Trường thcs nguyễn Văn Tư ĐỀ CƯƠng ôn thi ngữ VĂN 9 học kỳ I


Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng



tải về 498.48 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích498.48 Kb.
#35513
1   2   3   4

20. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng.

*Tác giả:

  • Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê: huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang.

  • Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, sau 1954 tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn.

  • Ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến chống Mĩ vừa sáng tác văn học.

  • Ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người ở vùng đất Nam Bộ.

  • Tác phẩm chính: Đất lửa, Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng,... (các tiểu thuyết đã dựng thành phim), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.

* Tác phẩm: Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" được viết năm 1966, nằm trong tuyển tập 25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.

  • Vị trí đoạn trích: nằm ở phần giữa truyện.

  • Tình huống truyện:

- Hai cha con ông Sáu gặp nhau sau 8 năm xa cách, bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra thì ông Sáu phải ra đi.

- Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà cho con gái.



-> Bộc lộ sâu sắc tình cảm của cha con ông Sáu.

  • Tóm tắt truyện: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Nhưng bé Thu - con ông, không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ông khác so với người cha trong ảnh. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến khi nhận ra thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm nhớ thương con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi. Chiếc lược hoàn thành nhưng ông Sáu đã hy sinh trong một trận càn của giặc.Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao lại cây lược cho người bạn thân. Người bạn ấy trong một lần đi công tác, dừng lại ở trạm giao liên – nơi có một cô giao liên dũng cảm và thông minh, Bác Ba – bạn anh Sáu – hỏi chuyện và nhận ra cô giao liên ấy chính là Thu. Bác chuyển cho Thu chiếc lược ngà, kỉ vật thiêng liêng của cha cô. Họ chia tay trong sự lưu luyến và tự lúc nào, trong lòng Bác Ba đã nảy nở một tình cảm mới lạ, đó là tình cha con quyến luyến với cô giao liên.

  • Nội dung:

      • Nỗi niềm của người cha:

  • Lần đầu tiên gặp con: Thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay đón con.

  • Những ngày đoàn tụ: Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha.

  • Những ngày xa con: Ông Sáu thực hiện lời hứa với con, làm cây lược ngà. Giờ phút cuối cùng trước lúc hy sinh, người chiến sĩ ấy chỉ yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái.

      • Niềm khát khao tình cha của người con:

  • Từ chối sự quan tâm, chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình.

  • Khi hiểu ra, tình cảm tự nhiên của bé Thu được thể hiện qua tiếng gọi cha đầu tiên và qua hành động.

  • Nghệ thuật

  • Tạo tình huống truyện éo le.

  • Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.

  • Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện.

  • Ý nghĩa văn bản: Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

21. Truyện “Cố hương” – Lỗ Tấn.

* Tác giả: Lỗ Tấn (1881 - 1936)

  • Là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc

  • Quê: Thiệu Hưng, Chiết Giang

  • Sinh trưởng trong gia đình quan lại sa sút, mẹ có nguồn gốc nông dân

  • Tìm con đường lập thân bằng văn học

  • Năm 1981 cả thế giới kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa

* Tác phẩm chính

  • Gào thét (1923) Bàng hoàng (1926)

  • Cố hương là truyện ngắn tiêu biểu được in trong tập Gào thét.

  • Nhân vật: nhân vật trung tâm: “ tôi”; nhân vật chính: Nhuận Thổ.

  • Hai hình ảnh nghệ thuật rất đặc biệt trong truyện: hình ảnh "Cố Hương" và "Con đường".

  • Tóm tắt truyện: Sau hai mươi năm xa quê, nhân vật “Tôi” trở về thăm quê cũ. So với ngày trước, cảnh vật và con người ở quê đã thay đổi: tàn tạ, nghèo hèn. Mang một nỗi buồn thương, nhân vật “Tôi” rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ đổi thay.

  • Nội dung:

  • Nhuận Thổ là nhân vật chính trong tác phẩm.

Có hai hình ảnh Nhuận Thổ trong truyện:

  • Nhuận Thổ trong quá khứ hiện ra dưới vầng trăng vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh thần tiên và kì dị;

  • Nhuận Thổ trong hiện tại nghèo khổ, vất vả, tội nghiệp.

(Sự khác biệt như vậy phản ánh hiện thực về sự thay đổi của xã hội Trung Quốc

  • “Tôi” là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, đồng thời là người kể chuyện. Đó là hình tượng nhân vật nhạy cảm, hiểu biết sâu sắc và tỉnh táo, là hóa thân của tác giả tuy không đồng nhất với tác giả. Nhân vật này thực hiện vai trò đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với hệ thống các nhân vật, từ đó thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm với những lí giải về:

  • Tình cảnh sa sút, suy nhược của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX mà Cố hương là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc thời đó.

  • Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn đó

  • Những hạn chế, tiêu cực trong tâm hồn, tính cách của người lao động.

  • Nhân vật “tôi” còn được khắc họa với những ước mơ về một đất nước Trung Quốc trong tương lai qua hình ảnh về mối quan hệ giữa nhân vật Thủy Sinh và cháu Hoàng, về con đường mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.

  • Suy ngẫm và triết lý về hình ảnh con đường: “Trên mặt đất… thành đường thôi”.

Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: mọi thứ trong cuộc sống không tự có sẵn, nhưng bằng cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả Tin vào cuộc đổi đời của quê hương, tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt.

  • Nghệ thuật:

      • Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

      • Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

      • Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc.

  • Ý nghĩa văn bản: “Cố hương” là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai

  • PHẦN TIẾNG VIỆT:

1. Các phương châm hội thoại:

      • Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

      • Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.

      • Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

      • Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.

      • Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

      • Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.

      • Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

    • Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

    • Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

    • Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

2. Xưng hô trong hội thoại:

    • Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp.

    • Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

    • Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

3. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp

  • Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

  • Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.

  • Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:

    • Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

    • Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp.

    • Lược bỏ các từ chỉ tình thái.

    • Thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn.

    • Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.

  • Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:

    • Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,…).

    • Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

4. Sự phát triển của từ vựng:

    • Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển.

    • Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

    • Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

    • Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát triển bằng hai cách khác:

+ Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.

+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.



5. Thuật ngữ:

  • Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

  • Đặc điểm của thuật ngữ:

    • Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm.

    • Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

6. Trau dồi vốn từ:

Hai định hướng chính để trau dồi vốn từ:



    • Hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể. Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh.

    • Tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân.

7. Tổng kết từ vựng: Kiến thức về từ vựng đã học ở THCS:

    • Từ đơn và từ phức;

    • Thành ngữ;

    • Nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ;

    • Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;

    • Trường từ vựng;

    • Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh;

    • Đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ



  • PHẦN TẬP LÀM VĂN

  1. Văn thuyết minh:

    • Thuyết minh về loài vật:

      Gợi ý làm bài

      Ví dụ

      - Xác định đối trượng thuyết minh.

      - Phương pháp thuyết minh.

      - Xác định đặc điểm đối tượng và ngôn ngữ thuyết minh (hình dáng, tính nết, tác dụng…)


      Đề: Thuyết minh về con trâu.

      1. MB: Giới thiệu con trâu là con vật gần gũi với nhà nông.

      2. TB:

      - Đặc điểm ngoại hình.

      - Đặc điểm tính nết.…



      1. KB: Tiện ích trong mỗi gia đình Việt Nam xưa và nay.




    • Thuyết minh về ẩm thực:

      Gợi ý làm bài

      Ví dụ



      1. MB: Giới thiệu món ăn, đặc sản.

      2. TB:

      - Nguồn gốc, ý nghĩa, tên gọi món ăn, đặc sản.

      - Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản.

      + Dáng vẻ

      + Màu sắc.

      + Hương vị.

      - Cách thức thưởng thức.

      - Ý nghĩa của món ăn, đặc sản trong đời sống văn hoá.


      1. KB: Món ăn, đặc sản với giá trị tinh thần lớn lao của nó.

      Đề: Giới thiệu về món bánh tráng cuốn thịt heo.

      1. MB: Bánh tráng cuốn thịt heo – đặc sản của Quảng Nam Đà Nẵng.

      2. TB:

      - Tên gọi gắn với cấu tạo cơ bản của các vật liệu làm nên món ăn.

      - Đặc điểm của món ăn:

      + Những lát bánh tráng mỏng, khô, mềm (lớp vỏ cuốn ngoài cùng của sản phẩm)

      + Rau ăn kèm: rau sống, rau thơm, đặc biệt là phải có bắp chuối thái sợi (lớp thứ ba của sản phẩm).

      + Những lát thịt nạt thái mỏng, dài và rộng khoảng 3x10 cm (lớp nhân trong cùng của sản phẩm).

      + Nước chấm: gồm nước mắm nhỉ hoặc nước mắm nêm được pha thêm gia vị, tạo độ mặn, ngọt, chua, cay vừa đủ.

      -> Sau khi cuốn các lớp sản phẩm trên thành một cuốn bánh tròn, dài, vừa miệng, thực khách chấm vào nước mắm, và sẽ có món ăn ngon.

      - Ý nghĩa văn hoá:

      + Món ăn đặc sản của người Quảng Nam.

      + Không chỉ xuất hiện trong các lễ hội truyền thống mà đã trở thành món ăn hằng ngày của Người Quảng Nam.



      1. KB: Ý thức giữ gìn nét văn hoá ẩm thực truyền thống. Người đi xa mỗi khi nhớ về món ăn quê nhà không thể không nhớ đến món bánh tráng cuốn thịt heo.

    • Thuyết minh về văn học: Gồm 2 dạng:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương