Ued journal of social sciences, humanities and education vol. , No. (2011) 96 CẤu trúc tâm lý TÍnh tích cực học tập của sinh viêN



tải về 298.21 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu23.12.2023
Kích298.21 Kb.
#56113
1   2   3   4   5   6   7
58-Article Text-65-1-10-20200714

b) Động cơ học tập 
Động cơ học tập là ý thức của sinh viên trở thành động lực bên trong thúc đẩy 
quá trình học tập, rèn luyện nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập để phát triển và hoàn thiện 
nhân cách. 
Động cơ học tập là thành tố chủ yếu nhất của hoạt động học tập, tạo nên động lực 
thúc đẩy, lôi cuốn và kích thích người học tích cực hoạt động trong quá trình học tập. 
Động cơ học tập là nội dung tâm lý liên quan chặt chẽ đến thỏa mãn nhu cầu và hình 
thành thái độ học tập, luôn góp phần quyết định đến chất lượng học tập ở mỗi sinh viên. 
Động cơ học tập được phân thành nhiều loại, song tựu trung lại có hai loại động 
cơ: Những động cơ hoàn thiện tri thức và những động cơ quan hệ xã hội. 
- Những động cơ hoàn thiện tri thức: Đó là lòng khát khao mở rộng tri thức, mong 
muốn có nhiều hiểu biết, say mê với bản thân quá trình giải quyết các nhiệm vụ học 
tập… Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này thường không chứa đựng xung 
đột và căng thẳng. Do đó, hoạt động học tập được thúc đẩy bởi loại động cơ này là tối 


UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.1, NO.1 (2011)
98 
ưu để kích thích sinh viên tích cực học tập, nâng cao chất lượng học tập. 
- Những động cơ quan hệ xã hội: Chúng ta cũng thấy người học say sưa học tập 
nhưng đó là vì sức hấp dẫn, lôi cuốn của một “cái khác” ở ngoài mục đích trực tiếp của 
việc học tập, như: thưởng và phạt, đe dọa và yêu cầu, thi đua và áp lực, khêu gợi lòng 
hiếu danh, mong đợi hạnh phúc và lợi ích tương lai, cũng như đạt được điểm tốt, sự hài 
lòng, thúc ép của cha mẹ, thầy cô, sự khâm phục của bạn bè… Hoạt động học tập được 
thúc đẩy bởi loại động cơ này trong chừng mực nào đấy có tác dụng kích thích sinh viên 
tích cực, nỗ lực học tập. Song sinh viên học tập trong sự cưỡng bức, dễ xung đột, căng 
thẳng tâm lý, thậm chí có xu hướng chối bỏ, lảng tránh khó khăn. 
Thông thường cả hai loại động cơ học tập này cũng được hình thành ở sinh viên, 
chúng có quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, cùng thúc đẩy họ tích cực học tập. 

tải về 298.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương