Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ


TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS TRONG NHÓM ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN THẾ GIỚI, TẠI VIỆT NAM VÀ Ở THANH HÓA



tải về 1.12 Mb.
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích1.12 Mb.
#36660
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

2.2. TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS TRONG NHÓM ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN THẾ GIỚI, TẠI VIỆT NAM VÀ Ở THANH HÓA

2.2.1. Tình hình dịch HIV/AIDS ở các sắc tộc, chủng tộc và trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số trên Thế giới:


Hiện nay châu Phi là châu lục tập trung nhiều người nhiễm HIV cao nhất trên thế giới (67%), tiếp đến châu Á và các châu lục khác. Số liệu về nhiễm HIV trong các dân tộc thiểu số trên Thế giới còn rất ít và hạn chế. Thế nào là dân tộc thiểu số được mỗi nước định nghĩa một cách khác nhau. Theo Jonathan Elford trong điều tra sức khỏe sinh sản của MSM dân tộc thiểu số ở nước Anh năm 2010 thì dân tộc thiểu số ở nước Anh là người da đen có nguồn gốc từ Caribe, Châu Mỹ và người Châu Á có từ các nước Ấn Độ, Pakistan, và người Trung Quốc và một chủng tộc nữa là người pha trộn hai dòng máu. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số ở Anh là 7,9% và tỷ lệ HIV trong nhóm này cũng không cao [32]. Còn theo số liệu quốc gia về AIDS của Hoa Kỳ (báo cáo giám sát trọng điểm của CDC tháng 12/1994) nhiễm HIV chiếm tỷ lệ cao trong nhóm “cộng đồng da màu” bao gồm người Mỹ gốc Phi, cộng đồng Hispanic, người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương, người Mỹ gốc Châu Âu. Số liệu CDC cho thấy hơn 50% ca nhiễm phát hiện trong năm 1994 thuộc về người Mỹ gốc Phi và cộng đồng người Hispanic. Cả trong hai nghiên cứu đều chỉ rõ nhiễm HIV tăng nhanh trong các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số chủ yếu vì những quan niệm, niềm tin vào tôn giáo mà họ đang sở hữu.

Ross và cộng sự năm 2006 đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu sự gia tăng nhiễm HIV/AIDS trong 4 nhóm dân tộc là người Mỹ gốc Phi, người Châu Á, người Latin và người không phải da trắng Bồ Đào Nha sinh sống ở Houston Texas Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy phần lớn nam giới Mỹ gốc Phi ít khi sử dụng bao cao su khi QHTD vì theo niềm tin và tôn giáo của họ bao cao su không phải là tự nhiên, nó cưỡng ép con người vào một ràng buộc khác mà tôn giáo không cho phép. Số liệu nghiên cứu cũng chứng minh niềm tin thầm kín về sắc tộc là khá phổ biến ở các nhóm dân tộc ở Houston Texas Hoa Kỳ. Họ có thể biết sử dụng bao cao su là biện pháp phòng tránh thai hiệu quả và có thể bảo vệ họ trước hiểm họa của dịch HIV hay ngăn cản lây truyền của các bệnh lây truyền qua đường tình dục; tuy nhiên với niềm tin cái gì thuộc về tự nhiên, do tự nhiên tạo ra thì cứ để mọi việc như tự nhiên đã sắp xếp, nếu làm trái ý chúa sẽ bị trừng phạt hay gặp những điều không hay [37].

Ở một số điều tra tiến hành đánh giá trước và sau can thiệp các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho thấy kết quả thu được là có ý nghĩa sau một thời gian triển khai can thiệp trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổng kết của Ngân hàng châu Á (ADB) về can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong đồng bào dân tộc thiểu số khu vực thượng nguồn sông Mekong được tiến hành ở miền Bắc Thailand, miền Bắc nước Lào và miền Nam Trung Quốc từ năm 1998 bằng phương pháp tác động của các loại tài liệu truyền thông như kịch bản qua băng casste, áp phích, qua hình ảnh con rối, qua sách nhỏ.v.v. Nghiên cứu sau can thiệp được thực hiện ở Thailand vào năm 2001 cho thấy kết quả can thiệp là rất hiệu quả. Trên tổng số 423 người dân bao gồm người già, nam nữ đã kết hôn, nam nữ thanh niên, thầy giáo và tình nguyện viên ở các làng/bản cho thấy mức độ hiểu biết về HIV thấp nhất là tăng lên 0,64% so với thời điểm trước can thiệp, mức trung bình là tăng lên 7,7%, mức cao nhất tăng 26,8%. Tuy nhiên tác giả kết luận rằng dự án can thiệp đã thành công ở Chiang Rai – Bắc Thái Lan vì can thiệp hỗ trợ giảm ca nhiễm mới HIV và giảm ảnh hưởng của HIV đối với đồng bào dân tộc. Còn đối với Trung Quốc, điều tra trên 485 người dân tộc thiểu số cũng chỉ rõ qua can thiệp 88,5% người dân có thể kể đúng được 2 con đường lây truyền HIV, có 88,1% biết ít nhất 2 đường không lây truyền và 86% biết để bảo vệ mình khỏi lây nhiễm HIV khi quan hệ với nhiều bạn tình thì phải dùng BCS khi QHTD, tuy nhiên vẫn có một ít người cho rằng muỗi có thể truyền HIV cho người khác [33].

Điều tra của Wu Feng về can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho người dân tộc thiểu số ở tỉnh Yunnan Trung Quốc bắt đầu triển khai từ năm 2005 và kết thúc vào năm 2008 ở trên 8.207 người dân tộc Dai độ tuổi từ 15-60 tuổi bao gồm cả nam giới nữ giới đã kết hôn, nam giới và nữ giới chưa kết hôn. Nhà nghiên cứu thiết kế bộ câu hỏi với những câu hỏi giống hệt nhau, tiến hành phỏng vấn trước thời điểm triển khai can thiệp là năm 2005 và sau khi kết thúc chương trình can thiệp năm 2008 tiến hành đánh giá bằng bộ câu hỏi đã thực hiện trước đó. Kết quả cho thấy hiệu quả can thiệp về kiến thức phòng chống HIV/AIDS có tăng tuy không cao như mong đợi, trước thời điểm can thiệp số điểm kiến thức trung bình người dân đạt được là 3,1 câu trong tổng số 9 câu hỏi về HIV/AIDS, sau can thiệp trung bình số điểm kiến thức đạt được là 5,2 câu, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê ở mức p<0.001. Hành vi sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với bạn tình bất chợt trong nhóm dân tộc Dai cũng tăng từ 46,5% lên 63,1% có ý nghĩa thống kê ở mức p<0.05 [42].

Báo cáo của nhóm tư vấn hỗ trợ kỹ thuật ADB năm 2008 với tiêu đề giảm nguy cơ và tính dễ tổn thương đối với HIV/AIDS trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các chiến dịch truyền thông ở khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng: trước khi tiến hành can thiệp bằng những phương pháp truyền thông như các buổi biểu diễn văn nghệ, phát các vở kịch trên đài truyền thanh hay những thông điệp qua hệ thống loa truyền thanh xã thì nhóm nghiên cứu đã thực hiện phần đánh giá trước can thiệp (pretest) bằng các câu hỏi về kiến thức dự phòng lây truyền HIV và cũng hỏi những câu tương tự cho phần sau can thiệp. Kết quả cho thấy trước khi chương trình can thiệp triển khai câu trả lời đúng là hiếm hoi trong cộng đồng dân tôc thiểu số, tuy nhiên mức độ hiểu biết về HIV của người dân tăng 1 cách đáng kể sau khi tham gia chương trình, tăng gần gấp 5 lần so với trước khi được trang bị kiến thức. Ước tính có hơn 80% trả lời đúng các câu hỏi về kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV như HIV có lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn không, dùng chung BKT có bị lây nhiễm HIV không [31].

Điều tra của UNICEF Việt Nam năm 2010 đánh giá về tình hình chăm sóc, điều trị và hỗ trợ cho trẻ em và phụ nữ bị nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống. Điều tra này tiến hành ở 3 tỉnh của Việt Nam là Điện Biên, Kon Tum và An Giang. Phát hiện chính của nghiên cứu là do thiếu những kiến thức cụ thể về HIV nên phụ nữ dân tộc thiểu số cũng thiếu hiểu biết về các con đường lây truyền từ mẹ sang con và không có khả năng dự phòng nhiễm HIV cho con của mình khi mang thai, sinh và cho con bú. Những rào cản về ngôn ngữ khiến họ khó khăn trong việc tiếp cận với thông tin truyền thông qua tài liệu phát tay là những tờ rơi, tờ gấp, sách nhỏ... Với trình độ hiểu biết xã hội thấp, ngại va chạm và xấu hổ khi nói về vấn đề sinh sản, dấu các triệu chứng khi bị bệnh đến khi phát bệnh thì đã quá muộn khiến họ thiệt thòi trong việc tiếp cận và đón nhận những dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ cũng như điều trị thuốc kháng virut ARV. Chiến lược truyền thông, cung cấp những dịch vụ giảm hại và thuốc điều trị ARV cho đồng bào dân tộc ít người là mong muốn của các tổ chức trong thời gian tới [39].

Nghiên cứu của HSR&D năm 2011 về các chương trình can thiệp cải thiện sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số và giảm sự khác biệt về dân tộc cho thấy: chương trình can thiệp đã giảm được tỷ lệ QHTD không an toàn xuống 37%, giảm tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục xuống 19%, giảm hành vi có nhiều bạn tình xuống 25%, giảm hành vi tiêm chích chung xuống 27% và tăng hành vi sử dụng BCS lên 56% trong 11.239 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Có thể nói sự thành công của can thiệp giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV có thể phụ thuộc nhiều hơn vào chất lượng hơn là thời gian triển khai can thiệp. Can thiệp dựa vào văn hóa của người dân tộc thiểu số với thời gian ngắn kết hợp đào tạo kỹ năng cũng hiệu quả như can thiệp nhiều giai đoạn trong giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Bằng chứng trong nghiên cứu chỉ ra là can thiệp hành vi có thể hiệu quả trong việc cải thiện việc sử dụng dịch vụ HIV/AIDS và kết quả chăm sóc sức khỏe cho người dân có nguồn gốc Hispanic và người Mỹ gốc Ấn Độ [34].



Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương