Trường thpt hùng Vương Tổ Địa gv: Viên Đình Tiến chuyêN ĐỀ-NÂng cao đỊa lý khu vực và quốc gia-hợp chúNG quốc hoa kì



tải về 325.33 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích325.33 Kb.
#19595
1   2   3

146. Vì sao nông nghiệp trong GDP của Nhật Bản giảm liên tục?

Tỉ lệ nông nghiệp của các nước phát triển đều giảm, nhưng Nhật Bản giảm nhiều hơn.

Lí do chính là so với các ngành khác, nông nghiệp Nhật có ít lợi thế nên sự phát triển gặp khó khăn.

Quy mô tài nguyên thiên nhiên nhỏ bé, nên Nhật Bản hầu không còn khả năng phát triển nông nghiệp theo chiều hướng rộng.

Việc đầu tư theo chiều sâu trong thời gian dài đã đẩy khả năng phát triển nông nghiệp tới giới hạn, việc tăng năng suất trong nông nghiệp đã trở lên rất khó khăn vì đòi hỏi chi phí cao.

Ở thời đại khoa học kĩ thuật chuyển sang bước ngoạt, trong khi các lĩnh vực khác đạt được những thành tựu mới về công nghệ thì tiến bộ trong nông nghiệp lại chậm chạp. Nhật không có nhiều tiến bộ khoa học – công nghệ trong nông nghiệp như Hoa Kì hay nhiều nước phát triển khác.

Lí do khiến nông nghiệp Nhật Bản bị thụt lùi tương đối. Tốc độ tăng của nông nghiệp thấp hơn nhiều so với công nghiệp và dịch vụ. Kết quả là tỉ trọng nông nghiệp ngày càng giảm đi và hiện nay (năm 2006) chỉ còn chiếm khoảng 1% trong GDP.

147. Vì sao diện tích trồng lúa của Nhật Bản giảm đi?

Lúa gạo là cây trồng chính của Nhật Bản nhưng diện tích giảm liên tục. Đến nay diện tích trồng lúa giảm đi một nửa so với những năm 60, chỉ còn khoảng 1,6 – 1,7 triệu hecta, chiếm 40% diện tích đất trồng trọt.

Nguyên nhân cơ bản do lối sống phương Tây du nhập, người ta chuyển sang sử dụng nhiều loại ngũ cốc khác, nhất là bột mì, nhu cầu sử dụng gạo giảm đi, nên mặc dù hàng năm Nhật vẫn phải nhập nhiều lương thực nhưng chính phủ vẫn khuyến khích chuyển diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn.

148. Vì sao gần đây Nhật Bản phải nhập khẩu nhiều cá?

Nhật Bản là đất nước mà nhân dân có truyền thống trong đánh bắt và tiêu thụ hải sản. Đánh cá và ăn cá đã tạo thành những nét văn hoá rất riêng của Nhật Bản. Nhật Bản đã tưng nổi tiếng không chỉ trong việc đánh bắt mà còn cả trong lĩnh vực chbế biến, tiêu thụ sản phẩm cá voi, cá ngừ …

Gần đây, sản lượng cá của Nhật Bản giảm mạnh, đến nay chỉ còn khoảng 4-5 triệu tấn, bằng nửa sản lượng trong những năm 80 của thế kỉ trước. Nguyên nhân chính là:

Vùng biển Nhật Bản đã trở lên ô nhiễm nặng nề, có những sự kiện cho thấy việc sử dụng cá biển khai thác trong nước ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của dân cư.

Trước đây Nhật Bản thường đánh cá trong các vùng biển của các nước khác. Từ khi công ước về chủ quyền trên biển chính thức có hiệu lực vào đầu thập niên 90 thì các nước đều tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển theo tinh thần của Công ước quốc tế. Vùng biển của các nước bào gồm toàn bộ các vùng biển nông ven bờ là nơi tập trung chủ yếu trữ lượng cá của biển. Vì vậy, những vùng đánh cá của Nhật Bản bị thu hẹp rất nhiều.

Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới, trong đó đặc biệt là các nước đang phát triển, đẩy mạnh ngành thuỷ, hải sản đã cạnh tranh gay gắt với ngư dân Nhật. Đánh cá không còn là ngành có hiệu quả kinh tế cao thu hút các nhà đầu tư như trước nữa.

Ngoài ra, việc đánh bắt một số hải sản có nguy cơ tuyệt chủng (cá voi chẳng hạn) bị quốc tế ngăn cấm hay hạn chế cũng làm cho ngành đánh cá của Nhật Bản không còn thuận lợi như trước.

Kết quả là sản lượng cá của Nhật Bản giảm và đất nước này trở thành một trong những thị trường tiêu thụ hải sản lớn của thế giới.

149. Nhật Bản có phải là nước xuất khẩu nhiều không?

Nếu xét về kim ngạch xuất khẩu thì rõ ràng Nhật Bản là nước xuất khẩu rất nhiều. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong một số năm gần đây khoảng 400-500 tỉ đô la Mĩ, đứng thứ tư trên thế giới sau Hoa Kì, CHLB Đức, Trung Quốc.

Nếu so với nhập khẩu thì Nhật Bản cũng là nước xuất khẩu nhiều. Mỗi năm thặng dư thương mại của Nhật Bản (hay ta còn gọi là xuất siêu) lên tới hàng trăm tỉ đô la Mĩ.

Tuy nhiên, cũng nên nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác. Nếu xét tỉ suất hàng xuất khẩu so với GDP thì thấy Nhật Bản là nước có tỉ suất hàng xuất khẩu thấp. GDP của Nhật hiện nay khoảng gần 5000 tỉ USD, giá trị xuất khẩu khoảng 500 tỉ USD, nên tỉ suất hàng xuất khẩu trong GDP chỉ khoảng 10%. Chỉ số này rất thấp, nếu biết rằng ở nước ta hiện nay chỉ số này tới 60-70%.

150. Vì sao có thể nói đông nam Hôn – su là xứ sở của các siêu đô thị.

Đông nam Hôn – su là vùng chỉ chiếm khoảng 1/4 toàn đảo, nhưng là nơi tập trung các đô thị chủ yếu của Nhật. Các thành phố lớn của Nhật Bản mà ta hay nhắc đến tên chủ yếu nằm ở khu vực này.

Khu vực tập trung đô thị kéo dài từ Vùng trung tâm Can – tô cho đến trung tâm Kin – ki, tập trung thành các cựu, các chùm đô thị rất lớn.

Khu vực tập trung nhất là trung tâm Can – tô, ven vịnh Tô – ki – ô. Ở đây có các thành phố gần như nối liền nhau như Tô – ki – ô (hơn 8 triệu dân), Ka – oa – xa – ki (1,2 triệu dân), I – ô – cô – ha – ma (3,5 triệu dân), U – ra – oa (còn gọi là Sai – ta – ma, hơn 1 triệu dân), Chi – ba (gần 1 triệu dân). Chúng tạo thành vùng đô thị mà người ta gọi là vùng Tô – ki – ô. Không nên nhầm lẫn giữa thành phố Tô – ki – ô và vùng Tô – ki – ô. Tô – ki – ô nội thành có hơn 8 triệu dân. Thành phố Tô – ki – ô (gồm cả nội và ngoại thành) có hơn 12 triệu người. Vùng Tô – ki – ô có tới trên dưới 30 triệu dân.

Khu vực tập trung đô thị thứ hai nằm trên đồng bằng Nô – bi, ven vịnh I – xê với tâm điểm là thành phố Na – gô – I – a có dân số hơn 2 triệu.

Khu vực thứ 3 là vùng Kin-ki. Lấy tâm là thành phố Ô – xa – ka thì trong bán kính 30 km đã có 3 thành phố lớn là Ki – ô – tô, Cô – bê (1,4 – 1,5 triệu dân), Ô – xa – ca (2,5 triệu dân) và rất nhiều các đô thị vệ tinh của chúng. Ven bờ vịnh Ô – xa – ca có hai thành phố lớn là Cô – bê và Ô – xa – ca. Ngược về phía tây mấy chục cây số là các đô thị cổ của Nhật Bản mà lớn nhất là cố đô Ki – ô – tô.

Dải đô thị kéo dài khoảng gần 400 km với ba vùng tập trung nói trên chiếm gần 50% dân số nước Nhật.

151. Hãy cho biết hình ảnh sơ lược về vài thành phố chính của Nhật Bản?

Tô – ki – ô

Tô – ki – ô nghĩa là kinh đô phương đông. Đô thị này được xây dựng trên cơ sở làng chài có tên là Ê – đô (nghĩa là cửa vịnh) nằm ven vịnh Tô – ki – ô. Nó trở thành dinh luỹ của Mạc phủ từ năm 1603 và từ năm 1868, trở thành kinh đô của vương quốc Nhật Bản.

Hiện nay, Tô-ki-ô là một trong hơn 40 đơn vị hành chính trực thuộc nhà nước Nhật Bản.

Tô-ki-ô có diện tích khoảng 2180 km2, bao gồm cả nội và ngoại thành. Nội thành Tô-ki-ô có diện tích hơn 600km2, gồm 23 khu phố (tiếng Nhật là ku). Ngoại thành gồm khoảng 26 thành phố vệ tinh (shi) cùng với các thị trấn và làng quê.

Là thủ đô của một cường quốc, Tô-ki-ô cũng trải qua những sự thăng trầm theo vận mệnh đất nước. Vào năm 1923, thành phố chịu thảm họa động đất làm chết khoảng hơn 10 vạn người, phần lớn nhà cửa bị san phẳng. Năm 1945, thành phố lại trở thành đống đổ nát sau những lần oanh kích của không lực Hoa Kì. Sự phồn thịnh của nền kinh tế những năm 50-80 của thế kỉ trước đã đưa Tô-ki-ô lên tầm trung tâm kinh tế, văn hoá hàng đầu thế giới. Tô-ki-ô trở thành thành phố của những toà nhà chọc trời. Là nơi có thị trường chứng khoán Tô-ki-ô, một thị trường tài chính hàng đầu thế giới tập trung một khối lượng tài chính tới hàng nghìn tỉ đô la Mĩ. Sự quá tải về dân số cùng với sự dư thừa tiền bạc khiến người ta nghĩ đến và thực hiện được những công trình xây dựng vĩ đại như lấp biển, xây dựng thành phố nổi … Những công trình đó trở thành nét đặc sét của Tô-ki-ô trước con mắt nhân loại. Nhưng sự phồn vinh và chật chội cũng tạo ra những vấn đề rất Tô-ki-ô. Có những thời kì đất đai đắt đến nỗi lương côg nhân hàng vài chục năm không mua nổi 1m2 đất. Tuy thu nhập cao, nhưng người Nhật Bản khá chật chội. Đường xá có thời kì tắc nghẽn, không khí ô nhiễm đến nỗi dọc đường phố xuất hiện dịch vụ bán ôxi.

Đơn giản như ánh sáng mà cũng trở thành vấn đề bức xúc khiến nước này phải ra những luật lệ về quyền được có ánh sáng của con người. Do tập trung công nghiệp, ô nhiễm nguồn nước biển là điều không thể tránh khỏi, dù người ta cố tìm cách khắc phục.

Ki-ôtô

Ki-ôtô đã từng là kinh đô của Nhật Bản từ năm 794 cho đến năm 1867. Thành phố này nằm ven hồ Bioa, một biển hồ của Nhật rộng tới 670km2. Nó nằm ở giữa vùng Kin-ki, một vùng ở trung tâm nước Nhật. Từ Ki-ôtô đi vài chục km về phía đông nam là tới đồng bằng Ô-xa-ca, cũng chỉ vài chục km về phía tây là tới bờ biển Nhật Bản. Vị trí Ki-ôtô như là trung tâm của Nhật Bản thời cổ, cũng giống như Chiềng Mai của Thái Lan hay Hoa Lư của nước ta vậy. Ki-ôtô hiện nay có khoảng 1,4 triệu dân. Đây là thành phố có nhiều người gốc nước ngoài nhất, đặc biệt là những người gốc Triều Tiên vốn sang Nhật Bản vào thời thuộc địa.



Là kinh đô trong hàng nghìn năm lịch sử, Ki-ôtô thực sự là trung tâm văn hoá của Nhật Bản. Thành phố có rất nhiều cung điện chùa chiền. Những công trình kiến trúc cổ ẩn hiện trong biến cây xanh, soi bóng ven hồ nước và ắp đầy những nét văn hoá truyền thống. Nhiều lễ hội truyền thống của đạo phật, đạo Sin-tô như làm sống động thêm những giá trị nhân văn của đất nước. Ki-ôtô có nhiều trường đại học, thư viện, nhà bảo tàng. Thành phố đặc biệt thơ mông nhờ những con đường thấm đẫm màu sắc hoa anh đào mỗi độ xuân sang.

Nhưng Ki-ôtô cũng là thành phố hiện đại và từng trẻ hoá nhanh chóng. Những công trình hiện đại chọc trời mọc lên nhan nhản. Nhà máy xí nghiệp với các sản phẩm của nó cùng lối sống công nghiệp đang lấn dần các không gian văn hoá cổ. Điều này khiến các nhà văn hoá rất lo ngại.

152. Quan hệ Việt Nam – Nhật bản trong những năm gần có những điểm gì nổi bật?

Từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới (năm 1986) đến nay, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.

- Hợp tác phát triển thương mại

Khoảng hơn thập niên gần đây, Nhật Bản luôn là bạn hàng, thị trường lớn nhất của Việt Nam.

Việt Nam xuất sang Nhật Bản nhiều mặt hàng, trong đó chủ lực là: dầu thô, sản phẩm may mặc, hải sản, than đá, hàng thủ công mĩ nghệ,… Việt Nam nhập từ Nhật Bản chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất.

Từ năm 2006, quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản bước sang trang mới với việc kí kết hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện với Việt Nam.

- Hợp tác du lịch

Hơn thập niên qua, lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng tăng rất mạnh. Liên tục trong các năm, từ 2000-2002, tốc độ tăng trưởng khách du lịch đạt mứ 35%/năm. Nhật Bản đã trở thành thị trường khách nước ngoài hàng đầu của du lịch Việt Nam về hiệu quả kinh tế.

- Hợp tác đầu tư (FDI)

Đầu tư của Nhật Bản đứng vị trí hàng đầu ở Việt Nam và đã có nhiều đóng góp trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước, đặc biệt với Việt Nam.

Chính phủ hai nước đã kí kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (ăm 2003).

- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản.

Nhật Bản đã bắt đầu nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam từ năm 1991. Chính phủ Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 40% nguồn ODA của các nước cung cấp cho Việt Nam.

ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam nhằm vào định hướng phát triển 5 lĩnh vực ưu tiên:

+ Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế, trong đó chú trọng hỗ trợ chuyên đổi sang nền kinh tế thị trường;

+ Hỗ trợ cải tạo và xây dựng các công trình diện và giao thông;

+ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn và chuyển giao công nghệ mới tại các vùng nông thôn;

+ Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế;

+ Hỗ trợ bảo vệ môi trường.

- Giao lưu, hợp tác phát triển văn hoá.

Từ cuối thập niên 80 đến nay, quan hệ giao lưu, hợp tác phát triển văn hoá giữa hai nước thực sự chú trọng phát triển, tập trung ở một số hoạt động.

+ Hỗ trợ tài chính của phía Nhật Bản dành cho Việt Nam để xây dựng các cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị văn hoá thông tin.

+ Nhật bản hỗ trợ tài chính cho việc tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hoá giữa hai nước Việt – Nhật.

- Phong trào học tiếng Nhật ở Việt Nam đã ngày càng hát triển mạnh trong những năm gần đây.





Каталог: data -> news -> 2013
2013 -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
2013 -> Trung tâm công tác xã HỘi thanh niên tp tp. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2013 danh sách tình nguyện viêN
2013 -> BÁo cáo hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi tháng 3/2013
2013 -> LỊch làm việc của ban thưỜng vụ thành đOÀN
2013 -> Số: 162/tm-đTN
2013 -> Của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
2013 -> TIẾng mõ nam lâN
2013 -> THÔng báo về việc triển khai thực hiện các nội dung trong
2013 -> THÔng báo huy động lực lượng tham gia Hội trại truyền thống “Tiếng mõ Nam Lân” năm 2013
2013 -> TỰ HỌc tự RÉn tháng 10 Câu So sánh cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng và luận cương chính trị tháng 10/1930? Nêu nguyên nhân sự khác nhau?

tải về 325.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương