Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



tải về 1.12 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích1.12 Mb.
#36660
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


  1. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh trước và sau can thiệp.

    1. Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu

      1. Chọn mẫu

Bước 1: Lập danh sách cá nhân tại địa bàn nghiên cứu:

- Lập danh sách người trong độ tuổi 15-49 của từng xã triển khai nghiên cứu. Tổng số đối tượng 15-49 của xã =A.

- Đánh số theo thứ tự từ 1 đến hết các đối tượng trong độ tuổi điều tra theo từng xã.

Bước 2: Tính cỡ mẫu nghiên cứu cho từng xã:

+ Cộng tổng số đối tượng 15-49 đã được tổng hợp tại tất cả các xã điều tra. Tổng số đối tượng của các xã =B

+ Cỡ mẫu nghiên cứu của từng xã: C = A*800/B

Bước 3: Tại mỗi xã, chọn đối tượng theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống dựa vào danh sách đã lập

+ Khoảng cách hộ: K=A/C

+ Đối tượng đầu tiên được chọn là đối tượng có số thứ tự ngẫu nhiên X trong bảng số ngẫu nhiên (với 0


      1. Cỡ mẫu nghiên cứu

Tỷ lệ người từ 15-49 tuổi có hiểu biết đúng về các đư­ờng lây truyền HIV là 50% (p). Với độ tin cậy 95% và độ chính xác t­ương đối 10% (45%-55%). Áp dụng công thức­ sau:  


p (1 – p)

n = 1,962

E2

Trong đó: p: tỷ lệ người 15-49 tuổi hiểu biết đúng và không hiểu sai các đ­ường lây truyền HIV; E: sai số ­ước l­ượng 10% (độ chính xác mong muốn); n: cỡ mẫu điều tra; Với hiệu lực mẫu (design effect = 2), cỡ mẫu n = 384 x 2 = 768 người/tỉnh. Bổ sung thêm 20% số đối tượng có thể từ chối tham gia và làm tròn số là 800 mẫu.


      1. Đối tượng nghiên cứu:

Đồng bào dân tộc Thái tuổi từ 15-49 tuổi (sinh từ tháng 01/1963- tháng 1/1997) sống tại địa bàn nghiên cứu Quan Hoá và Lang Chánh trong thời gian triển khai điều tra.

Tiêu chí chọn vào:

+ Cá nhân có tên trong danh sách quản lý hộ tịch tại địa phương, sinh sống thường xuyên tại địa bàn trên 6 tháng.

+ Tuổi từ 15-49

+ Có mặt tại địa phương trong thời gian điều tra

+ Đồng ý tham gia nghiên cứu (Phụ lục 3)



+ Đủ năng lực thể chất hoặc tinh thần tham gia nghiên cứu

      1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 đến tháng 12/2012

      2. Địa điểm nghiên cứu: 4 xã người Thái thuộc địa bàn hai huyện Quan Hoá và Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa.

    1. Phương pháp nghiên cứu

      1. Chỉ tiêu nghiên cứu

  • Một số đặc tính dân số – xã hội: tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp,

  • Một số kiến thức cơ bản về HIV/AIDS: kiến thức về các phương pháp dự phòng lây nhiễm HIV, phản đối các quan niệm sai lầm về HIV/AIDS; kiến thức về các đường lây truyền HIV từ mẹ sang con; hiểu biết về thuốc dự phòng LTMC và thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS.

  • Một số đặc trưng về hành vi tình dục: tuổi QHTD lần đầu; số và loại bạn tình; sử dụng BCS với các loại bạn tình.

  • Một số đặc trưng về sử dụng ma túy: hành vi sử dụng ma túy, hành vi tiêm chích ma túy, sử dụng chung BKT.

  • Tỷ lệ hiện nhiễm HIV của người tham gia phỏng vấn, những hành vi có liên quan đến tỷ lệ nhiễm HIV.

      1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu:

        1. Bộ chỉ số điều tra: các chỉ số đ­ược xây dựng căn cứ theo hướng dẫn Quốc gia về bộ chỉ số theo dõi, giám sát chương trình phòng, chống HIV/AIDS năm 2007 (Phụ lục 5).

        2. Bộ câu hỏi phỏng vấn: Bộ câu hỏi phỏng vấn được sử dụng là bộ câu hỏi được sử dụng trong vòng điều tra năm 2006 nhưng có chỉnh sửa một số câu chữ và bổ sung các nội dung liên quan đến tiếp cận với các chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trên địa bàn trong thời gian quan như: chương trình tư vấn xét nghiệm HIV, chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV. Bộ câu hỏi bao gồm các thông tin sau: 1) Thông tin chung; 2) Hôn nhân và gia đình; 3) Tình dục an toàn, sức khoẻ sinh sản; 4) Quan hệ tình dục, số và các loại bạn tình: vợ/ng­ười yêu; bạn tình bất  chợt; gái mại dâm. Hành vi sử dụng bao cao su; 5) Các bệnh lây truyền qua đ­ường tình dục; 6) Hành vi sử dụng, tiêm chích ma tuý; 7) Hành vi dùng chung bơm kim tiêm; và 8) Kiến thức, ý kiến và thái độ phòng chống HIV/AIDS (Phụ lục 6). 

      2. Các công cụ nghiên cứu

        1. Thống kê danh sách người tham gia phỏng vấn

- Liên hệ với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan để thống kê dân số trong độ tuổi 15-49, lập danh sách theo từng xã.

        1. Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi (Phụ lục 6).

        2. Sử dụng kết quả điều tra đồng bào Thái của năm 2006 tại tỉnh Thanh Hóa

        3. Sử dụng số liệu từ sổ sách, các báo cáo hoạt động can thiệp triển khai tại Quan Hóa và Lang Chánh từ năm 2006 đến 2012 của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa và của Trung tâm y tế huyện Quan Hóa, Lang Chánh.

        4. Các báo cáo trên Thế giới, trong nước về đồng bào dân tộc.

      1. Tổ chức điều tra:

  • Mỗi nhóm điều tra sẽ gồm giám sát viên, 01 đến 02 điều tra viên, 01 cán bộ lấy máu và 01 người dẫn đường địa phương (là cán bộ y tế xã, thôn/bản hoặc già làng/trưởng bản hoặc là nhân viên tiếp cận cộng đồng có thể thông dịch bằng tiếng Thái cho Điều tra viên tại địa bàn điều tra). Nhóm điều tra đến hộ gia đình được chọn, giải thích lý do và gặp đối tượng được lựa chọn phỏng vấn.

  • Đảm bảo tính bí mật, tế nhị, tạo không khí thoải mái, tin tưởng cho người được phỏng vấn để họ tự tin trả lời.

  • Ng­ười tham gia nghiên cứu đ­ược hỏi về những vấn đề liên quan đến điều tra và/hoặc việc xét nghiệm máu; được phát một tờ thông tin có ghi tên và số điện thoại của ban quản lý dự án tỉnh để có thể liên lạc khi cần thiết.

  • Sau khi kết thúc phỏng vấn, người tham gia nghiên cứu được nhận một khoản tiền bồi dưỡng nhỏ cho thời gian phỏng vấn.

  • Để tránh phỏng vấn lặp lại một người, điều tra viên cần hỏi người được phỏng vấn trước khi tiến hành phỏng vấn xem họ đã được phỏng vấn trước đây hay chưa. Nếu họ chưa đuợc phỏng vấn, cuộc phỏng vấn sẽ được tiếp tục.

  • Đối tượng điều tra không được nhận kết quả xét nghiệm chính thức từ nghiên cứu này. Người muốn nhận kết quả xét nghiệm HIV đ­ược hư­ớng dẫn đến phòng VCT của huyện/thành phố/tỉnh để làm xét nghiệm HIV tiêu chuẩn. Điều tra viên sẽ t­ư vấn tóm tắt về ý nghĩa của kết quả xét nghiệm, sự lây truyền, dự phòng, và điều trị cho ng­ười đ­ược phỏng vấn.

  • Nhóm điều tra thực địa đã đ­ược tập huấn về cách tuyển chọn người tham gia nghiên cứu, các kỹ thuật phỏng vấn, các kỹ thuật thuyết phục, thay đổi quyết định từ chối, các quy trình thực địa khác và xét nghiệm trước khi xuống thực địa và thu thập thông tin những ng­ười tham gia nghiên cứu.

      1. Lấy máu làm xét nghiệm HIV

Sau khi kết thúc phỏng vấn, ng­ười tham gia nghiên cứu đ­ược đề nghị lấy 3ml máu tĩnh mạch. Các mẫu máu đ­ược ly tâm tại Trung tâm y tế huyện Quan Hóa và Lang Chánh và gửi về Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa để làm xét nghiệm HIV. Sử dụng chiến lược III của Bộ Y tế cho một trường hợp HIV dương tính.  

      1. Đạo đức nghiên cứu

  • Đảm bảo nhận được cho phép của chính quyền địa phương.

  • Người được phỏng vấn được giải thích về mục đích nghiên cứu, tự nguyện tham gia nghiên cứu.

  • Người được phỏng vấn có quyền từ chối tham gia nghiên cứu và không trả lời câu hỏi nào không thích.

  • Các thông tin thu thập được của đối tượng nghiên cứu và được giữ bí mật, không tiết lộ với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, kể cả kết quả xét nghiệm HIV.

  • Đảm bảo tính riêng tư, không bị quấy rầy trong suốt thời gian phỏng vấn. Người phỏng vấn cảm thấy thoải mái, dễ chịu tại địa điểm phỏng vấn.

  • Người phỏng vấn nhận được một khoản kinh phí sau khi phỏng vấn và hoặc lấy máu xét nghiệm HIV.

      1. Hạn chế nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu là đồng bào dân tộc Thái nên phải có phiên dịch khi cần thiết; hầu hết điều tra viên không phải là người Thái nên việc tạo không khí cởi mở trong quá trình phỏng vấn còn hạn chế nên ít nhiều ảnh hưởng đến thông tin thu thập.

  • Tài liệu tham khảo về hiệu quả can thiệp về kiến thức hành vi thực hành phòng, chống HIV/AIDS trong đồng bào dân tộc thiểu số là ít và hạn chế ảnh hưởng đến phần tổng quan và bàn luận về kết quả nghiên cứu.

    1. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu ngay sau khi thu về được các giám sát viên cùng với các điều tra viên xem xét lại trước khi bàn giao nhằm hạn chế đến mức tối đa các thông tin còn thiếu hoặc chưa chính xác. Số liệu sau khi được nhập bằng phần mềm Epi data 3.1 và được phân tích bằng phần mềm SPSS 13.0.
  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


    1. Kiến thức, hành vi thực hành phòng, chống HIV/AIDS của nhóm đồng bào dân tộc Thái tại 2 huyện Quan Hóa và Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa trước (2006) và sau khi triển khai các biện pháp can thiệp (2012)

      1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 2006-2012

        1. Đặc trưng về giới tính của đối tượng nghiên cứu 2006-2012



Biểu đồ 1: Đặc trưng về giới tính của đối tượng nghiên cứu 2006-2012

Kết quả của Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ người tham gia điều tra phân theo giới tính không khác nhau nhiều giữa hai thời điểm tiến hành điều tra, năm 2006 nữ giới tham gia nhiều hơn năm 2012 (53,3% so với 49,9%), nam giới cũng thay đổi từ 46,7% năm 2006 lên 50,1% năm 2012.



        1. Đặc trưng về nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu 2006-2012.



Biểu đố 2: Đặc trưng về nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 2006-2012

Về nhóm tuổi: Đối tượng tham gia nhiều nhất là nhóm trên 35 tuổi là 42,4% (năm 2006) và 49,9% (năm 2012). Độ tuổi trung bình tham gia nghiên cứu năm 2006 là 31 tuổi; năm 2012 là 32 tuổi (Phụ lục 4).

Bảng 4: Đặc trưng về trình độ học vấn, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu 2006-2012

Đặc trưng

Trước can thiệp (Năm 2006)

Tỷ lệ (%)



Sau can thiệp (Năm 2012)

Tỷ lệ (%)



Trình độ học vấn







Chưa bao giờ đi học

1,8

3,3

Tiểu học

31,9

21,8

Trung học cơ sở

40,4

45,4

Trung học phổ thông

22,6

25,9

Cao đẳng, đại học

3,4

3,8

Nghề nghiệp







Làm ruộng/rẫy

79,5

87,1

CN/NV hành chính

2,4

3,6

Đang đi học

10,7

5,1

Nghề khác

7,2

4,1

Tình trạng hôn nhân







Độc thân

21,0

18,1

Có chồng/vợ

76,2

79,6

Ly dị/góa

2,8

2,3

Tổng cộng

100

100

Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương