TröÔØng ñAÏi hoïc voõ tröÔØng toaûN



tải về 1.23 Mb.
Chế độ xem pdf
trang18/79
Chuyển đổi dữ liệu23.01.2023
Kích1.23 Mb.
#54140
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   79
BG Thuc hanh Duoc khoa 2 P2

4.6. Nhóm Quinolon: là thuốc diệt khuẩn, ức chế tổng hợp Acid nucleic 
- Phổ rộng 
- Tương đối ít tác dụng không mong muốn 
- Độc tính: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dị ứng ngoài da, tăng áp lực nội sọ (chóng mặt, nhức 
đầu, lú lẫn, co giật, ảo giác). Trên trẻ nhỏ, có acid chuyển hóa, đau và sưng khớp, đau cơ. 
Chế phẩm và cách dùng: 
Loại quinolon kinh điển: acid nalidixic: nhiễm khuẩn tiết niệu do trực khuẩn gram (-), trừ 
pseudomonas aeruginosa 
Loại fluorquinolon: Pefloxacin , Norfloxacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin, Levofloxacin 
dùng cho các nhiễm khuẩn bệnh viện do các chủng đa kháng kháng sinh như viêm phổi, 
nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, màng tim, nhiễm khuẩn xương cần điều trị kéo dài. 
- Hiện nay fluoroquinolon là thuốc kháng sinh được dùng rộng rãi 
4.7. Nhóm 5- nitro- imidazol: làm thay đổi cấu trúc ADN của vi khuẩn  
Nitro -imidazol có độc tính chọn lọc trên các vi khuẩn kỵ khí
- Độc tí
nh: buồn nôn, sần da, rối loạn thần kinh, giảm bạch cầu, hạ huyết áp. 
- Chỉ định: Thường được dùng trong viêm màng trong tim, apxe não, dự phòng nhiễm 
khuẩn sau phẫu thuật vùng bụng- hố chậu.. 
- Chế phẩm: Metronidazol, ornidazol.... 
4. 8 Nhóm thuốc kháng lao: 
* Isoniazid: 
Là dẫn xuất của acid isonicotinic, vừa có tác dụng kìm khuẩn, vừa có tác dụng diệt khuẩn. 
Dược động học 
Thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Sau khi uống 1 -2 giờ, nồng độ thuốc 
trong máu đạt tới 3-5mcg/ml. Thức ăn và các thuốc chứa nhôm làm giảm hấp thu thuốc. 


26 
Isoniazid khuếch tán nhanh vào các tế bào và các dịch màng phổi, dịch cổ trướng và nước 
não tuỷ, chất bã đậu, nước bọt, da, cơ. Nồng độ thuốc trong dịch não tuỷ tương đương với 
nồng độ trong máu. 
Thuốc được chuyển hóa ở gan nhờ phản ứng acetyl hóa, thuỷ phân và liên hợp với glycin. 
Sự acetyl hóa của isoniazid thông qua acetyltransferase có tính di truyền. 
Ở người có hoạt tính enzym mạnh, thời gian bán thải của thuốc khoảng 1 giờ, nhưng ở 
người có hoạt tính enzym yếu thời gian bán thải của thuốc khoảng 3 giờ. 
Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận.
Tác dụng không mong muốn 
- Dị ứng thuốc, buồn nôn, nôn, chóng mặt, táo bón, khô miệng, thoái hoá bạch cầu hạt, 
thiếu máu. 
- Viêm dây thần kinh ngoại vi chiếm 10 - 20%, đặc biệt hay gặp ở bệnh nhân dùng liều 
cao, kéo dài, nghiện rượu, suy dinh dưỡng và tăng glucose máu. Vitamin B6 có thể làm 
hạn chế tác dụng không mong muốn này của isoniazid. 
- Viêm dây thần kinh thị giác. 
- Vàng da, viêm gan và hoại tử tế bào gan thường hay g ặp ở người trên 50 tuổi và những 
người có hoạt tính acetyltransferase yếu. Cơ chế gây tổn thương gan của isoniazid đến 
nay vẫn chưa được giải thích đầy đủ. Có giả thuyết cho rằng, acetylhydrazin chất chuyển 
hóa của isoniazid bị chuyển hóa qua cytocrom - P450 sinh ra gốc tự do gây tổn thương tế 
bào gan. 
Một số thuốc gây cảm ứng cytocrom- P450 như phenobarbital, rifamycin gây tăng tổn 
thương gan của INH. 
- Isoniazid ức chế sự hydroxyl hóa của phenytoin, có thể gây ngộ độc phenytoin khi điều 
trị phối hợp thuốc. 

tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương