Trường thcs nguyễn Văn Tư ĐỀ CƯƠng ôn thi ngữ VĂN 9 học kỳ I



tải về 498.48 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích498.48 Kb.
#35513
1   2   3   4

  • Thuyết minh về tác phẩm văn học.

    Gợi ý làm bài

    Ví dụ



    1. MB: Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

    2. TB:

    - Tóm tắt nội dung tác phẩm.

    - Giới thiệu đặc điểm nổi bật của tác phẩm:

    + Đặc điểm nội dung.

    + Đặc điểm hình thức nghệ thuật.



    1. KB: Tác dụng của tác phẩm đối với cuộc sống.




    Đề: Giới thiệu truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

    1. MB: Giới thiệu Kim Lân và truyện ngắn “Làng”

    2. TB:

    - Tóm tắt cốt truyện.

    - Đặc điểm nội dung: Truyện kể về diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai:

    Tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về danh dự, lòng tự trọng của người dân làng Chợ Dầu, của người dân Việt Nam. Nhà văn đã khắc hoạ hình tượng nhân vật qua các chi tiết miêu tả:

    + Nỗi đau đớn, bẽ bàng:”cổ họng ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, nước mắt ông lão giàn ra”.

    + Dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ (cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực ông lão đập thình thịch...)

    + Nỗi băn khoăn khi ông kiểm điểm từng người trụ lại làng, ông trằn trọc không ngủ được, ông trò chguyện với đứa con út...

    - Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, tâm trạng ông Hai khác hẳn:

    + Ông Hai tươi vui rạng rỡ hẳn lên , chia quà cho các con.

    + Ông Hai đi khoe nhà ông bị giặc đốt cháy.

    - Tình yêu làng của ông Hai như vậy đồng thời là biểu hiện của tình yêu đối với đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.

    - Đặc điểm nghệ thuật:

    + Tạo tình huống truyện gây cấn: tin thất thiệt được chính những người đang đi tản cư từ phía làng Chợ Dầu lên nói ra.

    + Miêu tả tâm lý nhân vật chân thật và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói đối thoại và độc thoại.


    1. KB: “Làng” là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp .

      • Thuyết minh về thiên nhiên:

    CÂY DỪA BẾN TRE

    Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó, là con gái của Bến Tre…” Câu hát ngân nga mang đậm hồn quê gợi nhớ về vùng đất Bến Tre, quê hương của đồng khởi. Nhắc đến Bến Tre, người ta liên tưởng đến một vùng quê thanh bình với cây lành trái ngọt. Đặc biệt, có một loài cây gắn bó quanh năm, gắn bó cả cuộc đời với người dân Bến Tre – cây dừa.

    Đi khắp Bến Tre, nơi đâu ta cũng gặp bóng râm của những hàng dừa mát rượi. Hầu như nhà nào cũng trồng dừa. Cây dừa biểu tưởng của cây trái ở Bến Tre cũng như cây chè của Bảo Lộc, Thái Nguyên, cây cà phê ở Buôn Mê Thuộc hay cây cọ ở vùng quê sông Thao.

    Khác với cây dừa ở các tỉnh khác được mọc ở vùng đồng bằng, dọc bờ biến hay ven những triền cát trắng, cây dừa Bến Tre mọc dài trên ba cù lao lớn, cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Vì vậy, cây dừa Bến Tre quanh năm được phù sa của các nhánh sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên bồi đắp nên lúc nào cũng xanh tươi đầy sức sống.

    Cây dừa Bến Tre có rất nhiều chủng loại. Dừa ta hay còn gọi là dừa bị trái to, cơm dày, dừa xiêm trái nhỏ nước ngọt và thanh, dừa lửa có vỏ bên ngoài vàng cháy, dừa dâu trái thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả dâu. Ngoài ra còn có một số loại khác như: dừa Tam Quan, dừa cỏ, dừa dứa, dừa nhiếm, dưa éo… riêng dừa sáp chỉ mọc được ở Trà Vinh và trở thành đặc sản của vùng đất này.

    Có lẽ trong tất cả các loại cây trái ở Việt Nam, cây dừa là một loại cây cống hiến cả cuộc đời mình cho con người. Khôntg một chi tiết nào trên thân dừa lại không có chỗ dùng. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi còn làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt ngắn lá dùng để trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng quê. Lá dừa khô được bó lại thành cây làm đuốc soi đường trong những vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sống lá dùng để đan những giỏ hoa giỏ đựng trái cây trông rất thanh mảnh và trang trọng.

    Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa...Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn độc đáo, có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa (còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.

    Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.

    Hiện nay, các mặt hàng làm từ cây dừa không chỉ phát triển trong nước mà còn được mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Kẹo dừa Bến Tre được xuất khẩu nhiều nhất qua trung Quốc.

    Đi về Bến Tre, chỉ cần qua khỏi cầu Rạch Miễu ta sẽ đi giữa bạt ngàn màu xanh của dừa. Những buổi trưa oi bức, chỉ cần mắc võng học bài dưới gốc dừa, bên cạnh bờ ao, hoặc đưa mắt nhìn bầu trời xanh đung đưa qua kẽ lá, nghe tiếng cá nhảy, đớp mồi dưới ao chúng ta bỗng thấy cuộc đời đẹp biết bao. Cuộc sống của người dân Bến Tre gắn liền với cây dừa từ bao đời nay. Ngôi nhà của họ cũng ẩn hiện dưới bóng râm mát rượi của hàng dừa, lúc khát nước uống trái dừa ngọt lịm … Không biết đã có bao nhà thơ đã dệt nên những vần thơ đẹp về cây dừa ở Bến Tre. Trong đó bài thơ của nhà thơ Kiên Giang làm em thích thú nhất:

    “ Khi yêu yêu lắm dừa ơi

    Cả trời cả đất cả người Bến Tre

    Bóng dừa râm mát lối quê

    Người ơi! Tôi tưởng lối về cung tiên…”

    Trong tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn. Nhưng những giá trị tinh thần vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn bó với ngưồi dân Bến Tre như những hạt phù sa mãi mãi gắn liền với các con sông để ngày bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ.

    II. Văn tự sự:


      1. Kể chuyện qua hình thức bức thư.

        Gợi ý làm bài

        Ví dụ

        Dạng đề yêu cầu người viết phải hồi tưởng về những thực tế của bản thân đã lùi vào quá khứ và trở thành kỉ niệm. Có nghĩa là vấn đề mình kể đã mang một dấu ấn khó phai trong tâm trí của người kể chuyện. Vì vậy, bóng dáng của quá khứ là một nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện. Khi có dịp viết thư thì kể lại chuyện này. Như vậy, bức thư này có mục đích kể chuyện.

        - Lời đầu thư. Lí do kể chuyện.

        - Giới thiệu không gian, thời gian xảy ra câu chuyện.

        - Diễn biến câu chuyện.

        - Ý nghĩa của câu chuyện kể.


        Đề 1: Kể về một việc làm đáng phê phán mà em gặp.

        1. MB:

        - Một buổi chiều mưa to, em trên đường đi học về.

        1. TB:

        - Cảnh phố phường trong cơn mưa dữ dội.

        - Một cụ già đạp xe cọc cạch chới với giữ chiếc mũ sắp tuột khỏi đầu, nhưng chiếc mũ vẫn bay đi.

        - Số phận chiếc mũ rơi:

        + Bị dòng xe cộ đè lên bẹp dúm.

        + Mọi người ai cũng thấy chiếc mũ, nhưng ai cũng hối hả với những việc riêng của mình.

        + Ông lão nhiều lần muốn lần ra giữa lòng đường để nhặt chiếc mũ nhưng đều bị dòng xe cộ đánh bật trở lại.

        + Mưa tạnh, ông lão cũng tìm cách đến chỗ chiếc mũ rơi, ông nhặt nó lên, nó không còn là chiếc mũ nữa.

        - Hình ảnh ông lão bên chiếc mũ méo mó.



        • Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận.

        1. KB:

        - Lời chào, lời chúc dành cho bạn và gia đình.

        - Họ tên và chữ kí.

        ======================

        Đề 2: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.


        1. MB:

        - Lí do trở lại thăm trường;

        - Vào lúc nào?

        - Đi với ai? Đến trường gặp ai?


        1. TB:

        - Thấy quang cảnh trường như thế nào? Nhớ lại cảnh trường ngày xưa mình học ra sao?

        - Ngôi trường ngày nay có gì khác, những gì vẫn còn như xưa? Những gì gợi lại cho mình những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò?

        - Trong giờ phút đó, bạn bè hiện lên như thế nào?

        - Cảm xúc khi đến và ra về.



        • Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận.

        1. KB:

        - Lời chào, lời chúc dành cho bạn và gia đình.

        - Họ tên và chữ kí.



      2. Kể chuyện với hình thức chuyện kể thông thường.

        Gợi ý làm bài

        Ví dụ

        Dạng đề yêu cầu người viết kể chuyện theo hình thức sáng tạo một câu chuyện thông thường. Nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện phụ thuộc vào khả năng sáng tạo nên một tình huống phát sinh câu chuyện hợp lí, cách kết thúc chuyện bất ngờ, lí thú và ngôn ngữ người kể chuyện sinh động, hấp dẫn.

        - Lí do kể chuyện.

        - Giới thiệu không gian, thời gian, tình huống xảy ra câu chuyện.

        - Diễn biến câu chuyện.

        - Ý nghĩa của câu chuyện kể.


        Đề: Một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.

        1. MB:

        - Tình huống nhìn thấy cuốn nhật kí của bạn và đọc nó.

        1. TB:

        - Diễn biến tâm lí tò mò diễn ra với mức độ mạnh hơn so với những nguyên tắc sống đúng đắn mà mình đã từng hiểu. Hai dòng tâm lí này đấu tranh với nhau…

        - Diễn biến của hành động xem trộm nhật kí…



        1. KB:

        - Hậu quả của hành vi sai trái và rút ra bài học tự răn mình.

        • Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận.

      3. Kể chuyện từ một tác phẩm văn học.

    Gợi ý làm bài

    Ví dụ

    Dạng đề yêu cầu người viết phải nhập hồn vào diễn biến câu chuyện đã được nhà văn viết ra trong tác phẩm văn học mà mình đã đọc. Sau đó xác định một “góc nhìn nghệ thuật” để kể lại câu chuyện đã biết đó và xác lập cách thức kể lại sao cho không thay đổi nội dung câu chuyện, nhưng vẫn gợi cho người đọc nó những hứng thú. Vì vậy, nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện chính là sự sáng tạo về việc chọn góc nhìn nghệ thuật mà người viết đã chọn có linh hoạt và thú vị hay không.

    - Cụ thể hoá câu chuyện đã đọc dưới hình thức hiện thực như mới.

    - Không gian, thời gian diễn ra câu chuyện.

    - Diễn biến câu chuyện.



    - Ý nghĩa của câu chuyện kể và những liên tưởng đi kèm.

    Đề: Trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

    1. MB:

      • Giới thiệu về tình huống gặp lại người chiến sĩ lái xe năm x­ưa (lý do của buổi gặp gỡ).

      • Cảm xúc chung.

    1. TB:

      • Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ ấy. Chú ý kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm theo dòng tự sự một cách hợp lý.

    Cần làm nổi bật 2 ý chính:

      • Tính chất gian khổ, khốc liệt mà những ngư­ời lính lái xe Trường Sơn phải chịu đựng trong những ngày kháng chiến chống Mỹ.

      • Những phẩm chất cao đẹp của ngư­ời lính: dũng cảm, hiên ngang, đầy lạc quan, có chút ngang tàng, trẻ trung, sống có lý tư­ởng, mục đích, có trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân.

      • Miêu tả ngư­ời lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh đã kết thúc: giọng nói, nụ c­ười, khuôn mặt, trang phục.

      • Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận đư­ợc kết hợp: miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của bản thân khi gặp gỡ ngư­ời chiến sĩ lái xe.

    1. KB:

      • Những suy nghĩ của em về chiến tranh và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ lịch sử của cha anh cũng như­ đối với hiện tại (làm thế nào để không có chiến tranh? Làm thế nào để giữ gìn hoà bình?).

      • Tình huống gặp người chiến sĩ.




    Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang09
    Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
    Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
    Thang09 -> LẬp số CÁc số TỰ nhiêN
    Thang09 -> 1 Vai trò của nước sạch và tình trạng ô nhiễm nước
    Thang09 -> Từ vựng tiếng Anh về các loài chim
    Thang09 -> Bài 4: SỐ phần tử CỦa một tập hợP. TẬp hợp con I. Mục tiêu
    Thang09 -> Bài 2: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố hóa học đồng vị I. Mục tiêu: Kiến thức
    Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Từ vựng tiếng Anh về cơ thể người
    Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí châu tiến lộc phần lịch sử thế giới cận – hiện đại

    tải về 498.48 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương