Trường thcs nguyễn Văn Tư ĐỀ CƯƠng ôn thi ngữ VĂN 9 học kỳ I



tải về 498.48 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích498.48 Kb.
#35513
1   2   3   4

9. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân”

  • Vị trí đoạn trích: - Đoạn trích gồm 18 câu (từ 39 → 56) trong phần đầu Truyện Kiều.

- Tả cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân trong ngày tết Thanh Minh.

  • Trình tự sự việc trong văn bản được miêu tả theo thời gian.

  • Đại ý: Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.

  • Nội dung:

  • Bức tranh thiên nhiên mùa xuân

- Hình ảnh:

+ Chim én đưa thoi.

+ Thiều quang.

+ Cỏ non xanh tận chân trời.

( Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu hiện ra mới mẻ, tinh khôi, sống động.


- Lễ tảo mộ rộn ràng, náo

- Hội đạp thanh nức, vui tươi

(Những nghi thức trang nghiêm mang tính chất truyền thống của người Việt tưởng nhớ những người đã khuất.


  • Nghệ thuật:

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.

- Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều.



  • Ý nghĩa văn bản: Cảnh ngày xuân là đoạn trích miêu tả cảnh bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.

10. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

  • Vị trí đoạn trích: Đoạn trích gồm 22 câu (từ 10331054) ở phần "Gia biến và lưu lạc".

- Đoạn trích thể hiện tâm trạng bi kịch của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

  • Đại ý: Đoạn trích cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.

  • Tóm tắt đoạn trích: Gia đình Kiều gặp cơn nguy biến. Do thằng bán tơ vu oan, cha và em bị bắt giam. Để chuộc cha, Kiều quyết định bán mình. Tưởng gặp được nhà tử tế, ai dè bị bắt vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự tử. Tú Bà vờ hứa hẹn gả chồng cho nàng, đem nàng ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, sau đó mụ sẽ nghĩ cách để bắt nàng phải tiếp khách làng chơi.

  • Nội dung:

    • Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:

- Đau đớn xót xa nhớ về Kim Trọng.

- Day dứt, nhớ thương gia đình.

(Trong tình cảnh đáng thương, nỗi nhớ của Thúy Kiều đi liền với tình thương - một biểu hiện của đức hy sinh, lòng vị tha, chung thủy rất đáng ca ngợi ở nhân vật này.


    • Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhân của Thúy Kiều:

- Bức tranh thứ nhất (bốn câu thơ đầu) phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cảnh vật hiện ra bao la, hoang vắng, xa lạ và cách biệt.

- Bức tranh thứ hai (tám câu thơ cuối) phản chiếu tâm trạng nhân vật trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của Thúy Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.



  • Nghệ thuật:

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.



  • Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.

11. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” – Nguyễn Đình Chiểu.

- a. Tác giả:

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ở làng Tân Khánh - phường Tân Bình - Gia Định (thuộc TPHCM ngày nay), là con của một viên quan nhỏ. Cuộc đời của NĐC có nhiều đau khổ, cha bị cách chức, tuổi nhỏ phải về quê nội ở Huế học nhờ. Năm 1843 đỗ tú tài, 1847 chuẩn bị cho kì thi cao hơn thì được tin mẹ mất. Ông bỏ thi vào Nam để chịu tang mẹ, bị ốm nặng trên đường về nên mù cả hai mắt. Gia đình nhà giàu trước hứa gả con gái cho ông liền bội ước. Những ước mơ tuổi trẻ tan vỡ, ông về quê dạy học, làm thuốc và sống thanh bạch. Khi giặc Pháp xâm lược, ông đứng về phía nhân dân kháng chiến.

Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn đau khổ nhất trong số các nhà văn. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương có giá trị lớn với nhiều truyện thơ, bài thơ, văn tế nổi tiếng đều viết bằng chữ Nôm. Những tác phẩm tiêu biểu như: “Ngư tiều y thuật vấn đáp “, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”….



- b. Tác phẩm:

Truyện “Lục Vân Tiên” ra đời khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ 19, thể hiện rõ lý tưởng đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm qua tác phẩm. Truyện “Lục Vân Tiên” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả, và khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu nết na ân tình.

Đoạn thơ mang nét tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu: Đó là một thứ ngôn ngữ mộc mạc bình dị gần gũi với lời nói thông thường, và mang đậm màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt nhưng tự nhiên dễ đi vào quần chúng.

- c. Tóm tắt sơ lược:


  • Lục Vân Tiên là học trò có đức, có tài, giỏi cả văn võ. Trên đường lên kinh dự thi, chàng tình cờ dẹp được giặc cướp cứu được Kiều Nguyệt Nga. Cô gái này rất cảm phục chàng...

  • Giữa đường nghe tin mẹ mất Vân Tiên phải quay về chịu tang mẹ… Bị gặp nạn bao lần nhưng chàng luôn được thần và dân cứu giúp.. .

  • Kiều Nguyệt Nga sau khi thoát nạn đã tự xem Vân Tiên là người kết tóc trăm năm. Do bị gian thần hãm hại nàng bị buộc đi cống giặc Ô Qua nhưng vẫn một lòng chung thuỷ với Vân Tiên. Giữa đường nàng đã tự vẫn nhưng được Phật bà và nhân dân cứu giúp.

  • Cuối cùng Vân Tiên và Nguyệt Nga vẫn được gặp nhau và cùng sống trong hạnh phúc

- d. “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:

  • Vị trí đoạn trích: - Gồm 58 câu, (từ câu 153 đến câu 180) nằm ở phần đầu truyện.

- LVT đi thi, gặp cuớp, chàng đánh tan bọn cướp cứu được KNN. KNN cảm kích tấm lòng của chàng.

- Diễn biến của sự việc trong đoạn trích nằm trong kiểu kết cấu của các truyện truyền thống: người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở, bị hãm hại nhưng cuối cùng bao giờ cũng tai qua nạn khỏi, cái thiện luôn chiến thắng cái ác.



  • Nội dung:

- Đạo lý nhân nghĩa ở hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên được thể hiện qua hành động dũng cảm đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu khi cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh bại bọn cướp.

- Đạo lý nhân nghĩa còn được thể hiện qua lời nói của cô gái thùy mỵ, nết na, Kiều Nguyệt Nga một lòng tri ân người đã cứu mình.



  • Nghệ thuật:

- Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói.

- Sử dụng nôn ngữ mộc mạc, bình dị, gắn với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện.



  • Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.

12. Bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu.

*Tác giả- Chính Hữu (1926 2007), tên thật Trần Đình Đắc, quê: Can Lộc - Hà Tĩnh.

- Nhà thơ quân đội, chuyên viết về người lính và chiến tranh.

- Được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 2000

*Tác phẩm:

- Sáng tác đầu năm 1948, tiêu biểu viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp.



  • Đại ý: Tình đồng chí của người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu đã gắn bó và tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù.

  • Nội dung:

- Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp:

+ Cùng chung cảnh ngộ - vốn là những người nông dân nghèo ở những miền quê hương “nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá”.

+ Cùng chung lý tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.

- Những biểu hiện của tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ:

+ Chung một nỗi niềm nhớ về quê hương.

+ Sát cánh bên nhau bất chấp những gian khổ thiếu thốn



- Biểu tượng của tình đồng chí (3 câu cuối).

+ Trong cái tê buốt giá rét luồn vào da thịt, cái căng thẳng của trận đánh sắp tới, người lính vẫn hiện lên với một vẻ đẹp độc đáo, súng dưới đất chỉa lên, trăng trên trời lơ lửng như treo trên mũi súng.

+ Súng là biểu tượng của chiến tranh, trăng là biểu tượng của cuộc sống thanh bình, từ đó sẽ là ý nghĩa cao đẹp của sự nghiệp người lính.


  • Nghệ thuật:

- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành.

- Sử dụng bút pháp tả thực kết hớp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.



  • Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ.

13. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

  • Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) sinh trưởng ở Thanh Ba – Phú Thọ, là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sáng tác thơ của Phạm Tiến Duật thời kì này tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

  • Tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969 và in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”.

  • Nhan đề bài thơ: Qua hình ảnh những chiếc xe không kính và người chiến sĩ lái xe, tác giả ca ngợi những người chiến sĩ lái xe trẻ trung, hiên ngang, bất chấp khó khăn nguy hiểm ngày đêm lái xe chi viện cho chiến trường, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

  • Nội dung:

- Hiện thực khốc liệt thời kỳ chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính.

- Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ - của một dân tộc kiên cường, bất khuất.



  • Nghệ thuật:

- Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.

- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch.



  • Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời ký chống giặc Mỹ xâm lược.

14. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy cận

  • Tác giả:

  • Huy Cận (1919-2005) Tên thật là: Cù Huy Cận

  • Quê: Hương Sơn – Hà Tĩnh

  • Là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới.

  • Được giải thưởng HCM về văn hóa nghệ thuật năm 1996

  • Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:

  • Được viết tại Hòn Gai 4/10/1958

  • In trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” .

  • Trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh, nhà thơ đã sáng tác bài thơ này.

  • Mạch cảm xúc trong bài thơ: theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về.

  • Nội dung:

- Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

- Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng.

- Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về.


  • Nghệ thuật:

- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại:

+ Khắc hoạ những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.

+ Miêu tả sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người.

- Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.



  • Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.

15. Bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt.

  • Tác giả: Bằng Việt (1941)

  • Tên thật: Nguyễn Việt Bằng

  • Quê quán: Thạch Thất – Hà Tây.

  • Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.

  • Phong cách sáng tác:

  • Đề tài khai thác: Kỷ niệm thiếu thời & ước mơ tuổi trẻ

  • Giọng thơ: Trầm lắng, nghĩ ngợi, mượt mà

  • Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài.

  • Mạch cảm xúc bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.

  • Đại ý: Bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc của người cháu về người bà và tuổi ấu thơ được ở cùng bà.

  • Nội dung:

  • Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.

  • Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả.

  • Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà.

  • Nghệ thuật:

  • Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.

  • Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu, cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.

  • Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm.

  • Ý nghĩa văn bản: Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.

16. Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm.

*Tác giả:

  • Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê: Phong Điền - Thừa Thiên Huế.

  • Tham gia chiến đấu tại quê hương: chiến khu miền Tây Thừa Thiên.

  • Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

* Tác phẩm: Sáng tác năm 1971, khi t/g công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.

  • Nội dung:

  • Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi được khắc hoạ với những công vệc cụ thể: mẹ địu con giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên núi Ka –lưi, tham gia kháng chiến.

  • Tình cảm và những ước vọng của bà mẹ Tà-ôi được gửi vào trong những khúc hát:

  • Ở lời ru thứ nhất và thứ hai, bà mẹ mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường.

  • Ở lời ru thứ ba, bà mẹ mong con khôn lớn về phương diện tinh thần, mang lí tưởng của cả dân tộc: Con mơ cho mẹ được thấy bác Hồ - Mai sau con lớn làm người tự do...

  • Nghệ thuật:

  • Sáng tạo trong kết cấu nghệ thuật, tạo nên sự lập lại giống như những giai điệu của lời ru, âm hưởng của lời ru.

  • Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.

  • Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng.

  • Ý nghĩa văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

17. Bài thơ “Ánh trăng” – Nguyễn Duy.

  • Tác giả:

  • Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê: thành phố Thanh Hóa.

  • Nhà thơ - chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.

  • Tác phẩm: Viết năm 1978 tại TP Hồ Chí Minh, trong tập thơ "Ánh trăng", giải A Hội nhà văn Việt Nam (1984).

  • Bài thơ có sự kết hợp giữa hình thức tự sự và chiều sâu cảm xúc. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc ở các khổ 1,2,3 bằng lặng trôi nhưng khổ thơ thứ 4 “đột ngột” một sự kiện tạo nên bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm. Vầng trăng hiện ra soi sáng không chỉ không gian hiện tại mà còn gợi nhớ những kỉ niệm trong quá khứ chẳng thể nào quên.

  • Đại ý: “Ánh trăng” như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước. Bài thơ gợi nhắc, củng cố thái độ sống thuỷ chung, ân tình với quá khứ tươi đẹp, chân chất, hồn nhiên.

  • Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa:

  • Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên

  • Là người bạn gắn bó với con người

  • Là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên vĩnh hằng.

  • Nội dung:

  • Quá khứ được tái hiện với những kỉ niệm. Nghĩa tình với vầng trăng một thời tuổi nhỏ cho đến những năm tháng trận mạc sâu nặng đến mức “ ngỡ chẳng bao giờ quên – cái vầng trăng tình nghĩa”.

  • Hiện tại:

+ Cuộc sống ở thành phố, trong cuộc sống có ánh điện, cửa gương nhưng “vầng trăng đi qua ngõ- như người dưng qua đường

+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người nhận ra sự vô tình của mình.



  • Nghệ thuật:

  • Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.

  • Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên vĩnh hằng.

  • Ý nghĩa văn bản: Ánh trăng khắc hoạ một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thuỷ chung sau trước.

18. Truyện ngắn “Làng” – Kim Lân.

* Tác giả:

  • Kim Lân (1920 - 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê: Từ Sơn - Bắc Ninh.

  • Chuyên viết truyện ngắn, am hiểu sâu sắc cuộc sống nông thôn.

* Tác phẩm: đăng lần đầu trên báo Văn nghệ năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

  • Tình huống truyện: Ông Hai nghe tin làng theo giặc, lập tề (Tạo mâu thuẫn giằng xé trong tâm trí ông Hai (Nút thắt của câu chuyện .

  • Tóm tắt: Ông Hai là một nông dân thật thà, chất phác, quê ở làng Chợ Dầu. Ông rất yêu làng của mình và có một thói quen “khoe làng”. Ông “khoe” đủ thứ về làng của ông, từ cái sinh phần viên Tổng Đốc, đến nhà cửa, đường làng, chòi kháng chiến với hầm hào, ụ chiến đấu… Đi tản cư, nhớ làng, tối nào ông cũng qua nhà hàng xóm chuyện trở về làng Chợ Dầu của mình cho đỡ nhớ. Tin làng theo giặc, khiến ông đau dớn, xót xa. Ông xấu hổ, lo lắng đủ điều. tình cảm của ông bị giằng xé, để rồi ông đi đến quyết định dứt khoát “Làng theo Tây mất rồi phải thù”. Thế nhưng khi chuyện trò với đứa con, ông Hai vẫn dạy con về nguồn gốc, quê hương mình là làng Dầu. Khi tin đồn trên được cải chính, ông vui mừng, sung sướng và lại “khoe” về làng Chợ Dầu của mình.

  • Nội dung:

- Tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về danh dự, lòng tự trọng của người dân làng Chợ Dầu , của người dân Việt Nam. Nhà văn đã khắc hoạ hình tượng nhân vật qua các chi tiết miêu tả:

+ Nỗi đau đớn, bẽ bàng:”cổ họng ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, nước mắt ông lão giàn ra”.

+ Dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ (cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực ông lão đập thình thịch...)

+ Nỗi băn khoăn khi ông kiểm điểm từng người trụ lại làng, ông trằn trọc không ngủ được, ông trò chguyện với đứa con út...

- Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, tâm trạng ông Hai khác hẳn:

+ Ông Hai tươi vui rạng rỡ hẳn lên , chia quà cho các con.

+ Ông Hai đi khoe nhà ông bị giặc đốt cháy.

- Tình yêu làng của ông Hai như vậy đồng thời là biểu hiện của tình yêu đối với đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.



  • Nghệ thuật:

- Tạo tình huống truyện gây cấn: tin thất thiệt được chính người đang đi tản cư từ phía làng Chợ Dầu lên nói ra.

- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thật và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói (đối thoại và độc thoại)



  • Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp .

19. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long.

* Tác giả:

  • Nguyễn Thành Long (1925 - 1991), quê: Duy Xuyên - Quảng Nam.

  • Chuyên viết truyện ngắn và bút kí.

  • Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ.

* Tác phẩm: kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai mùa hè năm 1970, in trong tập "Giữa trong xanh" (1972).

  • Cốt truyện & nhân vật:

  • Cốt truyện đơn giản, tạo tình huống tự nhiên (kể về cuộc gặp gỡ giữa 3 nhân vật: người thanh niên, ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ).

  • Nhân vật:

+ Anh thanh niên nhân vật chính.

+ Ông hoạ sĩ, cô kỹ sư, bác lái xe và 1 số nhân vật khác nhân vật phụ.

  • Tóm tắt truyện: Rời cây cầu số 4, chiếc xe chở hành khách lên Lai Châu dừng lại nghỉ để lấy nước và cho hành khách nghỉ ngơi, bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô gái về một người “cô độc nhất thế gian” đó là anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh mời mọi người lên nhà chơi, anh chạy lên trước hái hoa tặng cô gái, họ chuyện trò khoảng 30 phút; anh kể chuyện mình sống và làm việc ở đây, anh rất yêu và gắn bó với công việc, anh thích đọc sách, trồng hoa, trồng rau, nuôi gà, anh ăn ở gọn gàng, ngăn nắp. Biết ông họa sĩ vẽ mình, anh giới thiệu cho ông anh thanh niên trên đỉnh Phan-xi-păng, ông kỹ sư vườn rau Sa Pa, người cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Cô kỹ sư nghe anh nói chuyện đã nhận thấy mối tình đầu nhạt nhẽo mà mình từ bỏ là đúng và yên tâm công tác ở miền núi. Cô muốn để lại chiếc khăn làm kỉ niệm của cuộc gặp gỡ nhưng anh không hiểu nên đã trả lại cho cô. Hết 30 phút, anh chia tay mọi người và tặng họ trứng và hoa, không tiễn họ xuống đến tận xe.

  • Nội dung:

  • Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa.

  • Chân dung người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp.

  • Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, cho Tổ quốc.

  • Nghệ thuật:

  • Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.

  • Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

  • Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đắc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.

  • Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận.

  • Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.

  • Ýnghĩa văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông hoạ sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.

Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang09
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Thang09 -> LẬp số CÁc số TỰ nhiêN
Thang09 -> 1 Vai trò của nước sạch và tình trạng ô nhiễm nước
Thang09 -> Từ vựng tiếng Anh về các loài chim
Thang09 -> Bài 4: SỐ phần tử CỦa một tập hợP. TẬp hợp con I. Mục tiêu
Thang09 -> Bài 2: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố hóa học đồng vị I. Mục tiêu: Kiến thức
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Từ vựng tiếng Anh về cơ thể người
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí châu tiến lộc phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

tải về 498.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương