Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


- Nhận xét kết quả tính dòng vận chuyển bùn cát ven biển



tải về 1.68 Mb.
trang48/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   64

2- Nhận xét kết quả tính dòng vận chuyển bùn cát ven biển


- Tại ven biển Dung Quất:

+ Tốc độ dòng sóng (V) tương ứng độ cao (h) của các hướng nguy hiểm nhất:

Sóng Bắc Đông Bắc (NNE): Vmax = 0.87 m/s, h=3.0m

Vtr.b = 0.46m/s, h=1.5m

+ Lượng bùn cát vận chuyển dọc bờ trung bình năm:

Lên phía bắc: - 0.13 triệu m3

Xuống phía nam: + 0.54 triệu m3

Tính chung: + 0.41 triệu m3 (vận chuyển về phía Nam)

- Tại ven biển cửa Đại – cửa Lở:

+ Tốc độ dòng sóng (V) tương ứng độ cao (h) của các hướng nguy hiểm nhất:

Sóng Đông Bắc (NE): Vmax = 1.17 m/s, h=2.9m

Vtr.b = 0.60m/s, h=1.6m

Sóng Đông Nam (SE): Vmax = 0.82 m/s, h=2.2m

Vtr.b = 0.48m/s, h=1.2m

+ Lượng bùn cát vận chuyển dọc bờ trung bình năm:

Lên phía bắc: - 0.17 triệu m3

Xuống phía nam: +1.00 triệu m3

Tính chung: +0.83 triệu m3 (vận chuyển về phía Nam)

- Tại ven biển cửa Mỹ á:

+ Tốc độ dòng sóng (V) tương ứng độ cao (h) của các hướng nguy hiểm nhất:

Sóng Đông Bắc (NE): Vmax = 2.40 m/s, h=1.6m

Vtr.b = 0.92m/s, h=0.6m

Sóng Đông Nam (SE): Vmax = 1.80 m/s, h=1.3m

Vtr.b = 0.92m/s, h=0.6m

+ Lượng bùn cát vận chuyển dọc bờ trung bình năm:

Lên phía bắc: - 0.087 triệu m3

Xuống phía nam: +0.99 triệu m3

Tính chung: +0.90 triệu m3 (vận chuyển về phía Nam)

- Tại ven biển Sa Huỳnh:

+ Tốc độ dòng sóng (V) tương ứng độ cao (h) của các hướng nguy hiểm nhất:

Sóng Đông Bắc (NE): Vmax = 1.10 m/s, h= 2.8m

Vtr.b = 0.62m/s, h= 1.6m

Sóng Đông Nam (SE): Vmax = 0.83 m/s, h= 2.2m

Vtr.b = 0.48m/s, h= 1.2m

+ Lượng bùn cát vận chuyển dọc bờ trung bình năm:

Lên phía bắc: - 0.18 triệu m3

Xuống phía nam: + 0.99 triệu m3

Tính chung: + 0.81 triệu m3 (vận chuyển về phía Nam).



Nhận xét chung: dòng vận chuyển bùn cát dọc bờ khu vực ven bờ Quảng Ngãi phụ thuộc trực tiếp vào chế độ sóng vùng biển Đông. Vùng biển nghiên cứu nói riêng và toàn vùng ven biển của nước ta (trừ vùng ven bờ phía tây nam là vịnh Thái Lan) nói chung chịu ảnh hưởng ưu thế của gió mùa đông bắc (GMĐB). Gió mùa đông bắc với hướng thịnh hành là hướng NNE, NE, riêng đối với vùng ven bờ Quảng Ngãi thành phần hướng N và thậm chí bắc NW xuất hiện khá thường xuyên, gây ra dòng vận chuyển bùn cát xuống phía Nam. Do vậy đối với tất cả 4 mặt cắt tính toán các kết quả nhận được dòng vận chuyển bùn cát tịnh đều có hướng về phía Nam.

Dòng vận chuyển bùn cát tịnh xuống phía Nam tại khu vực ven bờ Quảng Ngãi đạt giá trị lớn nhất tại khu vực cửa Mỹ á với giá trị khoảng 900 000 m3/năm và nhỏ nhất tại khu vực Dung Quất với 420 000 m3/năm. Khu vực cửa Mỹ á có độ dốc khá lớn (trên 0.01) trong khi khu vực Dung Quất có độ dốc thoải hơn và đặc biệt khu vực này còn được che chắn khá tốt so với các khu vực khác. Tại hai mặt cắt giữa cửa Đại – cửa Lở và mặt cắt cửa Sa Huỳnh, thì dòng VCBC tịnh xuống phía nam cũng khá lớn, trung bình 860 000 m3/năm và 810 000 m3/năm. Nếu so với các khu vực khác trong cả nước thì dòng VCBC khu vực ven bờ Quảng Ngãi có thể nói đạt giá trị rất cao; lớn hơn nhiều so với các khu vực ven bờ vịnh Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

Do đặc điểm định hướng chung của đường bờ Quảng Ngãi theo hướng tây bắc - đông nam (trừ khu vực cửa Sa Huỳnh gần theo hướng bắc - nam) nên thành phần dòng VCBC lên phía bắc rất nhỏ so với thành phần vận chuyển về phía nam. Do đó, dòng vận chuyển bùn cát tổng cộng không khác biệt nhiều so với dòng VCBC tịnh.

Phân bố của dòng vận chuyển bùn cát từ bờ ra khơi phụ thuộc vào chế độ sóng. Ở khu vực sóng đổ dòng VCBC sẽ đạt cực đại. Độ sâu tại đó dòng VCBC lớn nhất tại khu vực nghiên cứu trong khoảng độ sâu 1,5 – 3,0 mét nước. Khoảng cách từ bờ ra phụ thuộc vào độ dốc của đáy biển tại các mặt cắt vị trí này cách bờ trong khoảng từ 300 – 500m, riêng tại mặt cắt cửa Mỹ Á do bờ dốc nên dòng VCBC cực đại xảy ra tại vị trí cách bờ 100m; đó chính là đới sóng đổ vỡ.

Dòng chảy sóng cực đại (Vmax) và trung bình (Vtrb) trong hai mùa gió mùa tại khu vực ven bờ Quảng Ngãi có các đặc điểm giống như đặc điểm của dòng VCBC. Dòng chảy sóng trong mùa gió đông bắc có hướng xuống phía nam mạnh hơn nhiều so với dòng chảy sóng trong mùa gío tây nam. Dòng chảy cực đại tại khu vực cửa Mỹ Á có thể đạt tốc độ tới >1,0m/s trong mùa gió mùa đông bắc (theo số liệu tính toán dòng chảy sóng khi không tính đến trao đổi rối ngang có thể đạt tới Vmax = 2,40 m/s); trong khi vật liệu đáy là các loại cát trung - cát thô không bị rửa xói chỉ khi vận tốc dòng chảy thấp hơn 1,0m/s. Điều này lý giải khả năng dòng bùn cát chuyển tải qua mặt cắt Mỹ á là rất lớn.

V.7- Hoạt động nhân tạo ở ven biển liên và tai biến xói lở – bồi lấp


Hoạt động nhân tạo thường mang lại hai hiệu ứng trái ngược nhau: hoặc tạo điều kiện ổn định hơn cho đới ven biển; hoặc ngược lại, làm xấu thêm tình hình phát triển tự nhiên của đới ven bờ. Các hoạt động nhân tạo vùng ven biển Miền Trung nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng ngày càng gia tăng, do nhu cầu phát triển kinh tế và đặc biệt do sức ép gia tăng dân số ngày càng lớn, cần có thêm diện tích đất sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Địa hình vùng ven biển luôn vận động phát triển dưới các tác động của các nhân tố tự nhiên và nhân tạo, thông qua hai quá trình ngược nhau là bóc mòn - phá huỷ và bồi tụ - lấp đầy trong một chu trình khép kín. Quá trình bồi tụ - xói lở diễn ra tự nhiên và luôn tuân theo qui luật bảo toàn về năng lượng và vật chất. Các hiện tượng này trở thành các tai biến khi chúng có tác động xấu trực tiếp tới đời sống của con người. Vì vậy, về nguyên tắc chung chúng ta phải tôn trọng và tận dụng những qui luật tự nhiên bình thường. Những hoạt động nhân tạo có hiệu ích tích cực là những hoạt động không gây ra sự mất cân bằng động của thiên nhiên, mà ngược lại làm tăng thêm tính ổn định của tự nhiên, như việc trồng rừng làm tăng thêm độ che phủ thực vật trên các sườn dốc và các cồn cát ven biển, nhằm giảm thiểu xói mòn, giảm thấp hiện tượng cát di cư (cát bay); không tạo ra các địa hình quá dốc dễ dẫn tới quá trình lở và trượt đổ; giải toả làm thông thoáng hành lang thoát lũ ven biển sẽ hạn chế tình trạng ngập úng cục do lũ và mưa lớn gây ra vv...

Khu vực ven biển Sa Huỳnh, các hoạt động nhân tạo ngày càng tăng, không chỉ làm biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội, đưa dần mức sống của người dân tăng lên. Nhưng các hoạt động quá mức của con người có ảnh hưởng thúc đẩy mạnh hơn các hiện tượng tai biến xói lở- bồi tụ ở các khu vực rất khác nhau. Chúng ta xem xét một số trường hợp cụ thể hiện nay.

- Vùng ven biển Long Thạnh - Thạnh Đức: bờ biển được cấu tạo từ các loại cát bở rời có nhiều kích cỡ hạt khác nhau. Địa hình kiểu doi cát nối đảo (Tombolo) có độ dốc tương đối lớn. Vật liệu thành tạo là cát bở rời, rất dễ bị xáo động lại nằm kề bên vùng nước sâu, phải chịu tác động mạnh mẽ của gió, sóng, nước dâng và dòng chảy. Việc khai thác cát làm vật liệu xây dựng cần được qui hoạch hợp lý, tránh làm cát trượt đổ từ các gò cao xuống chân bờ thấp và các khu dân cư. Cần hạn chế tối đa việc xây dựng nhà kiên cố ra sát tới đường bờ biển cao (đường bờ khi mực nước lớn), dễ có nguy cơ sập đổ do tải trọng nặng trên nền cát bở rời. Nền cát này chịu tải trọng kém trong điều kiện bị ngập nước.

- Vùng ven bờ đầm Nước Mặn (Sa Huỳnh), là khu vực hoạt động kinh tế rất nhộn nhịp hiện nay. Hiện tượng xói lở- bồi tụ chủ yếu mang tính chất nhân tạo do phát triển nghề làm muối và nuôi trồng thuỷ- hải sản. Vùng xói lở cần được lưu ý là hai bên bờ tuyến luồng vào cửa Sa Huỳnh. Ngoài sóng biển từ hướng Đông Nam trực tiếp tác động vào vùng cửa, sóng do tầu thuyền khi hoạt động có khả năng gây lở và trượt cục bộ ven bờ kênh. Vật liệu phá huỷ do xói lở bờ kênh có thể bị đưa ngay xuống bồi lấp luồng tầu. Nên ở khu vực cửa Sa Huỳnh, cần hạn chế tối đa tình trạng xây cất nhà ở ra sát bờ kênh, vốn là nơi không ổn định, rất dễ bị đổ trượt. Việc nạo vét, mở rộng luồng tầu cần được tính toán cân nhắc tránh làm mất cân đối cán cân dòng chảy và bùn cát ven bờ. Bởi lẽ việc nạo vét quá sâu có thể tạo ra tình trạng bồi lấp nhanh hơn, nhất là việc mở hướng luồng giao thông cần có tính toán thận trọng tới hướng sóng và dòng chảy ven bờ.

- Vùng ven biển từ cửa Sa Huỳnh - khách sạn Du lịch tới núi Bàu Nú: là khu vực ven biển đang bị xói lở mạnh nhất hiện nay. Phần lớn diện tích ven biển đã được sử dụng phát triển nhà ở và trồng các loại cây khác nhau. Dọc tuyến bờ phía Nam khách sạn Du lịch được trồng phi lao giữ đất. Cũng giống như trường hợp ở thôn Long Thạnh, trên một số đoạn bờ thôn Tấn Lộc nhà dân xây cất ra sát mép bờ cao, đang trong tình trạng bị đe doạ trượt đổ nếu không có các biện pháp bảo vệ hoặc sớm di rời.

- Tại vùng ven biển thuộc các cửa sông lớn các hoạt động nhân tạo có chiều hướng gia tăng nhanh do hoạt động kinh tế – kỹ thuật và xây dựng nhà ở tại các các vùng đất bất ổn do hiện tượng dòng chảy đổi hướng, cửa sông bị bồi lấp và luôn di động, diễn biến bồi tụ- xói lở ven biển luôn xẩy ra phức tạp. Các vùng dân cư bị tai biến xói lở đe doạ thường nằm trong vành đai uốn khúc ở hạ lưu của các dòng sông như các thôn Vĩnh An, Tân Hý, Sơn Trà (cửa Sa Cần), An Đạo, Tân Long, Cổ Luỹ bắc (cửa Đại), Kỳ Tân, Hoà Tân, Phú Nghĩa (cửa Lở), Hai Tân (cửa Mỹ Á) vv… Vì vậy, cần thiết có qui hoạch các khu dân cư hợp lý và có các biện pháp công trình bảo vệ các vùng dân cư vốn đã có từ nhiều năm qua.

- Một hoạt động nhân tạo đáng chú ý khác ở các vùng cửa sông là việc khai thác quá mức các vùng đất thấp, vốn là hành lang thoát lũ ven biển vào việc nuôi trồng thuỷ sản; đã dẫn đến tình trạng lòng dẫn bị thu hẹp tối đa, gây cản trở giao thông thuỷ và hạn chế việc thoát lũ vào mùa mưa, thậm chí không còn chỗ cho ghe tầu vào tránh gió mùa, bão và ATNĐ. Có thể thấy tình trạng phát triển ồ ạt và thiếu qui hoạch hợp lý các ô nuôi thuỷ sản trên các vùng đất thấp ven biển ở khu vực dọc các sông Mỹ Khê, sông Phú Nghĩa – Phú Thọ (cửa Đại –cửa Lở).




tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương