Trường thpt hùng Vương Tổ Địa gv: Viên Đình Tiến chuyêN ĐỀ-NÂng cao đỊa lý khu vực và quốc gia-hợp chúNG quốc hoa kì


Vì sao ngành quảng cáo của Hoa Kì rất phát triển? Chúng có ảnh hưởng gì tới xã hội?



tải về 325.33 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích325.33 Kb.
#19595
1   2   3

82. Vì sao ngành quảng cáo của Hoa Kì rất phát triển? Chúng có ảnh hưởng gì tới xã hội?

Hoa Kì là một đất nước mà sản xuất vượt xa so với những nhu cầu cơ bản của con người. Theo lẽ tự nhiên, muốn bán được hàng, các nhà sản xuất phải tự tạo ra những mối quan hệ với khách hàng theo những cách mà họ cho là ưu việt. Một trong những cách thông dụng ở Hoa Kì là dựa vào quảng cáo. Trong một xã hội có vô vàng người quảng cáo thì ai có nghệ thuật quảng cáo tốt hơn, người đó tranh được khách hàng, bán được hàng, thu được lợi nhuận. Vì vậy người ta phải coi quảng cáo là một khâu rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Và để quảng cáo thật hữu hiệu, người ta chuyên nghiệp hoá hoạt động quảng cáo, hình thành các phòng ban quảng cáo trong công ti hay thành lập các tập đoàn chuyên về quảng cáo thuê.

Không nên hiểu quảng cáo chỉ đơn thuần là giới thiệu hàng đã sản xuất. Quảng cáo còn bào gồm hoạt động kích cầu, tuyên truyền để người tiêu dùng nảy sinh nhu cầu đối với sản phẩm, thậm chí vẫn nằm trong ý tưởng của nhà sản xuất. Trong môi trường sản xuất linh hoạt hiện nay những kiểu quảng cáo trước và quảng cáo gián tiếp (quảng bá thương hiệu) có vai trò ngày càng lớn.

Quảng cáo có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế thị trường, nó là nhịp cầu nối nhà sản xuất và người tiêu dùng, nó mở rộng nhu cầu tiêu dùng, kích thích sản xuất phát triển, nó là bà đỡ cho nhiều sản phẩm mới, là công cụ cạnh tranh của các nhà sản xuất giúp cho người tiêu dùng có khả năng lựa chọn hơn.

Nhưng quảng cáo cũng có những mặt trái rất ghê gớm. Hàng nghìn quảng cáo cho các nhà sản xuất cùng một mặt hàng làm cho người tiêu dùng mất phương hướng khi lựa chọn sản phẩm. Để tiêu thụ các sản phẩm mới, các nhà quảng cáo thổi phồng ưu điểm của chúng lên (tức là gián tiếp chê bai các sản phẩm cũ) gây ra tâm lí chán ghét cái cũ, sa vào lối sống thị hiếu nhất thời, lãng phí. Ngoài ra, chi phí cho quảng cáo rất lớn làm cho giá bán các sản phẩm bị đội cao lên. Một số loại nghe nói chi phí quảng cáo chiếm tới 40% giá bán. Cho nên, người tiêu dùng có 3 cái khổ: mua bán không phải theo ý mình mà là theo ý các nhà quảng cáo, mua bán ngay khi mình thật ra chẳng có nhu cầu cần thiết yếu gì và cuối cùng là mua đắt. Xét trong quan hệ kinh tế vĩ mô, trong một nền kinh tế sản xuất thừa, quảng cáo đứng về phía các nhà sản xuất. Nó buộc người tiêu dùng mua hàng vì nhà sản xuất cần như vậy chứ không phải vì phải đáp ứng nhu cầu thật sự của mình.

83. Mặt trái của sự phát triển kinh tế Hoa Kì là gì?

Sự phát triển sản xuất ở Hoa Kì hiện nay tạo ra một nghịch lí. Người ta mua hàng vì nền sản xuất cần như vậy chứ không phải mua hàng vì thoả mãn nhu cầu của mình. Vì vậy, người ta khuyến khích việc tiêu dài để giải toả đầu ra cho sản phẩm.

Một mâu thuẫn rất lớn nảy sinh trong xã hội. Trong khi các nhà sản xuất rất chú ý cải tiến công nghệ nhằm tiết kiệm trong sản xuất thì họ lại rất muốn người tiêu dùng tiêu xài hoang phí, mau chóng vứt bỏ các sản phẩm đã mua để rồi lại bỏ tiền mua cái mới hơn chỉ đơn giản vì … cái mới không phải cái cũ !

Sự phát triển của nền kinh tế khiến người ta tôn vinh người có tiền, tôn vinh sự đổi mới, tôn vinh người lãng phí trong tiêu dùng. Đó là nguyên nhân làm cho mọi thành viên trong xã hội quay cuồng trong vòng xoáy của kinh tế thị trường: Mua chịu – làm trả nợ - rồi lại mua chịu các thứ mình mới làm ra. Phần đông các công dân Hoa kì là các con nợ. họ nợ tiền các ngân hàng, nợ chính mình vì những dục vọng chưa được thoả mãn… Bản thân nhà nước Hoa Kì cũng là con nợ lớn nhất thế giới. và thật sự, hạnh phúc không thể đến với những kẻ luôn ở trong tình trạng nợ nần. Đó chính là mặt trái của nền kinh tế thị trường điển hình của Hoa kì.



84. Hoa kì phụ thuộc thế giới về kinh tế như thế nào?

Hoa kì có nền kinh tế phụ thuộc thế giới bên ngoài nhiều nhất.

Về dầu mỏ, mỗi năm Hoa kì cần 800 -900 triệu tấn, nhưng họ phải nhập khẩu khoảng ½ số đó. Nếu hoa kì chỉ dùng dầu lửa trong nước thì sau 4 -5 năm họ sẽ phải hút đến giọt cuối cùng trong trữ lượng dầu mỏ của mình. Dòng dầu nhập khẩu từ bên ngoài vào Hoa kì có lưu lượng hơn 1 triệu tấn/ngày. Chỉ cần có sự cố vài ngày thì cả Hoa kì sẽ hỗn loạn.

Ngoài ra, Hoa kì còn phải mua rất nhiều mặt hàng có tính chiến lược như kim loại màu, chi tiết máy móc và nhiều loại hàng tiêu dùng. Tổng hàng cần nhập khẩu hằng năm hiện nay khoảng 1500 tỉ USD.

Hoa kì rất cần thị trường để bán hàng. Mỗi năm họ cần bán ra ngoài một lượng hàng khoảng 1000 tỉ USD. Những trục trặc ở những thị trường lớn như Trung Quốc Nhật Bản, LB Nga, Châu Âu…. Chắc chắn sẽ làm kinh tế Hoa Kì chao đảo.

Để có thể cân đối tài chính, Hoa Kì phải có các chiêu thức vay tiền, chủ yêú thông qua việc bán trái phiếu quốc tế. Chẳng hạn, mỗi năm Hoa kì thâm hụt trong buôn bán với Trung Quốc cũng mua của Hoa kì một lượng trái phiếu có giá trị tương tự. Vì thế, Hoa kì đang là con nợ lớn nhất thế giới với tổng nợ lên tới 6 – 7 nghìn tỉ đô la Mĩ, gấp đôi tổng số nợ nước ngoài của các nước đang phát triển.



85. Ở Hoa kì, nông dân có nghèo không?

Nông dân Hoa kì về cơ bản là những người giàu.

Họ là những người chủ các trang trại rộng lớn. Hiện nay, trung bình mỗi trang trai rộng gần 200ha (2km2 hay 540 mẫu Bắc bộ, 400 mẫu Trung Bộ), bằng cả một làng thuộc loại lớn ở đồng bằng nước ta. Mỗi trang trại lại có cả máy móc nông nghiệp và các phương tiện vận tải, sơ chế … Vì thế, nông dân không nên hiểu là những lão nông chân lấm tay bùn của nền nông nghiệp sản xuất nhỏ. Họ là những người chủ một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp trong đó lao động là người nhà hoặc những người làm thuê đến từ các thành phố. Nông dân còn được nhà nước hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thu nhập hằng năm của nông dân cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Vào năm 2001, khi thu nhập bình quân của cả nước là 35 nghìn USD/người thì thu nhập của nông dân lên tới trên 50 nghìn USD. Nhiều nông dân thực sự đã thành triệu phú.

Một bài học tiếng Anh kể rằng một nông dân Tếch – dát có nhà, có ga ra ô tô, có cả bãi cỏ làm sân bay cho trực thăng lên xuống !



86. Hoa Kì có phải là cường quốc viện trợ lương thực, thực phẩm không?

Đúng vậy. Hoa Kì là nước viện trợ lương thực cho rất nhiều nước trên thế giới. Sự viện trợ này nằm trong chương trình viện trợ của chính phủ hoặc các cơ quan phi chính phủ. Theo thống kê, mỗi năm có hàng trăm nước nhận viện trợ lương thực của Hoa Kì.

Chẳng hạn theo tài liệu của FAO, năm 2000, cả châu Phi chỉ có một số nước như Nam Phi, Bốt – xoa – na, Li – bi và Ni – giê – ri –a là không nhận được viện trợ lương thực từ Mĩ. Ở châu Á, các nước như Ấn Độ Trung Quốc, Pa – ki xtan, In – đô – nê – xi –a … cũng nhận hàng trăm ngàn tấn. Các nước ở khu vực An – đét như Cô – lôm – bi –a, pê – ru, Ê – cu – đo .. là những đối tượng nhận viện trợ lương thực của Hoa Kì.

87. Khó khăn do giao thông vận tải phát triển nảy sinh ra sao?

Giao thông vận tải Hoa Kì rất phát triển. Nước này có số lượng ô tô nhiều nhất thế giới và việc có một cái xe riêng là chuyện quá bình thường, thậm chí với cả những người rất rtẻ tuổi. Bình quân mỗi gia đình 4 người thì có 2 chiếc xe du lịch. Đường xá của họ rất tốt. Có 2 loại đường cao tốc (high way) và đường thông mạch (free way) có thể cho xe chạy tốc độ cao.

Điều đó dẫn đến hiện tượng là rất đông người chọn chỗ ở xa nơi làm việc hàng trăm km và đi về bằng xe riêng. Lượng xăng dầu tiêu tốn cho việc đi lại rất lớn, nhất là trong điều kiện ở nước này người ta bán xăng dầu với giá rẻ. Vì thế xã hội Hoa kì phụ thuộc nhiều vào động thái trên thị trường dầu mỏ thế giới. Vì thế xã hội Hoa kì phụ thuộc nhiều vào động thái trên thị trường dầu mỏ thế giới. một khó khăn khác là, do số phương tiện quá nhiều nên khí thả, phương tiện cũ bị loại thải cũng tạo ra sự nhức nhối rong vấn đề môi trường. Thử tưởng tượng trên đất nước này, mỗi năm chỉ riêng lượng xăm lốp ô tô loại thải đã lên tới hàng tỉ chiếc.

Xe nhiều cũng thường gây tắc nghẽn giao thông, nhất là các thành phố lớn. Mỗi ngày có hơn 2 triệu chiếc xe ra vào các cửa ô Niu Ioóc. Để giảm bớt ách tắc, có thời kì người ta không cho phép các xe ra vào thành phố nêu trên xe chỉ có 1 người. tuy nhiên biện pháp này chẳng mấy hiệu quả.

88. Vì sao Hoa kì thu được nhiều tiền từ khách du lịch?

Số khách du lịch đến Hoa kì ít hơn nhiều so với một số nước châu Âu như pháp và tây Ban Nha nhưng tiền thu được từ ngành du lịch của họ rất lớn. nguyên nhân chính là:

Hoa kì là đất nước rộng lớn, giàu tài nguyên du lịch lên giữ chân khách du lịch được lâu hơn.

Hoa kì là nơi mà trước khi đến người ta đã hiểu đây là đất nứơc mà giá trị được đo bằng khả năng mua sắm và khi đến họ sẽ giống như thế nào đó thể hiện giá trị của mình.



89.Vì sao Hoa Kì khuyến khích người nước ngoài đến du học?

Hoa Kì có nhiều chương trình thu hút người nước ngoài đến học. Có cả những chương trình học miễn phí và những chương trình cấp học bổng toàn phần rất hấp dẫn. Họ hút người nước ngoài đến học vì những lý do sau:

- Giáo dục của Hoa Kì được coi là một hoạt động kinh tế, Học phí là nguồn thu cho các trường. Đối với các trường từ hạng khá trở lên, học phí thường trên 15000USD. Ví dụ năm 2000 – 2001 học phí của trường Đại học Mĩ (American University) là 21399 USD, Đại học Gioóc – giơ – thao (Georgetow College) là 24168 USD, Đại học Gioóc Oa – sin – tơn (George Oasington University) là 25040 USD. Bên cạnh đó, những khoản tiền chi cho việc ăn, ở, học hành của sinh viên cũng là những nguồn thu quang trọng và chúng lớn hơn nhiều so với khoản học bổng mà họ cấp cho một số lưu học sinh. Thử tưởng tượng, hàng triệu sinh viên đến học ở nước này sẽ mang tiền từ nước mình sang Hoa Kì, mua hàng Hoa Kì và hàng Hoa Kì cứ bán thoả mái mà chẳng vấp phải rào cản thương mại nào.

- Người ta ciu việc thu hút người nước ngoài đến học là mở đầu cho việc lựa chọn những người ưu tú mà Hoa Kì không mất công nuôi nấng. Trong và sau khi học, người ta chú ý những người tài và tạo điều kiện cho các công ti, các viện nghiên cứu tuyển chọn. Ai kí đựơc hợp đồng với các công ti thì có thể từng bước tiến tới nhập quốc tịch Hoa Kì. Rõ ràng ở đây, giáo dục đã góp phần hút chất xám cho Hoa Kì trong khi họ chẳng mất một xu.

- Việc thu hút người đến học tại Hoa Kì còn có lợi là nó góp phần tuyên truyền các giá trị Hoa Kì ra bên ngoài và tăng cường tình cảm của các nước với Hoa Kì. Người ta nhận thấy phần lớn những cựu lưu học sinh thường có tình cảm tốt với những nước mà họ đã theo học và thường tuyên truyền theo hướng có lợi co các nước này. Hoa Kì không phải là ngoại tệ.

90. Kinh tế Hoa Kì ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thế giới như thế nào?

Sự phát triển mạnh của kinh tế Hoa Kì có nhiều tích cực nhưng cũng gây ra nhiều tác động xấu với thế giới, nhất là với những nước nghèo.

Trước hết, do Hoa Kì phát triển kinh tế mạnh nên có tiêu thụ nhiều nguyên nhiên liệu, khiến giá của chúng tăng vọt khiến cho các nước nghèo phải bỏ ra một phần lớn thu nhập để nhập các mặt hàng này (ví dụ như dầu lửa chẳng hạn). Điều đó làm giảm khả năng đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đa số các nước nghèo.

Hoa Kì là thị trường lớn nhất thế giới, nên những biến động tiêu cực tại thị trường Hoa Kì, hay những chính sách thù địch của họ có thể gây ra những thiệt hại to lớn cho kinh tế các nước khác. Chẳng hạn tình trạng đầu cơ với khối lượng lớn các loại hàng hoá có thể đẩy giá của chúng lên mức cao hơn hay làm chúng rớt giá thảm hại. Ví dụ, giá dầu mỏ thế giới phụ thuộc chặt vào thị trường Hoa Kì. Giá cà phê, hồ tiêu thế giới bị rớt giá làm khốn đốn nông dân nhiều nước phần nhiều do các nhà đầu cơ Hoa Kì. Các tổ chức chính phủ hay hiệp hội nghề nghiệp của họ hay dùng chiêu bài chống bán phá giá để đánh thuế cao vào sản phẩm nhập khẩu. Vụ tăng thuế thép nhập khẩu lên 30% vào năm 2003 hay vụ kiện cá basa của Việt Nam là ví dụ tiêu biểu.

Lắm tiền nhiều của, lại nắm đỉnh cao khoa học công nghệ nên Hoa Kì còn làm khổ các nước khác thông qua việc đánh giá quá cao các sản phẩm của mình. Họ ngăn cản sự phổ cập nhanh những thành quả kĩ thuật bằng cách đưa ra những đòi hỏi quá đáng về bản quyền. Trên thực tế đây là cách để họ giữ độc quyền sản xuất và bán hàng với giá cắt cổ cho các nước khác. Ví dụ, họ định giá 1 chiếc máy bay ném bom B2 là 1 – 2 tỉ USD, tương đương với 3-4 triệu tấn gao xuất khẩu. Hay 1 viên thuốc kháng sinh có giá bằng cả ngày công lao động ở các nước nghèo !

Lắm tiền, lại có kinh nghiệm kinh doanh nên các nhà tư bản tài chính Hoa Kì thường làm mưa làm gió trên thị trường tiền tệ thế giới, nhiều khi gây ra những thảm hoạ kinh tế xã hội cho những nước nhỏ, nước nghèo. Trường hợp khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á cuối thế kỉ trước là một ví dụ.

Sự giàu có và lối sống tiêu xài phung phí của Mĩ còn ảnh hưởng tới các nước nghèo khiến ở đây hình thành lối sống không phù hợp với khả năng kinh tế cụ tể của đất nước. Từ đó nảy sinh vô vàn các tiêu cực trong xã hội.

NHẬT BẢN
118. Hãy nêu tóm tắt về 4 đảo lớn nhất Nhật Bản.

Hô – cai – đô (hokkaido, thường gọi à Yezo) là hòn đảo ớ phía Bắc, đảo lớn thứ hai của Nhật bản, nằm giữa biển Nhật Bản ở phía tây, Ô – khốt ở phía Bắc và Thái Bình Dương ở phía đông. Về phía Bắc, đảo này ngăn cách với đảo Xa-kha-lin bởi eo biển la Pô –râu (Soya-kaikyo), với quần đảo Curin bởi eo biển Ne-muro về phía nam, nó cách đảo Hôn-su bởi eo biển Tsu –ga-ru. Tổng diện tích Hô –cai –đô và các đảo nhỏ bao quanh là 83455km2. Hô-cai-đô trải ra trên chiều dài khoảng 450km, chiều rộng 420km. Địa hình bị phức tạp hoá bởi các hệ thống núi với điểm cao nhất là khối núi lửa cao 2290m ở A –sa –hi (Asahi Dake) trong công viên quốc gia dai –se-tu-dan. Những ngọn núi vươn cao phủ rừng rậm bao quanh các đồng bằng thung lũng các sông I –si-ca-ri và Ti-ca-chi.

Hô – cai – đô có mùa hè mát mẻ và mùa đông kéo dài khắc nghiệt do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ôi-s-si-ô (hay Cu-rin).

Hô-Cai-đô là nơi có những đồng cỏ chăn nuôi và khu vực sản xuất bơ sữa quan trọng nhất của Nhật bản, cung cấp tới 80% và pho –mat. Mỏ I-h-ca-ri cung cấp tới 30% sản lượng than khai thác ở Nhật. Ở đây, cũng có cả quặng sắt và mangan. Hô –cai-đô. Hô-cai-đô cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành lâm nghiệp. Vùng biển bao quanh cũng rất giàu hải sản. Một trong các nhóm dân cư trên đảo là biển bao quanh cũng rất giàu hải sản. Một trong các nhóm dân cư trên đảo là người Ai nu, nhóm thổ dân mà nguồn gốc đến nay vẫn còn khá bí ẩn. ha – cô –đô với thủ phủ là sap-p6-rô, thành phố lớn nhất đảo. dân số của quận là gần 6 triệu người.

Ôn –su (Honshu hoặc hondo) là hòn đảo lớn nhất Nhật Bản, cũng gọi là đất liền, được bao bọc ở phía bắc bơỉ eo biển Tsu-ga-ru, eo biển ngăn cách nó với đảo Hô-cai-đô. Phía đông Hôn –su là Thái Bình Dương, phía nam là biển nội địa (Inland Sea) và eo biển kam –môn, ngăn cách nó với các đảo Xi – cô – Cư và kiu xiu. Biển Nhật Bản ngăn cách Hôn –su với lục địa Châu Á. Đảo này dài khoảng 1290km. rộng từ 48 đến 241km ở vùng trung tâm. Hôn-su có địa hình núi rất phức tạp. Những đỉnh cao nhất ở nhật Bản nằm ở các khối núi trung tâm thường gọi là An-pơ Nhật Bản. Phú sĩ (fuji), đỉnh cao nhất của nước này có độ cao tuyệt đối là 3776m. Núi –A-sa-ma, ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất Ở nhật Bản nằm cách Tôkiô 140km về phía tây nam. Vùng phú sĩ thường xuyên chịu ảnh hưởng của các trận động đất. Các sông Tô –ne, Si –na – nô và Ki – nô, nằm trong số những sông lớn nhất nhật Bản cũng nằm ở Hôn –su. Đào này cũng có rất nhiều hồ là những nơi nghỉ mát vào mùa hè.

Hôn –su có khí hậu rất đa dạng. Vào mùa đông, khu vực phía tây vũng trung tâm và khu vực phía bắc đảo có thời tiết khắc nghiệt, tuyết rơi rất nhiều. Khu vực bờ biển phái đông phần trung tâm và miền nam có mùa đông ấm áp nhờ dòng nước nóng Cư-rô-si-ô. Do ảnh hưởng của gió mùa tây nam, mùa hè Hôn-su thường nóng và ẩm, với nhiệt độ cao nhất tới 35oC. Gió mùa thường kéo dài và xuất hiện vào tháng 9 và tháng 10 mang theo mưa và gây ra nhiều trận lũ lớn. Những vùng đất thấp của Hôn-su là nơi tập trung tới hơn 1 nữa dân số Nhật Bản. Bên cạnh Tô-ki-ô, trên đảo còn có nhiều thành phố lớn như Ô-xa-ca, Na-gô-i-a, Ki-ô-tô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê và Hi-rô-si-ma. Diện tích Hôn-su, kể cả gần 200 hòn đảo lân cận là 230940 km2. Dân số của Hôn-su khoảng hơn 100 triệu người.

Xi-cô-cư là hòn đảo nhỏ nhất trong bốn hòn đảo chính, nằm ở phía nam Hôn-su và phía đông Kiu-xiu, giữa biển nội địa và Thái Bình Dương. Xi-cô-cư, với chiều dài 225 km, chiều rộng từ 50 đến 150 km, có diện tích là 18800 km2. Phần lớn diện tích đảo được bao phủ bởi rừng rậm và núi cao. Điểm cao nhất là núi I-si-du-chi (1982 m). Sản phẩm nông nghiệp chính của đảo là hoa quả, gạo, thuốc lá và đậu tương. Nghành công nghiệp quan trọng nhất là đánh cá, nghề rừng, sản xuất giấy. Mát-su-i-a-ma và Ta-ca-mat-su là những thành phố chính. Dân số toàn đảo khoảng 4,2 triệu người.

Kiu-xiu (Kyushu) là hòn đảo tận cùng phía nam trong số bốn đảo chính của Nhật Bản, có diện tích 36554 km2, bị ngăn cách với đảo Hôn-su bởi eo biển Kam-môn và với Xi-cô-cư bởi eo Bun-gô. Kiu-xiu là hòn đảo bị chia sẻ phức tạp, một hòn đảo núi non. Những mỏ than ở phía bắc đảo này cung cấp khoản một nữa sản lượng than khai thác của Nhật, nhưng sản lượng đang bị suy giảm. Nông sản chính của đảo là gạo, chè, thuốc lá, cam quýt. Phu-cu-ô-ca là thành phố lớn nhất và Ki-ta-kiu-xiu là trung tâm công nghiệp chính của đảo. Những thành phố quan trọng khác là Ku-ma-mô-tô, Ca-gô-si-ma, Ô-i-ta, Mi-i-a-da-ki, và Xa-ga, tất cả là thủ phủ các quận; Xa-xe-bô là căn cứ hải quân. Cũng ở Kiu-xiu có các trung tâm vũ trụ Ca-gô-si-ma và Ta-ne-ga-si-ma, nơi đặt trụ sở của Cơ quan phát triển vũ trụ quốc gia Nhật Bản (the National Space Development Agency of Japan). Dân số toàn đảo khoảng hơn 13 triệu người.



119. Vị trí của Nhật Bản độc đáo như thế nào?

Nhật Bản là một nước có diện tích khá nhỏ nhưng có vị trí rất đặc biệt.

Về tự nhiên. Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc của nhiều hệ thống tự nhiên lớn:

Nhật Bản là nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo lớn. Chính sự va chạm của các mảng này hình thành nên hệ thống nùi ngầm mà phần nhô khỏi mặt nước tạo thành chuỗi đảo từ Cu-rin qua Nhật Bản xuống Đài Loan, Phi-lip-pin, biến khu vực này thành xứ sở của núi lửa và động đất.

Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc giữa lục địa Á – Âu rộng lớn và Thái Bình Dương bao la. Trao đổi nhiệt, ẩm và hai hệ thống này tạo ra tính chất mùa và sự tương phản đông – tây của Nhật Bản. Vào mùa đông, miền tây Nhật Bản lạnh, tuyết rơi nhiều trong khi nhiều nơi ở miền đông trời trong sáng, hanh khô.

Nhật Bản nằm ở nơi gặp nhau của những hải lưu lớn. Hải lưu nóng Cu-rô-si-ô chảy từ nam lên, hải lưu lạnh Ôi-a-si-ô chảy từ bắc xuống. Chúng vừa tạo ra sự tương phản không gian của khí hậu vừa là nơi tập trung nhiều hải sản khiến Nhật Bản trở thành một trong hai vùng biển giàu hải sản nhất thế giới.

Nhật Bản nằm ở vị trí nhạy cảm về chính trị. Đây là nơi gần với hai cường quốc lớn, một điểm tận cùng về phía đông của văn minh Âu – Á, là quốc đảo nhưng không quá xa lục địa. Vì vậy Nhật Bản bị nhiều thế lực nhòm ngó và cũng có nhiều cơ hội có thể tận dụng để phát triển. Những lợi thế này được khai thác triệt để từ thời Minh Trị tới nay.

120. Bên cạnh các khó khăn, núi lửa ở Nhật Bản có mang lại lợi ích gì không?

Nhật Bản năm ở khu vực địa chất vành đai Thái Bình Dương, cấu trúc địa chất của quần đảo Nhật Bản bao gồm hai phần: vòng cung Đông Bắc và vòng cung Tây Nam. Hai phần này được chia cắt bởi đường cắt địa hình I-tôi-ga-oa – Si-du-ô-ka. Hiện nay có khoảng 80 núi lửa đang hoạt động. Những núi lửa phun trào mạnh gần đây bao gồm U-su (Hô-cai-đô, 1977 – 1978), A-so (Kiu-xiu, 1979), On-ta-ke (Chu-bu, 1979), Mi-ken-gi-ma (Ka-tô,1983), Mi-ha-ra (Kan-tô, 1986), Tô-ca-chi (Hô-cai-đô, 1988 – 1989) và Un-den (Kiu-xiu, 1990 – 1994). Ngoài 7 núi lửa này, còn có những ngọn khác đang hoạt động cần được theo dõi sát sap để tránh hiểm họa, rủi ro, như Ta-ru-ma (Hô-cai-đô), Kon-ma-ga-ta-ke (Hô-cai-đô), Si-ra-ne, Ku-cat-su (Kan-tô, Chu-bu), Ki-ri-si-ma (Kiu-xiu) và Sa-ku-ra-gi-ma (Kiu-xiu). Đỉnh Phú Sĩ nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ đồng thời cũng là ngọn núi lửa đang hoạt động có khả năng phun trào và đang được kiểm soát gắt gao. Những trận động đất đi kèm với hoạt động núi lửa thường rất nhẹ, ở mức con người không cảm nhận được, hoặc là những chấn động vừa và nhỏ không gây hại cho con người, nhưng là dấu hiệu quan trọng nói lên hoạt động của núi lửa.

Suối nước nóng xuất hiện tại những nơi nước ngầm gặp khí ga của núi lửa ở nhiệt độ cao hoặc bị đun nóng bởi nhiệt dưới lòng đất. Ở Nhật Bản, các suối nước nóng là những điểm thu hút khách du lịch và tất cả các suối quan trọng đều nằm gần các núi lửa hoạt động.

Có nhiều vùng rộng lớn được bao phủ bởi núi lửa hoặc nham thạch. Đất ở những vùng như vậy rất màu mỡ nên thích hợp cho trồng trọt. Tuy nhiên, những vùng bị phủ kín bởi tro mới, có lẫn đất chua, cộng thêm với việc những vùng đất này thiếu nước nên vẫn còn là đất hoang. Đất đai miền động Hô-cai –đô, bắc Tô – hốc – cu, các cao nguyên thuộc Can – to và Kiu – xiu hầu như thuộc loại đất này.

(Theo tìm hiểu Nhật Bản. Hội thông tin giáo dục quốc tế, Nhật Bản. NXB Văn Hoá – Thông tin, 2001).

121. Tại sao Nhật Bản có nhiều động đất?

Do quần đảo Nhật Bản nằm phía trên hai vùng địa chất thường xuyên tương tác là vành đai lửa Thái Bình Dương và khu vực địa chấn vành đai Thái Bình Dương nên lớp vỏ địa chất phía dưới không bền vững khiến cho Nhật Bản có nhiều trận động đất hơn bất cứ nước nào trên thế giới.

Theo lí thuyết kiến tạo địa tầng học thì động đất ở Nhật Bản xảy ra khi địa tầng biển Phi-lip-pin và địa tầng Thái Bình Dương trượt xuống phía dưới địa tầng Âu – Á và địa tầng Bắc Mĩ. Quần đảo Nhật Bản nằm ở vùng chồng lên nhau tại mép các địa tầng và các trận động đất xảy ra chủ yếu do cơ chế chấn động bởi vết đứt hình thành khi các địa tầng trượt ngượi theo chiều dọc.

(Theo Tìm hiểu Nhật Bản, Hội thông tin giáo dục quốc tế, Nhật Bản NXB văn hoá – Thông tin, 2001).

122. Núi lửa của Nhật Bản đáng sợ hay là niềm tự hào?

Nhiều người thường hay nghĩ núi lửa là đáng sợ. Nhưng sự thật thì không phải như vậy.

Thứ nhất, núi lửa được coi là đang hoạt động, thì chu kì của nó cũng hàng nhiều thập kỉ, thậm chí nhiều thế kỉ. Chẳng hạn, núi Phú Sĩ phun lần gần đây nhất là năm 1707, tức là cách đây 300 năm. Hơn nữa, người ta lại có kinh nghiệm phòng tránh, có thể dự báo xa hoạt động của núi lửa. Vì vậy, núi lửa không phải là điều đáng sợ đối với người Nhật.

Núi lửa là niềm tự hào. Dáng vẻ hùng dũng của núi lửa thể hiện khí phách của con người. Vẻ đẹp nên thơ của nó có sức hút mãnh liệt, sức gợi cảm sâu sắc đối với con người, nhất là những người mang tâm hồn phương Đông. Ví như với núi Phú Sĩ, ngọn núi cao 3776m, cân đối, khoẻ khoắn vươn mình lên tận trời xanh, hiên ngang trước Thái Bình Dương bao la. Chân núi là rừng thông một màu xanh thẫm huyền bí. Lưng núi, đồi cỏ với màu sáng biếc thanh tao. Đỉnh núi phủ tuyết quanh năm lấp lánh ánh bạc kiêu hùng. Vì vậy, trong bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên Nhật Bản, người ta thường thể hiện mặt trời ở phía đông, cây và hoa anh đào ở cận cảnh và xa xa không thể thiếu được núi Phú Sĩ.

123. Nhật Bản có nhiều động đất như thế nào?

Ai cũng biết Nhật Bản là nước có nhiều động đất. Nhưng nhiều như thế nào?

Nếu tính tất cả các chấn động mà người ta ghi được, thì mỗi năm trên lãnh thổ Nhật Bản có khoảng 3500 lần. Những chấn động đáng kể thì khoảng 1500 lần. Những chấn động lớn có thể gọi là động đất thì có khoảng 500 trận mỗi năm. Nghĩa là trung bình mỗi ngày trên đất Nhật Bản có trung bình 1,5 trận động đất.

Nhưng đừng nghĩ rằng khi ta sang Nhật Bản thì ngày nào ta cũng thấy động đất. Ví dụ, ở Tô – ki –ô mỗi năm chỉ có 40 đến 50 chấn động mà con người có thể cảm nhận được. Phần lớn các trận động đất thường có cường độ thấp, phạm vi ảnh hưởng hẹp. Số trận động đất lớn tương đối ít. Những trận động đất mang tính huỷ diệt thì nhiều thập kỉ mới xảy ra một lần. Trong thế kỉ XX có hai lần động đất lớn mang tính huỷ diệt. Trận động đất năm 1923 ở vùng Can –tô giết chết 140 nghìn người, phá huỷ 8226 ngôi nhà và làm cho 126233 ngôi nhà bị hư hại một phần, 447123 ngôi nhà bị cháy. Trận động đất năm 1995 ở đảo Ai –oa (ngoài khơi Cô – bê) làm cho hơn 6400 người chết, hơn 40 nghìn người bị thương, hơn 250 nghìn ngôi nhà bị phá huỷ hoàn toàn hoặc một phần và hơn 60 nghìn ngôi nhà bị cháy.

Dù sao thì động đất vẫn là hiện tượng tự nhiên mà con người chưa thể chế ngự hay dự đoán xa được. Vì thế, người Nhật từ lâu đã luôn tìm cách sống chung với động đất. Họ có kĩ thuật cao trong việc dự báo và phòng chống tác hại của động đất. Nhà nước đã ban hành Luật Tiêu Chuẩn xây dựng, quy định tiêu chuẩn chống động đất trong xây dựng dân dụng để phòng tránh tác hại cho con người. có thể nói do sống chung với động đất nên Nhật Bản trở thành nước đi đầu trong việc xây dựng những công trình chịu đựng được chấn động mạnh. Họ là tác giả của rất nhiều công trình kiến trúc lớn trên thế giới.

124. Ô – ki –na – oa có gì lạ?

Ô – ki –na – oa, một hòn đảo ở phía đông nam Nhật Bản, nằm giữa biển Đông Trung Quốc và Thái Bình Dương. VFới diện tích 2255km, đây là đảo rộng nhất trong quần đảo Riu-kiu. Hai phần ba diện tích ở miền bắc là núi và rừng. Một phần ba phía nam là đồi; các vùng đất cao lượn sóng là nơi sinh sống của đại bộ phận dân cư. Khí hậu của đảo nóng, ẩm và gió mùa hoạt động mạnh vào mùa hè. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp, đánh cá, nghề rừng, chế biến thực phẩm, dệt may và làm đồ gốm … Căn cứ quân sự của Mĩ và khách du lịch có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Thủ phủ Na-ha là thành phố lớn nhất và là cảng chính trên đảo với dân số hơn 300 nghìn người.

Cho đến thế kỉ XIV, Ô – ki –na vẫn là một vương quốc độc lập. Từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XIX, đảo này thần phục Trung Quốc, và năm 1879 Ô – ki –na – oa bị sáp nhập vào Nhật Bản. Ngày 1-4-1945, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Mĩ đổ bộ lên bờ biển phía tây Ô – ki –na – oa, bằng cách đó thực hiện cuộc đổ bộ lớn nhất trong chiến tranh, và là trận quyết liệt nhất trong chiến dịch Thái Bình Dương. Sau 82 ngày giao tranh, người Nhật hạ vũ khí ở sân bay Ô – ki –na – oa nhanh chóng được sửa chữa để quân Mĩ sử dụng. Ô – ki –na – oa nằm dưới sự kiểm soát của Mĩ từ năm 1945 đến năm 1972, khi nó được trả lại cho Nhật Bản. Theo những điều khoản của hiệp định đình chiến, những chủ đất ở Ô – ki –na – oa phải cho quân động Mĩ thuê đất. Tuy nhiên, tháng 9 năm 1995, vụ cưỡng hiếp một bé gái 12 tuổi của lính Mĩ đã châm ngòi cho làn sóng phản đối sự có mặt của quân đội Mĩ trên đảo này, một số chủ đất đã từ chối việc gia hạn việc cho thuê đất. Vào tháng 4-1996, Hoa Kì đã đồng ý trả lại cho Nhật Bản khoảng 20% đất đai đã bị họ chiếm ở Ô – ki –na – oa, tứ là 4900 hecta, sau thời gian 7 năm.

Dân số của đảo là hơn 1,2 triệu người vào năm 2004. Gần đây, người ta còn phát hiện rằng Ô – ki –na – oa là “ốc đảo” của người già. Với số dân hơn 1 triệu người, trên đảo có tới hơn 400 người già hơn 100 tuổi. Có thể nói đây là nơi hội tụ nhiều điều kiện để nâng cao tuổi thọ như sự trong sạch của môi trường, sự ôn hoà của khí hậu, truyền thống ăn uống và lối sống tĩnh tâm, sâu lắng của truyền thống Nhật còn lưu giữ được.

125. Vì sao già hoá dân số là một trong những điều được quan tâm nhất của Nhật Bản?

Nhật Bản là nước dân số già và đáng già hóa nhanh chóng. Già hóa dân số gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Dân số già làm tăng tỉ lệ người già, giảm tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, làm giảm số trẻ em sinh ra và do đó lại làm dân số càng già hơn nữa.

Dân số già thì tỉ lệ lao động trẻ sẽ ít. Mà tuổi trẻ là lứa tuổi năng động nhất trong dân cư, có khả năng tiếp thu nhanh, sáng tạo, hay thực hiện các ý tưởng mới, một động lực chủ yếu trong xã hội của nền kinh tế tri thức. dân số già và giá hóa nhanh khiến cho Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc cạnh tranh với các cường quốc khác.

Dân số già còn làm tăng tỉ lệ người già. Năm 2005, số người từ 65 tuổi trở lên của Nhật bản đã chiếm 19,2% số dân. Dự báo đến năm 2025, số người này sẽ chiếm 28,2% tổng dân số. Chi phí chăm sóc người già sẽ là gánh nặng đối với nền kinh tế và nó sẽ là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản nói chung.

Tình trạng già hóa dân số hiện đang bị đẩy nhanh do tác động của lối sống Phương Tay, áp lực công việc, học hành. Phụ nữ Nhật Bản lấy chống ngày càng muộn, sinh con muộn và rất nhiều người sống độc thân. Họ say mê với công danh sự nghiệp, với những thành công của cá nhân mà quên đi thiên chức. họ cống hiến nhiều cho việc tăng trưởng GDP trước mắt nhưng lại vô tình góp phần gây ra hậu quả lâu dài cho quốc ia. Theo thống kê hiện nay mức sinh của Nhật Bản chỉ khoảng 1,3 con/pụ nữ.

126. Xã hội Nhật bản hiện nay có những điểm gì nổi bật?

- Dân cư

Nhật Bản có nguồn gốc tương đối thuần nhất về mặt tộc người. Người nhật chiếm trên 90% dân số, còn lại là người Ai – nu (cư dân bản địa) và một số cư dân có nguồn gốc châu Á khác, trong đó đông nhất là người gốc Triều tiên và người Hoa.

Nhật bản là nước đông dân. Vài thập niên gần đây, dân số nhật Bản tăng chậm, nguyên nhân do giảm tỉ suất sinh.

Nhật Bản là quốc gia có nhiều thành phố đông dân. Đến nay, có 11 thành phố trên 11 triệu dân và gần 44% dân số cả nước tập trung ở 3 thành phố lớn là Tô – ki – ô, Ô – xa – ca, na – gô – I – a và các thành phố vệ tinh. Gần đây, dân số tập trung nhiều vào Tô – ki – ô do vai trò ngày càng quan trọng của ngành dịch vụ trong nền kinh tế.

Cơ cấu dân số của Nhật bản thay đổi nhanh chóng trong vài thập niên gần đây, với việc tăng nhanh tỉ lệ người già. Tuổi thọ của người Nhật đứng đầu thế giới. (bình quân năm 2005 là 82 tuổi). Xu hướng già hóa dân số do giảm nhanh tỉ lệ sinh (năm 2005, tỉ lệ này là 1%) đã đặt Nhật bản vào tình trạng thiếu hụt lao động cũng như tăng gánh nặng trong việc nuôi nấng, chăm sóc những người già.

Gia đình

Hiện nay, xu hướng chung của xã hội Nhật Bản là: giảm tỉ suất sinh, giảm quy mô hộ gia đình, gia tăng số hộ độc thân.

Số hộ gia đình có người già tăng nhanh trong thời gian gần đây. Nhiều người suốt đời không lập gia đình sẽ làm tăng số hộ gia đình độc thân.

- mức sống

Mức sống của người Nhật Bản có nhiều thay đổi so với vài thập niên trước do việc sử dụng rộng rãi đồ dùng hiện đại trong cuộc sống hàng ngày.

Mức sống cao đã hình thành ý thức của giai cấp trung lưu trong đại bộ phận người Nhật Bản. nhật Bản là một trong những quốc gia có tỉ lệ hộ gia đình có số dư tiết kiệm cao nhấ so với các quôc gia khác.

- Giáo dục

Mục đích trọng tâm của hệ thống giáo dục là đào tạo ra những công dân có tinh thần tự lực của một quốc gia hòa bình và dân chủ, tôn trọng nhân quyền, yêu chuộng sự thật và hòa bình.

Hệ thống giáo dục được chia thành 5 bậc.: Vườn trẻ (1 – 3 năm), tiểu học (6 năm), Trung học bậc thấp ( 3 năm), Trung học bậc cao (3 năm), Đại học (4 năm) hoặc cao đẳng 92 – 3 năm). Ngoài ra, còn có các lớp nâng cao sau đại học.

Giáo dục phổ cập bắt buộc miễn phí cho tất cả trẻ em từ 6 – 15 tuổi. trong hệ thống giáo dục, ngoài các trường công lập, còn có các trường tư thục ở tất cả các giai đoạn. các trường này có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục vườn trẻ và giáo dục đại học là hai giai đoạn nằm ngoài phạm vi của chế độ giáo dục bắt buộc.

Việc quản lí hệ thống giáo giáo dục phổ thông theo hình thức phi tập trung. Bộ giáo dục chỉ đóng vai trò người điều phối: Ngân sách, các chương trình giảng dạy, bổ nhiệm các chức vụ nhà trường. giám sát hoạt động các trường tiểu học và trung học bậc thấp thuộc các ban giáo dục địa phương.

Về nội dung giáo dục, mỗi trường tổ chức chương trình giảng dạy riêng phù hợp với hệ bài giảng do Bộ giáo dục soạn thảo công bố. Sách giáo khoa do các ban giáo dục địa phương lựa chọn trong số sách được bộ giáo dục cho phép.

Trình độ học vấn đóng vai trò quan trọng trong chế độ thuê mướn nhân công làm việc suốt đời ở Nhật Bản. Để có được việc làm ở những công ti hàng đầu hoặc những cơ quan thuộc những bộ, ngành quan trọng cảu chính phủ có nhiều khả năng thăng tiến, lương cao… phải tốt ngiệp những trường đại học hàng đầu và muốn vậy phải tốt nghiệp các trường phổ thông trung học hàng đầu.

127. Vì sao nhật Bản có số người sống thọ cao nhất thế giới?

Cách đây 40 năm Nhật bản chỉ có 100 người sống tới 100 tuổi. Còn hiện nay nhiều người Nhật có tuổi thọ khá cao, hơn 20 nghìn người trên 100 tuổi. Tuổi thọ trung bình của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới. Có thể đưa ra một số lí do làm tuổi thọ của Nhật bản cao như sau:

1. Ăn kiêng là cách thức quan trọng nhất để sống thọ. Nếu hạn chế hấp thụ ca – lo cholesterol thì con người sẽ bớt bị xơ cứng động mạch (nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tật), không bị béo phì.

2. Chế độ ẩm thực gồm nhiều rau, đậu, cá, hạn chế hấp thụ ca – lo và cholesterol thì con người sẽ bớt xơ cứng động mạch (nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tật), không bị béo phì.

3. Nhật bản có tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ tử vong trẻ em tấp.

128. Đạo Sin – tô là gì?

Đạo Sin – tô (shinto – Tiếng Nhật là “Con đường của thần linh”) là tôn giáo địa phương, có ý tưởng tôn thờ các hiện tượng tự nhiên như cây cỏ, núi son, sấm chớp, mưa gió… Họ tôn thờ tổ tiên và ngôi đền kami, trong đó thân chủ là Thiên chiếu đại thần hay nữ thần Mặt trời A – ma – te – ra – su Ô – mi – ca – mi, vị thần sáng tạo ra nước Nhật.

Nơi thờ phụng các thần cũng rất đa dạng, có thể là các đền miếu ở các điểm dân cư, nhưng cũng có thể là các đền thờ lớn có ý ngĩa quốc gia, chẳng hạn như đến I – a – su – cu – ni.

Khi đạo phật du nhập vào Nhật Bản thì sin – tô bị hòa vào phật giáo và biến thành một loại tôn giáo có chất Phật, nhưng rất riêng. Các đền mang màu sắc chùa và do các vị sư chủ trì.

Khi Nhật hoàng giành quyền cai trị đất nước vào năm 1867, Sin tô trở thành tôn giáo chính thống của quốc gia và được phát triển theo hướng đề cao lòng tự tôn dân tộc, với nhân vật trung tâm được sùng bái là Nhật Hoàng. Hoàng gia là hiện thân của thần linh. Nhật hoàng được coi là sự giáng trần của nữ thần mặt Trời trực tiếp cai trị Nhật bản và dân tộc Nhật là do thần linh tạo r. Một số tài liệu cho rằng chính những cách suy nghĩ như vậy đã đến thảm cảnh của Nhật bản sau này.

Sau chiến tranh, đạo sin – tô không còn vai trò như trước. Nó trở thành một tôn giáo bình thường và cũng chia thành rất nhiều giáo phái khác nhau. Sự quan trọng của nó không phải ở số tín đồ, vì thực ra rất ít người nhận mình chỉ là tín độ Sin – tô. Vai trò của nó thể hiện ở sự ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người dân. Văn hóa nhật thấm màu sin – tô. Vì tất cả những tín đồ Phật Giáo, cơ đốc giáo điều hoài thai từ môi trường Sin – tô giáo.

129. Nhật bản có những môn thể thao truyền thống nào?

Văn hóa Nhật sản sinh ra các môn thể thao của riêng mình. Các môn thể thao này đều mang màu sắc triết lí và phải thực hiện những quy định riêng phù hợp với văn hóa Nhật. Muốn thấy cái hay cái đẹp thì khi thưởng thức hay tham gia, phải đắm mình trong văn hóa xứ anh đào.

Các môn thể thao tiêu biểu: su – mô, ju – đô, ken – đô (đấu kiếm), ki – u – đô (bắn cung).

Su - mô


Su – mô là môn võ có thể coi là cổ nhất của Nhật Bản. Mỗi trận đấu có hai người. các võ sĩ tìm mọi cách để đẩy đối thủ ra khỏi một vòng tròn vạch trên võ đài có đường kính 3,66m được che bằng mái che giống như điện thờ Sin – tô – giáo.

Khả năng thắng trận phụ thuộc nhiều vào khối lượng cơ thể. Vì vậy, các võ sĩ su – mô thường có thân thể đồ sộ, hay như người Việt Nam thường nói là rất béo. Họ có trọng lượng thân thể thường là từ 130 đến hơn 200kg. Kô –ni – si – kin, nhà quán quân số 1 của Nhật bản, một người Nhật gốc ha – oai có thân thể khổng lồ, cân nặng tới 250kg.

Người Nhật thích võ su – mô, một phần vì truyền thống. Nhưng họ cũng thích môn võ này vì các võ sĩ su – mô thể hiện tinh thần Nhật. Đó là sự kiên trì, kì công vượt gian khó để đạt mục tiêu. Rèn luyện để một cơ thể bình thường biến thành một khối đồ sộ như thế, thực là một kì công, là sự hi sinh lớn lao đâu phải ai cũng làm được.

Ju – đô


Đây là môn võ được phát triển từ môn nghệ thuật cổ gọi là Ju – Jut – su. Các võ sĩ dựa vào các kĩ thuật cơ bản gọi là nage – eaze 9Ki4 thuật đứng và quăng, vật), katame – waza (kĩ thuật néo móc) shime – waza (kĩ thuật siết kẹp) và kansetsu – waza (kĩ thuật khóa khớp).

Có thể thấy ju – đô về cơ bản là một môn võ tự vệ trên cơ sở khống chế đối thủ.

Ngày nay, ju – dô đã được chọn là môn thi đấu trong các thế vận hội quốc tế. Mỗi trận đấu thường chỉ kéo dài vài chục giây. Trận đấu coi như kết thúc khi một võ sĩ quật ngã và khống chế được đối thủ. Các đấu thủ được chia thành nhiều hạng cân. Với nam giới, theo các hạng dưới 6kg, dưới 66kg, dưới 73kg, dưới 81kg, dưới 90kg, dưới 100kg trở lên. Đối với nữ, có các hạng dưới 48kg, dưới 52kg, dưới 57kg, dưới 63kg, dưới 70g, dưới 78kg và 78kg trở lên.

Ken – đô (đấu kiếm)

Là môn thể thao có nguồn gốc xa xưa ở Nhật, từ thế kỉ VIII. Nó rất thịnh hành vào thời Hoàng đế mei – ji, trong đó thể hiện kĩ thuật chiến đấu bằng kiếm của các võ sĩ sa – mu – rai. Từ ‘ken”, có nghĩa là hai tay cầm kiếm. Hiện hay ken – đô được hiểu là “đường kiếm”, thực hiện bằng những thanh kiếm tre (shnai) bởi các võ sĩ mang các vật bảo vệ mình. Các thiết bị bao gồm mặt nạ (men), giúp che ngực (do), găng tay (kote), vật bảo vệ hông và bụng (rate)

Ken – đô về cơ bản là môn thể thao để rèn luyện bản lĩnh con người. Trước đây, nó được sử dụng trong các trường học để rèn luyện cho con cháu các quý tộc.

Một thời môn này bị mai một, nhưng gần đây lại được khôi phục

130. Nghệ thuật cắm hoa, chơi sinh vật cảnh của người Nhật Bản có điểm gì đặc sắc?

Thú chơi sinh vật cảnh của Nhật Bản thể hiện sự tinh tế, cầu kì, mang màu sắc triết lí.

Họ tạo ra các giống thực vật cảnh có tốc độ sinh trưởng chậm, sức sống dẻo dai, tạo dáng mất nhiều thời gian nhưng giữ thế lâu dài, ít thay đổi trước hoàn cảnh. Có thể thấy qua những cây cảnh như trà, trúc… Hình ảnh những cây cảnh toát lên vẻ kiên trinh. Khi ngắm cảnh, ta như có cảm giác tĩnh tâm, thoát tục, thư thái trong tâm hồn. Nghệ thuật tạo dáng cây cảnh gọi là Bon – sai.

Với đậng vật cảnh, họ tạo ra những giống (nòi) có những điểm độc đáo nhưng nét chung là sự thưởng thức phải đi kèm với cảm nhận được tính cầu kì, hướng nội. Mỗi sản phẩm thể hiện cá tính của chủ nhân trên cái phông chung là văn hóa nhật. Một số giống tiêu biểu là chó cảnh, gà cảnh …. Có những con gà đuôidài 2m, lại có những con gà mỏ xoắn lại như rau muống chẻ mà chẻ mà ở đó, mỗi centimet đuôi gà dài thêm hay mỗi đoạn xoắn của mỏ con gà đều thấm đậm mồ hôi và thông điệp gửi gắm suy tư, ý tưởng của người chủ.

Nghệ thuật cắm hoa của Nhật gọi chung là I – kê – ba – na (Ikêbana). I - kê -ba - na cũng có nhiều thay đổi trong lịch sử. I - kê -ba – na cổ nhất gọi là Ric – ca (rikka – hoa đứng) trong đó hoa được cắm theo phương thẳng đứng tượng trưng cho núi su – me –gu, ngọn núi huyền thoại của đạo Phạt, tượng trưng cho cả vũ trụ. Sau đó có các kiểu trung gian như Ta-cô-nô-ma (takonoma) – hốc tường, các căn nhà có những hốc tường để cắm hoa hay đặt đồ mĩ nghệ) và na-gây – re (nageire – ném hoa hay quăng hoa, dùng trong các nghi lễ trà, hoa cắm tự nhiên, dùng hoa gì cũng được).

Kiểu cắm hoa I - kê -ba – na hiện đại có tên là Mô-ri-ba-na (moribana), ra đời từ thời Minh Trị. Đây là kiểu cắm hoa tự do mô phỏng một vườn hoa, một khung cảnh tùy ý.

131. Người Nhật có những lễ hội quan trọng nào?

Trong một năm, nhật Bản có rất nhiều lễ hội.

Những ngày lễ chính của người Nhật gồm Obon, một ngày lễ truyền thống giữa mùa hè để tôn vinh tổ tiên và tết năm mới, một dịp để người ta đến viếng thăm thần xã Shinto, thăm viếng họ hàng, bè bạn và tổ chức ăn những món ăn đặc biệt. trong hai dịp lễ này, người Nhật có tục biếu quả để thể hiện sự tôn trọng bổn phận xã hội. trước đây người Nhật ăn tết âm lịch, nhưng ngày nay người ta chuyển dần sang đón tết dương lịch. Khi hoa anh đào Nhật Bản trổ hoa báo mùa xuân đến, người ta tổ chức những cuộc dạo chơi truyền thống dưới hoa, cũng có thể gọi là Hội hoa anh đào. Hội hoa anh đào tổ chức theo các thời gian khác nhau trên đất nước. Ngày 5 tháng 5 người Nhật tổ chức ngày lễ trẻ em trai, khi đó các gia đình có con trai treo những con cá chép khổng lồ (biểu tượng của sự thành đạt) làm bằng vải mỏng hay giấy trên mái nhà mình. Ngày 3 tháng 3 là ngày lễ ch trẻ em gái, hay còn gọi là lễ búp bê. Ngày 15 tháng giêng là ngày người cao tuổi là ngày 15 tháng 9. Ngày sinh của hoàng đế cũng là ngày quốc lễ. Tuần lễ vàng là khoảng thời gian cuối tháng tư đầu tháng 5. khi đó nhiều người Nhật thích đi du lịch và tham gia các hoạt động giải trí.

132. Cho biết một số nét sơ lược về hai thành phố bị ném bom nguyên tử ở Nhật Bản?

Đó là thành phố na-ga-xa-ki và thành phố hi-rô-si-ma, là thủ phủ quận hi –rô-i-ma

H-rô-si-ma nằm trên 6 hòn đảo ở cửa sông ô-ta trên bờ vịnh Hi-rô-si-ma, là thủ phủ quận Hi-rô-si-ma và là thành phố lớn nhất của vùng Chu-gô-cu, vùng tận cùng phái nam đảo hôn –su.

Thành phố này ra đời vào cuối thế kỉ XVI và phát triển thành một trung tâm quân sự trong thời phân biệt. Ngày 6-8-1945, Mĩ đẽ mém quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố này, hủy diệt cả một vùng có diện tích 10km2, giết chết ngay 60 – 70 nghìn người và gây ra cái chết thương tâm cho nhiều thế hệ sau đó.

Hiện nay thành phố đã được xây dựng lại rất hiện đại với dân số khoảng 1,2 triệu người. Một trong những địa điểm đáng chú ý ở thành phố này là Công viên Hòa bình )Peace Menorial park) được xây dựng chính ở nơi bị ném bom trước đây.

Na-ga-xa-ki thành phố thủ phủ quận na-ga-xa-ki, nằm ở đỉnh của vịnh na-ga-xa-ki, thuộc miền tây đảo Kin-xiu.

Ba ngày sau khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, ngày 9 tháng 8 năm 1945 đến lượt Na-ga-xa-ki bị hủy diệt bằng bom nguyên tử. Có khoảng 40 nghìn người chết ngay sau vụ nổ và nhiều người chết dần sau đó.

Ngày nay, thành phố này là cửa ngõ phía nam của Nhật bản với dân số hơn 400 nghìn người. người ta đã xây dựng đài tưởng niệm sự kiện bi thảm tại chính nơi trái bom nguyên tử đã rơi xuống ngày 9 tháng 8 năm 1945.

133. Vì sao nền kinh tế Nhật bản những năm 90 của thế kỉ XX lại suy thoái?

Sau giai đoạn phát triển kinh tế thần kì, kinh tế Nhật bản bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm, rồi suy thoái trầm trọng vào thập niên 90. Từ chỗ là tấm gương sáng, Nhật Bản trở thành mối quan tâm sâu sắc của thế giới. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, nhưng chung quy có thể tóm tắt như sau:

+ những thuận lợi trong môi trường quốc tế không còn. Chiến tranh lạnh chấm dứt. Các đồng minh, trước hết là Hoa kì trở thành đối thủ cạnh tranh không khoan nhượng đới với Nhật bản, luôn xảy ra các cuộc chiến tranh thương mại nhằm hạn chế hàng xuất khẩu của Nhật Bản. Các nước đang phát triển ở Đông à, nhất là các lãnh thổ công nghiệp mới, trước đây là thị trường và nơi cung cấp nguyên liệu rẻ thì nay trở thành đối thủ cạnh tranh với Nhật Bản không chỉ trên thị trường Đông Á mà ở khắp nơi trên thế giới.

+ Một số phẩm chất của dân cư Nhật Bản, chẳng hạn như tính cần cù lao động, tiết kiệm trong chi tiêu cho cuộc sống, sự trung thành và ưa thích ổn định trong công việc… trước đây là động lực thúc đẩy kinh tế thì nay đã trở thành lực cản. Sự tiết kiệm chi tiêu làm cho thị trường khó mở rộng. Sự ưa thích ổn định khiến người ta ít chú ý nâng cao khả năng cá nhân…

+ Mô hình quản lí nền kinh tế, quản lí sản xuất trong xí nghiệp của Nhật Bản không còn phù hợp. Mô hình vĩ mô trong đó nhà nước quản lí nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng trở lên xơ cứng kém hiệu quả. Nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàn. Mô hình quản lí xí nghiệp với việc bảo đảm công ăn việc làm suốt đời cho công nhân đã làm tăng các chi phí sản xuất, hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

+ việc phát triển không hài hòa giữa nghiên cứu khoa học cơ bản và lĩnh vực ứng dụng đến nay đã làm cho Nhật Bản tụt hậu về công nghệ. Những lĩnh vực đỉnh cao, nhất là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin, Nhật Bản đã thụt lùi quá xa so với Hoa kì.

+ Việc liên kết giữa các tập đoàn Nhật Bản để bảo vệ thị trường nội địa, ngăn cản các luồng đầu tư và hàng hóa từ bên ngoài đã biến Nhật bản thành một cái ao tù, thiếu sinh khí.

+ Sự điều chỉnh của Nhà nước chậm chạp và thiếu hiệu quả, nhất là trong các chinh sách về tài chính hay chính sách tư nhân hóa….

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Á cũng làm trầm trọng và kéo dài thêm tình trạng suy thoái của Nhật.

134. Bạn hiểu gì về “bong bóng” kinh tế Nhật Bản?

Kinh tế “bong bóng” (lấy hình tượng bong bóng xà phòng) là hiện tượng nền kinh tế tăng trưởng bùng phát không dựa trên những cơ sở vững chắc nên mau chóng đổ vỡ.

Diễn biến “bong bóng” kinh tế Nhật Bản có thể tóm tắt như sau:

- Cuối những năm 80, đồng yên tăng giá, xuất khẩu bị giảm sút, chính phủ Nhật Bản lãi xuất ngân hàng để kích thích đầu tư vào kinh tế.

- Đầu tư vào kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng vọt, đồng thời giá cả tăng lên, nhất là bất động sản và giá cổ phiếu, có loại tăng nhiều lần chỉ trong một thời gian ngắn. giá cả tăng, vượt quá xa giá trị thực của hàng hóa, dẫn đến nguy cơ gây rối loạn nền kinh tế.

- Để hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, chính phủ tăng lãi suất suất ngân hàng. Giá cổ phiếu và bất động sản giảm sút, thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ đổ bể, nhiều doanh nghiệp phá sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm thảm hại, thậm chí xuống tới số âm. Bong bóng vỡ.

135. Nhật bản hiện nay có nền kinh tế đứng thứ mấy thế giới?

Xét về quy mô kinh tế:

- Nếu tính thu nhập theo giá thực tế, thì GDP của nhật Bản hiện nay khoảng 5000 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới, bằng 40% Hoa Kì, tương đương với tổng GDP của 2 nước Trung Quốc và CHLB Đức.

- Nếu tính theo sức mua đồng tiền, thì GDP của Nhật lùi xuống hàng thứ 3, chỉ khoảng hơn ¼ Hoa kì, hơn 60 – 70% Trung Quốc. lí do là giá cả ở Nhật Bản rất cao. Hàng hóa dịch vụ đắt đỏ, nên sức mua của đồng tiền thấp.

136. Người Việt Nam ta hay lấy thu nhập bằng đô la theo giá thực tế của nước ngoài so với ta và thấy rằng các nước ngoài rất giàu, còn ta thì quá nghèo. Có có nhiều người đã hiểu về khái niệm thu nhập theo sức mua, nhưng nhìn chung khi so sánh vẫn hay dựa vào giá trị thực tế để phát triển tư duy theo hướng cường điệu hóa sự giàu có của các nước giàu và sự nghèo khó của các nước nghèo. Thực ra, chênh lệch giữa các nước này không quá cao như chúng ta thường nghĩ.

Chẳng hạn như nước Nhật, nếu theo giá thực tế, thì thu nhập của người Nhật năm 2002 là hơn 32 nghìn đô la Mĩ, nhưng thu nhập tính theo sức mua tương đương thì chỉ còn hơn 26 nghìn. Nghĩa là sức mua của 1 USD ở Nhật Bản chỉ bằng khoảng 0,8 USD ở Hoa Kì hay dưới 0,2 USD ở nước ta. Vì vậy hiện nay, nếu dựa vào thu nhập theo giá thực tế thì người Nhật thu nhập cao gấp 60 – 70 lần người Việt Nam. Nhưng theo IMF, năm 2005, thu nhập theo sức mua tương đương của Nhật Bản là 30615 USD thì của Việt Nam là 3025 USD. Như thế nếu tính thu nhập theo sức mua của đồng tiền thì người Nhật chỉ có mức thu nhập bình quân cao hơn nước ta khoảng 10 lần.

137. Công nghiệp hàng không, vũ trụ của Nhật bản phát triển như thế nào?

Nhật bản là cường quốc về hàng không, vũ trụ.

Về công nghiệp hàng không, nhật bản là nước sản xuất các linh kiện cho các hãng hàng không ở Hoa Kì và Tây Âu. Nhật Bản cũng sản xuất một số loại máy bay chiến đấu trang bị cho quân đội của mình.

Công nghiệp vũ trụ của Nhật Bản phát triển rất mạnh.

Từ lâu, Nhật đã phóng thành công các vệ tinh vào vũ trụ. Các vệ tinh này thường là các vệ tinh phục vụ mục đích dân sự. Gần đây, do tình hình thế giới có biến động, trong điều kiện CHDC nhân dân triều tiên đẩy mạnh công nghiệp quân sự, trong đó có việc sản xuất acc1 tên lửa tầm xa và thử thành công vụ nổ hạt nhân, Nhật Bản bắt đầu phóng nhiều ve65tinh do thám lên Vũ Trụ. Các vệ tinh của họ cũng kiểm soát mặt đất của tất cả các nước mà họ quan tâm và chúng có thể phát hiện các vật dưới mặt đất có kích thước từ 1 m trở lên.

138. Ở Nhật Bản, thủy điện hay nhiệt điện đóng vai trò chủ yếu?

Ở Nhật Bản, lượng mưa lớn cộng với địa hình sướn núi dốc được tận dụng, các nhà máy điện cỡ nhỏ lần lượt ra đời trong cả nước. tuy nhiên, cho đến tận thế kỉ XX các nhà máy thủy điện cỡ lớn sử dụng các con đập mới được bắt đầu xây dựng, chủ yếu phân bố ở vùng thượng nguồn – vùng núi Chu –Bu.

Những điều kiện thuận lợi về thiên nhiên bị hạn chế bởi sự thay đổi dòng chảy theo mùa và rất ít mưa ở đại bộ phận Thái Bình Dương vào mùa đông. Vì vậy, cần phải xây dựng các nhà máy nhiệt điện bên cạnh thuỷ điện để bổ sung điện năng khi cần. Tuy nhiên, cho đến tận chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Nhật Bản vẫn duy trì chính sách lấy thuỷ điện làm trọng yếu, sau đó mới tới nhiệt điện, với tỉ trọng vào khoảng từ 8:2 đến 7:3.

Sau chiến tranh, người ta áp dụng một số chương trình rộng khắp nhằm phát triển nguồn thuỷ điện như đắp các đập lớn (chẳng hạn đập Sa – ku – ma), xây dựng hồ chứa, xây dựng các nhà máy thuỷ điện công suất lớn. Nhưng nhu cầu về điện tăng quá nhanh, nên cùng lúc phải xây thêm các nhà máy nhiệt điện. Cho tới năm 1961, thuỷ điện và nhiệt điện cung cấp 50% mỗi loại cho sản lượng điện trong nước, sau đó nhiệt điện chiếm vị trí hàng đầu còn thuỷ điện ngày càng tụt hậu. Ngày nay, thuỷ điện chiếm khoảng 20% tổng sản lượng điện cả nước.

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, nhiệt điện phát triển dựa vào nhiên liệu là than đá. Sau Chiến tranh đến nay, nhiệt điện phát triển trên cơ sở nhiên liệu là dầu lửa. Có ba nguồn nhiên liệu chính được sử dụng trong sản xuất điện: khí đốt hoá lỏng, dầu nặng và dầu thô.

(theo “Tìm hiểu Nhật Bản”, Hội thông tin giáo dục quốc tế, Nhật Bản, NXB Văn hoá – Thông tin. 2001).

139. Ngành đóng tàu của Nhật Bản hiện nay phát triển ra sao?

Nhật Bản từng là cường quốc số 1 thế giới về đóng tàu. Những năm gần đây, họ có xu hướng chuyển giao công nghệ ra nước ngoài và chú ý nhiều hơn những lĩnh vực thuộc về đỉnh cao công nghệ. Hiện tại, Nhật Bản vẫn đứng hàng đầu về sản lượng đóng tàu (khoảng 8 triệu tấn trọng tải, chiếm hơn 30% sản lượng thế giới – chỉ sau Hàn Quốc). Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn đứng đầu thế giới về các loại tàu chở dầu có tải trọng lớn tới hàng trăm nghìn tấn, các boong – ke chứa dầu phục vụ cho các giàn khoan trên biển. Họ cũng nổi tiếng trong việc sản xuất các tàu chở khách tiện nghi cao cấp.

140. Nhật Bản có phải là cường quốc sản xuất đồng hồ không ?

Nhật Bản là nhà sản xuất đồng hồ hàng đầu thế giới. Tuy hiện nay, sản lượng đồng hồ điện tử của nhiều nước, nhất là khu vực Trung Hoa tăng vọt, nhưng đồng hồ Nhật vẫn có ưu điểm nổi trội với các sản phẩm đủ loại, đáp ứng nhu cầu của mọi loại khách hàng, theo kiểu “thượng vàng hạ cám”. Có thể có những chiếc đồng hồ có giá 5-6 nghìn USD, nhưng cũng có những chiếc đồng hồ chưa đến 1 USD mà khi hết pin thì người ta băn khoăn không biết nên thay pin hay bỏ luôn đồng hồ. Hơn nữa Nhật Bản vẫn là nước cung cấp linh kiện chủ yếu cho các hãng sản xuất đồng hồ của nhiều nước trong khu vực, kể cả Trung Quốc.

141. Cho biết một số nét về tập đoàn kinh tế Tô – y – ô – ta và Mit – su – bi –si của Nhật Bản.

Công ti Tô-y-ô-ta Mô-tô có trụ sở tại thành phố Tô-ky-ô-ta Nhật Bản. Công ti này nổi tiếng trong việc sản xuất ô tô, nhưng cũng sản xuất máy kéo, xe buýt, cần cẩu và các phương tiện vận tải khác.

Tô-y-ô-ta Mô-tô được thành lập vào năm 1933 bởi Ki-i-chi-rô Tô-y-ô-da sau khi ông đi thăm các nhà máy sản xuất ô tô của Hoa Kì. Ông đặt tên công ti của mình là Tô-y-ô-da Au-tô-ma-tic Lum Uôc (Toyoa Automatic Loom Works, Ltd). Lúc đầu công ti sản xuất các xe tải chạy dầu và cho chạy thử chiếc xe đầu tiên vào năm 1935. Năm 1937, Tô-yô-da thành lập công ti Tô-y-ô-ta Mô-tô.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Tô-y-ô-ta sản xuất xe cho quân đội. Sau chiến tranh, Tô-y-ô-ta sản xuất xe hơi cá nhân. Chiếc xe đầu tiên được bán vào năm 1947 nhưng đến năm 1949 công ti bị vỡ nợ.

Trước tình hình đó, Tô-y-ô-ta thay đổi người lãnh đạo công ti. Những lãnh đạo mới là Ei-ji Tô-y-ô-đa và Sôi – chi Sai –tô bắt đầu đầu tư phương tiện hiện đại để sả xuất các loại ô tô chất lượng cao hơn. Vào những năm 1950, Tô-y-ô-ta giới thiệu một loại xe mới, bao gồm Land Cruiser năm 19*51, Crown năm 1955 và Corona năm 1957.

Những năm 60, Công ti này tiếp tục mở rộng sản xuất và cho ra đời các loại xe có tiếng vang lẫy lừng trên thế giới. Toyota Corolla ra đời vào năm 1966, trở nên cực kì phổ biến ở Nhật Bản và các nơi khác. Sau đó dòng xe Celica ra đời năm 1970, tercel năm 1978 và camry năm 1980, đều trở thành những kiểu xe phổ biến. Từ năm 1970, Tô-y-ô-ta trở thành một trong bốn nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới.

Năm 1980, Nhật Bản sản xuất nhiều ô tô hơn Hoa Kì, và Tô-y-ô-ta chỉ đứng sau công ti giê-nê-rơn Mô-tô (GM) về sản lượng. Năm 1982, Tô-y-ô-ta đổi tên thành tập đoàn Tô-y-ô-ta Mô –tô (Toyota Motor Corporation). Năm 1984, Tô-y-ô-ta cùng với GM xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô ở Le-xinh-tơn, bang Ken-tớc-ki. Trong 10 năm sau đó, Tô-y-ô-ta đã đầu tư 6,5 tỉ đô la Mĩ vào các nhà máy sản xuất ô tô ở Bắc Mĩ.

Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, Tô-y-ô-ta chuyển trọng tâm sang sản xuất các loại xe giá cao, bao gồm một dòng xe rất thành công là Lexus. Năm 1997, Tô-y-ô-ta trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên sản xuất số lượng lớn xe ô tô sử dụng kết hợp điện và khí ga. Xe Toyota Prius đồng thời sử dụng có hiệu quả năng lượng xăng dầu truyền thống và giảm thiểu đến mức khó ngờ các chất thải độc hại. Toyota đã bán 30 nghìn chiếc ôtô thuộc dòng lai này ở Nhật bản trong thời gian từ năm 1997 đến năm 1999. Prius được tiêu thụ ở Bắc Mĩ vào đầu thế kỉ XXI.

Tập đoàn Mit-su-bi-si (Mitsubishi Group)

Mit-su-bi-si – tập đoàn các công ti công nghiệp Nhật Bản là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Tập đoàn Mit-su-bi-si là một kei-ret-su, một tập đoàn gồm nhiều công ti liên kết với nhau, trong đó các công ti độc lập về mặt pháp lí nhưng có nhiều quan hệ chồng chéo và dành cho nhau những quan hệ kinh doanh riêng. Mit-su-bi-si theo tiếng Nhật là ba viên kim cương.

Các thành viên lớn nhất của Mit-su-bi-si là Công ti Mit-su-bi-si (Mitsubishi Corporatio), Công ti công nghiệp nặng Mit-su-bi-si 9Mitsubishi heavy Industries, Ltd), Công ti Mit-su-bi-si Mô-tô (Mitsubishi Motors Corporation) và Công ti điện lực Mit-su-bi-si (Mitsubishi Electric Corporation). Công ti Mit-su-bi-si hoạt động trong rất nhiều ngành công nghiệp: viễn thông, hàng không, vũ trụ, xăng dầu, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, dệt và may mặc. Công ti công nghiệp nặng Mit-su-bi-si sản xuất rất nhiều sản phẩm của công nghiệp chế tạo, bao gồm tàu biển, sản phẩm thép, máy động lực, máy giao thông, máy in, máy bay, tên lửa, ngư lôi, và các hệ thống làm lạnh và điều hoà nhiệt độ. Mit-su-bi-si Mô –tô, một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Nhật bản, sản xuất xe du lịch, máy kéo, xe buýt và nhiều loại xe tải khác. Công ti điện lực Mit-su-bi-si sản xuất ra một khối lượng khổng lồ các loại sản phẩm điện, bao gồm máy tính và các thiết bị ngoại vi, ti vi, máy quay videocassette, dụng cụ làm bếp, các hệ thống màn hình rộng và các thiết bị bán dẫn. Công ti điện lực Mit-su-bi-si cũng chế tạo vệ tinh nhân tạo, ra-đa và các hệ thống dẫn đường, máy phát điện, xe lửa điện và rô-bốt công nghiệp. Các công ti nổi tiếng khác của tập đoàn Mit-su-bi-si là ngân hàng Mit-su-bi-si, một trong những ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản; Nikon Corporation, một nhà sản xuất máy quay ca-me-ra và các dụng cụ quang học; công ti Ki-rin Bre-vơ-ri, một nhà sản xuất bia lớn nhất Nhật Bản.

Mit-su-bi-si được manh nha hình thành từ năm 1870, khi ông I-a-ta-rô i-oa-xa-ki (Yataro Iwasaki) thuê ba chiếc tàu để thành lập công ti tàu biển gọi là Tsu-cô-mô Sô-cai. Năm 1875, công ti nà đổi tên thành công ti hàng hải Mit-su-bi-si Mail (Mitsubishi Mail Steamship). Trong những năm 1880, I-oa-xa-ki đa dạng hoá công ti bằng việc mua các mỏ than và thuê một xưởng để đóng tàu. Trong những năm 1920 và 1930, công ti này mở rộng sang một số ngành công nghiệp khác như hoá dầu, năng lượng. Vào đầu những năm 1940 trở thành một tập đoàn kinh tế lớn nhất Nhật bản.

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Mit-su-bi-si chế tạo máy bay, tàu biển và chất nổ cho quân đội Nhật. Sau chiến tranh, quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản ra lệnh giải tán Mit-su-bi-si và các tập đoàn kinh tế khác của Nhật bản. Khi lính Mĩ rút đi, chính phủ Nhật khuyến khích các cnglomerates hợp nhất lại. Năm 1964, ba công ti lớn nhất của Mit-su-bi-si khôi phục lại dưới tên gọi Công ti Công nghiệp nặng Mit-su-bi-si (Mitsubishi Heavy Industries, Ltd). Năm 1970, Công ti công nghiệp nặng Mit-su-bi-si chuyển bộ phận sản xuất xe ca thành một công ti phụ thuộc gọi là Mit-su-bi-si Mô-tô. Một năm sau công ti Crai-lơ (Chrysler) mua 15% Mit-su-bi-si Mô-tô, và bắt đầu mối quan hệ theo chiều dọc giữa hai công ti này. Chẳng hạn, vào năm 1970, Crai-lơ tiêu thụ tại Hoa Kì các loại xe Dodge Colt và Plymouth Arrow do Mit-su-bi-si sản xuất.

Từ năm 1982, Mit-su-bi-si Mô-tô bắt đầu xuất hiện trên thị trường ôtô ở Hoa Kì dưới tên gọi của chính mìn. Ba năm sau Mit-su-bi-si và Crai-lơ thành lập một công ti kinh doanh ở Hoa Kì tên là Di-a-môn Sta Mô-tô (Diamond –star Motors), một công ti sản xuất nhiều loại xe ca như Laser, Eclipse, Eagle talon, Mirage, and Galant. Năm 1991 Mit-su-bi-si mua cổ phần của Crai-lơ trong Đi-a-môn Sta.

142. Tại sao ở Nhật Bản, ngêê2 nông là nghề phụ?

Vào khoảng năm 1950, có 50% số hộ nông dân Nhật Bản chỉ trông vào tu nhập từ nông nghiệp; 28,4% số hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp và có hêm một số việc khác; số còn lại 21,6% trông vào nghề khác và có làm thêm nông nghiệp. Đến năm 1997, tỉ lệ này lần lượt là 16,9%, 16% và 67,1%. Hầu hết nông dân coi nông nghiệp là nghề phụ.

Nguyên nhân chính của những thay đổi đó là do đất nông nghiệp còn rất ít cho các hộ nông dân (trung bình 1,3ha), do làm nông nghiệp thuần tuý không đủ sống và một phần do nhu cầu về sức lao động giảm đi vì cơ giới hoá.

Xu hướng này được cho là sẽ còn tiếp tục với dân số làm nông nghiệp giảm xuống còn 5% và nghề nông ngày càng đóng vai trò thứ yếu.

(Theo Tìm hiểu Nhật Bản, Hội thông tin giáo dục quốc tế, Nhật Bản. NXB Văn hoá Thông tin, 2001).

143. Tại sao sản lượng lúa của Nhật Bản hiện nay giảm so với trước đây?

- Diện tích đất canh tác của Nhật Bản vốn đã ít, lại bị thu hẹp do bị chuyển mục đích sử dụng (nhu cầu mở mang đô thị, đường giao thông, khu công nghiệp …)

- Người Nhật chuyển dần sang “kiểu ăn Âu” từ những năm 60, nên mức tiêu thụ gạo trên đầu người giảm gần một nửa so với trước chiến tranh và cung đã vượt cầu. Do vậy, từ những năm 70, Chính phủ đã áp dụng chính sách cắt giảm trồng lúa và cố gắng duy trì cán cân cung cầu.

- Việc sản xuất lúa gạo trong nước đứng trước thách thức to lớn khi áp dụng chính sách tự do nhập khẩu gạo. Trong khi đó, nhập khẩu lúa mì vẫn tiếp tục tăng và vượt trên 6 triệu tấn/năm.

Mặc dù Nhật Bản đảm bảo tự cấp 29% ngũ cốc, nhưng tỉ lệ lúa mì tự cấp (1966) chỉ đạt 7,0%.

(Theo Tìm hiểu Nhật Bản, Hội thông tin giáo dục quốc tế, Nhật Bản. NXB Văn hoá Thông tin, 2001).

144. Vì sao Nhật Bản lại bảo hộ cho nông dân nhiều hơn các nước khác?

Các nước phát triển đều có chính sách bảo hộ cho nông dân vì họ giàu, nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản của xã hội, nhưng lại là lĩnh vực kém năng động nhất và dân số nông nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Riêng ở Nhật Bản, sự bảo hộ của Nhà nước còn nặng nề hơn vì các lý do sau:

- Đất nông nghiệp ít, quy mô sản xuất nhỏ, điều kiện sản xuất khó khăn nên kém sức cạnh tranh trên thị trường.

- Lí do chính trị có lẽ quang trọng hơn. Ở Nhật Bản từ lâu duy trì hình thức bầu cử theo vùng, mỗi vùng khống chế một số phiếu bầu nhất định. Do trong quá trình đô thị hoá, đa số dân cư đã chuyển ra các đô thị lớn nên số dân sống trong các vùng nông nghiệp còn rất ít. Vì vậy, mỗi phiếu bầu của một nông dân có giá trị gấp nhiều lần phiếu bầu của dân đô thị, hay nói cách khác họ chính là các đại cử trị. Thái độ của người nông dân có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà chính trị. Lấy lòng các cử tri lớn là việc đương nhiên của các nhà chính trị.

145. Vì sao nói nông nghiệp của Nhật Bản là sản xuất nhỏ?

Nông nghiệp của Nhật Bản mang tính chất nền sản xuất nhỏ thể hiện trong việc tổ chức nền sản xuất.

Đây là nền sản xuất mang tính cá thể, chủ thể sản xuất là các hộ gia đình.

Quy mô đất đai sản xuất của các nông hộ thường rất nhỏ bé, trung bình chỉ khoảng dưới 1,5ha, chưa bằng 1% đất đai của các trang trại Hoa Kì hay 5-6% đất đai của các chủ trại châu Âu.

Lao động trong nông nghiệp là lao động mang tính truyền thống, tuy máy móc hiện đại nhưng lao động gia đình hầu như làm tất cả các công việc, như người ta nói là từ A đến Z.

Mặc dù Nhà nước đã hỗ trợ tới 3/4 thu nhập cho nông dân nhưng nông dân vẫn thiếu việc làm, nông nghiệp vẫn kém hấp dẫn và những người nông dân trẻ tuổi vẫn có xu hướng li nông.

Tíh chất nền nông nghiệp Nhật Bản mang dáng dấp tổ chức nông nghiệp của các nước đang phát triển.

Ngoài ra cũng có thể nói sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản là nền sản xuất có quy mô nhỏ. Sản lượng các loại nông phẩm đều tương đối thấp. Vì chỉ đáp ứng được hơn 60% nhu cầu nông phẩm trong nước, nên Nhật Bản cũng là thị trường nhập khẩu nhiều nông phẩm, nhất là thực phẩm.


MỘT SỐ NÔNG PHẨM CỦA NHẬT BẢN, NĂM 2005

Sản phẩm Chỉ tiêu

Số lượng

Sản phẩm

Đơn vị

Số lượng

Lúa mì

Diện tích

(nghìn ha)



215



Nghìn con

4401

Sản lượng

(nghìn tấn)



850

Thịt bò

Nghìn tấn

500

Lúa gạo

Diện tích

(nghìn ha)



1680

Lợn

Nghìn con

9600

Sản lượng

(nghìn tấn)



10989

Thịt lợn

Nghìn tấn

1250

Ngô

Diện tích

(nghìn ha)



60

Cừu

Nghìn con

11

Sản lượng

(nghìn tấn)



150



Nghìn con

34

Lúa mạch

Diện tích

(nghìn ha)



60

Thị gà

Nghìn tấn

1240

Sản lượng

(nghìn tấn)



190

Thịt tổng hợp

Nghìn tấn

300










Sữa tổng hợp

Nghìn tấn

8.255

Каталог: data -> news -> 2013
2013 -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
2013 -> Trung tâm công tác xã HỘi thanh niên tp tp. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2013 danh sách tình nguyện viêN
2013 -> BÁo cáo hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi tháng 3/2013
2013 -> LỊch làm việc của ban thưỜng vụ thành đOÀN
2013 -> Số: 162/tm-đTN
2013 -> Của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
2013 -> TIẾng mõ nam lâN
2013 -> THÔng báo về việc triển khai thực hiện các nội dung trong
2013 -> THÔng báo huy động lực lượng tham gia Hội trại truyền thống “Tiếng mõ Nam Lân” năm 2013
2013 -> TỰ HỌc tự RÉn tháng 10 Câu So sánh cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng và luận cương chính trị tháng 10/1930? Nêu nguyên nhân sự khác nhau?

tải về 325.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương