TỰ HỌc tự RÉn tháng 10 Câu So sánh cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng và luận cương chính trị tháng 10/1930? Nêu nguyên nhân sự khác nhau?



tải về 38.27 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích38.27 Kb.
#12871
TỰ HỌC TỰ RÉN THÁNG 10

Câu 1. So sánh cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng và luận cương chính trị tháng 10/1930? Nêu nguyên nhân sự khác nhau?

Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng bao gồm chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do NAQ soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua.

Luận cương chính trị tháng 10 -1930 do Đồng chí Trần Phú khởi thảo, Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành TW Đảng đã phê phán cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng; coi nhẹ đấu tranh giai cấp và phạm phải những sai lầm nguy hiểm về chính trị. từ đó quyết định thủ tiêu chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt, đồng thời thông qua luận cương chính trị 10-1930.

Giữa hai cương lĩnh trên có những điểm giống nhau và khác nhau cụ thể, như sau:



* Về phương hướng chiến lược cách mạng:

Cả hai cương lĩnh đều khẳng định: hoàn thành các nhiệm vụ giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân rồi tiếp tục tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Cương lĩnh đầu tiên viêt: Làm tư sản dân quyền cách mạng với hai nhiệm vụ: phản đế và điền địa, rồi tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.

* Về nhiệm vục cách mạng:

cương lĩnh đầu tiên xác định nhiều nhiệm vụ cụ thể:



Về chính trị lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa Đế quốc làm cho nước VN hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do xây dựng chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông.

Về kinh tế: Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và tay sai để biến thành của công và chia cho dân cày nghèo; Tịch thu những sản nghiệp của bọn tư bản đế quốc, giao cho chính phủ công nông binh, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân nghèo.

Về xã hội, văn hoá: Thực hiện tự do, tổ chức, nam nữ bình quyền, thi hành chế độ giáo dục phổ thông, thi hành luật lao động ngày làm 8h

Những nhiệm vụ trên đây bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống Đế quốc và chống Phong kiến nhưng nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.

 Luận cương tháng 10-1930 xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là chống đế quốc và chống phong kiến, hai nhiệm vụ đó có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, luận cương không đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mà đặt hai nhiệm vụ đó ngang hàng nhau, thậm chí có chỗ luận cương lại nhấn mạnh nhiệm vụ ruộng đất: “vấn đề thổ địa là cái cốt của cuộc cách mạng tư sản dân quyền”.

Như vậy, giữa hai cương lĩnh cách mạng có sự khác nhau trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.



* Về lực lượng cách mạng

- Cương lĩnh đầu tiên của Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận công nhân, tập hợp đại bộ phận nông dân, ra sức lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông, tranh thủ hoặc ít nhất là trung lập phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản VN mà chưa đặt ra mặt phản cách mạng. Những bọn đã rõ mặt phản cách mạng như Đảng lập hiến thì phải đánh đổ. Trong khi liên lạc với các giai cấp, Đảng phải hết sức thận trọng, không bao giờ hi sinh quyền lợi của công nông mà đi vào đường lối thoả hiệp.

Việc tập trung lực lượng trên đây bao gồm cả dân tộc phản ánh tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh.

- Luận cương tháng 10 -1930 hết sức nhấn mạnh vai trò của công nhân và nông dân, giai cấp công nhân và nông dân là những động lực của cách mạng. Tuy nhiên, luận cương không chủ trương tập hợp các giai cấp và tầng lớp khác trong dân tộc, không thấy được khả năng cách mạng của tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc của tư sản dân tộc, khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận trung tiểu địa chủ đi theo cách mạng.

 Đây chính là một trong những điểm hạn chế của luận cương tháng 10-1930, đồng thời cũng là điểm khác nhau so với luận cương cách mạng đầu tiên của Đảng.

* Lãnh đạo cách mạng

Giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản đi theo chủ nghĩa Mác Lênin



* Vị trí cách mạng

Hai luận cương đều xác định: cách mạng VN, Cách mạng Đông Dương là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

Đều khẳng định con đường cách mạng bạo lực, sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để đập tan chính quyền đế quốc và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng.

Nguyên nhân khác nhau:

- Do khác nhau về mặt nhận thức, yêu cầu thực tiễn của cách mạng thuộc địa. Cương lĩnh đầu tiên thấy được mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc, thấy được nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng thuộc địa là chống đế quốc giành độc lập dân tộc. Luận cương tháng 10 thấy được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nhưng chưa thấy được mâu thuẫn chủ yếu và do vậy không thấy được nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng thuộc địa.

- Luận cương tháng 10 chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tả khuynh, nhấn mạnh một chiều đấu tranh giai cấp, đó là khuynh hướng chính trị giáo điều đang tồn tại trong quốc tế cộng sản và một số Đảng anh em lúc đó còn cương lĩnh đầu tiên của Đảng thể hiện rõ nét tinh thần độc lập tự chủ, vận dụng lý luận một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở thuộc địa, kết hợp nhuần nhuyễn các vấn đề dân tộc và giai cấp.

- Về sau trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã từng bước khắc phục hạn chế của luận cương 10-1930, hoạt động qua những điểm đúng đắn trong cương lĩnh cách mạng đầu tiên, kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất và chủ trương tập hợp lực lượng cả dân tộc nhờ đó Đảng đã đưa cách mạng tháng 8 đi đến thành công.


Câu 2. Tóm tắt những sự kiện chủ yếu 39-41 và ảnh hưởng của nó với VN.

1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan

3-9-1939 Anh, Pháp tuyên chiến với Đức

Đức lần lượt chiếm nhiều nước châu Âu

6-1940 Đức chiếm Pháp, chính phủ Degaulle bỏ chạy, chính phủ phản động Pêtain lên cầm quyền.

Thực hiện kế hoạch sư tử biển Đức giả vờ chuẩn bị đánh Anh rồi bất ngờ chuyển hướng tiến công chiếm các nước Đông Âu và Nam Âu.

6-1941 Đức tiến công Liên Xô, thời gian đầu Hồng Quân LX rút lui.

ở Viễn đông:

Ngay khi chiến tranh mới bùng nổ, Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, tiến sát biên giới Việt Trung, uy hiếp Đông Dương, rồi từng bước buộc thực dân Pháp ở Đông Dương phải nhượng bộ.

9-1940 Nhật vào Đông Dương, Pháp hàng Nhật và cam kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân ta.

Nhật còn gây chiến tranh Thái Bình Dương, tiến công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng (cuối 1941) rồi lần lượt chiếm các thuộc địa của Mỹ, Anh ở trên biển và trong đất liền.



ảnh hưởng đến VN:

Ngay khi chiến tranh mới nổ ra bọn phản động thuộc địa Pháp ở Đông Dương ngóc đầu dậy đàn áp cách mạng, xoá bỏ những thành quả mà nhân dân ta đạt được trong những năm 36-39. Đồng thời thi hành chính sách kinh tế chỉ huy nhằm vơ vét tiền của để bỏ vào cuộc chiến tranh đế quốc mà nước Pháp cũng tham gia. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp Nhật tạm hoà với nhau, cấu kết với nhau để thống trị và bóc lột nhân dân ta làm cho nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai tròng.



Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với bọn đế quốc phát xít và tay sai phát triển vô cùng gay gắt.

Vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra vô cùng cấp thiết đòi hỏi sự điều chỉnh chiến lược cách mạng để hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu là chống đế quốc, giành độc lập tự do.


Câu 3. Cuộc chiến tranh thế giới II đã kết thúc như thế nào và tác động của nó đối với phong trào cách mạng VN.

Sau chiến thắng Cuôcxcơ nhất là chiến thắng Xtalingrat (1943), Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công đẩy quân đội phát xít Đức ra khỏ lãnh thổ Liên Xô, rồi tiếp tục truy kích chúng trên chiến trường Châu Âu.

Đầu 1945, chiến tranh thế giới II bước vào giai đoạn kết thúc, Hồng quân Liên Xô nhằm biên giới nước Đức tiến tới. Quân Anh, Mỹ mở mặt trận thứ hai đánh Đức ở Châu Âu cho quân đổ bộ lên nước Pháp, giải phóng Pháp và tiến vào nước Đức từ phía Tây.

Ngày 30-4-1945 Hồng quân Liên Xô tiền vào Beclin cắm cờ chiến thắng lên nóc nhà quốc hội Đức, rồi tiếp tục đánh về phía Tây. Hai lực lượng quân đồng minh (Liên Xô và Anh Mỹ) gặp nhau bên bờ sông Enbơ.

Tháng 5-1945 phát xít Đức bị tiêu diệt

Thực hiện lời cam kết tại hội nghị Ianta, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc gồm hơn một triệu tên (8-8-1945). Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagazaki, phát xít Nhật cũng đầu hàng đồng minh không điều kiện.

13-8-1945 Nhật Hoàng ra lệnh cho quân đội Nhật hạ vũ khí đầu hàng.

Các lò lửa chiến tranh ở Châu Âu và Châu á lần lượt được dập tắt, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chiến tranh thế giới II kết thúc mà thắng lợi thuộc về phe đồng minh.



Ảnh hưởng tới VN:

Chiến thắng của Liên Xô và đồng minh trực tiếp là đối với phát xít Nhật làm cho bọn Nhật và tay sai của chúng ở Đông Dương hoang mang. Quân đội Nhật mất hết tinh thần, kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta gục ngã, không thể giữ được quyền thống trị như cũ. Thời cơ cách mạng xuất hiện: đó chính là thời cơ vô cùng thuận lợi để nhân dân ta nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Mặt khác, theo sự phân công của đồng minh, nước ta nằm trong phạm vi ảnh hưởng của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh, quân đội các nước đế quốc chuẩn bị vào nước ta làm nhiệm vụ tước vũ khí phát xít Nhật. Với bản chất đế quốc, chúng có thể dựng ra một chính quyền tay sai trái với ý chí và nguyện vọng của dân tộc ta, bọn phản động trong nước cũng đang tìm cách “thay thầy đổi chủ”.

Đó chính là nguy cơ của cách mạng nước ta

Tình hình trên đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải xác định quyết tâm chiến lược chính xác nhằm tranh thủ thời cơ, khắc phục những nguy cơ tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân đồng minh vào Đông Dương.
Câu 4. Phân tích những điều kiện nổ ra cuộc cách mạng tháng 8-1945.

Điều kiện bùng nổ cách mạng 8-1945

Chủ quan (trong nước)

- Đảng cộng sản có sự chuẩn bị chu đáo về mặt lãnh đạo cách mạng kể cả về đường lối và phương pháp cách mạng. Biểu hiện tập trung ở Hội nghị 8 Ban chấp hành TW (5-1941) do NAQ chủ trì, hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược cách mạng, giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, đặt ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ bức thiết nhất; tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ giải quyết vấn đề ruộng đất của nhân dân ở mức độ thích hợp; giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương, thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng, đồng thời đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, nhấn mạnh việc khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm.

Lực lượng cách mạng bao gồm cả lực lượng chính trị và vũ trang được chuẩn bị chu đáo trong quá trình 15 năm kể từ khi Đảng ra đời, được rèn luyện qua các cao trào 30-31, 36-39 và nhất là qua cuộc tập dượt vĩ đại trong cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Đến tháng 8-1945 toàn Đảng, toàn dân ta đều sẵn sàng hành động, kiên quyết hy sinh phấn đấu giành độc lập tự do.

- Tầng lớp trung gian khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) mới chỉ hoang mang dao động, sau một thời gian họ đã thấy rõ bộ mặt thật cướp nước của phát xít Nhật, chán ngán những chính sách của Nhật nên đã ngả hẳn về phía cách mạng.

Những điều kiện chủ quan cho một cuộc tổng khởi nghĩa đã đầy đủ



Điều kiện khách quan:

Chiến tranh thế giới II kết thúc …Thời cơ

Quân đồng minh chuẩn bị vào nước ta (câu 3)

Vấn đề giành chính quyền được đặt ra như một cuộc chạy đua nước rút với quân đồng minh mà nhân dân không thể chậm trễ.



Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa

- Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (13 đến 15-8-1945) quyết định phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân đồng minh vào Đông Dương.

- Quốc dân Đại hội ở Tân Trào (16 đến 17-8-1945) thông qua nghị quyết lịch sử giành chính quyền toàn quốc và lệnh tổng khởi nghĩa.

- Hồ Chí Minh khẳng định: thời cơ ngàn năm có một đã tới, cùng với TW Đảng kiên quyết chớp thời cơ, phát động cuộc khởi nghĩa dân tộc.



 Trong các điều kiện trên đây thì những điều kiện chủ quan là sự lãnh đạo của Đảng và lực lượng cách mạng của dân tộc giữ vị trí quyết định bởi vì nếu không có những điều kiện chủ quan được chuẩn bị chu đáo thì cho dù những điều kiện khách qua có thuận lợi cũng không thể có sự bùng nổ một cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Каталог: data -> news -> 2013
2013 -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
2013 -> Trung tâm công tác xã HỘi thanh niên tp tp. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2013 danh sách tình nguyện viêN
2013 -> BÁo cáo hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi tháng 3/2013
2013 -> LỊch làm việc của ban thưỜng vụ thành đOÀN
2013 -> Số: 162/tm-đTN
2013 -> Của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
2013 -> TIẾng mõ nam lâN
2013 -> THÔng báo về việc triển khai thực hiện các nội dung trong
2013 -> THÔng báo huy động lực lượng tham gia Hội trại truyền thống “Tiếng mõ Nam Lân” năm 2013
2013 -> HƯỚng dẫn tổ chức sinh hoạt chi đội, lớp nhi đồng chủ điểm

tải về 38.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương