Ued journal of social sciences, humanities and education vol. , No. (2011) 96 CẤu trúc tâm lý TÍnh tích cực học tập của sinh viêN


 Cấu trúc tâm lý của tính tích cực học tập



tải về 298.21 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu23.12.2023
Kích298.21 Kb.
#56113
1   2   3   4   5   6   7
58-Article Text-65-1-10-20200714

2. Cấu trúc tâm lý của tính tích cực học tập 
Tính tích cực học tập là một phẩm chất nhân cách điển hình của người học, được 
thúc đẩy bởi hệ thống động lực, thông qua đó người học huy động ở mức độ cao các 
chức năng tâm lý vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập có hiệu quả. 
Tính tích cực học tập của sinh viên có cấu tạo tâm lý phức tạp với nhiều thành tố, 
được tạo nên ở hai mặt cơ bản: Một là, mặt động lực bên trong của tính tích cực học tập, 
bao gồm các thành tố: nhu cầu học tập, động cơ học tập, hứng thú học tập. Hai là, mặt 
biểu hiện của tính tích cực học tập, bao gồm các thành tố: nhận thức học tập, thái độ 
học tập, hành động học tập, kết quả học tập… các thành tố này có mối liên hệ chặt chẽ, 
tác động qua lại lẫn nhau.


TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 1, SỐ 1 (2011)
97 
2.1. Mặt động lực bên trong của tính tích cực học tập 
Mặt động lực bên trong của tính tích cực học tập là tổng hợp các yếu tố tâm lý tạo 
thành hệ thống động lực thúc đẩy sinh viên tích cực tiến hành các hành động học tập, 
quy định phương hướng, mục đích, cường độ hoạt động học tập của họ. Động lực học 
tập của sinh viên được hình thành từ nhiều yếu tố, trong đó nhu cầu, động cơ, hứng thú 
học tập là những yếu tố cơ bản nhất. 
a) Nhu cầu học tập 
Nhu cầu học tập là những đòi hỏi của sinh viên đối với sự lĩnh hội tri thức, kỹ 
năng, kỹ xảo nhằm hình thành và phát triển nhân cách của bản thân. 
Nhu cầu học tập có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động học tập của sinh 
viên, nó quy định chiều hướng, tính chất của hoạt động học tập, là động lực thúc 
đẩy sinh viên tích cực, tự giác, hình thành thái độ học tập đúng đắn. Nhu cầu học 
tập của sinh viên càng cao thì sự thúc đẩy học tập càng mạnh mẽ và có ảnh hưởng 
tích cực đến kết quả học tập. Tuy nhiên, nhu cầu học tập mới chỉ tạo nên tính tích 
cực tìm kiếm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chung. Khi nhu cầu học tập 
gặp đối tượng thỏa mãn (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp…) sẽ tạo nên động 
lực thúc đẩy sinh viên tích cực, tự giác vươn lên để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, 
kỹ xảo. Mặt khác, nhu cầu học tập chỉ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sinh 
viên hoạt động khi mà những yếu tố tác động bên ngoài như: nội dung, chương 
trình, phương pháp giảng dạy, môi trường sư phạm của nhà trường, điều kiện cơ sở 
vật chất đảm bảo cho quá trình học tập… có thể đáp ứng nhu cầu học tập của họ. 
Do vậy, để thỏa mãn nhu cầu học tập cho sinh viên thì phải quan tâm xây dựng các 
điều kiện bên ngoài phù hợp với nhận thức, xúc cảm, tình cảm của người học. 

tải về 298.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương