VÔ MÔn quan 無門関 chữ VÔ CỦa phưƠng đÔNG



tải về 317.16 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích317.16 Kb.
#30065
1   2   3   4

不 見 西 湖 林 処 士

一 生 受 用 只 梅 花
(Chẳng thấy Tây Hồ Lâm Xử Sĩ,

Một đời chỉ thiết mỗi hoa mai?)


Nên Câu Chi cả đời sử dụng “nhất chỉ thiền” thôi là đã đủ.
Quên mất cái ngã (vong ngã, phủ định tự ngã, chân không vô tướng), rồi vô tâm, đưa thẳng một ngón tay lên (khẳng định tự ngã, chân không diệu hữu) để cho trời đất hoàn toàn tụ hội lại làm một. Đó là yếu quyết của “nhất chỉ thiền”. Nói cách khác, trong cái “thiền một ngón tay” của thiền sư Câu Chi, cả đất trời như thu về một mối, thể hiện rõ ràng sự bình đẳng của các dị biệt. Đúng ra thì khái niệm về bình đẳng và dị biệt đều bị bỏ qua một bên. Duy một ngón tay đưa lên tượng trưng cho trạng thái “chỉ quản vô tâm” là còn đó.
Thế nhưng nếu mỗi người ai cũng đưa một ngón tay lên thì thử hỏi chúng ta sẽ cảm nhận được điều gì? Phiền não chăng? Bồ đề chăng? Tóm lại, chủ thể đưa ngón tay lên chính là đầu mối của vấn đề. Tự ngã (chúng sinh) đưa ngón tay lên thì không được.Tự ngã vô tướng (Phật) đưa ngón tay lên thì mới được xem là “Phật tác Phật hành” (hành động của Phật). Ấy mới là yếu quyết về “thiền một ngón” của Thiên Long.Thiền sư Dôgen (Đạo Nguyên)59 gọi nó là cái “diệu tu” (hành động cắt đứt với những tranh cãi phàm tục) của “bản chứng” (cái tôi được chứng ngộ = Phật). Đó là “chỉ quán hành” của “ba la mật đa” (hoàn thành), sự tự phát triển của bát nhã (tâm tính bản thanh tĩnh). “Uy nghi tức Phật pháp, Tác pháp thị tôn chỉ”. Trong trạng thái đó, mới thực hiện được cái gọi là “sinh hoạt thiền” với chủ trương “bình thường tâm thị đạo” (thiền trong cuộc sống bằng cái tâm bình thường).
Chú tiểu lúc đầu nhại theo thiền sư, đến khi bị chặt ngón tay rồi, mới đau đớn cảm thấy trời đất chỉ là một, đột nhiên quên mất tự ngã, rơi thẳng vào giữa trạng thái hư không, thế rồi con người với cái ta xưa nay (bản lai tự kỷ) nhìn thấy thầy mình đưa một ngón tay lên (chân như), bèn chợt hiểu ý nghĩa của thiền một ngón tay.



Tắc số 4: Lão Hồ không râu (Hồ tử vô tu).
胡子無鬚
Bản tắc:
Hoặc Am60 hỏi: Lão Hồ61 ở Tây thiên vì lý do gì lại không râu vậy kìa?
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Nếu là kẻ tự lúc đầu đã có chí muốn tham thiền thì mục đích của tham thiền phải là sự chân thực.Hơn thế, nói đến giác ngộ thì phải là sự giác ngộ chân thực. Câu chuyện lão Hồ ở đây cũng vậy. Phải có một lần gặp gỡ nhìn người ấy tận mắt mới được. Nhưng nếu nói đi gặp tận mắt thì lại hỏng kiểu vì như thế mình và lão Hồ đã trở thành hai người mất rồi.
Tụng:
Bèn có bài tụng::
Si nhân diện tiền,

Bất khả thuyết mộng.

Hồ tử vô tu,

Tinh tinh thiêm mông



痴 人 面 前
不 可 說 夢
胡 子 無 鬚
惺 惺 添 夢

(Với anh ngây ngô,

Ai đi kể mộng.

Nghe chuyện râu Hồ,

Đang tỉnh thành ngố).
Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Thiền sư Nhật Bản Hakuin (Bạch Ẩn, 1685-1768) có sửa lại câu nói trên như sau’ Tại sao người Hòa Lan lại không có râu?”. Muốn hiểu tại sao ông ta bảo một người ngoại quốc vốn lắm râu là không râu thì trước hết phải khám phá sự bí mật của chữ Không (Vô) của Đông phương. Nam Tuyền thiền sư có nói: “Người đời nay, cho dầu thấy một cành hoa, cũng cứ như là nằm mộng”. Cái mà bọn chúng ta cho là Có (Hữu), dù là tự ngã hay là thế giới vạn vật thực ra chỉ là không hoa huyễn mộng mà thôi. Trong mộng huyễn làm gì có thực thể. Không hoa có nghĩa là cái hoa mà người có bệnh đau mắt nhìn thấy được trong không trung.Cho nên phải có một lần triệt để phủ nhận tự ngã, và thực sự tìm hiểu chữ Vô nói trên trong công án.Cái Vô của phương Đông trước tiên là cánh cửa phủ định (phủ định môn), cánh cửa quét sạch (tảo đãng môn). Thầy dạy thiền thường bảo học trò phải “chết trên bồ đoàn” hay “chết một cái chết lớn (đại tử)” thử xem. Lúc đó tự mình sẽ thu nhận được sự “bình đẳng” và trạng thái “chân không vô tướng”.

Tắc số 5: Hương Nghiêm leo cây (Hương Nghiêm thượng thụ)62.

香厳上樹
Bản tắc:
Hòa thượng Hương Nghiêm nói (với môn đệ) như sau:
Cái quan trọng của thiền vốn giống người leo cây. Miệng ngoặm lấy cành cây, thân treo lủng lẳng, tay không bám tới cành, chân không đạp được cành. Lúc đó nếu có người đứng bên dưới cây đặt câu hỏi:
-Lúc Đạt Ma ở Thiên Trúc qua thì bản tâm63 của ngài như thế nào?
Người đó không mở miệng trả lời thì phụ lòng kẻ hỏi, nhưng nếu trả lời sẽ rơi từ trên cây xuống mất mạng. Giữa lúc như thế, thử hỏi phải đáp làm sao?”
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Kể cả người biết đối đáp thao thao bất tuyệt64, trong trường hợp này đành để uổng tài.Hơn nữa, có sức giảng được cả một pho Đại Tạng65 đi chăng, cũng chả đem đến kết quả nào. Tìm được lối giải quyết phù hợp với hoàn cảnh này là có thể làm sống lại người đã chết và giết được kẻ hiện đang sống. Còn như không tìm ra giải đáp thì (sau khi Thích Ca nhập diệt, phải đợi thêm 56 ức 7 thiên vạn niên nữa mà) hỏi thẳng Bồ Tát Di Lặc66 vậy.
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Hương Nghiêm chân Đỗ67 soạn,

Ác độc vô tận hạn.

Á khước nạp tăng khẩu,

Thông thân bình quỉ nhãn68.



香 嚴 眞 杜 撰
惡 毒 無 盡 限
啞 卻 衲 僧 口
通 身 迸 鬼 眼

(Hương Nghiêm nói ẩu thiệt,

Tâm ác độc khôn cùng.

Đã bịt miệng thầy tăng,



Còn bóc mắt người chết).

Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Công án này là lời thị chúng (lời dạy các môn đồ theo học) của thiền sư Hương Nghiêm Trí Nhàn (?- 898)69. Ông là cao đồ của hòa thượng Quy Sơn Linh Hựu (người thừa kế Bách Trượng Hoài Hải). Ông từng được biết đến với công án nổi danh Văn thanh ngộ đạo. Ông cho rằng dù người nào có tài hùng biện, ăn nói thư thác đổ hay tri thức nhiều hiểu được hết kinh kệ nhưng có khi đứng truớc một hoàn cảnh nào đó, tài năng ấy chỉ bằng thừa. Nếu tìm ra được lối giải quyết phù hợp với hoàn cảnh, sẽ có thể làm sống lại người đã chết và giết được kẻ đang sống70. Như thế là khỏi lệ thuộc vào sự giáo huấn. Còn như không làm được thì đành đợi vị Phật tương lai trả lời hộ vì khả năng con người chỉ có thế.
Tìm cách thoát ra khỏi nguy cơ sinh tử không phải mục đích của người tu thiền. Không trốn thoát, không tránh né, mà phải xông vào bắt lấy và đương đầu với nó. Trước tình huống nào cũng vậy, không trốn thoát, không tránh né, không vờ vĩn mà phải tập trung tinh thần để đối phó. Nếu tích cực như thế thì sẽ tự nhiên khai thông lẽ đạo, tìm ra giải pháp, “khổ trung sinh lạc”.
Hòa thượng Ryôkan (Lương Khoan)71 từng viết: “Khi gặp tai nạn thì coi tai nạn là điều thường gặp, đứng trước cái chết thì xem cái chết là chuyện vẫn xảy ra. Đó là phương pháp linh diệu để vượt qua”.



Nói sạch chẳng bùn vương? Sao còn cứ khoe sương!

(Ý thơ thi tăng Nhật Bản Henjô, 816-890)

Tắc số 6: Phật chìa nhánh hoa (Thế Tôn niêm hoa)72.
世尊拈花
Bản tắc:
Xưa Đức Thế Tôn73 trong một pháp hội trên núi Linh Thứu, cầm lấy một nhánh hoa rồi chìa ra trước mặt mọi người.Không thấy ai phản ứng gì cả, chỉ có tôn giả Ca Diếp74 mặt rạng rỡ, miệng mỉm cười. Đức Thế Tôn mới nói rằng:

Ta có nhiều pháp môn vi diệu như Chính Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực Tướng Vô Tướng75...Bằng phương pháp bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền76, sẽ trao cả cho Ma Kha Ca Diếp.(Ta nhờ ngươi đấy, Ca Diếp nhé!)
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Cái lão Cồ Đàm (Gotama, tức Thích Ca) mặt vàng77 thật là bàng nhược vô nhân. Cứ như kiểu đó thì lão coi bên cạnh mình chẳng có ai cả, và xem bát phương đại chúng hiền lành như thể đám nô lệ78. Thuyết rằng mình còn để dành cái pháp “vị hiển chân thực” mà chìa nhành hoa là treo đầu dê để bán thịt chó đấy. Tưởng cao siêu lắm, hóa ra chỉ có chừng nớ. May lúc đó còn có Ca Diếp mỉm miệng cười. Nếu Ca Diếp không cười thì cái Chính Pháp Nhãn Tạng làm cách nào mà truyền cho ai được. Còn nhỡ đại chúng tất cả đều cười thì lại hỏng chuyện mất! Ông Thích Ca ơi, lúc đó đem Chính Pháp Nhãn Tạng truyền người nào bây giờ! Nếu bảo Chính Pháp Nhãn Tạng có thể truyền cho là ông đã đánh lừa lũ nhà quê chất phác. Còn ngược lại, nếu bảo pháp ấy không thể đem truyền cho được, thế thì tại sao ông có thể chọn một mình Ca Diếp làm người thừa kế?
Tụng:_Bèn_có_bài_tụng:_Niêm_khởi_hoa_lai,_Vĩ_ba_dĩ_lộ._Ca_Diếp_phá_nhan,_Nhân_thiên_võng_thố._拈_起_花_來__尾_巴_已_露'>Tụng:
Bèn có bài tụng:
Niêm khởi hoa lai,

Vĩ ba dĩ lộ.

Ca Diếp phá nhan,

Nhân thiên võng thố.


拈 起 花 來
尾 巴 已 露
迦 葉 破 顏
人 天 罔 措

(Vừa nhấc hoa lên,

Đuôi thầy đã ló.

Ca Diếp mỉm cười,



Mọi người lớ ngớ).
Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Truyện Thích Ca Mâu Ni trên ngọn Linh Thứu chìa một nhánh hoa ra trước thiên thượng địa hạ tám vạn bốn nghìn đại chúng trở thành công án nổi tiếng nói về nguồn gốc của Thiền Tông. Vì “tứ thập cửu niên, vị hiển chân thực” cho nên hôm đó Phật sẽ giảng về cái pháp mà bốn mươi chín năm giảng đạo chưa hề thực sự bộc lộ. Trước đại chúng đang nóng lòng chờ đợi ngày hôm đó, Thích Ca chỉ chìa ra trước mặt họ một cành hoa sen (kim-ba-la-hoa) do một cư sĩ tên Đại Phạm Thiên Vương cúng dường. Hình thức của lối biểu hiện này cũng giống như nhất-chỉ-đầu-thiền (thiền một ngón tay) của Thiên Long và Câu Chi mà quí độc giả vừa xem. Ở đầu cành hoa đưa lên, Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm...tất cả đều hiển lộ. Chìa ra cho mọi người nhưng tất cả đều im lặng, chỉ có Ca Diếp mỉm cười tiếp nhận. “Duy Phật tả Phật”, (chỉ có Phật hiện ra trước Phật) như hình ảnh thấy giữa hai mặt kính đối diện. Trong hoàn cảnh ấy, lần đầu tiên đại pháp mới được nối tiếp bằng sự truyền thụ từ thầy sang trò. Lúc đó không cần có chữ viết (bất lập văn tự) và pháp được bàn giao ngoài hình thức dạy dỗ (giáo ngoại biệt truyền) bằng cách “dĩ tâm truyền tâm” nghĩa là lấy sự đồng cảm giữa tâm hồn làm căn bản. Và như thế, Thích Ca đã trông cậy vào Ca Diếp để nối tiếp con đường mình đi. Từ đó, những kẻ có ấn khả của thiền đều truyền nó cho đệ tử của mình bằng cách giúp người đó đạt được cùng một tâm cảnh như mình.
Thiền xưng là Phật Tâm Tông, Phật Giáo Tổng Phủ hay cốt lõi của đạo Phật. Cái phật tâm ấy được truyền từ Thích Ca đến Ca Diếp, từ Ca Diếp đến A Nan. Người thừa kế tứ thất bên Tây Thiên là Đạt Ma chính là tổ sư đời thứ 28 (theo cách tính tứ thất hay 4 lần 7).Ngài cũng là tổ thứ nhất của Đông độ, và từ đó truyền xuống Huệ Khả, Huệ Khả xuống Tăng Xán...theo cách tính 2 lần 3 hay nhị lục để có sáu vị (lục tổ) mà người thứ sáu là Huệ Năng Thiền Sư. Như thế, thiền từ đó đã Trung Quốc hóa.
Ngày nay các nhà nghiên cứu chỉ tìm tòi Phật pháp của Thích Ca qua những kinh điển nguyên thủy. Và nếu so sánh với giáo lý cơ sở của Thích Ca thì ta thấy rằng Thiền tông đã thay hình đổi dạng rất nhiều. Dù trong Phật Giáo Đại Thừa có “phi Phật thuyết” hay không, phải làm cách nào để nhìn thấy cách truyền thụ gọi là “nhân pháp” nghĩa là giữa người với người, tâm với tâm, Phật với Phật, mà khỏi cần dùng đến kinh điển. Thiền quả có phát triển và biến dạng trong dòng lịch sử lâu dài đấy, thế nhưng, xuyên qua suốt dòng lịch sử, đạo Phật chính là cái đạo truyền từ người này đến người nọ mà Thích Ca đã diễn đạt bằng “con mắt nhìn được chân lý chính đáng” (Chính Pháp Nhãn Tạng) và “tấm lòng liễu ngộ về nguyên lý bất sinh bất diệt” (Niết Bàn Diệu Tâm) .

Tắc số 7: Triệu Châu rửa bát (Triệu Châu tẩy bát)79.
趙州洗鉢
Bản tắc:
Một người đến học thiền sư Triệu Châu, ngỏ với ông rằng:

-Tôi là kẻ lưu lạc mới nhập môn ở đạo tràng. Dám xin lão sư chỉ dạy.

Ông mới hỏi:

-Thế ngươi đã ăn xong cháo sáng chưa?

Người ấy trả lời:

-Thưa đã.

Thiền sư bèn nói:

-Thế thì đem bát80rửa đi!

Người ấy bèn hiểu ra.
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Triệu Châu mở mồm ra là túi mật đã lộ, tim gan cũng phơi bày ra đấy cả. Tuy phơi ra tất cả, không dấu diếm điều gì mà chắc chi anh học trò này hiểu trọn chân ý của ông. Truyện chép “Người ấy bèn hiểu ra” nhưng biết đâu người ấy mới nhận thức hay chỉ hiểu chút đỉnh, nghe lời thầy như thấy cái chuông lại tưởng nó là cái chum.
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Chỉ vị phân minh cực,

Phiên lệnh sở đắc trì.

Tảo tri đăng thị hỏa,

Phạn thục dĩ đa thì.


只 為 分 明 極
翻 令 所 得 遲
早 知 燈 是 火
飯 熟 已 多 時

(Muốn phân chia rành rẽ,

Thu lượm mới chậm rì

Nếu biết đèn là lửa81,

Cơm đã chín từ khuya).
Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Mỗi buổi sáng, ở đạo tràng thường dọn cháo. Ý ông thầy hỏi học trò : Ngươi đã ăn uống xong xuôi chưa? Khi người học trò chân thực trả lời là ăn đã xong, ông thầy dạy phải đem bát ăn mà rửa sạch đi.
Công án chỉ ngắn có chừng đó. Thế nhưng nó chan chứa thiền vị, múc mãi không hết đấy. Trước lòng cầu đạo của người học trò mới nhập môn, câu hỏi của ông thầy giống như mũi tên bắn ra. Tựa như con sư tử khi vồ lấy một chú thỏ nhỏ phải dốc toàn lực, người tu thiền dù đứng trước bất kỳ câu hỏi nào của kẻ nhập môn, cũng không thể coi nhẹ. Thường họ phải tận lực, đem toàn thân toàn linh ra để trả lời để có một tác dụng toàn thể. Thiền phong của thiền sư Triệu Châu là “khẩu thần bì thượng phóng quang” (phóng ánh sáng từ trên da thịt môi miệng), ông không đem hèo gậy đánh đập hay quát tháo dữ dội như các vị tôn sư khác mà chỉ dùng lời lẽ trong sáng, trong đó có thiền vị uyển chuyển và thiền cơ bén nhọn, vừa nói lên được sự thật vừa để người ta tự do tìm hiểu. Cho nên người đời (trong đó có cả Vô Môn, LND) mới phê bình ông có cái lưỡi không xương.
Chuông và chum hình thức từa tựa nhưng thực tế khác nhau xa. Kết hợp nó ngay là nguy lắm. Tuy nhiên kết luận ở đây không có mục đích đánh giá khách quan xem sự hiểu biết của người học trò này là đúng hay sai, mà chỉ là lời nhắc nhỡ chúng ta, những người đọc công án rằng chớ nên xem công án là vấn đề đặt ra cho người xưa mà phải xem nó như vấn đề hiện tại trước mắt (chỉ kim, tức kim). Như vậy, nhận thức đúng đắn hay sai lầm (chân ngụy) của chính chúng ta mới là điều cần chú ý.
Công án muốn nói Phật pháp vốn đã có trong những chuyện cơm nước bình thường mỗi ngày (nhật thường trà phạn sự). Do đó nhà thiền chủ trương việc ăn cơm, rửa bát tức là sinh hoạt hàng ngày của mình đã có đạo trong ấy rồi. Mã Tổ cũng từng dạy: “Bình thường tâm thị đạo”.
Chuyện khác:

Có người đến hỏi thiền sư Triệu Châu:

- Kẻ đã ngộ rồi thì còn phải làm gì?

Sư mới trả lời:

- Người như thế cần tu tập nhiều hơn nữa!

Tăng hỏi:

- Như thầy mà còn phải tu hành sao?

Triệu Châu đáp:

- Trước y khiết phạn (Ăn cơm mặc áo)

Tăng mới bảo:

- Ăn cơm mặc áo là chuyện thường tình. Thế thì cách tu hành mà thầy dạy là gì cơ ạ?

Trước anh học trò đần độn đến mức này, Triệu Châu bắt buộc phải nói:

- Này nhà ngươi. Xem thử mỗi ngày ta làm những gì nào?
Theo Dôgen (tăng Đạo Nguyên), đó là “Bản chứng diệu tu”. Đó cũng là “Uy nghi tức phật pháp. Tác pháp thị tôn chỉ”.
Thiền sư Lâm Tế thì nói:

- Chỉ cần sống bình thường vô sự, đi ỉa đi đái, mặc áo ăn cơm, khi mệt nằm nghỉ. Kẻ ngu ngốc sẽ cười ta nhưng người trí cho ta là hiểu biết.


Như vậy, Phật pháp không có gì lạ lùng, đặc biệt cả. Thế nhưng, chân ý của hai chữ “bình thường” coi vậy mà không dễ nắm. Cần phải học hỏi (tu) và giác ngộ (chứng).
Lại kể thêm chuyện có ông tăng giới luật đến hỏi đạo thiền sư Đại Châu:
- Thầy tu thiền có dùng công phu không?

- Thưa có ạ!

- Những công phu nào?

- Khi đói, tôi ăn. Khi mệt, tôi ngủ.

- Những chuyện đó ai mà chẳng làm. Như vậy có thể nói công phu của thầy với của chúng tôi cũng chỉ là một thứ thôi.

- Người thường, dù có ăn cơm, thực ra chưa chắc đã ăn.Lý do là khi đang ăn, họ lo lắng nghĩ ngợi lung tung. Ngủ cũng vậy. Mãi tính trăm mưu ngàn kế, hết mộng đến mị. Do đó, làm sao có thể giống y cách ăn, cách ngủ của tôi được.


Sách có chữ “Tri Kiến Giải”. Đó là phương pháp đúng đắn để đọc công án. Nếu chỉ dùng cái đầu (tri) để có thể nói “Hiểu rồi!” thì chân lý chưa đến với mình (thể đắc).Kết cuộc, nếu muốn cùng nó hòa nhập làm một, phải có cái “kiến giải chân chính” bởi vì bên cạnh nó còn có một kiến giải khác nhưng sai lệch gọi là “tà kiến” nữa.
Chuyên tâm vào “sinh hoạt thiền” hay “vô sự thiền” mà không cần tu hành gì khác sẽ đưa đến cảnh “gọi chuông là chum”. Ấy là cái khó. Nói là nói vậy chứ rời ra khỏi chuyện bình thường ăn cơm mặc áo, chẳng thấy Thiền đạo Phật pháp nằm ở đâu cả.


Tắc số 8: Hề Trọng chế xe (Hề Trọng tạo xa)82.
奚仲造車
Bản tắc:
Có bữa, hòa thượng Nguyệt Am hỏi một tăng sĩ:

- Hề Trọng83 là người chế một trăm cỗ xe84 nhưng ông lại đem tháo bánh lẫn trục xe ra mất. Thử hỏi, qua điều đó, ông ta muốn chứng minh chân lý nào?
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Nếu ai hiểu rõ được chuyện này cái một, thì con mắt của hắn phải sáng như sao sa, cơ trí 85 của hắn phải nhanh như điện chớp.
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Cơ luân chuyển xứ,

Đạt giả do mê.

Tứ duy86 thượng hạ,

Nam bắc đông tê.


機 輪  轉  處
達 者  猶  迷
四 維  上  下
南 北  東  西

(Bánh máy chuyển động,

Kẻ đạt còn mê.

Bốn phương tám hướng,



Tưởng trúng, ai dè!)
Lược dịch lời bàn của Giáo sư Akizuki Ryômin:
Thiền sư Nguyệt Am Thiện Quả (1079-1152, học trò đàn cháu của ngũ tổ Pháp Diễn), tức là pháp tổ ba đời trước của hòa thượng Vô Môn đã đặt câu hỏi trên cho một tăng sĩ vân du. Ý nói người chế tạo xe đời thượng cổ là Hề Trọng, đã từng làm ra không biết bao nhiêu là cỗ xe thế nhưng lại đem phá bánh, tháo trục xe thành từng bộ phận.Thế thì ông ấy muốn chứng tỏ điều chi vậy.
Công án là như thế. Nó có thể hiểu như thế nào? Theo tôi, có thể nói đó là công án giúp cho người tu hành thể nghiệm được một cách rõ ràng chữ Không (cũng có thể gọi bằng chữ Vô), trung tâm tư tưởng của Phật Giáo Đại Thừa. Nếu mở bánh, rút căm xe ra, thì hỏi còn gì là xe nữa. Không còn gì cả, chỉ còn cái Không. Lão Tử có nói “Nếu đếm được xe thì không có xe”.Cũng như lời Nguyệt Am đã nói, tháo từng bộ phận của xe ra mà đếm đây là bánh xe, đây là trục xe... thì xe không tồn tại nữa. Rốt cuộc, tất cả trở về thời điểm khi không có gì hết.
Cổ nhân có bài đạo ca ý nói: “Đem mấy thanh củi kết lại thì cất được cái am, còn gỡ chúng ra thì chỉ còn cánh đồng không”. Chặt cây trên cánh đồng Musashino (Tôkyô ngày nay, LND) làm trụ, trải tranh làm mái, trét bùn làm tường, tụ họp đủ mọi thứ thì sẽ dựng được một cái am. Cũng cái am đó, nếu không còn ai ở, thì với năm tháng, gió mưa, nó sẽ tan rã rồi không biết lúc nào, chẳng còn thấy gì nữa, ngoài cánh đồng hoang từng có trước đó.
“Chư hành vô thường”. Cuộc đời này đâu có gì vĩnh viễn bất biến. Tất cả mọi sự vật đều trôi chảy, không có gì đứng lại một chỗ. Kinh Thánh cũng thấy chép: “Ôi, hư không lại trở thành hư không!” Cách nhìn cái không có tính phủ định này, Phật Giáo Tiểu Thừa gọi là Tích Không Quán. Nó khác với Thể Không Quán trong Đại Thừa.
Về điều nói trên, trong Bát Nhã Tâm Kinh có viết “Sắc tức thị không” (Cái có hình tướng đều là hư không), nhưng lại viết thêm ngay “Không tức thị sắc” (Cái Không tự thể cũng có hình tướng). Nếu chỉ thấy cái không ở chỗ hoa rơi thì đó chỉ thấy cái “thiên không”, nghĩa là mang một cách nhìn thiên lệch, thiếu sót. Cái “chân không” (cái Không thực sự) là cái Không phải thấy được trong hình tướng của hoa khi nở rộ cũng như khi hoa tàn rụng. Nhà thơ Ogasawara Nagao viết “Này xá lợi tử! Hãy nhìn hoa chưng (bày). Không tức thị sắc”. Chuyện hoa nở cũng là thường trụ mà hoa rơi rụng cũng là thường trụ.
Chấp nhận “Chư hành vô thường” nhưng xin đừng tìm cách tách rời “vô thường” với “thường trụ”. Nói cách khác, ngay chính giữa cái vô thường ấy đã có sự thường trụ, không lưu chuyển, ở mãi một chỗ rồi.Đó là quan điểm “thể không” của Đại Thừa, khác với cái nhìn “tích87 không” trong triết lý Tiểu Thừa đã nhắc đến.
Bảo rằng công án nào cũng chứa một kiến giải riêng (nhất tắc nhất tắc biệt kiến giải), mỗi công án nhất định có đưa ra một phương pháp, thế nhưng, phương pháp ấy mới chỉ có dưới dạng tư tưởng, cho nên dù có nghiên cứu nó, vẫn chưa có thể gọi là tham cứu. Thiền là tôn giáo của sự thể nghiệm. Phải tự đem mình làm vật thí nghiệm (thể nghiệm để). Thể hiện nó trước mặt thầy như thế nào là vấn đề của người tu thiền.
Xin Phật xá tội để làm một chuyện quấy là tiết lộ đôi chút những gì xãy ra trong mật thất:
Có công án gọi là: “Hãy thử làm tắt ngọn đèn ở xa ngàn dặm bên kia” .
Khi nào còn phân biệt bản thân mình (chủ quan) và ngọn đèn (khách quan) như hai vật khác nhau, sẽ không bao giờ thành công.Thế nhưng nếu đứng ở chỗ chưa sinh ra (bất sinh chi trường, theo Bankei) lúc chủ thể và khách thể chưa phân biệt được (chủ khách vị phân, theo Nishida Sunshin) thì giải quyết được ngay. Ngặt lúc đó ông thầy nói: “Hãy còn là tích không quán đấy nhé!”. Người tu thiền lại nhập thất, ngồi xuống đất, chấp hai tay đặt trên đầu, biến mình thành “nhất đại đăng minh”, bừng bừng bốc cháy. Trời đất nhập một thành ngọn lửa. Không còn cần phải dập tắt hay không dập tắt nữa. Thầy lúc đó sẽ mỉm cười nhẹ nhàng.

Tắc số 9: Phật Đại Thông Trí Thắng (Đại Thông Trí Thắng)88.
大通智勝

Bản tắc:
Có một tăng sĩ hỏi hòa thượng Hưng Dương Thanh Nhượng89:
- Nghe nói Phật Đại Thông Trí Thắng90 tu tọa thiền trong đạo trường lâu đến mười kiếp91 nhưng Phật pháp không hiện ra trước mắt, Phật đạo cũng không thành tựu. Xin hỏi lý do tại sao?

Thanh Nhượng mới trả lời:

- Câu hỏi của ông đặt ra bắn trúng đích đấy!

Tăng bèn thưa:

- Ngài muốn nói: “Bởi vì tọa thiền trong đạo trường (nơi giác ngộ) cho nên đương nhiên là đã khai ngộ và thành tựu trong Phật đạo rồi, có lý do nào mà không thành tựu trong Phật đạo!” hay sao chứ?

Thanh Nhượng lại đáp:

- Lý do là vị đó “tự mình” không thành Phật mà thôi.
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Hãy chấp nhận cái trí tuệ Bát Nhã (chân tri = phân biệt cái vô phân biệt bằng sự giác ngộ qua thể nghiệm bản thân) của Lão Hồ (Thích Ca hay Tổ sư Đạt Ma) nhưng không chấp nhận cái phân biệt tri giải (lý hội = tri thức phân biệt đơn thuần bằng đầu óc) của Lão Hồ92. Kẻ phàm phu chỉ cần được trí tuệ Bát Nhã, tức khắc sẽ thành thánh nhân. Còn bậc thánh nhân nếu bước sang chỗ phân biệt tri giải thì tức khắc sẽ thành kẻ phàm phu.
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Liễu thân hà tự liễu tâm hưu,

Liễu đắc tâm hề thân bất sầu.

Nhược dã thân tâm câu liễu liễu,

Thần tiên hà tất cánh phong hầu.



tải về 317.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương