Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ


Tình hình dịch HIV/AIDS trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam



tải về 1.12 Mb.
trang5/14
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích1.12 Mb.
#36660
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

2.2.2. Tình hình dịch HIV/AIDS trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam


Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có tới 53 dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14% tổng số 85 triệu dân của cả nước. Đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ như điều kiện sống khó khăn: tỷ lệ hộ nghèo là các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 30% tổng số hộ nghèo trong cả nước, trình độ học vấn của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số nhìn chung cũng thấp hơn hẳn so với các mặt bằng chung của cả nước [28]. Bên cạnh đó, do đặc thù về địa bàn sinh sống chủ yếu tập trung tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, giáp biên giới các nước bạn Lào, Cămpuchia– nơi có nhiều điều kiện tiềm tàng làm bùng phát dịch HIV/AIDS như tập quán trồng và sử dụng cây thuốc phiện, buôn bán và vận chuyển các chất ma túy [40]. Theo số liệu của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội tháng 9/2003, số người nghiện chích ma túy của 13 tỉnh miền núi phía Bắc chiếm 30,5% so với số người nghiện có hồ sơ quản lý trong cả nước, tỷ lệ nghiện là 368 người/100.000 dân, gấp 2,5 lần so với bình quân chung của cả nước. Ngoài ra, đồng bào dân tộc có những phong tục địa phương như chợ tình, hội tình yêu, chọc sàn, ngủ thăm cho phép người trẻ gặp gỡ mà không có sự kiểm soát của người lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi tình dục trươc hôn nhân [28].

Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS ở khu vực miền núi của Việt nam, đồng bào dân tộc thiểu số đang gia tăng và đáng báo động trong những năm gần đây. Nhiều tỉnh miền núi là nơi sinh sống chủ yếu của các đồng bào dân tộc thiểu số đã nằm trong danh sách 10 tỉnh có tỷ suất hiện nhiễm HIV/AIDS trên 100.000 dân cao nhất cả nước như: Điện Biên (818), Sơn La (653), Thái Nguyên (547), Yên Bái (407), Cao Bằng (383) và Bắc Cạn (379) [5].

Số liệu về đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam rất hạn chế. Năm 2006, điều tra tỷ lệ nhiễm HIV, giang mai và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã được triển khai với quy mô lớn tại 11 tỉnh trong cả nước do Bộ Y tế phối hợp với Dự án phòng, chống HIV/AIDS do Ngân hàng Thế giới tài trợ thực hiện. Kết quả của Điều tra này là báo cáo công bố chính thức về tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ trong đồng bào dân tộc thiểu số đầu tiên tại Việt Nam cấp quốc gia. Kết quả của điều tra cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV phát hiện khá cao ở các tỉnh, tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trong nhóm đồng bào dân tộc Thái ở Thanh Hoá (3,3 %), tiếp theo là dân tộc Tày và Nùng ở Đồng Nai (0,8%), H’ Mông Lai Châu (0,6%), Sán Chay và Sán Dìu ở Thái Nguyên (0,5%), dân tộc Khmer ở Kiên Giang (0,2%) và Khmer An Giang (0,1%).

Qua một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy người đồng bào dân tộc thiểu số có kiến thức, thực hành những hành vi an toàn phòng, chống HIV/AIDS còn rất hạn chế và nhiều thách thức.



Về kiến thức về HIV/AIDS: Theo kết quả điều tra đồng bào dân tộc thiểu số tại 11 tỉnh năm 2006, thanh niên có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS rất thấp, cao nhất là Thái Nguyên với 38% thấp nhất ở Lai Châu với 0%. Kiến thức dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cao hơn ở các tỉnh. Tỷ lệ người dân biết cả ba đường lây truyền thấp nhất ở Đồng Nai (24,2%), cao nhất là An Giang (68,5%). Tỷ lệ người biết có thuốc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thấp nhất ở Cao Bằng (15,2%) và cao nhất là ở Đồng Nai (31%). Tỷ lệ người biết có thuốc ARV điều trị cho người nhiễm thấp nhất cũng ở Cao Bằng (21,4%) và cao nhất ở Thái Nguyên (60,3%) [3].

Trong điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2003 trên 7.584 thanh thiếu niên (TTN) trong độ tuổi 14 – 25 ở 42 tỉnh, thành phố cho thấy: 97% thanh thiếu niên đã nghe về HIV, trong đó đáng mừng là có 84,7% TTN dân tộc ít người nghe nói về HIV/AIDS. Đáng chú ý là có tới 82,9% biết 6/7 cách phòng tránh HIV, trong đó có 97,5% biết sử dụng BCS có thể phòng lây nhiễm HIV; 96,7% cho rằng không dùng chung BKT; 94,8% cho rằng cần tránh truyền máu không an toàn; 92,5% cho rằng cần tránh mua hay bán dâm và 89,2% đồng ý với việc không QHTD với người lạ để tránh lây nhiễm HIV. Tuy nhiên vẫn có đến 1/5 nữ chưa từng biết nguồn thông tin nào liên quan đến HIV/AIDS chiếm 19,4%. Đặc biệt có 15% thanh thiếu niên cho rằng người có bề ngoài khỏe mạnh thì không thể nhiễm HIV, tỷ lệ này ở thanh thiếu niên dân tộc thiểu số chiếm 35% [2].



Đánh giá giữa kỳ năm 2009 tại Lai Châu và Yên Bái cho thấy ở Lai Châu tỷ lệ nam giới và nữ giới không cải thiện nhiều về kiến thức HIV đầy đủ (tăng từ 1,6% lên 2,8% đối với nam 15-49; tăng từ 0% lên 2,4% đối với nữ 15-49) [12]. Tuy nhiên ở Yên Bái tỷ lệ thay đổi về kiến thức HIV đầy đủ lại khả quan hơn, trong nhóm tuổi 15-24 tăng từ 22% lên 34,8% đối với nam, tăng từ 6,5% lên 33,8% đối với nữ; còn đối với nhóm 15-49 tuổi, tỷ lệ nam giới tăng 16,3% lên 31,9% và tỷ lệ nữ giới tăng 5,8% lên 33,8% [13].

Về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS

Có QHTD trước hôn nhân: Theo số liệu của Uỷ ban DSGĐ&TE Việt nam năm 2006, nhận thức về sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình của thanh thiếu niên nói chung hiện rất thấp. Có 22,2% thanh thiếu niên chưa lập gia đình có QHTD trước hôn nhân và 21,5% nam thanh niên chưa lập gia đình có QHTD với GMD. Trong nghiên cứu SAVY (2003) cho thấy: QHTD trước hôn nhân của các nhóm TN dân tộc thiểu số 15-24 tuổi là 9,6%, nam giới chiếm 13,6%, nữ giới chiếm khoảng 2,2%. Đây được coi là hành vi bình thường theo phong tục tập quán của một số dân tộc ít người. Trong số nữ thanh niên trả lời đã QHTD trước hôn nhân có 26,8% số chưa lập gia đình trả lời đã từng có thai. Có 5,3% số TN được điều tra đã trả lời có QHTD với GMD trong số đó có 14,9% nam thanh niên nông thôn. Tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD với GMD là 90% [2]. Nghiên cứu của Khương Văn Duy năm 2004 về thanh thiếu niên 15-24 tuổi tại Hà Tĩnh tỷ lệ có QHTD trước hôn nhân là 12,5%; trong nghiên cứu RHIYA là 7,6%; nghiên cứu tại Hải Phòng (2005) là 16,5% [29].

Hành vi quan hệ tình dục và sử dụng BCS với các loại bạn tình: Nghiên cứu các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số tại 11 tỉnh năm 2006 cho thấy: nam giới có quan hệ với bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua cao nhất là người H’ Mông tại Lai Châu (21,1%) và người Dao tại Yên Bái (7,1%). Trong đó tỉ lệ luôn sử dụng bao cao su (BCS) với bạn tình bất chợt tại Lai Châu là 31,8% và Yên Bái là 20,0%. Nữ dân tộc Dao tại Yên Bái có tỉ lệ quan hệ tình dục với bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua cao nhất (3%) và luôn sử dụng BCS với bạn tình bất chợt trong 12 tháng là 10% [3].

Hành vi sử dụng BCS với vợ/chồng: Nghiên cứu của Trịnh Quân Huấn, Nguyễn Thanh Long, Phan Thu Hương và cộng sự năm 2006 cho thấy: đại đa số đồng bào dân tộc đã kết hôn và sống cùng chồng/vợ. Tuy nhiên tỷ lệ nam giới sử dụng BCS trong lần gần đây nhất với vợ khá thấp, cao nhất là ở Đồng Nai (17,7%), Yên Bái (11,7%), thấp hơn ở Cao Bằng (2,2%), Lai Châu (4,7%), Kiên Giang (5,1%). Tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với vợ trong một năm qua chỉ đạt 8,8% ở Đồng Nai, 0,9% ở Cao Bằng, 2,5% ở Lai Châu, 5,7% ở Yên Bái và 1,4% ở Kiên Giang [3]. Tỷ lệ sử dụng BCS trong lần gần nhất với vợ/chồng cũng thay đổi nhẹ trong điều tra đánh giá năm 2009 ở đồng bào H.Mông ở Lai Châu (tăng từ 2,5% lên 2,6 đối với chồng và tăng từ 0,3% lên 1,5% đối với vợ) và đồng bào Dao ở Yên Bái (tăng từ 5,7% lên 32,9% đối với chồng, 4,7% lên 19% đối với vợ so với năm 2006 thời điểm trước can thiệp [12], [13].

Hành vi sử dụng ma tuý: Trong nghiên cứu SAVY (2003) tỉ lệ sử dụng ma tuý trong thanh niên rất thấp (0,5%) tuy nhiên có gần 1/3 người được hỏi cho biết họ có thể biết một người cụ thể đang sử dụng ma tuý [2]. Nghiên cứu của Trinh Quân Huấn năm 2006 cũng cho thấy người H’ Mông ở Lai Châu có tỉ lệ sử dụng ma tuý cao nhất (10,5%) trong đó tỷ lệ người tiêm chích chiếm 3,4%; Thái Nguyên và Thanh Hoá có tỉ lệ sử dụng ma tuý thấp khoảng 2%, trong đó số TCMT rất cao tương ứng là 25% và 93,3%. Tuy nhiên, trong đánh giá năm 2009, tỷ lệ người H.Mông sử dụng ma túy ở Lai Châu giảm từ 10,5% năm 2006 xuống còn 2,8% năm 2009, trong đó chích là 1,8% so với 3,4% năm 2006; Yên Bái tỷ lệ sử dụng ma túy lại tăng nhẹ từ 1,6% năm 2006 lên 2,8% năm 2009, không có người dân tộc nào ở Yên Bái tiêm chích ma túy [3].

Có thể nói rằng trong những năm vừa qua, bên cạnh các mô hình can thiệp cho các nhóm nguy cơ cao người nghiện chích ma túy và gái mại dâm, mô hình can thiệp thích hợp dự phòng lây nhiễm HIV trong đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã nhận được sự ủng hộ của Chính phủ trong những năm gần đây bằng các văn bản như Chỉ thị 54-CT/TW ngày 30/10/2005 của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới; Luật Phòng, chống nhiễm vi rut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006; Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 kết hợp với các văn bản pháp quy khác cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân tộc như Khung chính sách dân tộc thiểu số, Chương trình 134, chương trình 135, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ban hành ngày 27/12/2008 [27] [30]. Trong báo cáo số 3 của Việt Nam gửi Tổ chức Y tế Thế giới năm 2006 cũng đã khảng định nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của Việt Nam tại các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có chiều hướng gia tăng [4]. Các chính sách cơ bản trên là hành lang pháp lý trong việc đẩy mạnh triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số toàn quốc.


2.2.3. Tình hình dịch HIV/AIDS trong nhóm đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa và kết quả can thiệp trong giai đoạn 2006-2012.


2.2.3.1 Tình hình nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hóa

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Thanh Hoá có khoảng 650,000 người đồng bào dân tộc thiếu số, cư trú chủ yếu ở 11 huyện miền núi và các xã miền núi thuộc một số huyện trung du và đồng bằng chiếm 17,5% dân số của tỉnh. Đồng bào dân tộc Thái là dân tộc thiểu số đông thứ 2 với 225.336 người, chiếm 34,8% các dân tộc thiểu số trong tỉnh, chiếm 6,6% dân số toàn tỉnh và chiếm 14,5% tổng số người Thái ở Việt Nam (1.550.423) [16]

Lịch sử người Thái ở Thanh Hóa có quan hệ gần gũi và chặt chẽ với người Thái ở Tây Bắc và có nguồn gốc từ dòng họ Lò Khăm (tiếng Thái Đen). Người Thái ở Thanh Hóa có 2 nhánh là: Thái Trắng (Táy Dọ) và Thái Đen (Táy Đăm). Người Thái Trắng sống tập trung ở hai huyện Thường Xuân, Như Xuân và một số bản giáp huyện Triệu Sơn. Người Thái Đen chiếm đa số, sống tập trung ở các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước và Lang Chánh [14].

Người Thái có tập quán thường sinh sống ở các nhà sàn. Trước đây còn có nhiều thế hệ cùng ở chung trong một nhà, nay thì phân chia thành các gia đình theo cặp vợ chồng. Họ có quan niệm đa thần và giữ tục cúng tổ tiên. Đối với người chết, họ quan niệm là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia vì vậy đám ma là lễ tiễn người chết về với “mường trời”. Vì vậy, cùng với ma nhà, ma họ những hồn ông bà, cụ kỵ là những lực lượng vô hình phù hộ và bảo vệ cho con cháu. Bên cạnh đấy, người Thái còn có chữ viết và ngôn ngữ riêng nên kho tàng văn hóa văn học dân gian như truyền thuyết, ca dao khá phong phú. Hôn nhân người Thái là hôn nhân phụ quyền đã phát triển ở mức độ khá cao. Việc dựng vợ, gả chồng trước đây thường do bố mẹ quyết định với sự đồng ý của dòng họ. Trước khi tiến đến hôn nhân, bố mẹ của các cô gái Thái cho phép các chàng trai tìm hiểu con gái mình bằng tục lệ “ngủ thăm” – có nghĩa là ngủ để trò chuyện tâm tình, quan hệ tình dục là điều tuyệt đối cấm kỵ. Trong hôn nhân gia đình, hiện vẫn còn duy trì tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng có con mới về nhà chồng sinh sống rồi sau đó tách hộ ra ở riêng [26] [8].

Đồng bào dân tộc Thái nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số Thanh Hoá nói chung có đời sống kinh tế khó khăn, sống chủ yếu là lên nương lên rừng, trồng rau chăm nuôi gia súc, gia cầm. Các hộ gia đình sống rất cách xa nhau. Điều kiện được học tập mở mang kiến thức hạn chế vì đường xá đi lại không thuận lợi, họ phải mất nhiều giờ đi bộ mới đến được trường học. Ngôn ngữ cũng là một rào cản đối với người Thái trong việc tiếp cận những thông tin về xã hội về bệnh tật. Hầu hết phương tiện thông tin đại chúng phát tin bài bằng tiếng Kinh, còn tài liệu song ngữ tiếng Kinh và tiếng Thái rất hạn chế.

Ngoài ra, người Thái còn có những phong tục tập quán về tôn giáo, tín ngưỡng riêng khó thay đổi là tin vào thế giới siêu nhiên trợ giúp. Phong tục “ngủ thăm” trước hôn nhân nay đã có nhiều thay đổi, những “hậu quả” từ các cuộc ngủ thăm này càng nhiều [8]. Việc quan hệ với nhiều bạn tình không được bảo vệ và sự xuất hiện tiêm chích ma túy trong đồng bào dân tộc cùng với sự thiếu hiểu biết về căn bệnh HIV/AIDS, thiếu các dịch vụ cung cấp như khám STIs, xét nghiệm HIV, cấp BCS và BKT sạch miễn phí đang là mối nguy cơ bùng phát dịch HIV/AIDS trong nhóm đồng bào dân tộc ít người.

Năm 2006, với sự hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí của Ngân hàng Thế giới, tỉnh Thanh Hóa là một trong 11 tỉnh trên cả nước lần đầu tiên triển khai nghiên cứu về HIV trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng bào dân tộc Thái là khá cao 3,3%. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết về phòng, chống HIV/AIDS ở người dân tộc Thái vẫn còn thấp. Số liệu cho thấy tỷ lệ nam, nữ dân tộc Thái hiểu đúng về đường lây truyền HIV chỉ đạt gần 20%. Tỷ lệ sử dụng ma túy chiếm gần 2%, nhưng có tới hơn 90% trong số đó đã từng tiêm chích ma tuý. Tỷ lệ sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục ở nam và nữ giới khá thấp dưới 10%. Tỷ lệ sử dụng BCS trong 12 tháng qua còn thấp hơn chiếm 6,6% cho nam và 3,1% cho nữ. Chỉ có 3% trong số người được điều tra đã từng làm xét nghiệm HIV [3].

2.2.3.2 Kết quả can thiệp triển khai tại Quan Hóa và Lang Chánh giai đoạn 2006-2012

Huyện Quan Hóa và Lang Chánh là hai huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa được chọn vào triển khai hoạt động can thiệp phòng chống HIV/AIDS do Ngân hàng Thế giới tài trợ từ năm 2006.

Huyện Lang Chánh là huyện miền núi phía Tây của tỉnh, cách thành phố Thanh Hóa gần 100km về phía Tây Bắc. Phía Bắc giáp huyện Bá Thước, phía Tây Bắc giáp huyện Quan Sơn và huyện Sầm Tớ tỉnh Hủa Phăn của Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Nam giáp huyện Thường Xuân và phía Đông giáp huyện Ngọc Lặc. Quốc lộ 15A là con đường tạo mối liên hệ giữa huyện Lang Chánh với các huyện khác và cũng là điểm dừng chân của các lái xe buôn bán đường dài. Lang Chánh có 11 xã/thị trấn có diện tích 686,76 km². Mật độ dân số trung bình là 81 người/km². Ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở Lang Chánh vào năm 2001, lũy tích số nhiễm HIV đến cuối năm 2006 là 25 người. Đến 30/6/2012 Lang Chánh có 87 người nhiễm HIV, 54 người chuyển AIDS và 16 người tử vong do AIDS. Tỷ suất hiện nhiễm HIV trên 100.000 dân là 148,9 người nhiễm HIV/100.000 dân. Đối tượng nguy cơ cao trên địa bàn chủ yếu là đối tượng NCMT. Theo số liệu vẽ bản đồ địa dư năm 2007 ước tính số NCMT là 119 và theo báo cáo năm 2012 số NCMT giảm xuống còn là 96. Lang Chánh có 47.678 dân với 03 dân tộc anh em sinh sống là dân tộc Mường (33 %), dân tộc Kinh (14 %) và dân tộc Thái (53 %). Trong đó đồng bào dân tộc Thái ở hai xã điều tra Tam Văn và Tân Phúc chiếm 22,9% trong tổng số đồng bào dân tộc Thái ở huyện Lang Chánh.

Huyện Quan Hóa là huyện miền núi cũng nằm phía Tây tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 150 km. Phía Tây giáp với huyện Mường Lát và có một đoạn biên giới giáp với nước bạn Lào. Phía Bắc giáp với hai huyện Mộc Châu và Mai Châu của tỉnh Sơn La. Phía Đông giáp với huyện Bá Thước và phía Nam giáp với huyện Quan Sơn. Quan Hóa có diện tích tự nhiêm là 996,17 km² với 17 xã và 01 thị trấn. Phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên trên địa bàn huyện vào năm 2000, năm 2006 khi bắt đầu triển khai dự án lũy tích nhiễm HIV 87 người, đến 30/6/2012 có 570 người nhiễm, 412 người chuyển AIDS và 76 người tử vong do AIDS. Người NCMT cũng là đối tượng nguy cơ cao trên địa bàn làm lây truyền HIV vì những hành vi liên quan đến tiêm chích của họ. Theo kết quả vẽ bản đồ địa dư năm 2007, ước tính có 731 NCMT, năm 2012 ước tính giảm còn 513 NCMT. Quan Hóa có dân số là 45.883 người với 5 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là dân tộc Kinh (9%), Mường (24%), H.Mông (1%), Hoa (0,13%) và Thái (65,5%). Trong đó dân tộc Thái tại 2 xã điều tra là Hồi Xuân và Xuân Phú chiếm tỷ lệ 10,5% trong tổng số đồng bào dân tộc Thái trên địa bàn huyện Quan Hóa.

Từ năm 2006, dự án đã triển khai tập trung 05 chương trình phòng chống HIV/AIDS tại hai huyện Quan Hóa và Lang Chánh, đó là chương trình truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV; chương trình can thiệp giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV/AIDS; chương trình chăm sóc hỗ trợ người nhiễm; chương trình khám và điều trị STIs; chương trình giám sát, theo dõi đánh giá hoạt động phòng chống HIV/AIDS; chương trình nâng cao năng lực và hợp tác quốc tế tại hai huyện điều tra (Phụ lục 2). Các hoạt động chính xuyên suốt là hoạt động truyền thông thay đổi hành vi và can thiệp giảm tác hại [20], [24], [25]. Kết quả triển khai trong 06 năm từ 2006-2011 như sau:

Chương trình truyền thông thay đổi hành vi:

Bảng 1: Kết quả chương trình truyền thông tại Quan Hóa và Lang Chánh từ 2006-2011


Nội dung

Kết quả hoạt động qua các năm

Tổng

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Truyền thông gián tiếp






















Qua Đài phát thanh

và truyền hình huyện
























- Số bài phát

38

27

62

43

5

8




- Số buổi phát

113

137

122

68

8

28

476

Qua Loa truyền thanh xã






















- Số bài phát

83

216

218

216

149

19




- Số buổi phát

635

564

481

1,056

1,054

65

3,855

Truyền thông trực tiếp






















Truyền thông nhóm nhỏ tại cộng đồng






















- Số buổi

802

906

813

876

659

385

4,441

- Số người

57,993

84,617

45,487

47,676

32,291

16,331

284,395

Qua đội TT lưu động, văn nghệ, chiếu video






















Số buổi




139

223

239

258

107

966

Số người




22,419

39,569

30,223

17,420

5,207

114,838

Hoạt động truyền thông gián tiếp: Qua 6 năm triển khai dự án, Đài phát thanh và truyền hình huyện của Quan Hóa và Lang Chánh đã thực hiện được hơn 476 buổi phát sóng; trên loa truyền thanh xã với hơn 3,855 lượt. Nội dung các bài truyền thông nhấn mạnh về tình hình dịch HIV/AIDS ở Thanh Hóa và ở địa phương; các con đường lây truyền HIV; các biện pháp phòng tránh và chống phân biệt kỳ thì với người nhiễm HIV/AIDS; giới thiệu các địa điểm nhận dịch vụ về VCT, OPC.. trên địa bàn của huyện, tỉnh. Tuy nhiên, phát sóng qua Đài phát thanh và truyền hình huyện chỉ bao phủ được các xã ở gần Trung tâm huyện. Nhiều xã không có loa truyền thanh nên không tổ chức được hoạt động này.

Hoạt động truyền thông trực tiếp: Trong những năm đầu truyền thông trực tiếp được chú trọng cho nhóm thanh niên dân tộc thiểu số 15-24 tuổi. Từ năm 2009, truyền thông qua mô hình già làng trưởng bản được triển khai huy động sự tham gia của các thành viên từ 15-49 tuổi tại các hộ gia đình của xã Xuân Phú, Tam Văn và Tân Phúc. Đồng thời, đội truyền thông lưu động của hai huyện đã triển khai được hơn 966 lần đến các xã điểm nóng nơi có nhiều đối tượng NCMT: chiếu phim, lồng ghép các tiết mục văn nghệ với sự tham gia của dân bản với các bài nói chuyện về HIV/AIDS thu hút được hơn 114,838 lượt người tham dự. Đặc biệt tiểu phẩm “Về với bản” bằng tiếng Thái phụ đề tiếng Việt phát hành qua đĩa Video do Ban quản lý dự án tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm thông tin truyền thông tỉnh Thanh Hóa phối hợp sản xuất đã nhận được sự hưởng ứng cao của đồng bào dân tộc. Mô hình toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS ở cộng đồng dân cư và mô hình truyền thông qua già làng, trưởng bản đã được triển khai ở xã Xuân Phú của huyện Quan Hoá và Tam Văn và Tân Phúc ở huyện Lang Chánh từ năm 2009. Trong 2 năm đã truyền thông được 107 cụm hộ gia đình với 8.105 lượt người tham dự (đạt 91,8%).

Nhân viên tiếp cận cộng đồng là lực lượng chính tiếp cận, truyền thông, trao đổi BKT sạch và giới thiệu người TCMT, GMD đến với phòng VCT... Trong 6 năm triển khai can thiệp, hai nhóm cung cấp giảm hại này đã tiếp cận truyền thông trực tiếp chủ yếu cho nhóm NCMT với hơn 518.000 lượt truyền thông trực/hơn 550 NCMT; 14 GMD với hơn 2.500 lượt truyền thông trực tiếp, tiếp cận được 1.459 dân di biến động.



Hàng năm, Dự án đều có kế hoạch in ấn và cấp phát tài liệu truyền thông cho các huyện triển khai dự án. Trong vòng 6 năm triển khai, Quan Hóa và Lang Chánh trung bình hàng năm mỗi huyện nhận được hơn 4.000 tờ rơi, gần 2.000 tờ gấp và hơn 1.000 cuốn sách nhỏ, tranh lật. Ngoài ra còn nhận được hơn 2.000 tạp chí AIDS cộng đồng từ Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS và nhiều tài liệu truyền thông khác của dự án và các tổ chức khác.

Chương trình can thiệp giảm hại

Bảng 2: Chương trình can thiệp nhóm NCMT tại Quan Hóa và Lang Chánh từ 2006-2012

Can thiệp nhóm NCMT

Các năm triển khai can thiệp

Tổng

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Số iếp cận TT trực tiếp

713

532

452

580

639

414

555

Số lượt được TT TT

15.524

77.777

82.766

188.220

72.280

82.252

518.819

Số NCMT nhận BKT

660

518

346

535

597

327

497

Số BKT đã phát

59.987

320.691

262.925

388.329

389.264

148.584

1.569.780

Số BCS đã phát

18.399

26.092

18.891

21.867

27.817

10.036

123.102

Số NCMT nhận BCS

531

216

152

199

217

121

239

Số NCMT khám STIs

131

144

199

0

214

165

853

Số NCMT đến VCT

98

263

312

375

218

227

1,493

Hoạt động can thiệp giảm hại chỉ triển khai thị trấn và một số xã của huyện Lang Chánh và ở tất cả xã/thị trấn của Quan Hóa ngay những năm đầu tiên triển khai dự án. Chỉ tiêu BKT cấp cấp cho người NCMT của dự án giảm dần qua các năm: từ năm 2006-2009: 60BKT/NCMT/ tháng; từ 2010-2011: 40BKT/NCMT/tháng; năm 2012: 30BKT/NCMT/tháng.

Trong 6 năm triển khai can thiệp cung cấp 1.569.780 BKT sạch cho hơn 497 NCMT đạt trung bình hơn 43,8BKT/NCMT/tháng. Cung cấp 123.102 BCS cho hơn 239 lượt người NCMT, hơn 853 lượt NCMT được khám STI và hơn 1.493 lượt NCMT đã nhận dịch vụ VCT. Ngoài ra cũng cấp hơn 8.813 BCS cho GMD, hơn 25.177 BCS cho người dân di biến động, giới thiệu được hơn 52 lượt GMD và khoảng 273 lượt người di biến động đến khám STIs và hơn 44 lượt GMD và hơn 431 người di biến động đến với cơ sở VCT.



Hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV: Quan Hóa được triển khai hoạt động của phòng VCT cố định từ năm 2006 và triển khai mô hình thí điểm VCT lưu động từ năm 2009. Còn huyện Lang Chánh không được triển khai VCT nhưng được dự án hỗ trợ cấp sinh phẩm để xét nghiệm cho đối tượng nguy cơ cao tại khoa xét nghiệm của Trung tâm y tế huyện (Bảng 3).

Bảng 3: Kết quả hoạt động TVXNTN của huyện Quan Hóa từ 2006-2011

Nội dung

Kết quả VCT 2006-2011

Nam

Nữ

Tổng

Tư vấn trước xét nghiệm

1.508

2.079

3.587

Xét nghiệm HIV

1.470

1.848

3.318

Số XN nhiễm HIV (+)

353

84

437

Nhận kết quả xét nghiệm

1.789

692

2.481

Số nhiễm HIV (+) nhận KQ

151

43

230

Trong những năm đầu, chỉ có đối tượng nam NCMT, PNBD và dân di biến động, lái xe đường dài tìm đến VCT. Từ năm 2008, nhiều cặp bạn tình, vợ có chồng đang đi làm ăn xa tìm đến VCT, đặc biệt là các xã triển khai VCT lưu động; nên nữ giới đến VCT nhiều hơn nam giới. Kết quả của 6 năm can thiệp tính riêng ở huyện Quan Hóa, hoạt động VCT đã tư vấn và xét nghiệm cho hơn 3.000 người, phát hiện 230 người nhiễm HIV. Mô hình VCT lưu động mang dịch vụ đến người NCMT, người có NCC ở các làng bản xa, đi lại khó khăn và nhiều phong tục tập quán cản ngăn họ đến với dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

Chương trình chăm sóc hỗ trợ người nhiễm: Năm 2006, Số người nhiễm được quản lý tại cộng đồng ở huyện Lang Chánh là 26 người ở Quan Hóa là 85 người; Sau sáu năm số nhiễm HIV quản lý được ở huyện Lang Chánh là 40 người và huyện Quan Hóa là 190 người. Tổng số lượt người nhiễm HIV được tư vấn và chăm sóc tại nhà theo thứ tự ở 2 huyện là 3.600 lượt và 7.500 lượt.

Chương trình khám STIs: Được triển khai trong 2 năm 2009 và 2010 tại Quan Hóa và Lang Chánh thông qua đội khám STIs lưu động. Kết quả thu được, đã khám cho hơn 3.100 lượt người có nguy trong đó điều trị cho hơn 2.300 lượt người đạt 74% số lượt người khám được nhận thuốc điều trị.

Kết quả can thiệp của các chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Quan Hóa và Lang Chánh nhằm mục đích tác động lên ý thức sử dụng BKT sạch của nhóm NCMT, sử dụng BCS khi QHTD của nhóm GMD và dân di biến động và ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân tìm đến dịch vụ khám STIs và xét nghiệm HIV. Những kết quả của điều tra năm 2006 là cơ sở quan trọng trong việc định hướng và điều chỉnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với đặc thù của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.




  1. Каталог: bitstream -> VAAC 360
    VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
    VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
    VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
    VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
    VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
    VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
    VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

    tải về 1.12 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương