan quản lý quốc gia chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến phao 406 MHz. Tất cả các quốc gia đã thông qua việc sử dụng phao 406 Mhz phải thông báo cho Cospas-Sarsat các đầu mối liên lạc của họ về các vấn đề liên quan đến phao 406 MHz.

Về cơ bản, cơ quan quản lý quốc gia được mời để:


  1. Kiểm thử các phao về kiểu dáng đáp ứng theo đặc tính và quy chuẩn về kiểu của Cospas-Sarsat (Theo C/S T.001, C/S T.007), hoặc cho phép sử dụng chỉ đối với những phao 406 Mhz mà trước đó đã nhận được chứng nhận kiểu dáng của Cospas-Sarsat, như đã được lưu trữ trong dữ liệu hệ thống Cospas-Sarsat và được ban thư ký Cospas-Sarsat phát hành,

  2. Nếu phù hợp, có thể thực hiện thêm các phép thử khác để bảo đảm rằng các phao đáp ứng theo yêu cầu đặc tính của họ về các ứng dụng tương ứng và hoặc kiểm tra lại model của cùng một phao đã được kiểm thử và phê chuẩn bới các cơ quan quản lý quốc gia khác đối với tính năng đấy hay chưa,

  3. Lựa chọn các phương thức mã hóa mà họ mong muốn sử dụng trên quốc gia của họ,

  4. Thiết lập và duy trì đăng ký phao hoặc phối hợp với các cơ quan quản lý quốc gia khác về việc thiết lập và duy trì một cơ sở dữ liệu đăng ký theo vùng, và

  5. Cung cấp cho ban thư ký Cospas-Sarsat địa chỉ các đầu mối liên lạc về các vấn đề liên quan đến phao 406 MHz (ví dụ phê chuẩn kiểu dáng, đăng ký).

3.1.2. Giới thiệu về Cơ sở dữ liệu đăng ký phao Cospas-Sarsat 406MHz quốc tế


Cospas-Sarsat đã phát triển cơ sở dữ liệu đăng ký phao 406 MHz quốc tế (IBRD) và đưa vào khai thác tháng 01/2006. Cơ sở dữ liệu này hỗ trợ trong quá trình xử lý báo động cấp cứu và được chuyển tiếp tới các cơ quan quản lý quốc gia SAR. IBRD có thể được tra cứu trên trang web www.406registration.com, ở đó bao gồm cả dữ liệu của PLB.

Nếu phao được đăng ký hợp lý, chính xác thì số nhận dạng mã hexa gồm 15 ký tự sẽ được dùng để truy cập vào các thông tin của phao. Khi đó, dữ liệu đăng ký phao hỗ trợ đắc lực cho nhân sự thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, các thông tin bao gồm:



  • Loại phao, ví dụ: ELT, EPIRB or PLB;

  • Mã quốc gia và dữ liệu nhận dạng, hai dữ liệu này tạo thành số nhận dạng duy nhất của phao;

  • Loại thiết bị định vị vô tuyến phụ khác;

  • Model của máy bay hoặc tàu đang gặp nạn;

  • Các thiết bị thông tin khác;

  • Số lượng người trên tàu;

  • Các thông tin liên lạc khẩn cấp.

3.1.3. Tình hình các Nhà sản xuất, các loại phao đã được Cospas-Sarsat phê chuẩn


Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều dòng sản phẩm phao, trong đó bao gồm cả PLB của các Nhà sản xuất được Cospas-Sarsat phê chuẩn về tiêu chuẩn chất lượng và được phép cung cấp cho tổ chức cá nhân sử dụng.

Theo số liệu từ tổ chức Cospas-Sarsat http://www.Cospas-Sarsat.org/beacons/type-approved-models thì:



  • Đã có 87 Nhà sản xuất phao được phê chuẩn, trong đó có các Nhà sản xuất lớn như: ACR Electronics Inc, ELTA SA, Honeywell Aerospace, Kannad, McMurdo Limited, Orolia S.A.S.

  • Đã có 441 dòng phao (bao gồm EPIRB, ELT, PLB), trong đó có 122 dòng phao PLB được Cospas-Sarsat phê chuẩn.

Tuy nhiên trong 441 loại phao này có 19 loại, được Cospas-Sarsat đánh số bắt đầu từ 700, được dùng cho mục đích đặc biệt. Những phao này tương thích với hệ thống Cospas-Sarsat, tuy nhiên chúng không thỏa mãn đầy đủ tất cả các yêu cầu kỹ thuật và kiểm thử mô tả trong tài liệu C/S T.001 (đặc tính kỹ thuật của phao 406 MHz) và C/S T.007 (tiêu chuẩn phê chuẩn loại phao 406 MHz). Do đó chúng không nhận được chứng nhận về phê chuẩn loại phao 406Mhz.

3.1.4. Tình hình sử dụng và cấp phép phao tại Châu Âu


Tình trạng sử dụng và cấp phép sử dụng PLB tại các nước trong Hội nghị Bưu chính và Viễn thông châu Âu - CEPT (theo http://www.cept.org/ecc/topics/more-topics/maritime/personal-locator-beacons-%28PLB%29-usage-in-cept ) được mô tả như trong bảng dưới đây.

Quốc gia

PLB được phép

sử dụng

Nơi sử dụng

Yêu cầu

giấy phép

Yêu cầu

chứng nhận

Giao thức

mã hóa

Cơ sở dữ liệu

Cơ quan quản

lý quốc gia

Albania



Tất cả





 

 

AKEP

Austria



Không có thông tin



Không

 

Quốc gia

bmvit

Belgium



Tất cả



Không

UIN

IBRD

BIPT

Croatia



Chưa được chỉ định



Không

SUP/SLP

Bộ Biển, Giao thông và Cơ sở hạ tầng

Hakom

Czech Republic

Sở hữu/ Không sử dụng

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Chưa có

CTU

Denmark

Sở hữu/ Không sử dụng

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Erhvervsststyrelsen

Estonia



Đang chờ



Đang chờ

 

 

Estonian Technical Surveillance Authority

Finland



Tất cả



Không

SUP/ NLP

Quốc gia

FICORA

France



Hàng Hải

Chỉ trong trường hợp MMSI

Không

 

Quốc gia

ANFR

Georgia



Tất cả

Không

Không

 

 

GNCC

Germany

Không

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Chưa có

 

Greece

Đang chờ

Đang chờ

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Chưa có

 

Iceland

Có/Không

Đất liền



Không

Xem xét lại

Quốc gia

PTA

Ireland



Quốc gia

Không

Không

SLP

Quốc gia

COMREG

Lithuania



Tất cả

Không

Không

SUP/SLP

Cục hàng không dân dụng

Cục hàng không dân dụng

Cục an toàn hàng hải

Cục an toàn hàng hải

Malta

Đang chờ

Đang chờ

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Chưa có

 

Moldova



Hàng Hải





 

Quốc gia

ANRCETI

Montenegro




?

Không

Chưa từng có

 

 

Ekip

The Netherlands



Hàng Hải





SUP

Quốc gia

Radiocommunications agency

Norway



Tất cả



Không

SUP/NLP

Quốc gia

Post- og Teletilsynet

Poland



Tất cả



Không

 

Quốc gia

Uke

Portugal



Hàng Hải





MMSI

Quốc gia

IPTM

Romania



Đất liền

Không

Không

 

Quốc gia

ANCOM

Slovak Republic

Đang chờ

Đang chờ



Không

Chưa có

Chưa có

Telecommunications Office of the Slovak Republic

Spain



Tàu du lịch dưới 12 mét chạy gần bờ dưới 12 dặm

Không

Không

MMSI





Sweden



Tất cả

Không

Không

SUP/SLP

IBRD

Sjofartsverket

Switzerland



Tất cả

Đăng kí

Không

SLP

Quốc gia

OFCOM

Bảng 4: Thống kê sử dụng và cấp phép sử dụng phao tại Châu Âu

3.1.5. Tình hình quy chuẩn phao của các thành viên trong Cospas-Sarsat


Theo tài liệu C/S S.007 - Issue 1 - Rev.3 September 2012 HANDBOOK OF BEACON REGULATIONS, hiện tại tổ chức Cospas-Sarsat có 43 thành viên đã thực hiện việc xây dựng các quy chuẩn và tiêu chuẩn liên quan đến phao 406 MHz, trong đó có 13 thành viên thuộc châu Á.

3.1.6. Hướng dẫn mã hóa phao


Nếu các hướng dẫn cụ thể cho việc mã hóa phao của một quốc gia nào đấy không được cung cấp, khi đó các Nhà sản xuất sẽ mã hóa các phao theo mã tương ứng với quốc gia đó sử dụng phương thức bao gồm:

  1. Số nhận dạng đã có của máy bay hoặc tàu thủy, hoặc

  2. Một số seri, ở đó có số chứng nhận chấp thuận loại phao (TAC) của Cospas-Sarsat được mã hóa trong số ID của phao.

3.1.7. Quy chuẩn của các tổ chức quốc tế khác


Các quy chuẩn thông thường phản ánh những quy định nhất định của mỗi quốc gia hoặc khu vực (ví dụ các khuyến nghị, các nghị quyết…) do các tổ chức quốc tế ban hành, việc chuẩn hóa phao có thể phải đáp ứng được tiêu chuẩn của các tổ chức sau, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể:

  • Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO (Annexes to the Convention on International Civil Aviation);

  • Tổ chức hàng hải quốc tế IMO (Các quy định trong SOLAS Convention, Assembly Resolutions, MSC and COMSAR Circulars); và

  • Liên minh viễn thông quốc tế ITU ( Recommendation ITU-R M.633-3:).

  • Ủy ban kỹ thuật điện tử quốc tế IEC

  • Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu ETSI

  • Tổ chức châu Âu về thiết bị hàng không dân dụng EUROCAE

  • Ủy ban kỹ thuật vô tuyến các dịch vụ hàng hải (RTCM)

  • Ủy ban kỹ thuật vô tuyến các dịch vụ hàng không (RTCA)

3.1.8. Tổng hợp các thông tin chuẩn hóa PLB các quốc gia thành viên Cospas-Sarsat


Quốc gia

Quy chuẩn

Quy định mã hóa phao

Danh sách dòng thiết bị được phê chuẩn

Quy định kiểm thử

Algeria

Chưa có



Chưa có

Chưa có

Argentina



Chưa có

Chưa có

Chưa có

Australia









Brazil





Chưa có



Canada







Chưa có

Chile

Chưa có





Chưa có

China (People’s Republic of)





Chưa có

Chưa có

Chinese Taipei





Chưa có

Chưa có

Cyprus





Chưa có

Chưa có

Denmark





Chưa có

Chưa có

Finland







Chưa có

France







Chưa có

Germany



Chưa có



Chưa có

Greece

Chờ quyết định



Chưa có

Chưa có

Hong Kong, China





Chưa có

Chưa có

India

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Indonesia

Chưa có

Chưa có

Chờ quyết định

Chưa có

Italy





Chưa có

Chưa có

Japan







Chưa có

Korea (Republic of)

Chưa có

Chưa có



Chưa có

Netherlands (The)







Chưa có

New Zealand









Nigeria



Chưa có

Chưa có

Chưa có

Norway





Chưa có

Chưa có

Pakistan

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Peru



Chưa có



Chưa có

Poland





Chưa có

Chưa có

Russia

Đang xây dựng



Chưa có

Chưa có

Saudi Arabia



Chưa có

Chưa có

Chưa có

Serbia

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Singapore

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Chưa có

South Africa

Chưa có



Chưa có

Chưa có

Spain





Chưa có

Chưa có

Sweden





Chưa có

Chưa có

Switzerland







Chưa có

Thailand

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Tunisia



Chưa có

Chưa có

Chưa có

Turkey

Chưa có



Chưa có

Chưa có

United Arab Emirates

Chờ quyết định



Chờ quyết định

Chờ quyết định

United Kingdom





Chưa có

Chưa có

United States of America







Chưa có

Vietnam

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Chưa có

Bảng 5: Tổng hợp các thông tin chuẩn hóa PLB các quốc gia thành viên Cospas-Sarsat

Qua số liệu trên ta thấy trong các thành viên của Cospas-Sarsat:



  • Có 02 nước là Australia New và Zealand đã xây dựng được đầy đủ các quy định đối với phao PLB.

  • Có 8 nước đã xây dựng được các quy định quan trong trong việc quy chuẩn, mã hóa, và danh sách phao được phê chuẩn tại quốc gia đó,

  • Có 7 nước chưa xây dựng được chính sách nào cho phao PLB gồm Vietnam, Thailand, Singapore, Serbia, Pakistan, Indonesia và India.

  • Một số nước xây dựng chính sách rất chi tiết rõ ràng như Argentina, Australia, Brazil, Canada, Chile, Denmark, France, Hong Kong, Italia, Japan, Netherland, Spain, New Zealand, United Kingdom và United States of America.

3.1.9. Thông tin quy chuẩn tại một số quốc gia

3.1.9.1. Angeri


Quy định của ALGERIA có hiệu lực từ ngày 28 tháng 8 năm 2000, đã yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các phao PLB sử dụng tại Algeria 406 MHz phải được đăng ký với Algeria MCC (ALMCC) và làm rõ các quy định áp dụng đối với nhập khẩu PLB 406 MHz trong nước.

3.1.9.2. Úc


Quy chuẩn hóa ở Úc/New Zealand đối với các phao cấp cứu 406 MHZ được đề cập trong các tài liệu AS/NZS 4280,1, được sửa đổi cho EPIRB và AS/NZS 4280,2, được sửa đổi cho PLB. Các tiêu chuẩn có sẵn tại http://infostore.saiglobal.com/store/.

Úc có một chính sách tự điều chỉnh liên quan đến đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Úc 4280,1 cho EPIRB 406 MHz và 4280,2 cho PLB 406 MHz. Máy phát tín hiệu dẫn đường 121.5 MHz được đề cập trong tiêu chuẩn 4280 phải được sự phê chuẩn của Cơ quan Truyền thông và phương tiện truyền thông Úc (ACMA) hoặc bởi một phòng thí nghiệm có cung cấp dịch vụ tương đương. Các Nhà sản xuất hoặc nhà phân phối bán EPIRB MHz 406 hoặc PLB cho công chúng tại Úc sẽ giữ hồ sơ phù hợp để chứng minh các phao cấp cứu đáp ứng các yêu cầu hoạt động và môi trường của các tiêu chuẩn Úc, nhãn hiệu C-Tick và số hiệu nhà cung hiển thị rõ ràng trên nhãn của phao. Thông tin tiêu chuẩn AS/NZS 4280,1 và 4280,2 được tìm thấy từ các tiêu chuẩn Úc (http://infostore.saiglobal.com/store/), còn yêu cầu áp dụng đối với nhãn hiệu C-Tick được tìm thấy tại ACMA (www.acma.gov.au).


3.1.9.3. Brazil


Việc sử dụng PLB cho cá nhân được cho phép tại Brazil, là một phần an toàn cho máy bay. Tất cả PLB phải được đăng ký cơ sở dữ liệu quốc gia tại BRMCC; Nhà sản xuất hoặc nhà phân phối PLB 406 MHz sẽ đính kèm các hồ sơ trên thiết bị có liên quan đến nghĩa vụ đăng ký này. Các ứng dụng khác phụ thuộc vào một thỏa thuận đặc biệt với BRMCC.

Các cơ quan quốc gia SAR ban hành một Thông tư Thông tin hàng không (AIC13 N/2011) cho phép sử dụng PLB trên máy bay.


3.1.9.4. Canada


Quy định chung về phát sóng vô tuyến của Canada đã được sửa đổi vào năm 1991 cho phép việc sử dụng các PLB 406 MHz mà các phao này phải được phê duyệt theo quy định của Tiêu chuẩn Canada. Canada cho phép sử dụng PLB loại I và loại II.

Hiện Cananda đang áp dụng tiêu chuẩn chất lượng phao theo quy định NSS-PLB 11 NATIONAL SEARCH AND RESCUE SECRETARIAT PERFORMANCE STANDARD FOR 406 MHZ PERSONAL LOCATOR BEACON (PLB).


3.1.9.5. Đan Mạch


Tất cả phao EPIRB/PLB/ELT 406 MHz của Đan Mạch được trang bị một máy phát dẫn đường trên tần số 121.5MHz. PLB 406 MHz được phép sử dụng ở Greenland nếu người sử dụng đã được cơ quan quản lý viễn thông Greenland cấp giấy phép và PLB phải phù hợp với một loại chứng nhận quy chuẩn chính dựa trên các phê chuẩn kiểu của tổ chức Cospas-Sarsat. PLB cũng được phép sử dụng trên tàu du lịch như là một phao 406 MHz kích hoạt nhân công và được mã hóa với mã MMSI.

3.1.9.6. Phần Lan


Việc sử dụng PLB 406 MHz được cho phép tại Phần lan. Việc sử dụng và sở hữu này phải được phép của Cơ quan quản lý vô tuyến quốc gia. Thủ tục cấp phép nhằm để đăng ký và trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý giấy phép và cơ quan Tìm kiếm Cứu nạn.

3.1.9.7. Đức


Trong lĩnh vực hàng hải, việc sử dụng PLB chỉ được phép sau khi chuyển đổi thành một thiết bị như EPIRB - bằng cách nhập mã MMSI. Thiết bị đó chỉ được pháp sử dụng hàng hải trên tàu của Đức không theo yêu cầu vận chuyển của IMO hoặc để sử dụng như thiết bị bổ sung cho tàu vận chuyển theo yêu cầu của IMO. Thiết bị như vậy phải được lập trình với một mã MMSI. Những mã khác (ví dụ như số serial) là không thể được bởi vì Đức không duy trì một cơ sở dữ liệu đăng ký thích hợp theo những mã như vậy.

Trong lĩnh vực hàng không, vì PLB không tuân thủ được các yêu cầu chứng nhận nên chúng không được chấp nhận.


3.1.9.8. Hồng Kông


PLB 406 MHz được phép cho sử dụng cá nhân tại Hồng Kông.

3.1.9.9. Italia


Việc sử dụng các PLB ở Ý là được phép. Tuy nhiên, PLB có thể không thay thế các EPIRB hoặc ELT trên tàu hoặc máy bay nếu việc trang bị một EPIRB hoặc ELT là bắt buộc .

3.1.9.10. Nhật bản


Việc sử dụng các PLB cho riêng cá nhân là không được phép ở Nhật Bản, trừ khi dùng PLB cho máy bay vì không cần theo quy định như của ELT.

3.1.9.11. Hà Lan


Việc cho phép sử dụng các PLB ở Hà Lan với điều kiện điều kiện nghiêm ngặt với cách chúng được mã hóa theo "Giao thức người dùng theo số serial của máy" và tất cả các dữ liệu có liên quan phải được đăng ký với Cơ quan Truyền thông vô tuyến.

3.1.9.12. New Zealand


New Zealand yêu cầu tất cả phao của Zealand mới phải được đăng ký và thực hiện theo giấy chứng nhận đăng ký Cospas-Sarsat: Bất kỳ EPIRB hoặc PLB, theo quy định CAR 91,529 (f) (2), phải được mã hoá với mã quốc gia của ITU cho New Zealand và một mã số duy nhất để xác định là EPIRB hoặc PLB.

New Zealand đã xây dựng quy chuẩn quốc gia AS/NZS 4280 đối với “Phao cấp cứu vệ tinh 406 MHz. Trong quy chuẩn này chia làm hai phần:

Phần 1 (AS/NZS 4280.1) đưa ra quy chuẩn đối với thiết bị EPIRB.

Phần 2 (AS/NZS 4280.2) đưa ra quy chuẩn đối với phao PLB.

Mục tiêu của phần 2 trong quy chuẩn AS/NZS 4280 là để cung cấp cho nhà thiết kế thiết bị, Nhà sản xuất, nhà cung cấp và đơn vị kiểm thử phao cấp cứu vệ tinh 406 MHz các yêu cầu tối thiểu về cả điều kiện môi trường, tần số vô tuyến và phương pháp kiểm thử đối với phao PLB, để cho phép thiết kế và chứng thực phù hợp với các yêu cầu về phổ tần số và các quy định hàng hải của Úc và New Zealand.

Quy chuẩn AS/NZS 4280.2 quy định các yêu cầu tối thiểu đối với phao PLB hoạt động ở băng tần 406,0 Mhz đến 406,1 Mhz. Những yêu cầu này bao gồm các đặc tính của thiết bị liên quan đến nhiều môi trường sử dụng, và các đặc tính về khả năng thu nhận thông qua hệ thống vệ tinh Cospas-Sarsat. Và các đặc tính của bộ phát tín hiệu dẫn đường được tích hợp trong thiết bị.


3.1.9.13. Nauy


Phao PLB 406 MHz được phép sử dụng cho cá nhân, tham gia vào các hoạt động trên đất liền, trên biển và trên không.

Bộ thông tin và bưu chính Nauy thực hiện việc cấp giấy phép vô tuyến cho phao PLB và duy trì một cơ sở dữ liệu để Trung tâm điều hành MCC và trung tâm tìm kiếm cứu nạn Nauy có thể truy cập tới 24giờ/ngày, 7 ngày/tuần.


3.1.9.14. Saudi Arabia


Việc sử dụng cá nhân phao PLB được cho phép ở Saudi Arabia như một phần của công cụ cứu sinh trên máy bay. Tất cả các phao PLB phải được đăng kí trong cơ sở dữ liệu phao quốc gia tại SACCC. Các Nhà sản xuất hoặc phân phối phao PLB 406 MHz sẽ đính kèm tài liệu trong thiết bị liên quan đến việc đăng kí.

3.1.9.15. Tây Ban Nha


Phao PLB chỉ được cấp phép bởi chính quyền Tây Ban Nha với điều kiện chúng có liên quan đến tàu và được lập trình với số MMSI.

3.1.9.16. Thụy điển


Từ đầu tháng 10 năm 2006, không còn yêu cầu giấy phép vô tuyến đối với các thiết bị phát tín hiệu khẩn cấp, việc sử dụng thiết bị PLB là miễn phí ở Thụy Điển. Tuy nhiên vẫn cần phải đăng kí phao. Do đó, mỗi phao chỉ báo phải được lập trình duy nhất.

Các Nhà sản xuất thiết bị có trách nhiệm cung cấp các phao chỉ báo cùng với một số seri duy nhất để tạo điều kiện đăng kí phao cho người sử dụng. Chính quyền Thụy điển không cung cấp số seri.

Các giao thức sau được chấp nhận ở Thụy Điển:


  • Đối với phao PLB không có GPS: Giao thức thứ tự người sử dụng cùng với một số seri và số quy chuẩn (TAC): mã quốc gia 266.

  • Đối với phao PLB tích hợp GPS hoặc thiết bị khác có thể cung cấp dữ liệu vị trí: Giao thức định vị chuẩn cùng với số quy chuẩn (TAC) và một số thứ tự: mã quốc gia 266.

3.1.9.17. Vương Quốc Anh


Cơ quan cấp phép (OFCOM) đã phê chuẩn giấy phép cho các phao PLB sử dụng trong cả môi trường hàng hải và hàng không. Tất cả các phao mã hóa theo Vương Quốc Anh sử dụng cho hàng hải được đăng kí ở Cơ quan đăng kí phao an ninh và cấp cứu 406 MHz UK tại MRCC Falmouth. Các phao PLB mã hóa theo nước Anh sử dụng cho hàng không hiện tại được đăng kí trong cơ sở dữ liệu đăng kí phao an ninh và cấp cứu nước Anh và dữ liệu ELT. Pháp luật hiện hành không cho phép sử dụng phao PLB trên đất liền ở Anh, tuy nhiên điều này đang được xem xét lại.

3.1.9.18. Mỹ


Các điều luật về sử dụng phao PLB được Ủy ban Viễn thông liên bang Mỹ đưa ra trong quy định số FCC 02-271 và được ban hành năm 2002. Ủy ban này đã đề nghị thiết lập phần quy định mới Subpart H – Personal Locator Beacons thuộc phần Part 95 trong các quy định của Ủy ban về việc cho phép sử dụng phao cá nhân ở tần số 406.025 MHz. Họ đã chỉnh sửa luật để cho phép việc cấp phép sử dụng các phao cá nhân theo đúng luật, yêu cầu phải bắt buộc đăng ký phao với Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia NOAA, và yêu cầu các Nhà sản xuất phao phải đăng ký với Ủy ban kỹ thuật vô tuyến đối với các dịch vụ hàng hải. Những thay đổi quy tắc này sẽ mang lại lợi ích công cộng trong việc sử dụng tần số vô tuyến, tăng sự an toàn cho công chúng nói chung trong cuộc sống có nhiều đe dọa về môi trường.

Trước đấy luật quy định không cho phép sử dụng phao vô tuyến cho mục đích báo hiệu cấp cứu nằm ngoài trường hợp khẩn cấp trong hàng không và hàng hải. Việc tham gia mang tính cá nhân vào các hoạt động ngoài trời tại các vùng xa xôi không có sẵn các thiết bị định vị khẩn cấp cá nhân. Trong khi đó các quốc gia khác như Canada, Úc, Đan Mạch, Đức, Nauy, Nga đã cho phép sử dụng phao khẩn cấp cá nhân cho mục đích này. Vào tháng 3/1993, NOAA đã nhận ra lợi ích to lớn của việc ứng dụng công nghệ vệ tinh nhằm cải thiện tính hiệu quả và hiệu xuất trong hoạt động tìm kiếm và cứu nạn thông qua việc sử dụng phap 406MHz

Một số quy định đặc biệt đối với phao 406 Mhz tại Mỹ:


  1. Các PLB 406 MHz phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật nằm trong tiêu chuẩn khuyến nghị của Ủy ban kỹ thuật vô tuyến về dịch vụ hàng hải (RTCM) về phao định vị cá nhân vệ tinh PLB.

  2. Trước khi bản khai giấy chứng nhận PLB được đề trình lên Ủy ban, người khai phải có các bản chứng nhận về kiểm thử được công nhận bởi một trong những thành viên của Cospas-Sarsat rằng PLB thỏa mãn các tiêu chuẩn nằm trong tài liệu của Cospas-Sarsat (COSPAS/SARSAT 406 MHz Distress Beacon Type Approval Standard (C/S T.007). Thêm vào đó, một bước kiểm thử độc lập để chứng tỏ rằng PLB đáp ứng các tiêu chuẩn của RTCM về điện và môi trường.

  3. Mã nhận dạng phát hành bởi cơ quan quản lý NOAA và ban quản lý chương trình của Mỹ về hệ thống vệ tinh 406 MHz Cospas-Sarsat phải được lập trình trong mỗi PLB để thiết lập một số nhận dạng duy nhất cho mỗi PLB.

  4. Để tăng cường việc bảo vệ tài sản và tính mạng, bắt buộc mỗi PLB 406 MHz phải được đăng ký với NOAA và thông tin về nó phải được cập nhật liên tục. Bên cạnh yêu cầu về nhãn hoặc tấm chứa số nhận dạng, mỗi một PLB có được cung cấp thêm trên nhãn hoặc tấm ghi bên ngoài rõ ràng và lâu dài với nội dung “Chủ nhân của phao PLB phải đăng ký mã nhận dạng NOAA trong nhãn này với cơ quan quốc gia về Khí quyển và Đại dương NOAA”. Chủ nhân phải có tư vấn từ NOAA khi thay đổi người chủ sở hữu hoặc thay đổi các thông tin đăng ký khác.

  5. Đối với các PLB mà mã nhận dạng có thể được thay đổi sau khi sản xuất thì mã nhận dạng in trên nhãn hoặc tấm bên ngoài phao phải được dễ dàng thay thế.


Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 462.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương