UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 3.53 Mb.
trang23/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.53 Mb.
#21000
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   47

Trả lời: (tại công văn số 2311/BGTVT- KHĐT ngày 31/3/2010)

Nhu cầu đầu tư xây dựng cầu Yên Xuân qua sông Lam để khai thác kinh tế vùng Năm Nam (huyện Nam Đàn) và Bắc Hà Tĩnh là hết sức chính đáng, Bộ GTVT ủng hộ chủ trương đầu tư xây dựng cầu này. Tuy nhiên đây là công trình nằm trên tuyến đường địa phương do vậy Đoàn Đại biểu Quốc hội cần kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan hỗ trợ và bố trí vốn để có thể triển khai được công trình trên.



42. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri kiến nghị Bộ khẩn trương xây dựng con đường gom phía đông đường tàu đoạn thuộc xã Nghi Liên, Nghi Kim, thành phố Vinh để giảm tải tai nạn giao thông và đảm bảo việc đi lại và sản xuất của nhân dân.

Trả lời: (tại công văn số 1635/BGTVT- C ĐSVN ngày 19/3/2010)

Đoạn đường sắt đi qua địa bàn xã Nghi Liên, Nghi Kim chạy song song liền kè với Quốc lộ 1A dài 4.069m (từ Km 310 + 644 đến Km 314+713), hiện có 08 đường ngang hợp pháp, trong đó có 2 đường ngang có gác, 1 đường ngang cảnh báo tự động, 04 đường ngang phòng vệ bằng biển báo và 12 đường dân sinh cắt qua đường sắt. Các hộ dân sống dọc ven đường sắt đều được cấp đất ngoài hàng lang an toàn giao thông đường sắt theo Nghị định 39/CP của Chính phủ, nhưng một số hộ không có lối đi mà phải đi tắt qua đường sắt.

Tại khu vực này cũng đã được Công ty quản lý đường sắt Nghệ tĩnh (đơn vị thành viên của Tổng công ty đường sắt Việt Nam) kiến nghị xây đường gom và được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bổ sung vào kế hoạch xây dựng đường gom khu vực này vào “Kế hoạch lập lại trật tự hàng lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, giai đoạn 2” ban hành kèm theo Quyết định 1856/Q Đ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ (dự án 1856 của Chính phủ, giai đoạn 2). Theo kế hoạch Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ trình Bộ GTVT trong năm 2010.

Bộ GTVT sẽ tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoàn tất các thủ tục liên quan để sớm triển khai thực hiện kế hoạch.



43. Cử tri tp Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Bình, Phú Yên, Khánh Hoà, Thừa Thiên - Huế kiến nghị: Cử tri phản ảnh, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, các cấp đã có rất nhiều biện pháp để chấn chỉnh trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã xẩy ra một số vụ tai nạn làm chết rất nhiều người. Vì sao, tình trạng này vẫn không giảm, đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu có biện pháp khắc phục, xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm.

Trả lời: (tại công văn số 1597/BGTVT-ATGT ngày 19/3/2010)

1. Tình hình tai nạn giao thông ở nước ta:

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì tai nạn giao thông ở nước ta bắt đầu gia tăng năm 2010 (tăng lên 37% so với năm 2000) và năm 2002 (tăng 21.4%so với năm 2001); sau đó TNGT đã được kéo giảm từ năm 2003-2005 nhờ các giải pháp mạnh của Chính phủ (mỗi năm trung bình giảm trên 17% số vụ, giảm gần 4% số người chết và giảm trên 25% số người bị thương so với năm trước), tuy nhiên năm 2006 và 2007, TNGT lại gia tăng (năm 2006 tăng 10.72% và năm 2007 tăng 3.2 % về số người chết)

Năm 2008, bằng việc thực hiện mạnh mẽ 07 nhóm giải pháp tại Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, đặc biệt là việc thực hiện thành công giải pháp bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy; kết hợp với triển khai mạnh mẽ giải pháp tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nguy hiểm là nguyên nhân gây TNGT như: uống rượu bia, điều khiển phương tiện quá tốc độ quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, chở quá số người quy định...., thì TNGT đã giảm mạnh trên cả 03 tiêu chí so với năm 2007 và là năm giảm nhiều số người chết nhất từ trước tới nay (giảm 1.835 vụ tai nạn giao thông (-12,52%), giảm 1.564 người chết (-11,89%), giảm 2.487 người bị thương (- 23,57%); năm 2009 so với năm 2008 tình hình TNGT vẫn được duy trì theo xu hướng giảm (giảm 390 vụ (-3,0%), giảm 78 người chết (-0,7%), giảm 152 người bị thương (-1,9%).

Số liệu trên cho thấy, các giải pháp tăng cường bảo đảm TTATGT, giảm thiểu tai nạn giao thông đang thực hiện đã phát huy hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế và tiến tới kéo giảm TNGT, giảm số người chết vì TNGT.



2. Về xảy ra một số vụ TNGT làm chết nhiều người và các giải pháp ngăn chặn:

Số liệu thống kê, phân tích cho thấy: năm 2009 cả nước xảy ra 141 vụ TNGT đường bộ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 439 người, bị thương 456 người, so với năm 2008 tăng 11 vụ, tăng 45 người chết và giảm 21 người bị thương. Trong đó, 30 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng là do xe khách gây ra và làm chết 121 người, bị thương 288 người. Nguyên nhân chủ yếu là do đi không đúng phần đường chiếm 40%, vi phạm tốc độ chiếm 24%, thiếu quan sát chiếm 8% và tránh vượt sai quy định chiếm 4%. Bên cạnh các nguyên nhân do ý thức yếu kém của người điều khiển phương tiện còn có nguyên nhân xuất phát từ công tác quản lý Nhà nước như:

+ Thiếu quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vận tải khách đường bộ để xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp không đủ năng lực quản lý, điều kiện về cơ sở vật chất và chất lượng phương tiện tham gia kinh doanh vận tải khách, chạy theo lợi nhuận gây mất an toàn giao thông.

+ Chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông còn chưa đủ mạnh, các biện pháp xử lý chưa đủ sức răn đe, giáo dục.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ GTVT phối hợp với Bộ Công an đã báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét và Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 ngày 13/11/2008 đã thông qua Luật Giao thông đường bộ sửa đổi năm 2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 trong đó có một số giải pháp mạnh mà hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện như:

2.1 Tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ:

Bằng việc quy định kinh doanh vận tải đường bộ là loại hình kinh doanh có điều kiện và chỉ các doanh nghiệp đủ điều kiện mới được kinh doanh sau khi được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

2.2 Tăng chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm nguy hiểm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT:

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan đã dự thảo trình Chính phru Nghị địnhq uy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; theo đó để tăng cường tính răn đe, phòng ngừa đối với cá hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ thì tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, dự thảo Nghị định mới đã quy định tăng khung phạt tiền với mức tăng từ 50% đến 200% so với quy định hiện hành.

Đối với 02 thành phố lớn là Hà Nội và tp Hồ Chí Minh thí điểm áp dụng quy định mức xử phạt cao hơn đối với một số hành vi liên quan đến quy tắc giao thông đô thị..

Các biện pháp cưỡng chế khác như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn và vĩnh viễn; tạm giữ phương tiện để ngăn chặn vi phạm hành chính cũng được điều chỉnh áp dụng cho hầu hết các hành vi vi phạm nguy hiểm, có nguy cơ gây TNGT cao và hậu quả nghiêm trọng.

2.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong các trường học.

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT cho người tham gia giao thông luôn được đặc biệt coi trọng vì nguyên nhân chính gây ra trên 80% các vụ TNGT là do ý thức chấp hành pháp luật TTATGT của người tham gia giao thông còn yếu kém.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác này là triển khai giảng dạy pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông trong nhà trường ở các ngành học, cấp học nhằm trang bị cho thế hệ trẻ ngay từ đầu các kiến thức pháp luật về đảm bảo ATGT, từ đó hình thành ý thức tự giác chấp hành các quy định về an toàn giao thông khi tham gia giao thông hướng tới mục tiêu “văn hóa giao thông”.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan đang nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, biên soạn mới giáo trình giảng dạy pháp luật về an toàn giao thông nhằm bảo đảm trực quan, sinh động phù hợp với các quy định mới hiện hành và điều kiện kinh tế xã hội để địa phương vận dụng vào điều kiện đặc thù của từng vùng.

Trong năm 2009, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT đã được nâng lên mức độ mới là nếp sống “văn hóa giao thông” và đang được vận động, tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài VOV…

2.4 Nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nươc về bảo đảm TTATGT

- Không ngừng xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT; các quy hoạch, chiến lược bảo đảm ATGT Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để làm cơ sở cho các Bộ, ngành và địa phương trên toàn quốc triển khai thực hiện.

- Tăng cường biên chế, trang bị cho lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; kết hộp chú trọng đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa các Bộ, ngành địa phương, các lực lượng Cảnh sát và Thanh tra giao thông trong việc thực hiện các giải pháp an toàn giao thông, đặc biệt là công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, các khu vực đầu mối giao thông nhà ga, sân bay, bến xe, bến tàu, trạm dừng, nghỉ xe, điểm đỗ xe…

- Đẩy mạnh triển khai việc thẩm định an toàn giao thông đối với công trình đường bộ trước khi đưa vào khai tác, sử dụng.

- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo cấp giấy phép lái xe, kiểm định phương tiện cơ giới.

44. Cử tri các tỉnh Nghệ An, Phú Yên kiến nghị: Hiện nay, tình trạng vi phạm các quy định đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường thủy … tuy có giảm, nhưng tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy đối với thanh niên, học sinh, sinh viên vẫn còn nhiều cần phải được các lực lượng chức năng xử lý nghiêm khắc để giáo dục và răn đe; tai nạn giao thông vẫn xảy ra nhiều.

Trả lời: (tại công văn số 1628/BGTVT-ATGT ngày 19/3/2010)

1. Các biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông đã thực hiện trong những năm gần đây:

Năm 2007, để tăng cường các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông, Bộ GTVT với sự phối hợp của các Bộ, ngành có liên quan đã tham mưu đề xuất trình Chính phủ thông qua Nghị Quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông với 7 nhóm giải pháp chính là: đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; tăng cường cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đảm bảo phát huy tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa vi phạm; nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông, tập trung xóa các điểm đen, giải tỏa và lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; tăng cường quản lý chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới, kiên quyết loại bỏ xe hết niên hạn sử dụng, xe tự chế; nâng cao chất lượng của đội ngũ lái xe và công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra như: bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy từ 15/12/2007 kết hợp lập các trạm sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông dọc các quốc lộ; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Với việc thực hiện mạnh mẽ các giải pháp tại Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, đặc biệt là việc thực hiện thành công giải pháp bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy; kết hợp với triển khai mạnh mẽ giải pháp tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nguy hiểm là nguyên nhân gây TNGT như: uống rượu bia, điều khiển phương tiện quá tốc độ quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, chở quá số người quy định...., thì năm 2008 TNGT đã giảm mạnh trên cả 03 tiêu chí so với năm 2007 và là năm giảm nhiều số người chết nhất từ trước tới nay (giảm 1.835 vụ tai nạn giao thông (-12,52%), giảm 1.564 người chết (-11,89%), giảm 2.487 người bị thương (- 23,57%); năm 2009 so với năm 2008 tình hình TNGT vẫn được duy trì theo xu hướng giảm (giảm 390 vụ (-3,0%), giảm 78 người chết (-0,7%), giảm 152 người bị thương (-1,9%).

Số liệu trên cho thấy, các giải pháp tăng cường bảo đảm TTATGT, giảm thiểu tai nạn giao thông đang thực hiện đã phát huy hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế và tiến tới kéo giảm TNGT, giảm số người chết vì TNGT.



2. Tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy đối với một bộ phận thanh niên, học sinh, sinh viên:

Đây cũng là một thực trạng còn tồn tại ở một số địa phương, do lực lượng tuần tra kiểm soát còn mỏng, công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm còn chưa được thường xuyên liên tục, khép kín dẫn đến một bộ phận thanh thiếu niên, sinh viên không chấp hành việc đội mũ bảo hiểm theo quy định. Hiện nay, trong Dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (đang được Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ) có đề xuất phân định thẩm quyền xử phạt cho các lực lượng Cảnh sát khác(không phải là Cảnh sát giao thông) và Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm này để tăng cường thêm lực lượng xử lý vi phạm.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan (Bộ Giáo dục và đào tạo, Trung Ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…) để tăng cường công tác tuyên truyền những quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, góp phần xây dựng nếp sống Văn hóa giao thông trong thanh thiếu niên, học sinh và sinh viên.

45. Cử tri tp Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh: Trên đoạn QL 1 đoạn vào xã Quang Trung huyện Phú Xuyên (do Cục đường bộ quản lý) xẩy ra nhiều vụ tại nạn giao thông, nguyên nhân là do dốc quá cao, không có biển báo giao thông. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục (cử tri huyện Phú Xuyên).

Trả lời: (tại công văn số 1579/BGTVT-ATGT ngày 18/3/2010)

Quốc lộ 1 đoạn qua xã Quang Trung huyện Phú Xuyên (đoạn Km 189+100 đến Km213+315) đã chuyển thành đường địa phương và bàn giao cho UBND tỉnh Hà Tây (nay là UBND thành phố Hà Nội) từ tháng 11/2007 quản lý. Việc để trên đường thiếu thiết bị an toàn giao thông, mặt đường xấu như ý kiến của đại biểu nêu thuộc trách nhiệm của UBND thành phố Hà Nội và cơ quan quản lý tuyến đường của địa phương.

Bộ GTVT sẽ tiếp tục có ý kiến yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan quản lý có biện pháp khắc phục những yếu tốt gây mất an toàn trên tuyến đường này.

46. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Luật giao thông đường bộ được sửa đổi bổ sung và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2009, song các chế tài xử phạt được quy định tại các văn bản dưới Luật chưa được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính đồng bộ, mức độ xử phạt còn quá nhẹ không đủ sức răn đe, nghiêm trị. Đề nghị Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành cũng như các văn bản pháp quy dưới Luật có liên quan để đảm bảo thực hiện.

Trả lời: (tại công văn số 1537/BGTVT-ATGT ngày 16/3/2010)

Thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì xây dựng và trình Chính phủ “Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ” để thay thế Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Tờ trình số 5585/TTr-BGTVT ngày 14 tháng 8 năm 2009).

Về mức xử phạt, Dự thảo Nghị định đã tăng khung tiền phạt đối với 83 nhóm hành vi vi phạm được quy định ở 83 khoản của 25 Điều, với mức tăng từ 50% đến 150%. Riêng đối với nhóm hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định tại Điều 14, 15, 16, 17, 18 và Điều 23 của Dự thảo Nghị định trùng với quy định xử phạt trong quản lý khai thác kết cấu hạ tầng đô thị quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng thì áp dụng mức phạt bằng mức phạt của Nghị định 23/2009/NĐ-CP đối với các hành vi vi phạm trong đô thị.

Ngoài ra, theo đề nghị của Ủy ban nhân dân hai thành phố (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), sau khi thống nhất với Bộ Tư pháp và Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải cũng đã có văn bản số 1154/BC-BGTVT ngày 01 tháng 3 năm 2010 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc “quy định áp dụng thí điểm mức xử phạt riêng đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt (thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh)”; trong đó, lựa chọn một số hành vi vi phạm phổ biến mà người tham gia giao thông thường mắc phải và có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở các đô thị loại đặc biệt để quy định áp dụng thí điểm mức xử phạt riêng (cao hơn so với mức quy định chung từ 40% ÷ 200%) và bổ sung vào nội dung của Dự thảo Nghị định.

Hiện nay, Văn phòng Chính phủ đang hoàn thiện các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định.

Đây là một văn bản phức tạp, có ảnh hưởng lớn trong xã hội, nó quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về giao thông đường bộ cho nên việc ban hành muộn hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật (khác) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ là cần thiết, để có thể bổ sung, cập nhật đầy đủ các hành vi vi phạm và quy định mức xử phạt thích hợp.



47. Cử tri Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Hưng Yên, Thừa Thiên - Huế, Bến Tre kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với tình trạng không tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông hoặc cố ý sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn, những tiêu cực trong việc kiểm định các phương tiện giao thông.

Trả lời: (tại công văn số 1699/BGTVT-VT ngày 23/3/2010)

Những năm gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và các cấp chính quyền áp dụng nhiều giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục ùn tắc giao thông. Ngoài việc ban hành Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP và Nghị quyết 16/2008/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Giao thông đường bộ sửa đổi năm 2008. Luật này đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Đây là những căn cứ quan trọng về thể chế, chính sách tạo cơ sở để các ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện các giải pháp nhằm từng bước kiềm chế, giảm thiểu ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn.

Để giảm thiểu và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, về phía Bộ Giao thông vận tải, đã chỉ đạo các đơn vị trong thời gian tới tăng cường phối hợp chặt chẽ cùng các ban ngành chức năng của các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện những công tác ưu tiên sau đây:

- Với việc Luật Giao thông đường bộ năm 2008 bắt đầu có hiệu lực, Bộ đã và đang tập trung chỉ đạo hoàn thiện khung khổ pháp lý để triển khai thực hiện Luật, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền. Các văn bản quy phạm pháp luật này nhìn chung đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về việc chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông khi tham gia giao thông của người và phương tiện; về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ… Thông qua các quy định mới này, hoạt động vận tải đường bộ và các vấn đề liên quan được quy định trong Luật Giao thông đường bộ sẽ được cụ thể hoá, hướng dẫn để người dân thực hiện, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông.

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 16/2008/NQ-CP, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP và quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với các bộ ngành và địa phương chú trọng công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ đến người dân, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông; đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông công cộng; thực hiện việc tổ chức phân luồng giao thông hợp lý trên các tuyến phố, nâng cao tốc độ lưu thông của phương tiện…

- Về lâu dài, để cơ bản giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, Chính phủ chỉ đạo và hỗ trợ các địa phương làm tốt công tác quy hoạch và phát triển đô thị, khẩn trương đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó ưu tiên phát triển hệ thống vận chuyển hành khách khối lượng lớn như đường sắt đô thị trong khả năng nguồn ngân sách nhà nước cho phép, kết hợp với việc huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách.

- Chính phủ đã chỉ đạo hai thành phố cùng các Bộ, ngành nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện cá nhân đi vào trung tâm thành phố.

Việc triển khai đồng bộ các nội dung nêu trên sẽ từng bước hạn chế được ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn.

Về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với tình trạng không tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông hoặc cố ý sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn, những tiêu cực trong kiểm định các phương tiện giao thông. Nội dung này, Bộ Giao thông vận tải thường xuyên chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải tăng cường sự phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý nghiêm các vi phạm trật tự an toàn giao thông. Bên cạnh đó, để xử lý triệt để cần có sự tham gia tích cực, thường xuyên của các lực lượng thuộc ngành Công an. Đối với công tác kiểm định phương tiện giao thông, hiện nay đang thực hiện thí điểm xã hội hoá đăng kiểm, việc kiểm tra hoạt động đăng kiểm đã và đang được Bộ Giao thông chỉ đạo thực hiện thường xuyên, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động đăng kiểm xe cơ giới.



48. Cử tri các tỉnh Thừa Thiên Huế, Phú Yên kiến nghị: Trong những năm qua, tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ trên các nước nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng luôn diễn biến rất phức tạp, những tổn thất do tai nạn giao thông gây ra vẫn còn rất lớn. Vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương: Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật nhất là pháp luật về giao thông đường bộ cho tất cả các tầng lớp nhân dân để mọi người hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.

Trả lời: (tại công văn số 1567/BGTVT-ATGT ngày 17/3/2010)

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm và là giải pháp quan trọng hàng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

Năm 2007, Bộ Giao thông vận tải với sự phối hợp của các Bộ, ngành có liên quan đã tham mưu đề xuất trình Chính phủ ban hành Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông với 7 nhóm giải pháp trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu góp phần nâng cao sự hiểu biết về pháp luật trật tự an toàn giao thông và tạo ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của mọi tầng lớp nhân dân. Triển khai Nghị Quyết 32/2007NQ-CP từ cuối năm 2007 đến năm 2009 các Bộ, ngành địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Giao thông đường bộ kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế xử lý nghiêm các vi phạm, tai tai nạn giao thông đã giảm mạnh so với các năm về trước.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, năm 2009 Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã ban hành Đề cương “Tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ theo chủ đề” Quyết định số 124/QĐ-UBATGTQG ngày 24/4/2009; ngày 15/7/2009 Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ban hành Kế hoạch số 238/UBATGTQG về hoạt động tháng an toàn giao thông Tháng 9 năm 2009, với nội dung cơ bản xây dựng Văn hóa giao thông nhằm tạo thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật cho người tham gia giao thông.

Hưởng ứng Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các Bộ, ngành và địa phương đã ban hành các kế hoạch tuyên truyền, phổ biết pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc thi viết, qua áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, liên hoan văn nghệ; qua các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ dân phố, thôn, bản; qua hoạt động giáo dục của nhà trường….

Các cơ quan truyền thông như phát thanh, truyền hình và các báo từ Trung ương tới địa phương đã tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật pháp luật về trật tự an toàn giao thông và Văn hóa giao thông, tăng bài, thời lượng phản ánh các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đặc biệt là sự ra đời của Kênh VOV giao thông FM91 Đài Tiếng nói Việt Nam tại khu vực Hà Nội thực hiện chức năng phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin kịp thời về tình hình trật tự an toàn giao thông, tình hình giao thông giờ cao điểm và ngày 02/1/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh phát sóng kênh VOV giao thông Đài Tiếng nói Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh với quy mô lớn.

Ủy Ban An toàn giao thông Quốc gia đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức phát động cuộc thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ với hình thức sân khấu hóa là “Nông dân với ATGT”, “Thanh niên với ATGT”, “Lái xe với ATGT và đạo đức nghề nghiệp lái xe”, tổ chức phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu pháp luật về giao thông đường bộ toàn quốc năm 2009”…

Bộ Giao thông vận tải tổ chức các Hội nghị trực tuyến phổ biến Luật Giao thông đường bộ tới các Sở và các đơn vị trong ngành, phát hành nhiều tài liệu giới thiệu Luật về ATGT, truyên truyền hướng dẫn xây dựng “Văn hóa giao thông”, xây dựng các video clip tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ trên đài truyền hình VTV3, VTV1…

Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng CSGT trực tiếp phổ biến, tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông cho cán bộ, học sinh, sinh viên, lái xe và nhân dân; vận động hàng nghìn người ký bản cam kết chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, trường học tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ATGT.

Bộ Quốc phòng tổ chức thi viết “Tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ năm 2008” trong toàn quân.

Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức Hội nghị tại Hà Nội, và TP Hồ Chí Minh để phát động cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông”, đồng thời chỉ đạo hoạt động theo mô hình “Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông” tại 3 khu vực; Hội nông dân cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Ban An toàn giao thông tổ chức cuộc thi “Nông dân với an toàn giao thông” ở cấp huyện, xã, một số địa phương đã tổ chức thi chung kết ở cấp tỉnh…

Bộ Giáo dục và Đào đạo tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm triển khai thực hiện cuộc vận động “học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông” hướng dẫn các Sở GD-ĐT triển khai hoạt động Tháng an toàn giao thông cụ thể hóa tiêu chí Văn hóa giao thông cho từng cấp học. Đồng thời, tiếp tục triển khai chương trình giáo dục an toàn giao thông trong các cấp học…

Có thể nói, trong thời gian vừa qua Chính phủ đã rất quan tâm và chỉ đạo cho các Bộ ngành, địa phương thực hiện các biện pháp nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, ngoài đẩy mạng tuyên truyền, phổ biết, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, các công tác tăng khác như: cường công tác cưỡng chế; nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông; tập trung xóa các điểm đen; giải tỏa và lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện giao thông vận tải… cũng được thực hiện đồng thời và sẽ còn tiếp tục được thực hiện liên tục trong thời gian tới.

49. Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Rà soát các quy định cụ thể về việc phân luồng, phân tuyến, đặt biển báo hiệu, cho phép cấm các loại xe lưu thông vào những giờ nhất định, tăng cường lực kượng bảo đảm an toàn giao thông để có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương