Ubnd tỉnh yên bái sở CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 161.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích161.04 Kb.
#6975

UBND TỈNH YÊN BÁI

SỞ CÔNG THƯƠNG




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số: 30/QĐ-SCT

Yên Bái, ngày 08 tháng 4 năm 2013


QUYẾT ĐỊNH

Về việc Ban hành Quy trình phân hạng, phê duyệt nội quy Siêu thị, Trung tâm thương mại tại Sở Công Thương Yên Bái




GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ quyết định số 1128/2008/QĐ-UBND ngày 18/7/2008 của Uỷ ban nhân tỉnh Yên Bái, về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Công thương Yên Bái;

Căn cứ Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ Trưởng Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Quản lý Thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình phân hạng, phê duyệt nội quy Siêu thị, Trung tâm thương mại tại Sở Công Thương Yên Bái.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Sở, Trưởng phòng Quản lý Thương mại và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Website Sở;

- Lưu: VP, QLTM.



KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐÔC
(Đã ký)
Nguyễn Đình Chiến



BỘ THƯƠNG MẠI
********


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********


Số: 1371/2004/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 1371/2004/QĐ-BTM NGÀY 24 THÁNG 09 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI



BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 13/2004/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2004 về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa;
Để từng bước tiêu chuẩn hóa phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển, quản lý xây dựng và hoạt động kinh doanh của các loại hình tổ chức thương mại hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các quy định trước đây về Siêu thị, Trung tâm thương mại trái với các quy định của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Thương mại; Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục liên quan thuộc Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


 

Phan Thế Ruệ

(Đã ký)


 

QUY CHẾ

SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI


(Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định tiêu chuẩn và quản lý hoạt động của Siêu thị, Trung tâm thương mại, áp dụng đối với thương nhân kinh doanh loại hình Siêu thị, Trung tâm thương mại.



Điều 2. Giải thích từ ngữ

Một số từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:

1. Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.

2. Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê... được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cần phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng.

3. Diện tích kinh doanh là diện tích sàn (kể cả lối đi lại) của các tầng nhà dùng để bố trí các hoạt động kinh doanh của Siêu thị, Trung tâm thương mại.

4. Tên hàng là tên gọi của một mặt hàng hoặc tên gọi hay ký hiệu của một mẫu mã cụ thể trong một loại mặt hàng để phân biệt với một mẫu mã cụ thể khác trong loại mặt hàng này.

5. Thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại là thương nhân tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của siêu thị hoặc Trung tâm thương mại.

Chương 2:

TIÊU CHUẨN SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THUƠNG MẠI VÀ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ KINH DOANH TẠI SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Điều 3. Tiêu chuẩn Siêu thị

Được gọi là Siêu thị và phân hạng Siêu thị nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh đoanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Siêu thị theo quy định dưới đây:



1. Siêu thị hạng I:

1.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

1.1. 1. Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên;

1.1.2. Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;

1.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;

1.1.4. Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;

1.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh tóan thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng mạng, qua bưu điện, điện thoại.

1.2. Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn 1.1.1 là từ 1.000m2 trở lên; tiêu chuẩn 1.1.2 là lừ 2.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.



2. Siêu thị hạng II:

2.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

2.1.1. Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên;

2.1.2. Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;

2.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;

2.1.4. Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

2.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.

2.2. Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiên chuẩn 2.1.1 là từ 500 m2 trở lên; tiêu chuẩn 2.1.2 là lừ 1.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.



3. Siêu thị hạng III:

3.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

3.1.1. Có diện tích kinh doanh từ 500 rn2 trở lên;

3.1.2. Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;

3.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;

3.1.4. Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

3.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.

3.2. Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn 3.1.1 là từ 250 m2 trở lên; tiêu chuẩn 3.1.2 là từ 500 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.



Điều 4. Tiêu chuẩn Trung tâm thương mại

Được gọt là Trung tâm thương mại và phân hạng Trung tâm thương mại nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Trung tâm thương mại theo quy định dưới đây:



1. Trung tâm thương mại hạng I:

1.1. Có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại .

1 2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

1.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.



2. Trung tâm thương mại hạng II:

2.1. Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.

2.2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

2.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.



3. Trung tâm thương mại hạng III:

3.1. Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.

3.2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

3.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.



Điều 5. Phân hạng, tên gọi và biển hiệu Siêu thị, Trung tâm thương mại

1. Thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại tự tiến hành phân hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại của mình căn cứ các tiêu chuẩn tại Điều 3 và Điều 4 Quy chế này theo sự hướng dẫn và kiểm tra của Sở thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Thương mại).

2. Chỉ các cơ sở kinh doanh thương mại có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 (đối với Siêu thị) hoặc Điều 4 (đối với Trung tâm thương mại) của Quy chế này mới được đặt tên là Siêu thị hoặc trung tâm thương mại.

Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh thương mại không có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Quy chế này tự đặt tên là Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại, hoặc đặt tên, ghi biển hiệu bằng tiếng nước ngoài (như Supermarket, Hypermarket, Big Mart, Big Store, Shopping Center, Trade Center, Plaza,...)

3. Biển hiệu của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại được ghi theo quy định sau đây:

3.1. Phải ghi bằng tiếng Việt Nam là SIÊU THỊ hoặc TRUNG TÂM THUƠNG MẠI trước tên thương mại hoặc tên riêng do thương nhân tự đặt và trước các từ chỉ địa danh hay tính chất của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại (Ví dụ: Siêu thị A, Siêu thị sách B, Siêu thị máy tính C; Trung tâm thương mại D... ).

3.2. Nếu ghi thêm bằng tiếng nước ngoài, kích cỡ chữ phải nhỏ hơn kích cỡ tên tiếng Việt Nam và phải đặt dưới hoặc sau tên tiếng Việt Nam.

3.3. Phải ghi rõ tên thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại, địa chỉ, số điện thoại và hạng của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại.



Điều 6. Xây dựng Siêu thị, Trung tâm thương mại

1. Chủ đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp Siêu thị, Trung tâm thương mại phải lập dự án theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Địa điểm xây dựng Siêu thị, trung tâm thương mại phải phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mạt của địa phương.

2. Khi lập dự án xây dựng Siêu thị, Trung tâm thương mại chủ đầu tư phải căn cứ vào các tiêu chuẩn cơ bản về phân hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại của quy chế này để xác định quy mô đầu tư phù hợp với từng hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại.

Điều 7. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại

1. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và thực hiện những yêu cầu cụ thể sau đây:

1.1. Có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại (nếu hàng hóa, dịch vụ không có tên thương mại riêng phải có tên hàng hóa, dịch vụ) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.

1.2. Có mã số, mã vạch đối với những loại hàng hóa có thể đăng ký mã số, mã vạch để thuận tiện cho công tác quản lý của Siêu thị, Trung tâm thương mại và giám sát của khách hàng.

1.3. Đối với hàng hóa là thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng.

1.4. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải có giá bán được thể hiện rõ ràng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh dịch vụ.

1.5. Hàng hóa có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và địa điềm bảo hành.

1.6. Nguồn hàng được tổ chức cung ứng ổn định và thường xuyên thông qua đơn hàng hoặc hợp đồng với các nhà sản xuất kinh doanh.

2. Không được kinh doanh tại siêu thị, Trung tâm thương mại các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:

2.1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật như hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh...).

2.2. Hàng hóa không đúng quy định về nhãn hàng hóa, về tem thuế hàng hóa nhập khẩu và tem thuế hàng hoa tiêu thụ đặc biệt.

2.3. Hàng hóa có chứa chất phóng xạ hoặc thiết bị phát bức xạ i-on hóa quá mức độ cho phép theo quy định.

2.4. Các loài vật liệu nổ; các loại chất lỏng, chất khí dễ gây cháy nổ (như xăng dầu, gas, khí nén...).

2.5. Các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2.6. Hàng hóa có chứa hóa chất độc hại thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Chương 3:

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Điều 8. Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật. Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại có thể là một doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn vị trực thuộc của một doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại.

2. Thương nhân kinh doanh Siêu thị, trung tâm thương mại phải tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Siêu thị, Trung tâm thương mại; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của Siêu thị, Trung tâm thương mại theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.

3. Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại phải có nội quy hoạt động. Nội quy của Siêu thị hoặc trung tâm thương mại bao gồm những nội dung chính sau:

3.1. Quyền hạn và trách nhiệm đối với khách hàng của cán bộ, nhân viên Siêu thị, trung tâm thương mại.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân tham gia kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại.

3.3. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, trung tâm thương mại.

3.4. Quyền và nghĩa vụ của khách tham gia giao dịch, mua bán, tham quan trong Siêu thị, Trung tâm thương mại.

3.5. Bảo vệ trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo đảm vệ sinh môi trường trong Siêu thị, trung tâm thương mại.

3.6. Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp tại Siêu thị, Trung tâm thương mại.

4. Nội quy của Siêu thị hoặc trung tâm thương mại do thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại xây dựng theo hướng dẫn và phê duyệt của Sở Thương mại. Bản tóm tắt những điểm chính của Nội quy phải được ghi rõ ràng, niêm yết ở nơi dễ nhìn để mọi người biết và thực hiện.



Điều 9. Trách nhiệm của Sở thương mại.

Sở Thương mại có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Siêu thị, Trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố, bao gồm các công việc sau đây:

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Siêu thị, Trung tâm thương mại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hướng dẫn triển khai thực hiện.

2. Hướng dẫn, kiểm tra thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại thực hiện tiêu chuẩn và phân hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại.

3. Hướng dẫn thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại xây dựng và thực hiện nội quy Siêu thị, Trung tâm thương mại; phê duyệt Nội quy của các siêu thị, Trung tâm thương mại.

4. Quản lý hoạt động kinh doanh của các Siêu thị, Trung tâm thương mại theo Quy chế này và các quy định của pháp luật.

5. Xây dựng, hướng dẫn thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chuẩn nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại.

6. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản trị kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại.

7. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động kinh doanh của các siêu thị, Trung tâm thương mại và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

8. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo theo yêu cầu của Bộ Thương mại về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh của Siêu thị, Trung tâm thương mại tại địa phương.



Chương 4:

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Xử lý vi phạm

Kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh có các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật:

1. Kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại mà không phải là doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 8 Qui chế này.

2. Cơ sở kinh doanh thương mại không có đủ các tiêu chuẩn Siêu thị hoặc Trung tâm Thương mại theo quy định của Quy chế này mà vẫn đặt tên, treo biển hiệu là Siêu thị, Trung tâm thương mại.

3. Ghi biển hiệu Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại không đúng theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.

4. Vi phạm các quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị hoặc Trung tâm thuơng mại.

5. Không có Nội quy của Siêu thị hoặc trung tâm thương mại hoặc Nội quy không theo đúng quy định tại Điều 8 Quy chế này.

6. Các vi phạm khác theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 11. Tổ chức thực hiện

Sở Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện cụ thể Quy chế này; trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời báo cáo để Bộ Thương mại, Uỷ ban nhân nhân tỉnh, thành phố xem xét giải quyết.




(CÓ BIỂU MẪU KÈM THEO)

TÊN DOANH NGHIỆP


Số: /

V/v đề nghị phê duyệt nội quy và phân hạng Siêu thị, TTTM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Yên Bái, ngày tháng năm ……

Kính gửi: Sở Công Thương Yên Bái


Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………….……………….

Trụ sở giao dịch: …………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………….…….. Fax: …………………………………………

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số…….ngày…tháng….năm….do

……………………………………………………………..……………cấp ngày……tháng……..năm……...

Căn cứ Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) ban hành “Quy chế siêu thị và Trung tâm thương mại”, Công ty/doanh nghiệp …………………………………………………………………..

đã tiến hành tự phân hạng và xây dựng nội quy hoạt động theo mẫu qui định như sau:

1. Tên siêu thị (TTTM): ……………………………..……………………………………………...………………

- Địa điểm: …………………………………………………………………………….…………………………………….…

- Điện thoại:…………………………………………………………….…………..Fax:………………………………..…

- Tổng diện tích: ……………………………………………………………………………………………………………

Trong đó:

+ Diện tích bày hàng hóa: …………………………………………………………………………………..………

+ Diện tích văn phòng giao dịch: ……………………………………………………………………….…….

+ Diện tích kho hàng: …………………………………………………………………………………….……………

+ Diện tích khác (nếu có): …………………………………………………………………………………..……..

- Danh mục nhóm ngành hàng: ………………………………………………………………………………...

- Công trình kiến trúc: …………………………………………………………………………………….………….

Căn cứ vào điều kiện trên, Doanh nghiệp tự phân hạng Siêu thị (TTTM) đạt hạng ……

2. Phê duyệt nội quy ST, TTTM:

Căn cứ vào thực tế kinh doanh và Nội quy mẫu của Sở Công Thương, Doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nội quy hoạt động của siêu thị (TTTM).

Doanh nghiệp kính trình Sở Công Thương xem xét, chấp thuận phân hạng và phê duyệt nội quy Siêu thị (TTTM) của doanh nghiệp./.




* Ghi chú:

Doanh nghiệp nộp 02 bộ Nội quy mẫu.


GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP


(Ký tên, đóng dấu)


NỘI QUY MẪU DÀNH CHO CÁC SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI (TTTM)




Tên đơn vị chủ quản

Tên Siêu thị, TTTM

Hạng Siêu thị, TTTM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________




NỘI QUY SIÊU THỊ, TTTM... (tên siêu thị, TTTM)...
Để đảm bảo hoạt động của siêu thị, TTTM ... (tên siêu thị, TTTM)... đúng quy định của Nhà nước, cán bộ, nhân viên siêu thị, khách đến mua, bán, giao dịch, tham quan tại siêu thị, TTTM phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định sau:

Điều 1. Thời gian hoạt động của siêu thị, TTTM.

1. Siêu thị, TTTM mở cửa từ... giờ... phút đến... giờ... phút hàng ngày (ngày lễ, ngày Tết và các ngày nghỉ khác sẽ có thông báo riêng).

2. Mọi người phải thực hiện đúng giờ giấc quy định về mở, đóng cửa siêu thị, TTTM hàng ngày. Thời gian hoạt động của từng điểm kinh doanh (gồm cửa hàng, ki-ốt...) trong phạm vi siêu thị, TTTM phải phù hợp với thời gian hoạt động chung của siêu thị, TTTM.

3. Ngoài giờ quy định trên, người không có nhiệm vụ, không được vào và ở lại trong siêu thị, TTTM. Nếu có nhu cầu vào siêu thị, TTTM phải được sự đồng ý của người phụ trách đơn vị và phải có sự giám sát của bảo vệ trong ca trực.



Điều 2. Quy định đối với cán bộ, nhân viên siêu thị, TTTM.

1. Nắm vững và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước, quy định của đơn vị; thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được phân công. Được hưởng các quyền lợi đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

2. Mặc đồng phục gọn gàng, lịch sự đeo biển ghi rõ tên, chức danh, số quầy phụ trách (nếu có) theo quy định của đơn vị; phong cách văn minh, lịch sự, nhiệt tình, chu đáo khi giao tiếp và giải quyết công việc. Có trách nhiệm hướng dẫn khách đến mua bán, giao dịch, tham quan và mọi người thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Nội quy, quy định của siêu thị, TTTM và pháp luật của Nhà nước.

3. Có trách nhiệm đáp ứng và giải thích rõ ràng các yêu cầu chính đáng của khách liên quan đến hàng hoá, dịch vụ kinh doanh của mình; hướng dẫn tiêu dùng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Có trách nhiệm giải quyết kịp thời, thoả đáng, đúng thẩm quyền các kiến nghị, khiếu nại của thương nhân, khách đến giao dịch, mua, bán, tham quan, thi hành công vụ; báo cáo kịp thời với người phụ trách trực tiếp những việc vượt thẩm quyền giải quyết. Việc giải quyết phải đảm bảo nhanh gọn, thoả đáng, tránh gây cản trở hoạt động kinh doanh chung của siêu thị, TTTM.

4. Nghiêm cấm mọi biểu hiện tiêu cực, gian lận gây cản trở, khó khăn cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động hợp pháp khác tại siêu thị, TTTM. Không uống rượu, bia và các chất kích thích khác trong thời gian thực hiện nhiệm vụ. Không tụ tập nói chuyện riêng, làm việc riêng, ngủ trong giờ làm việc.

5. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc nhắc nhở thương nhân và khách hàng thực hiện nghiêm Nội quy siêu thị, TTTM, các quy định về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, các quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh; kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hoạt động tội phạm, tệ nạn... trong phạm vi siêu thị, TTTM.



Điều 3. Quy định đối với thương nhân tham gia kinh doanh tại siêu thị, TTTM.

1. Thương nhân tham gia kinh doanh tại siêu thị, TTTM được bảo vệ mọi quyền lợi hợp pháp trong lĩnh vực kinh doanh tại siêu thị, TTTM; được hướng dẫn, thông tin rõ ràng về chế độ, quy định của Nhà nước về các vấn đề liên quan; được đề xuất ý kiến với Ban Giám đốc siêu thị, TTTM về những biện pháp tổ chức và quản lý siêu thị, TTTM; được khiếu nại, tố cáo những tổ chức, cá nhân (kể cả cán bộ, nhân viên quản lý siêu thị, TTTM) có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Nội quy đến Ban Giám đốc siêu thị, TTTM và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Nghĩa vụ của thương nhân tham gia kinh doanh tại siêu thị, TTTM:

2.1. Phải ký hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh với Ban Giám đốc siêu thị, TTTM. Phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng. Không được tự ý sang nhượng, thay đổi chủ kinh doanh, tự ý sử dụng điểm kinh doanh vào mục đích khác ngoài nội dung ghi trong hợp đồng.

2.2. Phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cấp và kinh doanh theo đúng nội dung đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với mặt hàng, ngành nghề yêu cầu có Giấy phép kinh doanh thì phải có Giấy phép kinh doanh; mặt hàng, ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo các điều kiện quy định hoặc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

2.3. Phải đúng là người có tên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hợp đồng sử dụng, thuê điểm kinh doanh; nếu sử dụng lao động giúp việc phải lập danh sách trích ngang đăng ký với Ban Giám đốc siêu thị, TTTM. Người đứng tên trên đăng ký kinh doanh, hợp đồng thuê điểm kinh doanh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của mình và mọi hành vi của lao động giúp việc có tên trong danh sách đã đăng ký tại điểm kinh doanh.

2.4. Nộp đầy đủ, đúng hạn tiền thuê điểm kinh doanh, các loại thuế, lệ phí cũng như thực hiện các nghĩa vụ khác theo hợp đồng đã ký và quy định của pháp luật.

2.5. Khi tạm nghỉ kinh doanh phải thông báo cho Ban Giám đốc siêu thị, TTTM và niêm yết thời gian tạm nghỉ tại điểm kinh doanh. Nếu chấm dứt kinh doanh phải có đơn gửi Ban Giám đốc siêu thị, TTTM ít nhất trước ...( )... ngày, đồng thời phải thanh toán các khoản thuế, tiền thuê sử dụng điểm kinh doanh, phí và lệ phí nợ đọng trước khi xác nhận đơn xin nghỉ kinh doanh.

3. Một số quy định chung đối với thương nhân tham gia kinh doanh tại siêu thị, TTTM:

3.1. Phải chấp hành nghiêm pháp luật và các quy định của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh (Luật Doanh nghiệp, Luật Kế toán-Thống kê, Luật Thương mại, Pháp lệnh giá, Luật thuế...).

3.2. Khi có nhu cầu sử dụng điện, nước, dịch vụ thông tin... phải đăng ký, thoả thuận và được sự đồng ý của Ban Giám đốc siêu thị, TTTM mới được tiến hành lắp đặt, sử dụng, đồng thời phải trả tiền đầy đủ, thực hiện tiết kiệm và đảm bảo an toàn đúng quy định.

3.3. Phải tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân viên của siêu thị, TTTM, các cơ quan chức năng của Nhà nước đến làm việc, kiểm tra theo đúng thẩm quyền; chuẩn bị để sẵn sàng xuất trình các văn bản, giấy tờ hoá đơn... liên quan đến đăng ký kinh doanh, thuê, sử dụng điểm kinh doanh, thu nộp thuế, phí, lệ phí... khi có yêu cầu.

3.4. Định kỳ, đột xuất báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh... theo yêu cầu của Ban Giám đốc siêu thị, TTTM và/hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 4. Quy định về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị, TTTM.

1. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị, TTTM phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và thực hiện những yêu cầu cụ thể sau đây:

1.1. Có tên thương mại của siêu thị, TTTM hoặc của thương nhân kinh doanh tại siêu thị, TTTM; nếu không có tên thương mại riêng phải có tên hàng hóa, dịch vụ và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật. Thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá theo quy định của Nhà nước.

1.2. Có mã số, mã vạch đối với những loại hàng hóa có thể đăng ký mã số, mã vạch để thuận tiện cho công tác quản lý của Siêu thị, TTTM và giám sát của khách hàng.

1.3. Đối với hàng hóa là thực phẩm phải đảm bảo các quy định và các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm hiện hành và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng.

1.4. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị, TTTM phải có giá bán bằng Việt Nam Đồng được thể hiện rõ ràng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh dịch vụ. Giá niêm yết bao gồm: giá bán ra, giá chưa thuế, thuế VAT của hàng hoá, dịch vụ.

1.5. Hàng hóa có bảo hành phải có giấy bảo hành ghi rõ thời hạn và địa điểm bảo hành.

1.6. Nguồn hàng được tổ chức cung ứng ổn định và thường xuyên thông qua đơn hàng hoặc hợp đồng với các nhà sản xuất kinh doanh.

2. Không được kinh doanh tại siêu thị, TTTM các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:

2.1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật như hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh...

2.2. Hàng hóa không đúng quy định về nhãn hàng hóa, về tem thuế hàng hóa nhập khẩu và tem thuế hàng hoá tiêu thụ đặc biệt.

2.3. Hàng hóa có chứa chất phóng xạ hoặc thiết bị phát bức xạ i-on hóa quá mức độ cho phép theo quy định.

2.4. Các loài vật liệu nổ; các loại chất lỏng, chất khí dễ gây cháy nổ (như xăng dầu, gas, khí nén...).

2.5. Các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2.6. Hàng hóa có chứa hóa chất độc hại thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Hàng hóa kinh doanh tại siêu thị cần phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo ngành hàng, nhóm hàng, theo tính chất và yêu cầu phòng chống hỏa hoạn, thiên tai, bảo đảm mỹ quan và văn minh thương mại; không bố trí gần nhau các loại hàng hóa có ảnh hưởng xấu lẫn nhau...



Điều 5. Quy định đối với khách đến giao dịch, mua bán, tham quan tại siêu thị, TTTM.

1. Khách đến siêu thị, TTTM giao dịch, mua bán, tham quan phải chấp hành Nội quy siêu thị, TTTM và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Khách đến siêu thị, TTTM được quyền mua hoặc không mua hàng hoá, dịch vụ; từ chối mọi sự ép buộc dưới bất cứ hình thức; kiểm tra nhãn hàng, giá cả, chất lượng hàng hóa, cân, đong, đo, đếm các loại hàng hóa định mua hoặc đã mua; yêu cầu người bán cấp hóa đơn hợp pháp và giấy bảo hành nếu thấy cần thiết; góp ý về tác phong, thái độ phục vụ của người bán hàng và cán bộ, nhân viên siêu thị, TTTM.

3. Khách đến siêu thị, TTTM mua hàng có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại siêu thị, TTTM một cách đầy đủ, đúng nơi quy định.

4. Khách đến siêu thị, TTTM để tham quan, mua hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tự bảo vệ tài sản mang theo. Gửi đồ vào đúng nơi quy định theo hướng dẫn của nhân viên. Không phải trả phí vào cửa, phí đi vệ sinh...

5. Khách đến mua hàng hoá, dịch vụ tại siêu thị, TTTM có quyền yêu cầu nhân viên siêu thị, TTTM giải thích các vấn đề chính đáng liên quan đến hàng hoá, dịch vụ; hướng dẫn tiêu dùng; và có quyền khiếu nại, đòi đền bù nếu thấy các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ không đạt tiêu chuẩn chất lượng như công bố. Trường hợp thương nhân kinh doanh siêu thị, TTTM giải quyết các khiếu nại chính đáng của khách hàng chưa thoả đáng, khách hàng có quyền khiếu nại đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Thành phố để giải quyết, cụ thể là Hội bảo vệ người tiêu dùng, Chi cục Quản lý thị trường, Thanh tra Y tế, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng... và các cơ quan chức năng có liên quan đến việc kinh doanh tại siêu thị, TTTM.

6. Khách đến mua hàng, giao dịch, tham quan nếu muốn ghi chép, chụp ảnh, quay phim... phải được sự đồng ý của phụ trách đơn vị và theo sự hướng dẫn của nhân viên siêu thị, TTTM. Phải có ý thức giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; không tự ý bóc tem, phương tiện bảo vệ hàng hoá, giá hàng hoá, chuyển đổi làm xáo trộn hàng hoá... trong siêu thị, TTTM.

Điều 6. Quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC), phòng chống thiên tai.

1. Siêu thị, TTTM phải có hồ sơ, giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC do cơ quan có thẩm quyền cấp. Phải có bộ phận phụ trách công tác PCCC phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng và thường xuyên được huấn luyện.

2. Mọi người phải có trách nhiệm và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy (PCCC), phòng chống thiên tai; chấp hành sự phân công, điều động của Ban Giám đốc siêu thị, TTTM khi có sự cố xẩy ra; nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng hỏa hoạn, thiên tai để xâm phạm tài sản của tổ chức, cá nhân khác.

3. Phải chấp hành các quy định an toàn về điện, chỉ được sử dụng các thiết bị, vật liệu điện được Ban Giám đốc siêu thị, TTTM đồng ý và/hoặc đã ghi trong hợp đồng có trong thiết kế công trình được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Không treo hàng, bày hàng vào hành lang an toàn, hệ thống dây điện, thiết bị điện, đường cản lửa (dưới đất, trên không), lấn chiếm đường đi lại, đường thoát nạn, cửa ra vào, cửa thoát nạn.

4. Nghiêm cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các chất, vật liệu, dụng cụ dễ cháy nổ trong phạm vi siêu thị, TTTM; không được lập bàn thờ, thắp hương, đốt nến, hóa vàng mã, đốt các loại giấy tờ, chất liệu khác... Không đun nấu, sử dụng lửa trần và không sử dụng bàn là ở điểm kinh doanh. (Những nơi được phép có quy định riêng).

5. Có sơ đồ bố trí các ngành hàng. Các phương tiện PCCC, biển báo cháy nổ, thoát hiểm, cảnh báo, đề phòng nguy hiểm... phải đẩy đủ, được giữ gìn và bảo quản, thường xuyên kiểm tra; không được tự ý tháo dỡ, di chuyển, sử dụng vào mục đích khác; không để hàng hóa, vật cản che lấp thiết bị, dụng cụ chữa cháy. Biển chỉ dẫn lối thoát treo ở vị trí cao, dễ thấy.

6. Bộ phận phụ trách về phòng chống hỏa hoạn, thiên tai của siêu thị, TTTM có trách nhiệm thực hiện tốt các quy định về phòng chống hỏa hoạn, thiên tai. Khi có sự cố xảy ra phải chủ động xử lý, cử người báo ngay cho lãnh đạo đơn vị quản lý, Công an PCCC và cơ quan phòng chống thiên tai địa phương, đồng thời tổ chức huy động mọi người cùng tham gia cứu chữa, hạn chế tối đa mọi thiệt hại do cháy nổ, thiên tai gây ra. Đồng thời phối hợp tốt với cơ quan PCCC địa phương bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ trong khu vực.

7. Thương nhân, cán bộ, nhân viên siêu thị, TTTM phải thường xuyên kiểm tra, xem xét tình trạng an toàn PCCC tại điểm đang kinh doanh, nơi đang làm việc. Nếu có hiện tượng bất thường phải báo ngay cho bộ phận có trách nhiệm của siêu thị, TTTM để kịp thời xử lý. Khi có sự cố cháy nổ xảy ra, phải bình tĩnh báo động và tìm cách báo ngay với bộ phận có trách nhiệm của siêu thị, TTTM hoặc Công an PCCC theo số điện thoại 114, đồng thời mọi người phải chủ động sử dụng các phương tiện cứu hỏa tại chỗ tích cực dập tắt, khắc phục cháy nổ, nhanh chóng sơ tán người và tài sản ra khỏi khu vực bị cháy nổ. Nếu để xảy ra cháy nổ, gây thiệt hại về người và tài sản do không thực hiện quy định về PCCC, phòng chống thiên tai... thì đối tượng vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.



Điều 7. Quy định về đảm bảo an ninh, trật tự tại siêu thị, TTTM.

1. Siêu thị, TTTM có bộ phận bảo vệ được phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng. Có giấy kiểm tra định kỳ về an ninh trật tự do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

2. Mọi người có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn trật tự-an toàn xã hội, an ninh chính trị trong siêu thị, TTTM. Cấm mọi hành vi gây rối trật tự trị an, các loại tệ nạn xã hội hoạt động trong phạm vi siêu thị, TTTM.

2.1. Cấm tổ chức và tham gia: cờ bạc, lừa đảo, trộm cắp, bói toán mê tín dị đoan dưới bất cứ hình thức nào; cấm kinh doanh, phổ biến các loại văn hóa phẩm phản động, đồi trụy.

2.2. Không phao tin và nghe đồn nhảm dưới mọi hình thức; không được tổ chức các trò chơi không lành mạnh; không uống rượu, bia say, gây gỗ đánh nhau hay có hành vi, cử chỉ thô bạo làm mất an ninh, trật tự trong phạm vi siêu thị, TTTM. Trường hợp gây tranh chấp không tự hòa giải được phải báo ngay cho người có trách nhiệm của siêu thị, TTTM giải quyết.

2.3. Người đang mắc bệnh truyền nhiễm mà không áp dụng các biện pháp chống lây lan, người đang say rượu, bia, người đang mắc bệnh tâm thần không được vào siêu thị, TTTM. Trẻ em dưới ... tuổi khi vào siêu thị, TTTM phải có người lớn đi kèm.

3. Mọi người có ý thức bảo vệ tài sản chung, tự bảo quản tài sản riêng của mình, cảnh giác đề phòng mất cắp; có trách nhiệm tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong phạm vi siêu thị, TTTM; có trách nhiệm phát hiện và báo cáo cho đơn vị quản lý về các hành vi vi phạm Nội quy và các quy định của pháp luật trong phạm vi siêu thị, TTTM.

4. Tài sản gửi tại siêu thị, TTTM phải đúng nơi quy định, người có trách nhiệm và có xác nhận bàn giao. Nếu phát hiện có dấu hiệu bị xâm phạm hoặc mất cắp phải giữ nguyên hiện trường và báo ngay cho cán bộ, nhân viên siêu thị, TTTM để có biện pháp xử lý thích hợp.

5. Mọi người ra vào siêu thị, TTTM phải theo đúng cửa, hướng dẫn của nhân viên và trong thời gian quy định; phải dừng, đỗ, gửi xe đạp, xe máy và các phương tiện chuyên chở, đi lại khác đúng nơi quy định.

6. Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, quảng cáo trong siêu thị, TTTM không được để gây ra tiếng ồn quá mức cho phép ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và hoạt động chung trong khu vực.

7. Lực lượng bảo vệ trong ca trực có trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối mọi mặt liên quan đến an ninh trật tự trong khu vực siêu thị, TTTM. Phối hợp tốt với các lực lượng chức năng của địa phương đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực.

Điều 8. Quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

1. Mọi người hoạt động, đi lại trong phạm vi siêu thị, TTTM phải giữ gìn vệ sinh chung; hút thuốc, vứt (xả) rác, vệ sinh cá nhân đúng nơi quy định theo hướng dẫn của nhân viên siêu thị, TTTM.

2. Không đưa đồ vật bẩn, động vật vào khu vực siêu thị, TTTM. Không chứa chấp, lưu giữ trong phạm vi siêu thị, TTTM những đồ vật gây ô nhiễm, mất vệ sinh, là mầm bệnh...

3. Vệ sinh siêu thị, TTTM hàng ngày, theo lịch cụ thể.

4. Khu vực bán hàng, nhất là hàng thực phẩm, ăn uống phải bảo đảm luôn sạch sẽ, thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quầy tủ chứa đựng, người bán hàng thực phẩm, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng hoá.

5. Nhân viên bán hàng và những người thường xuyên phải trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hàng hoá phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Nghiêm cấm nhân viên bán hàng làm việc khi tự phát hiện hoặc bị phát hiện đang bị mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định của ngành Y tế.



Điều 9. Yêu cầu về chế độ thông tin của siêu thị, TTTM.

1. Những vấn đề cần tham gia, góp ý... mọi người có thể đến gặp trực tiếp Ban Giám đốc siêu thị, TTTM tại địa chỉ: ... Hoặc qua hòm thư góp ý tại ...

2. Thương nhân kinh doanh siêu thị, TTTM có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương và các cơ quan chức năng theo quy định, đúng thời gian và nội dung yêu cầu.

Điều 10. Quy định về xử lý các vi phạm tại siêu thị, TTTM.

1. Cán bộ, nhân viên quản lý siêu thị, TTTM, thương nhân kinh doanh tại siêu thị, TTTM, người đến siêu thị, TTTM mua, bán, tham quan... nếu vi phạm pháp luật trong phạm vi siêu thị, TTTM và/hoặc Nội quy siêu thị, TTTM, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của Nội quy hoặc xử lý về hành chính, nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy tố trước pháp luật theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Xử lý vi phạm pháp luật trong phạm vi siêu thị, TTTM.

2.1. Đối với các hành vi vi phạm liên quan đến pháp luật Nhà nước, Ban Giám đốc siêu thị, TTTM có trách nhiệm lập biên bản và chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện thương nhân kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm... trong phạm vi siêu thị, TTTM, Ban Giám đốc siêu thị, TTTM được quyền lập biên bản tạm giữ (hoặc niêm phong tại hiện trường) trong vòng 24 giờ, đồng thời liên hệ ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

2.2. Trường hợp vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của đơn vị quản lý kinh doanh siêu thị, TTTM cũng như đến lợi ích của tổ chức, cá nhân khác... thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

3. Xử lý vi phạm Nội quy siêu thị, TTTM

Các đối tượng vi phạm Nội quy siêu thị, TTTM, tùy theo tính chất mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử lý sau đây:

3.1 . Đối với thương nhân kinh doanh tại siêu thị, TTTM:

Tuỳ theo mức độ vi phạm, Ban Giám đốc siêu thị, TTTM có thể phê bình, cảnh cáo, đình chỉ hoạt động kinh doanh tại điểm kinh doanh, huỷ bỏ hợp đồng.

3.2. Đối với người đến siêu thị, TTTM giao dịch, mua bán, người vào tham quan:

Tuỳ theo mức độ vi phạm, Ban Giám đốc siêu thị, TTTM có thể phê bình, cảnh cáo, hoặc lập biên bản báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý.

3.3. Đối với cán bộ, nhân viên siêu thị, TTTM:

Tuỳ theo mức độ vi phạm, Ban Giám đốc siêu thị, TTTM có thể phê bình, cảnh cáo, hoặc buộc thôi việc.

4. Hình thức xử lý áp dụng chung cho các đối tượng vi phạm và/hoặc không tuân thủ Nội quy siêu thị, TTTM.

4.1. Không cho vào trong phạm vi siêu thị, TTTM (nếu xét thấy có thể gây nguy hiểm đến an ninh, trật tự, an toàn cho người và tài sản... trong phạm vi siêu thị, TTTM).

4.2. Ngoài ra, các đối tượng vi phạm còn có thể bị buộc phải thực hiện một hoặc các biện pháp để khắc phục hậu quả do vi phạm Nội quy gây ra và/hoặc bồi thường thiệt hại phát sinh theo quy định của pháp luật.

5. Thẩm quyền xử lý vi phạm Nội quy siêu thị, TTTM:

Ban Giám đốc siêu thị, TTTM được quyền:

5.1. Quyết định việc áp dụng các hình thức và biện pháp xử lý các hành vi vi phạm Nội quy siêu thị, TTTM trong phạm vi thẩm quyền;

5.2. Chỉ đạo việc lập và ký biên bản chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý đối hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi siêu thị, TTTM vượt thẩm quyền của đơn vị quản lý kinh doanh siêu thị, TTTM.



Điều 11. Các quy định khác.

Do đơn vị quản lý siêu thị, TTTM đề xuất.

Điều 12. Tổ chức thực hiện.

1. Bản Nội quy này có hiệu lực từ ngày được Sở Công Thương Yên Bái phê duyệt.

2. Toàn bộ Nội quy này được phổ biến đến mọi đối tượng hoạt động kinh doanh, làm việc tại siêu thị, TTTM. Bản tóm tắt những điểm chính, cần thiết của Nội quy này được niêm yết công khai, rõ ràng, ở nơi dễ thấy trong phạm vi siêu thị, TTTM để mọi người biết và thực hiện.

3. Ngoài việc phải nghiêm chỉnh chấp hành Nội quy siêu thị, TTTM và các quy định pháp luật hiện hành, khách đến giao dịch, mua, bán, tham quan, thi hành công vụ... còn phải tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ, nhân viên đơn vị quản lý kinh doanh siêu thị, TTTM.

4. Những trường hợp xảy ra ngoài phạm vi quy định của Nội quy này sẽ được căn cứ vào sự việc cụ thể mà giải quyết theo quy định của Thành phố Hà Nội và pháp luật của Nhà nước.

5. Trong quá trình thực hiện, nội dung của bản Nội quy có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của đơn vị cũng như theo các quy định của pháp luật hiện hành; và chỉ có hiệu lực sau khi được Sở Công Thương Yên Bái phê duyệt.



Yên Bái, ngày... tháng... năm 2013

Phê duyệt của Sở Công Thương Yên Bái


(Ký tên, đóng dấu)

Yên Bái, ngày... tháng... năm 2013

Đơn vị quản lý kinh doanh siêu thị, TTTM

Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)




Quy trình hướng dẫn thực hiện

Chấp thuận phân hạng và phê duyệt nội quy Siêu thị, Trung tâm thương mại.


1. Trình tự thực hiện

- Bước 1: Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn tại mục 3 dưới đây. 
- Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại bộ phận Văn thư của Sở Công Thương. Bộ phận văn thư chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Sở duyệt và chuyển hồ sơ đến phòng QLTM giải quyết. 
- Bước 3: Phòng QLTM phân công CBCC thực hiện kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ; thông báo qua điện thoại yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ (nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ); Cử chuyên viên thực hiện kiểm tra thực tế (lập biên bản thẩm định) siêu thị, trung tâm thương mại; 
- Bước 4: Báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất trình Lãnh đạo Sở phê duyệt Nội quy và phân hạng Siêu thị, TTTM. 
- Bước 5: Phòng QLTM chuyển Kết quả cho Bộ phận văn thư và chuyển hồ sơ để trả cho Doanh nghiệp.

2. Cách thực hiện

- Hồ sơ được nộp trực tiếp tại bộ phận văn thư của Sở Công Thương tỉnh Yên Bái.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ: 
+ Công văn đề nghị phân hang và phê duyệt Nội quy siêu thị, trung tâm thương mại; 
+ Nội dung Nội quy Siêu thị, Trung tâm thương mại 02 bộ;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 
+ Bản sao Giấy phép xây dựng; 
+ Bản sao Hồ sơ thiết kế; 
+ Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC; 

+ Bản sao Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm (đối với đơn vị kinh doanh nhóm hàng thực phẩm, công nghệ phẩm);



+ Danh mục hàng hóa kinh doanh tại siêu thị; 
+ Bản sao giấy phép kinh doanh rượu, thuốc lá (đối với đơn vị có kinh doanh bán lẻ rượu, thuốc lá).
* Ghi chú: Tất cả các loại giấy tờ phải bỏ vào túi Hồ sơ.

4. Thời hạn giải quyết

07 ngày làm việc.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

Sở Công Thương tỉnh Yên Bái.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Văn bản chấp thuận phân hạng và phê duyệt nội quy Siêu thị, TTTM.

8. Lệ phí

Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Mẫu đề nghị phân hạng và phê duyệt nội quy theo hướng dẫn của Sở Công thương Yên Bái.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Siêu thị, Trung tâm thương mại phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại tương ứng. 
(Chương II, Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 về việc ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại, của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 về việc ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại, của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương); 
- Công văn số 0529/TM-TTTN ngày 31/01/2005 V/v Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1371/QĐ-BTM ban hành quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).

Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 161.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương