Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ



tải về 1.12 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích1.12 Mb.
#36660
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

PHẦN B

NỘI DUNG BÁO CÁO




1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dịch HIV/AIDS ở Thanh Hóa vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Từ ca nhiễm HIV phát hiện được đầu tiên tại huyện Đông Sơn tháng 11/1995, tính đến ngày 30/6/2012, toàn tỉnh đã có 5.883 người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo; trong đó có 3,198 bệnh nhân AIDS, 968 người chết do AIDS và liên quan. Dịch HIV/AIDS đã có mặt ở cả 27/27 huyện, thị xã, thành phố; 548/637 (86%) số xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Tỷ suất phát hiện nhiễm HIV/AIDS là 144,5 người/100.000 dân. Nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở người nghiện chích ma tuý (NCMT) và gái mại dâm (GMD); Hơn 70% số trường hợp nhiễm HIV được xác định là do TCMT [20]. Song hành với sự phát triển kinh tế của tỉnh, các tệ nạn ma túy, mại dâm cũng gia tăng. Kết quả vẽ bản đồ địa dư năm 2007, toàn tỉnh Thanh Hóa có 5.491 người NCMT và 1.445 GMD [17]. Chỉ sau 03 năm (2010), báo cáo của Trung tâm y tế 27 huyện/ thị có khoảng 8.462 người NCMT và 1.509 GMD [19]. Đặc biệt, với điều kiện địa lý, địa hình phức tạp, 11 huyện miền núi, 14,7% dân số trong tỉnh là đồng bào dân tộc sinh sống chủ yếu ở các vùng núi cao; đường biên giới dài 192km với nước bạn Lào là điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn bán, vận chuyển và tàng trữ ma túy. Vì vậy, không thể phủ nhận tình trạng sử dụng ma túy, phong tục tập quán hôn nhân cũng như quan hệ tình dục cởi mở đã tồn tại lâu đời trong người dân tộc thiểu số làm tăng nguy cơ lây truyền HIV/AIDS [18].

Xuất phát từ thực tế phát hiện sự gia tăng nhanh các trường hợp nhiễm HIV/AIDS ở các huyện miền núi, Thanh Hóa chính thức đề nghị và được Dự án phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam tài trợ cho các hoạt động can thiệp từ năm 2006; tập tung mạnh vào 3 lĩnh vực: truyền thông thay đổi hành vi, hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại, theo dõi đánh giá và nâng cao năng lực.

Điều tra nghiên cứu trước can thiệp trên nhóm đồng bào dân tộc Thái tại hai huyện Quan Hóa và Lang Chánh được tiến hành vào tháng 11 năm 2006. Có hơn 60% đồng bào dân tộc Thái sinh sống ở hai huyện [3]; tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS cao nhất 3,3% trong 11 tỉnh triển khai điều tra đánh giá trên các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số. Mức độ hiểu biết về HIV của nhóm đồng bào dân tộc Thái 15-49 tuổi khá thấp (nữ 19,5%, nam 19,1%). Hành vi tiêm chích chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục không an toàn chiếm tỷ lệ cao.

Để đánh giá kết quả sau 06 năm triển khai các biện pháp can thiệp phòng chống HIV/AIDS, lựa chọn các mô hình can thiệp hiệu quả, phù hợp cho xây dựng kế hoạch phòng chống HIV/AIDS ở Thanh Hóa, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc Thái, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức, hành vi thực hành phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm đồng bào dân tộc Thái tại Quan Hoá và Lang Chánh tỉnh Thanh Hoá 2006- 2012”.

    1. Mục tiêu nghiên cứu:


      1. Đánh giá sự thay đổi về nhận thức, hành vi thực hành phòng, chống HIV/AIDS của nhóm đồng bào dân tộc Thái tại 2 huyện Quan Hóa và Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa trước và sau khi triển khai các biện pháp can thiệp phòng chống HIV/AIDS của dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ (2006-2012).

      2. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng bào dân tộc Thái tại 2 huyện Quan Hóa và Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa trước và sau khi triển khai các biện pháp can thiệp phòng, chống HIV/AIDS của dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ (2006-2012).
  1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS

2.1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên Thế giới

Kể từ khi phát hiện trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên tại Hoa Kỳ năm 1981, HIV/AIDS đã nhanh chóng trở thành vấn đề y tế công cộng ở tất cả các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo báo cáo cập nhật tình hình HIV/AIDS toàn cầu của UNAIDS, tính đến cuối năm 2010, thế giới có khoảng 34 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS (31,6 - 35,2 triệu), trong đó người trưởng thành nhiễm HIV chiếm 30,6 triệu, số trẻ em dưới 15 tuổi là 3,4 triệu; số phụ nữ nhiễm HIV chiếm gần một nửa số ca nhiễm [41].

Hàng ngày chúng ta vẫn phải đối mặt với hơn 7.000 người nhiễm mới HIV trên toàn thế giới. Nhiễm HIV ở những người trẻ tuổi 15-24 chiếm 42% số ca nhiễm mới. Một số nước, phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề hơn nam giới như ở Nam phi phụ nữ trẻ nhiễm HIV cao gấp 5 lần so với nam giới cùng độ tuổi. Các ca nhiễm mới HIV hầu hết đều lây truyền qua đường tình dục mặt dù các yếu tố nguy cơ là rất khác nhau [41]. Ở một số quốc gia, nam có quan hệ tình dục đồng giới, người tiêm chích ma túy, người mua bán dâm vẫn là những nguy cơ điển hình trong hình thái lây nhiễm HIV. Khoảng 94% ca hiện nhiễm HIV ở Swaziland và 44% ca hiện nhiễm ở Kenya là qua quan hệ tình dục nam nữ. Đối với khu vực châu Mỹ la tinh 26% lây truyền HIV chủ yếu là qua quan hệ tình dục đồng giới (MSM). NCMT là con đường chính lây nhiễm HIV ở khu vực Đông Âu và Trung Á (67%). Còn ở khu vực Đông Nam Á, hình thức lan truyền HIV chính cũng qua quan hệ tình dục với GMD (41%), tiêm chích ma tuý chiếm 22% [38].

Dịch HIV/AIDS ảnh hưởng đến mỗi châu lục, mỗi dân tộc, mỗi một sắc tộc trên thế giới một cách khác nhau.

Khu vực các nước cận Sahara là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch HIV/AIDS, là nơi cư trú của 2/3 (67%) người đang sống với HIV mặc dù các nước này chỉ chiếm 12% dân số của cả thế giới. Có đến 91% trẻ em nhiễm HIV sống ở khu vực này. Hầu hết các nước trong khu vực này đều có đặc điểm chung về dịch HIV là tỷ lệ nhiễm HIV quốc gia cao hơn 1%. Ở 9 quốc gia trong khu vực, hơn 10% người trưởng thành mang HIV dương tính. Nam phi là nước có số người nhiễm HIV cao nhất trên thế giới với 5,6 triệu người. Swazilan là nước có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trên thế giới với 25,9%.

Khu vực Mỹ latinh và vùng Caribe có khoảng 1,7 triệu người đang sống với HIV/AIDS trong đó 112.000 ca nhiễm HIV mới được phát hiện trong năm 2010. Vùng Caribe có tỷ lệ nhiễm HIV trong người trưởng thành gần 1%, là nước xếp thứ 2 bị dịch AIDS tấn công sau các nước khu vực cận Sahara. Brazil là quốc gia có số người nhiễm HIV cao nhất và Bahamas là nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất khu vực với 3,1%.

Khu vực Đông Âu và Trung Á ước tính có khoảng 1.5 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS, tăng 250% kể từ năm 2001. Liên Bang Nga và Ukraina là hai quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trong khu vực. Liên Bang Nga có số người nhiễm HIV cao nhất khu vực với 980.000 người nhiễm. Tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục nam nữ đóng vai trò then chốt trong lây truyền HIV ở khu vực này.

Còn ở các quốc gia Châu Á, gần 5 triệu người nhiễm HIV thuộc về các nước Nam, Đông Nam châu Á và Đông Á. Trong khi dịch HIV ở một số quốc gia có xu hướng ổn định thì tỷ lệ nhiễm HIV ở Bangladesh, Pakistan và Philipin lại có chiều hướng gia tăng. Châu Á là nơi có 2 quốc gia (Trung Quốc và Ấn Độ) có dân số lớn nhất thế giới, nhưng tỷ lệ nhiễm HIV xâm nhập vào các quốc gia này là tương đối thấp [41].

2.1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam

Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm 1990. Đến năm 1992 cả nước mới chỉ phát hiện 7 tỉnh có người nhiễm HIV, năm 1993 có 30 tỉnh, năm 1997 có 57 tỉnh, đến năm 1998 thì 61 tỉnh thành phố báo cáo có người nhiễm HIV/AIDS. Theo báo cáo của Cục phòng, chống HIV/AIDS tính đến hết 30/06/2011 HIV/AIDS đã có mặt ở 100% tỉnh thành phố (63/63 tỉnh), khu trú ở 98% số quận/huyện và 78% số xã/phường trên toàn quốc. Số người nhiễm HIV hiện đang còn sống trên toàn quốc là 204.019 người, 58.569 bệnh nhân AIDS còn sống và 61.856 người đã tử vong do AIDS [6]. Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam diễn biến khá phức tạp và không ngừng gia tăng qua các giai đoạn.

Giai đoạn 1: từ năm 1990 đến năm 1995, dịch bắt đầu xuất hiện và lan tràn ở một số tỉnh miền Nam, chủ yếu tập trung ở nhóm nghiện chích ma tuý, mỗi năm toàn quốc trung bình phát hiện khoảng 1.000 trường hợp nhiễm HIV.

Giai đoạn 2: từ năm 1996 đến năm 2000, dịch lan tràn trên phạm vi toàn quốc, mỗi năm toàn quốc phát hiện khoảng 5.000 trường hợp nhiễm HIV.

Giai đoạn 3: Từ năm 2001 đến năm 2005, dịch gia tăng mạnh trong các nhóm có hành vi nguy cơ cao và bắt đầu lan rộng trong cộng đồng dân cư. Mỗi năm trên toàn quốc phát hiện được trên 10.000 nhiễm HIV/AIDS. Vào thời điểm năm 2003, toàn quốc phát hiện 16.980 trường hợp nhiễm HIV/AIDS, đây là năm có số phát hiện cao nhất từ trước đến nay. Sau năm 2003, số nhiễm HIV/AIDS được phát hiện giảm nhưng vẫn ở mức cao [7].

Theo báo cáo của Cục phòng, chống HIV/AIDS đến 30/6/2012, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tập trung, tỷ lệ nhiễm HIV phát hiện cao ở các nhóm nguy cơ cao: nhiễm HIV trong nhóm NCMT là 37,3%, qua quan hệ tình dục khác giới 24,4% và trong nhóm GMD là 0,6%. Xét về con đường lây truyền: số người nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất (45%), tiếp đến là tỷ lệ nhiễm HIV lây qua đường máu 42%, qua con đường lây truyền HIV từ mẹ sang con chiếm 2,4%. Người nhiễm HIV chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi 20-39 với 80% và giới tính nhiễm HIV là nam giới chiếm 68,6% [6].

2.1.3. Tình hình dịch HIV/AIDS ở Thanh Hóa

Ca nhiễm HIV đầu tiên phát hiện ở Thanh Hoá vào tháng 12 năm 1995. Cho đến năm 1999, số trường hợp nhiễm vẫn dưới con số 100 người. Từ năm 2000 đến năm 2007, tốc độ gia tăng của HIV/AIDS là khá nhanh, 210 người nhiễm năm 2000 và 637 người nhiễm HIV ở năm 2007. Tuy nhiên, sau năm 2007 đến nay dịch có chiều hướng tăng chậm sau khi có những biện pháp can thiệp kịp thời nhưng số người nhiễm HIV được phát hiện hàng năm vẫn trong khoảng từ 600 đến 700 người. Nam giới nhiễm HIV vẫn chiếm gần 80% tổng số các trường hợp nhiễm HIV của toàn tỉnh và tập trung ở nhóm tuổi trẻ (14-39 chiếm hơn 90%), số nhiễm HIV trong độ tuổi từ 1-13 tuổi chiếm 2,3% và trên 40 tuổi chiếm 7,0% [20].

Qua giám sát trọng điểm được thực hiện từ năm 2001, xu hướng nhiễm HIV/AIDS trong 5 năm gần đây từ năm 2007 đến 2011 có chiều hướng thay đổi. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT giảm từ 32,3% năm 2007 xuống còn 16,3% năm 2011; tỷ lệ nhiễm STIs giảm từ 1,25% năm 2007 xuống còn 0,0% năm 2011. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm lại tăng từ 2,4% năm 2007 lên 4,6% năm 2011. Nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ có thai nông thôn không tăng trong 3 năm gần đây vẫn ở tỷ lệ 0,25%. Ở nhóm phụ nữ có thai thành thị tăng đột biến vào năm 2009 với tỷ lệ 3,9% nhưng lại giảm xuống 0,7% năm 2011. Đối với thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự chỉ năm 2010 có tỷ lệ nhiễm HIV và tỷ lệ đó là 0,12%. Như vậy, có thể thấy rằng dịch HIV đã bắt đầu lan sang các nhóm đối tượng có nguy cơ thấp trong cộng đồng. Đối với nhóm nguy cơ cao mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT có giảm nhưng nhóm PNMD lại có xu hướng tăng [20].

Qua các cuộc điều tra nghiên cứu cho thấy phần lớn các trường hợp được phát hiện nhiễm HIV ở Thanh Hoá thuộc nhóm NCMT sau đó đến PNMD. Điều tra tỷ lệ nhiễm HIV/Giang mai và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT tại một số huyện trong tỉnh năm 2008 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này là 29% [9]. Điều tra về tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNMD năm 2009 tại một số huyện trong tỉnh tỷ lệ nhiễm là 2,6%, trong đó PNMD đường phố là 7,0%, PN MD nhà hàng là 1,8% còn lại nhóm khác là 1,7% [10]. Điều tra tỷ lệ nhiễm HIV/Giang mai và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong cặp vợ chồng có chồng là người NCMT tại Quan Hóa và Mường Lát năm 2010 cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV trong 200 người chồng NCMT là 54,5%, tỷ lệ nhiễm HIV trong 200 người vợ là 15% [11]. Điều tra đồng bào Thái ở Quan Hóa và Lang Chánh năm 2006 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV là 3.3% là một chỉ số cần quan tâm để tăng cường can thiệp trong nhóm đồng bào dân tộc nói chung, đồng bào Thái nói riêng [3].



Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương