TRƯỜng đẠi học luật hà NỘi khoa pháp luật thưƠng mại quốc tế BỘ MÔn pháp luật thưƠng mạI Đa phưƠng và ĐẦu tư quốc tế



tải về 258.52 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích258.52 Kb.
#30711
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG

VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC



HÀ NỘI - 2016


BẢNG TỪ VIẾT TẮT

BT

Bài tập

CAND

Công an nhân dân

CTQG

Chính trị quốc gia

ĐĐ

Địa điểm

GV

Giảng viên

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

LVN

Làm việc nhóm

NC

Nghiên cứu

Nxb

Nhà xuất bản

TC

Tín chỉ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐA PHƯƠNG

VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Hệ đào tạo: Cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế (chính quy)

Tên môn học: Luật WTO (LTMQTBB 01)

Số tín chỉ: 03

Loại môn học: Bắt buộc


1. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

1. TS. Nguyễn Thanh Tâm

Tel: 04.37731787

E-mail: luat_tmqt@yahoo.com

2. ThS. Phạm Thanh Hằng

Tel: 04.37731787

E-mail: luat_tmqt@yahoo.com

3. GV. Lê Đình Quyết

Tel: 04.37731787

E-mail: luat_tmqt@yahoo.com

4. GV. Đỗ Thu Hương

Tel: 04.37731787

E-mail: luat_tmqt@yahoo.com

Các giảng viên thỉnh giảng và kiêm nhiệm
Văn phòng Bộ môn Pháp luật thương mại đa phương và đầu tư quốc tế (môn Luật WTO)

Tầng 3, Phòng 307, Nhà A - Trường Đại học Luật Hà Nội

Số 87, Đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 04.37731787

E-mail: luat_tmqt@yahoo.com

Giờ làm việc: 8h00 - 17h00 hàng ngày (trừ thứ bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ).



2. MÔN HỌC TIÊN QUYẾT

- Luật quốc tế (CSNBB 05).



3. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC

Môn học Luật WTO là môn khoa học pháp lí cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) - hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại toàn cầu. Thông qua môn học này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức:

1) Tổng quan về Luật WTO

2) Các nguyên tắc cơ bản của Luật WTO

3) Hệ thống các hiệp định của WTO - Nguồn chủ yếu của Luật WTO

4) Các nguồn khác của Luật WTO

5) Mối quan hệ giữa Luật WTO và luật quốc gia

Môn học thuộc khối kiến thức chung ngành Luật thương mại quốc tế, là môn học nền tảng để sinh viên có thể tiếp tục nghiên cứu các môn học khác, như: Pháp luật điều chỉnh thương mại hàng hoá quốc tế; Pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế; Quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp; Luật đầu tư quốc tế; Các biện pháp khắc phục thương mại theo quy định của WTO; ...



4. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA MÔN HỌC

Vấn đề 1. Tổng quan về Luật WTO

1.1. Sự ra đời của WTO

1.2. Thành viên của WTO

1.2.1. Cơ sở pháp lí của việc gia nhập WTO

1.2.2. Tiêu chuẩn trở thành thành viên của WTO

1.3. WTO trong trật tự kinh tế quốc tế (bao gồm mối quan hệ giữa WTO và các FTA)

1.4. WTO và các nước đang phát triển

Vấn đề 2. Các nguyên tắc cơ bản của WTO

2.1. Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN)

2.1.1. Khái quát về nguyên tắc MFN

2.1.2. Nội dung của nguyên tắc MFN

2.1.3. Các ngoại lệ của nguyên tắc MFN

2.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment - NT)

2.2.1. Khái quát về nguyên tắc NT

2.2.2. Nội dung của nguyên tắc NT

2.2.3. Các ngoại lệ của nguyên tắc NT

2.3. Nguyên tắc thương mại tự do hơn (từng bước thông qua đàm phán) (Freer trade: gradually, through negotiation)

2.3.1. Khái quát về nguyên tắc thương mại tự do hơn

2.3.2. Nội dung của nguyên tắc thương mại tự do hơn

2.4. Nguyên tắc tăng cường tính có thể dự đoán (thông qua các cam kết ràng buộc và minh bạch) (Predictability: through binding and transparency)

2.4.1. Khái quát về nguyên tắc tăng cường tính có thể dự đoán

2.4.2. Nội dung của nguyên tắc tăng cường tính có thể dự đoán

2.5. Nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh (Promoting fair competition)

2.5.1. Khái quát về nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

2.5.2. Nội dung của nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

2.6. Nguyên tắc khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế (Encouraging development and economic reform)

2.6.1. Khái quát về nguyên tắc khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế

2.6.2. Nội dung của nguyên tắc khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế

Vấn đề 3. Hệ thống các hiệp định của WTO - Nguồn chủ yếu của Luật WTO

3.1. Giới thiệu hệ thống các hiệp định của WTO trong khuôn khổ Vòng Uruguay và sau Vòng Uruguay

3.2. Giới thiệu các hiệp định của WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

3.2.1. Các hiệp định của WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá

3.2.2. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (GATS)

3.2.3. Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của WTO (TRIPS)

3.3. Giới thiệu Hiệp định về giải quyết tranh chấp của WTO (DSU)

3.4. Hiệp định về cơ chế rà soát chính sách thương mại (TPRM)

3.5. Giới thiệu một số hiệp định đa biên (plurilateral agreements) của WTO

Vấn đề 4. Các nguồn khác của Luật WTO

4.1. Báo cáo của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO

4.2. Tập quán quốc tế

4.3. Các nguồn luật khác



Vấn đề 5. Mối quan hệ giữa Luật WTO và luật quốc gia

5.1. Các học thuyết truyền thống về mối quan hệ giữa Luật WTO và luật quốc gia

5.1.1. Thuyết nhất nguyên luận

5.1.2. Thuyết nhị nguyên luận

5.2. Ba cách thức thực hiện cam kết WTO trong trật tự pháp luật quốc gia

5.2.1. Áp dụng trực tiếp

5.2.2. Áp dụng nội luật hoá

5.2.3. Áp dụng hỗn hợp



5. MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC

5.1. Về kiến thức

Sau khi học xong môn học, người học sẽ hiểu được:



  • Tổng quan về WTO và Luật WTO; mối quan hệ giữa WTO và các FTAs;

  • Các nguyên tắc của WTO - “Luật chơi” của thương mại toàn cầu

  • Hệ thống nguồn luật của Luật WTO;

  • Khái quát nội dung các hiệp định của WTO điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên WTO trong ba lĩnh vực: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ;

  • Các vấn đề đặt ra đối với các thành viên về cách thức thực hiện các cam kết gia nhập WTO.

5.2. Về kĩ năng

  • Bước đầu tìm hiểu, phân tích những vấn đề pháp lí trong quan hệ thương mại giữa các thành viên của WTO;

  • Vận dụng kiến thức đã học như: Nguyên tắc MFN, NT, nguyên tắc thương mại tự do hơn, nguyên tắc tăng cường tính có thể dự đoán, nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, nguyên tắc khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế, các quy định trong các hiệp định của WTO ... để lí giải những tình huống cụ thể trong quan hệ thương mại giữa các thành viên của WTO.

5.3. Về thái độ với môn học

  • Quan tâm hơn đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;

  • Tự tin trong việc thực hành nghề nghiệp về thương mại quốc tế;

  • Tích cực, chủ động tìm hiểu Luật WTO và các tranh chấp thương mại quốc tế liên quan đến Việt Nam;

  • Có tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập.

6. MỤC TIÊU NHẬN THỨC CHI TIẾT

Mục tiêu

Vấn đề

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

1.

Tổng quan về Luật WTO



1A1. Nêu được quá trình hình thành và phát triển của WTO.

1A2. Nêu được mục tiêu hoạt động của WTO.

1A3. Nêu được các chức năng của WTO.

1A4. Nêu được cơ cấu tổ chức của WTO.

1A5. Nêu được cơ sở pháp lí của việc gia nhập và tiêu chuẩn trở thành thành viên của WTO.

1A6. Trình bày được mối quan hệ giữa WTO và các FTA.

1A7. Trình bày được nội dung những ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển.

1B1. Phân tích được mục tiêu hoạt động của WTO.

1B2. Phân tích được mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ cấu tổ chức của WTO.

1B3. Phân tích được mối quan hệ giữa WTO và các tổ chức quốc tế khác.

1B4. Phân tích được nội dung những ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển.

1C1. Đánh giá được vị trí và vai trò của WTO trong sự phát triển của thương mại quốc tế hiện nay.

1C2. Đánh giá được hiệu quả sự tham gia của các nước đang phát triển trong khuôn khổ WTO.


2.

Các nguyên tắc cơ bản của WTO




2A1. Nêu được quá trình hình thành nguyên tắc MFN.

2A2. Nêu được nội dung của nguyên tắc MFN.

2A3. Nêu được các ngoại lệ của nguyên tắc MFN.

2A4. Nêu được quá trình hình thành nguyên tắc NT.

2A5. Nêu được nội dung nguyên tắc NT.

2A6. Nêu được các ngoại lệ của nguyên tắc NT.

2A7. Nêu được nội dung nguyên tắc thương mại tự do hơn trong thương mại hàng hoá quốc tế.

2A8. Nêu được nội dung của nguyên tắc tăng cường tính có thể dự đoán.

2A9. Nêu được nội dung của nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.

2A10. Nêu được nội dung của nguyên tắc khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế.

2B1. Phân tích được tác động của nguyên tắc MFN và NT đối với tự do hoá thương mại giữa các thành viên WTO.

2B2. Giải thích được điều kiện áp dụng các ngoại lệ của MFN và vận dụng các ngoại lệ để giải quyết bài tập tình huống cụ thể.

2B3. So sánh được nguyên tắc NT với nguyên tắc MFN.

2B4. Vận dụng các ngoại lệ của nguyên tắc NT để giải quyết bài tập tình huống cụ thể.

2B5. Phân tích được vị trí, vai trò của nguyên tắc thương mại tự do hơn trong thương mại quốc tế giữa các thành viên WTO.

2B6. Phân tích được nội dung nguyên tắc tăng cường tính có thể dự đoán.

2B7. Phân tích được quy định của WTO liên quan đến nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.

2B8. Phân tích được nội dung nguyên tắc khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế.

2C1. Bình luận được về bản chất không phân biệt đối xử của nguyên tắc MFN và NT.

2C2. Đưa ra được nhận xét cá nhân về vai trò của nguyên tắc MFN và NT trong thương mại quốc tế giữa các thành viên WTO.

2C3. Bình luận được về tác động của nguyên tắc thương mại tự do hơn đối với quá trình tự do hoá thương mại trong khuôn khổ WTO.

2C4. Bình luận được về vai trò của nguyên tắc tăng cường tính có thể dự đoán đối với thương mại quốc tế giữa các thành viên WTO.

2C5. Bình luận được về vai trò của nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh đối với quá trình tự do hoá thương mại trong khuôn khổ WTO.

2C6. Bình luận được về vai trò của nguyên tắc khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế trong việc nâng cao vị thế và thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của các thành viên đang phát triển trong khuôn khổ WTO.

3.

Hệ thống các hiệp định của WTO - Nguồn chủ yếu của Luật WTO



3A1. Trình bày được hệ thống các hiệp định của WTO trong khuôn khổ Vòng Uruguay và sau Vòng Uruguay.

3A2. Giới thiệu được hệ thống các hiệp định điều chỉnh lĩnh vực thương mại hàng hoá của WTO.

3A3. Giới thiệu được nội dung cơ bản của Hiệp định GATT.

3A4. Trình bày được về sự ra đời của GATS; mô tả được và nêu được ví dụ về 4 phương thức cung cấp dịch vụ trong thương mại quốc tế theo quy định của GATS; liệt kê được tên 12 ngành dịch vụ theo quy định của WTO; trình bày được cấu trúc của GATS và Biểu cam kết dịch vụ.

3A5. Nêu được nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPS.

3A6. Trình bày được nội dung của Hiệp định về cơ chế rà soát chính sách thương mại (TPRM).

3A7. Trình bày được những vấn đề pháp lí cơ bản về mua bán máy bay dân dụng và mua sắm chính phủ theo quy định của WTO.

3B1. So sánh được thương mại hàng hoá quốc tế và thương mại dịch vụ quốc tế và lí do, ý nghĩa của các hiệp định điều chỉnh các lĩnh vực nêu trên.

3B2. Phân tích được mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và quyền sở hữu trí tuệ và lí do, ý nghĩa của Hiệp định TRIPS trong hệ thống các hiệp định của WTO.


3C1. Đánh giá được những thành công và hạn chế của các hiệp định của WTO điều chỉnh trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp.


4.

Các nguồn khác của Luật WTO




4A1. Nêu được tên và nội dung cơ bản của 3 báo cáo của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

4A2. Mô tả được cấu trúc của một Báo cáo của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

4A3. Liệt kê được các loại nguồn khác của Luật WTO.

4B1. Phân tích được ít nhất một báo cáo của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

4B2. Phân tích được nội dung của các nguồn khác của Luật WTO.


4C1. Bình luận được tầm quan trọng của các loại nguồn khác của Luật WTO.

4C2. Bình luận được về mối quan hệ giữa các loại nguồn của Luật WTO.

5.

Mối quan hệ giữa Luật WTO và luật quốc gia



5A1. Nêu được nội dung của thuyết nhất nguyên luận và thuyết nhị nguyên luận.

5A2. Nêu được 3 cách thức thực hiện cam kết của WTO trong thực tiễn.


5B1. Phân tích được nội dung của thuyết nhất nguyên luận và thuyết nhị nguyên luận trong thực hiện các cam kết WTO.

5B2. Phân tích được nội dung ba cách thực hiện các cam kết WTO trong thực tiễn.

5C1. Bình luận được về ba cách thức thực hiện các cam kết WTO trong thực tiễn.


7. TỔNG HỢP MỤC TIÊU NHẬN THỨC CHI TIẾT

Mục tiêu

Vấn đề

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Tổng

Vấn đề 1

7

4

2

13

Vấn đề 2

10

8

6

24

Vấn đề 3

7

2

1

10

Vấn đề 4

3

2

2

7

Vấn đề 5

2

2

1

5

Tổng

30

18

12

60


8. HỌC LIỆU

A. GIÁO TRÌNH



  1. Hanoi Law University, Textbook International Trade and Business Law, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, (2014) (Giáo trình song ngữ Anh-Việt do EU tài trợ trong khuôn khổ Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III, download miễn phí từ website của Dự án MUTRAP (nguồn: www.mutrap.org.vn); hoặc nhận bản mềm hoặc giáo trình miễn phí tại Khoa Pháp luật thương mại quốc tế - liên lạc theo địa chỉ email của Bộ môn;

  2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO BẮT BUỘC

* Sách

  1. Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2003 (download miễn phí từ website của WTO: www.wto.org); hoặc nhận bản mềm tại Khoa Pháp luật thương mại quốc tế - liên lạc theo địa chỉ email của Bộ môn;

  2. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn II (MUTRAP II), Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, Nxb. Lao động-xã hội, Hà Nội, 2007 (download miễn phí từ website của MUTRAP: www.mutrap.org.vn);

  3. Raj Bhala, Luật thương mại quốc tế - Những vấn đề lí luận và thực tiễn (sách dịch), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006;

  4. Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Tổng quan các vấn đề tự do hoá thương mại dịch vụ (sách dịch), 2006 (download miễn phí từ website của MUTRAP: www.mutrap.org.vn);

  5. Simon Lester và các tác giả khác, World Trade Law - Text, Materials and Commentary, Hard Publishing, Oxford and Portland, Oregon, 2008;

  6. Peter Van den Bossche, The Law and Policy of the World Trade Organization - Text, Cases and Materials, Cambridge University Press, Cambridge, 2nd edn., 2008.

  7. Ross Buckley, Vai Io Lo, Laurence Boulle, Challenges to Multilateral Trade - The Impact of Bilateral, Preferential and Regional Agreements, Kluwer Law International, 2008. (và bản dịch tiếng Việt của Dự án EU-MUTRAP).

* Văn bản pháp luật Việt Nam

  1. Bộ luật dân sự năm 2005;

  2. Luật đầu tư sửa đổi năm 2014;

  3. Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2014;

  4. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009;

  5. Luật thương mại năm 2005;

  6. Nghị định của Chính phủ số 04/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lí vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

  7. Nghị định của Chính phủ số 90/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam;

  8. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 về chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam;

  9. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 22/2004/UBTVQH11 ngày 20/8/2004 về chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu;

  10. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 41/2002/PL-UBTVQH10 ngày 7/6/2002 về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế;

  11. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 1/9/2002 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam.

* Điều ước quốc tế

  1. Hiệp định Marrakesh 1994 về thành lập Tổ chức thương mại thế giới và các phụ lục.

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO TỰ CHỌN

  1. Ban thư kí WTO, Guide to the Uruguay Round Agreements, 1999;

  2. Bộ Tư pháp, International Economic Integration - A Training Guidelines for Judicial Agencies, 2008;

  3. Doaa Abdel Motaal, Overview of the World Trade Organization Agreement on Technical Barriers to Trade, http://www.wto. org/english/docs_e/legal_e/u rsum_e.htm#gAgreement

  4. Aaditya Mattoo và các tác giả khác (chủ biên), A Handbook of International Trade in Services, Oxford, Oxford University Press, 2008;

  5. Eric H. Leroux, ‘Eleven Years of GATS Case Law: What Have We Learned?’, Journal of International Economic Law 10(4), 2007;

  6. Daniel C. K. Chow & Edward Lee, International Intellectual Property: Problems, Cases, and Materials, Thomson West, 2006;

  7. D.Palmeter and P.Mavrodis, ‘The WTO legal System: Sources of Law’, American Journal of International Law 40, 1998;

  8. Heinemann, ‘Antitrust Law of Intellectual Property in the TRIPS Agreement of the World Trade Organization’, in Beier, Schricker (ed.), From GATT to TRIPS, Weinheim, 1996;

  9. Keith E. Maskus, IPRs in the Global Economy, Institute for International Economics, Washington DC, 2000;

  10. Gabrielle Marceau, ‘Trade and Labor’, trong sách của D. Bethlehem và các tác giả khác (chủ biên), The Oxford Handbook of International Trade Law, Oxford, Oxford University Press, 2009;

  11. Lorand Bartels, ‘Trade and Human Rights’, trong sách của D. Bethlehem và các tác giả khác (chủ biên), The Oxford Handbook of International Trade Law, Oxford, Oxford University Press, 2009;

  12. UNEP/WTO, Trade and Climate Change, Geneva, World Trade Organization, 2009;

  13. Erich Vranes, Trade and Environment, Fundamental Issues in International Law, WTO Law and Legal Theory, Oxford, Oxford University Press, 2009;

  14. Surya P. Subedi, International Economic Law, University of London Press, London, 2006;

  15. Surya P. Subedi, ‘WTO Dispute Settlement Mechanism as A New Technique for Settling Disputes in International Law”, trong sách của Duncan French và các tác giả khác (chủ biên), International Law and Dispute Settlement: New Problems and Techniques, Hart Publishing, Oxford, 2010;

  16. Surya P. Subedi, ‘The Challenge of Managing the “Second Agricultural Revolution” through International Law: Liberalization of Trade in Agriculture and Sustainable Development’, trong sách của Nico Schrijver và Friedl Weiss (chủ biên), International Law and Sustainable Development: Principles and Practice, Martinus Nijhoff, The Hague, 2004.

* Các websites

      1. http://www.wto.org

      2. http://www.moit.gov.vn

      3. http://www.mutrap.org.vn

      4. http://chongbanphagia.vn

      5. http://www.chinhphu.vn

      6. http://www.mof.gov.vn

      7. http://www.mofa.gov.vn

      8. http://www.wipo.int

      9. http://www.worldtradelaw.net

      10. http://www.tbtvn.org

      11. http://www.spsvietnam.gov.vn

9. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

9.1. Lịch trình chung

Tuần

Vấn đề

Hình thức tổ chức dạy-học

Tổng

giờ TC

Lí thuyết

Seminar

LVN

Tự NC

Kiểm tra đánh giá

1

1

4

6


(2)

(3)

- Nhận BT học kì

- Nhận BT nhóm



9

2

2

4

6

(2)

(3)




9

3

3

4

6

(2)

(3)

- Nộp BT nhóm

9

4

4

2

6

(4)

(6)

- Thuyết trình BT nhóm

9

5

5

2

6

(4)

(6)

- Thuyết trình BT nhóm; - Nộp BT học kì

9

Tổng số tiết

16

30

14

21







Tổng số giờ TC

16

15

7

7




45

9.2. Lịch trình chi tiết

Tuần 1: Vấn đề 1

Hình thức tổ chức dạy-học

Số giờ TC

Nội dung chính

Yêu cầu SV chuẩn bị

Lí thuyết 1

2 giờ TC

- Giới thiệu đề cương môn học;

- Giới thiệu chính sách đối với người học;

- Giới thiệu tài liệu cần thiết cho môn học;

- Giới thiệu các hình thức kiểm tra đánh giá.

- Giới thiệu tổng quan về Luật WTO.


* Nghiên cứu đề cương môn học.

* Những đề xuất, nguyện vọng.



* Đọc:

- Mục 1, Mục 7, Chương 2, Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014.

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011;

- Tài liệu khác.



Lí thuyết 2

2 giờ TC

- Giới thiệu tổng quan về Luật WTO (tiếp)

* Đọc:

- Mục 1, Mục 7, Chương 2, Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014.

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011;

- Tài liệu khác.



Seminar 1

1 giờ TC

Thảo luận: Cơ sở pháp lí của việc gia nhập và tiêu chuẩn trở thành thành viên của WTO.

* Đọc:

- Mục 1, Mục 7, Chương 2, Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014.

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011.

- Tài liệu khác.



Seminar 2


1 giờ TC

Thảo luận: WTO trong trật tự kinh tế quốc tế;

- Mối quan hệ giữa WTO và các tổ chức quốc tế khác;

- Mối quan hệ giữa WTO và các FTA.


* Đọc:

- Mục 1, Mục 7, Chương 2, Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014.

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011;

- Tài liệu khác.



Seminar 3

1 giờ TC

Thảo luận: WTO và các nước đang phát triển.

LVN

1 giờ TC

Các nhóm làm quen với cách làm việc của từng thành viên, thảo luận, tìm cách giải quyết BT nhóm.

- Đọc tài liệu.

- Lập dàn ý vấn đề cần thảo luận.

- Chuẩn bị nội dung thảo luận.

- Đưa ra quan điểm cá nhân.



Tự NC

1 giờ TC

- Các vòng đàm phán thương mại đa phương từ năm 1947 đến nay;

- Diễn biến của Vòng Doha.



- Đọc tài liệu.

- Website của WTO.




Tư vấn

- Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu.

- Thời gian: 09h00 - 11h00 thứ hai hàng tuần

- Địa điểm: Văn phòng Bộ môn Pháp luật thương mại đa phương và đầu tư quốc tế (Nhà A, tầng 3, phòng 307).

KTĐG

Nhận BT nhóm và BT học kì vào giờ Lí thuyết 1


Tuần 2: Vấn đề 2

Hình thức tổ chức dạy-học

Số giờ TC

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết 1

2

giờ TC


- Giới thiệu nguyên tắc MFN;

- Giới thiệu nguyên tắc NT.




* Đọc:

- Mục 2, Chương 2, Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014;

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011;

- Tài liệu khác.



Lí thuyết 2

2

giờ TC


- Giới thiệu nguyên tắc thương mại tự do hơn;

- Giới thiệu nguyên tắc tăng cường tính có thể dự đoán;

- Giới thiệu nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh;

- Giới thiệu nguyên tắc khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế.



* Đọc:

- Mục 2, Chương 2, Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014;

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011;

- Tài liệu khác.



Seminar 1


1

giờ TC


Thảo luận: Case studies về các nguyên tắc của WTO.

* Đọc:

- Mục 2, Chương 2, Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014;

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011;

- Tài liệu khác.



Seminar 2

1

giờ TC


Thảo luận: Case studies về các nguyên tắc của WTO (tiếp).

* Đọc:

- Mục 3, Chương 2, Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014;

- Chương 4 Giáo trình luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015;

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011;

- Tài liệu khác.


Seminar 3

1 giờ TC

Thảo luận: Ưu đãi dành cho các nước đang phát triển - Cơ sở pháp lí và ưu đãi trên thực tế:

- Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

- Đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D)


LVN

1 giờ TC

Thảo luận, giải quyết BT nhóm.

- Đọc tài liệu.

- Chuẩn bị nội dung thảo luận.

- Đưa ra quan điểm cá nhân.


Tự NC

1

giờ TC


Thách thức đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng khi tham gia "luật chơi" của WTO.

- Đọc tài liệu.

- Website của WTO.





Tư vấn

- Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu.

- Thời gian: 09h00 - 11h00 thứ hai hàng tuần

- Địa điểm: Văn phòng Bộ môn Pháp luật thương mại đa phương và đầu tư quốc tế (Nhà A, tầng 3, phòng 307).


Tuần 3: Vấn đề 3

Hình thức tổ chức dạy-học

Số giờ TC

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết 1

2

giờ TC


- Giới thiệu hệ thống các hiệp định của WTO trong khuôn khổ Vòng Uruguay và sau Vòng Uruguay.

- Giới thiệu tổng thể các hiệp định điều chỉnh thương mại hàng hoá quốc tế.



* Đọc:

- Mục 4, Mục 5, Mục 6 Chương 2, Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014;

- Chương 4, Chương 6 Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015;

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011;

- Tài liệu khác.


Lí thuyết 2

2

giờ TC


Giới thiệu tổng thể về các hiệp định khác của WTO (tiếp).


* Đọc:

- Mục 6, Chương 2, Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014;

- Chương 6 Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015;

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011;

- Tài liệu khác.


Seminar 1


1 giờ TC

Thảo luận: nội dung cơ bản của Hiệp định GATT.


* Đọc:

- Hiệp định GATT;

- Mục 4, Mục 5, Chương 2, Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014;

- Chương 4 Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015;

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011;

- Tài liệu khác.



Seminar 2

1 giờ TC

Thảo luận: Hiệp định của WTO về chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ


* Đọc:

- Hiệp định về chống bán phá giá

- Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

- Hiệp định về tự vệ

- Mục 3, Chương 2, Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014;

- Chương 6 Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015;

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011;

- Tài liệu khác.



Seminar 3

1 giờ TC

Thảo luận: Hiệp định của WTO về rà soát chính sách thương mại và một số hiệp định đa biên (plurilateral agreements) của WTO

* Nộp BT nhóm

* Đọc:

- Hiệp định TPRM

- Hiệp định về mua sắm của chính phủ

- Hiệp định về thương mại máy bay dân dụng

- Mục 6, Chương 2, Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014;

- Chương 6 Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015;

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011;

- Tài liệu khác.



LVN

1 giờ TC

Thảo luận, giải quyết BT nhóm.

- Đọc tài liệu.

- Chuẩn bị nội dung thảo luận.

- Đưa ra quan điểm cá nhân.


Tự NC

1

giờ TC


Các hiệp định của WTO sau Vòng Uruguay.

- Đọc tài liệu.

- Website của WTO.




Tư vấn

- Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu.

- Thời gian: 09h00 - 11h00 thứ hai hàng tuần

- Địa điểm: Văn phòng Bộ môn Pháp luật thương mại đa phương và đầu tư quốc tế (Nhà A, tầng 3, phòng 307).

KTĐG

Nộp BT nhóm vào giờ seminar 3

Tuần 4: Vấn đề 4

Hình thức tổ chức dạy-học

Số giờ TC

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết 1

2 giờ TC

- Giới thiệu các nguồn khác của Luật WTO.

* Đọc:

- Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014;

- Chương 6 Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015;

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011;

- Tài liệu khác.


Seminar 1


1

giờ TC


Thảo luận: Case Analyse: phân tích một báo cáo của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO để làm rõ bản chất nguồn luật của nó.


* Đọc:

- Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014;

- Chương 6 Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015;

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011;

- Tài liệu khác.


Seminar 2


1

giờ TC


Thuyết trình BT nhóm

- Chuẩn bị nội dung thuyết trình.

- Phân công người thuyết trình.

- Đọc các tài liệu liên quan tới buổi thuyết trình


Seminar 3

1 giờ TC

Thuyết trình BT nhóm

LVN

2 giờ TC

Thảo luận, giải quyết BT nhóm.

- Đọc tài liệu.

- Chuẩn bị nội dung thảo luận.

- Đưa ra quan điểm cá nhân.


Tự NC

2 giờ TC

Mối quan hệ giữa các nguồn luật của Luật WTO.

- Đọc tài liệu.

- Website của WTO.




Tư vấn

- Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu.

- Thời gian: 09h00 - 11h00 thứ hai hàng tuần

- Địa điểm: Văn phòng Bộ môn Pháp luật thương mại đa phương và đầu tư quốc tế (Nhà A, tầng 3, phòng 307).

KTĐG

Thuyết trình BT nhóm vào giờ seminar 2 và 3


Tuần 5: Vấn đề 5

Hình thức tổ chức dạy-học

Số giờ TC

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Lí thuyết 1

2 giờ TC

- Khái quát về thuyết nhất nguyên luận và thuyết nhị nguyên luận.

- Giới thiệu ba cách thức thực hiện cam kết WTO trong trật tự pháp luật quốc gia.




* Đọc:

- Textbook International Trade and Business Law, Hanoi Law University, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2014;

- Chương 6 Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015;

- Ban thư kí WTO, Understanding the World Trade Organization, 2011;

- Tài liệu khác.


Seminar 1

1 giờ TC

Thuyết trình BT nhóm


- Chuẩn bị nội dung thuyết trình.

- Phân công người thuyết trình.

- Đọc các tài liệu liên quan tới buổi thuyết trình.


Seminar 2

1 giờ TC

Thuyết trình BT nhóm.

Seminar

3


1 giờ TC

Thuyết trình BT nhóm.

* Nộp BT lớn.

LVN

2 giờ TC

Thảo luận, giải quyết BT nhóm.

- Đọc tài liệu.

- Chuẩn bị nội dung thảo luận.

- Đưa ra quan điểm cá nhân.


Tự NC

2 giờ TC

Thách thức đối với các thành viên khi thực hiện cam kết WTO trong trật tự pháp luật quốc gia.

- Đọc tài liệu.

- Website của WTO.





Tư vấn

- Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai thác các nguồn tài liệu.

- Thời gian: 09h00 - 11h00 thứ hai hàng tuần

- Địa điểm: Văn phòng Bộ môn Pháp luật thương mại đa phương và đầu tư quốc tế (Nhà A, tầng 3, phòng 307).

KTĐG

- Thuyết trình BT nhóm vào các giờ seminar

- Nộp BT học kì vào giờ seminar 3.




10. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MÔN HỌC

  • Theo Quy chế đào tạo hiện hành.

  • Sinh viên nào làm BT vượt quá số trang quy định bị trừ điểm. Mức trừ điểm: vượt quá mỗi 25% số trang quy định bị trừ 1 điểm (một điểm).

  • BT phải được đánh máy trên khổ giấy A4. Số thứ tự của trang ở giữa trang, phía trên. Cỡ chữ 14, kiểu chữ Times New Roman, dãn dòng 1,5 lines; lề trên 3,5 cm, lề dưới 3 cm, lề trái 3,5 cm, lề phải 2 cm.

  • Khuyến khích sinh viên trao đổi thông tin minh bạch với giáo viên bằng e-mail theo địa chỉ email của Bộ môn (luat_tmqt@yahoo.com).

11. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

11.1. Đánh giá thường xuyên

  • Kiểm diện

  • Minh chứng tham gia LVN.

11.2. Đánh giá định kì

Hình thức

Tỉ lệ

BT nhóm

15%

BT học kì

15%

Thi kết thúc học phần

70%

  • BT nhóm

  • Hình thức: Bài luận từ 2 đến 5 trang A4 (kể cả phụ lục, nếu có)

  • Nội dung: Bộ BT của Bộ môn

  • Tiêu chí đánh giá:

+ Xác định đúng các sự kiện pháp luật, các vấn đề pháp luật chủ yếu liên quan đến BT.

2 điểm

+ Xác định chính xác các nguồn luật liên quan; có khả năng tóm tắt và giải thích pháp luật; có khả năng vận dụng các lập luận mang tính học thuyết một cách ngắn gọn, súc tích.

3 điểm

+ Thể hiện ý tưởng rõ ràng, cú pháp rõ ràng; có khả năng trích dẫn nguồn tài liệu; danh mục tài liệu tham khảo đầy đủ.

2 điểm

+ Kĩ năng làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm

3 điểm

Tổng

10 điểm

  • BT học kì

  • Hình thức: Viết tiểu luận từ 2 đến 5 trang A4 (kể cả phụ lục, nếu có)

  • Nội dung: Bộ BT của Bộ môn liên quan đến toàn bộ kiến thức trong chương trình

  • Tiêu chí đánh giá:

- Xác định đúng các sự kiện pháp luật, các vấn đề pháp luật chủ yếu liên quan đến BT.

3 điểm

- Xác định chính xác các nguồn luật liên quan; có khả năng tóm tắt và giải thích pháp luật; có khả năng vận dụng các lập luận mang tính học thuyết một cách ngắn gọn, súc tích.

5 điểm

- Thể hiện ý tưởng rõ ràng, cú pháp rõ ràng; có khả năng trích dẫn nguồn tài liệu; danh mục tài liệu tham khảo đầy đủ.

2 điểm

Tổng

10 điểm




  • Thi kết thúc học phần

  • Hình thức: Thi trắc nghiệm, thời gian 60 phút. Chấm bài trên máy.

Tổng điểm: 10 điểm.
MỤC LỤC

Trang






tải về 258.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương