TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Tuyến


Bảng 1.4. Các nhóm vi khuẩn theo đặc điểm dinh dưỡng



tải về 0.59 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.59 Mb.
#13736
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Bảng 1.4. Các nhóm vi khuẩn theo đặc điểm dinh dưỡng



Các kiểu dinh dưỡng

Nguồn năng lượng

Nguồn Cacbon

Ví dụ

Quang tự dưỡng

Ánh sáng

Cacbon dioxit (CO2)

Vi khuẩn quang hợp (vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía), vi khuẩn lam, nhóm ưa mặn.

Quang dị dưỡng

Ánh sáng

Chất hữu cơ

Vi khuẩn không lưu huỳnh màu tía

Hóa tự dưỡng vô cơ

Chất vô cơ

Cacbon dioxit (CO2)

Nitrosomonas, Nitrobacter

Hóa dị dưỡng vô cơ

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

Hầu hết vi khuẩn, nấm và tất cả động vật
Nguồn: [19].

Mỗi loại vi khuẩn có thể tham gia trong một hoặc nhiều quá trình chuyển hóa các chất nhất định. Dựa vào vai trò của chúng trong việc chuyển hóa các chất khác nhau, có thể phân loại vi khuẩn đất theo các chất mà chúng tham gia chuyển hóa, ví dụ như vi khuẩn phân hủy xenlulo (Clostridium, Cellulomonas, Myrothecium), vi khuẩn sắt, vi khuẩn lưu huỳnh, các vi khuẩn chuyển hóa nitơ, bao gồm vi khuẩn amon hóa (Micrococcus, bacillus). Vi khuẩn nitrat hóa giữ vai trò chuyển hóa NH4+  NO3- nhờ quá trình oxy hóa; vi khuẩn chuyển NH4+  NO2- gồm các chi Nitrosomonas, Nitrosospira, còn chuyển NO2-  NO3- gồm: Nitrobacter, Nitrocystic. Trong điều kiện khử N2 cũng bị chuyển thành NO3- với sự tham gia của vi khuẩn cộng sinh Rhizobium hoặc sống tự do như Nitrobacter…



1.2.1.2. Xạ khuẩn

Xạ khuẩn là những VSV đơn bào thuộc nhóm nhân giả. Cơ thể có hình sợi, người ta còn gọi xạ khuẩn là vi khuẩn-nấm. Xạ khuẩn phân bố rộng rãi trong đất, trong nước, trong các cơ chất hữu cơ. Chúng có kích thước vô cùng nhỏ (0,2 - 0,5) x (0,4 -100) µm. Xạ khuẩn có 10 loại hình thái: đốt thưa, đốt dày, đốt cành, đốt cong, đốt cong xoắn, đốt cong xoắn chum, đốt sao, đốt cành sao, đốt xoắn ốc, đốt xoắn ốc chùm. Các xạ khuẩn có vai trò rất lớn trong quá trình phân hủy, chuyển hóa các chất trong đất và xử lý ô nhiễm môi trường. Trong môi trường đất có khoảng 11 chủng xạ khuẩn (Becgay, 1984) [16].



1.2.1.3. Nấm

Nấm là những VSV đơn hoặc đa bào, cơ thể hình sợi thuộc nhóm nhân thật. Kích thước: (0,5 - 3,5) x (0,9 - 100) µm. Nấm được chia thành 2 nhóm lớn: nấm mốc và nấm men. Trong đó nấm mốc được chia thành 2 nhóm: nấm mốc bậc thấp (có vách ngăn) như: Mucor, Rhizopus…; nấm mốc bậc cao (không vách ngăn) như: nấm cúc Aspergillus… Nấm men có nhiều hình dạng khác nhau như elip, trứng, hình ống, hình cầu…

Khác với các VSV khác, nấm có cả 3 hình sinh sản: sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà một đoạn sợi nấm riêng rẽ trong môi trường thích hợp và gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành hệ sợi nấm mới. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản bằng bào tử kín hoặc bào tử đính (bào tử trần), các bào tử này được hình thành trên cơ quan sinh bào tử chuyên biệt. Bào tử sau khi được giải phóng ra bên ngoài gặp điều kiên thuận lợi sẽ phát triển thành sợi nấm mới. Sinh sản hữu tính là sự sinh sản bao gồm các hiện tượng tiếp hợp, kết hợp nhân và phân bào giảm nhiễm như ở thực vật bậc cao.

1.2.2. Vai trò của vi sinh vật đất


Bên cạnh các tác động có hại như tham gia quá trình phản nitrat hóa, tiết độc tố vào đất, gây bệnh cho cây trồng, VSV có nhiều tác động tích cực cho đất và cây trồng như tham gia quá trình cải tạo đất, hình thành đất, phân hủy chất độc trong đất…

Nhiều loại VSV đất như vi khuẩn, tảo, địa y… tham gia vào quá trình gắn kết các hạt đất tạo thành các đoàn lạp đất, góp phần hình thành kết cấu đất. Nhiều loại vi khuẩn hoại sinh phát triển trong môi trường hydrat cacbon sinh ra khí CO2, axit hữu cơ giúp phá hủy alumino silicat đặc biệt là phenspat và kaolinit, chúng tạo ra nhiều axit silic và giải phóng nhôm vào trong môi trường; Một phần quan trọng các tinh thể alumino silicat thứ sinh trong đất do hoạt động sống của vi khuẩn và nấm tạo thành. Địa y không chỉ phá hủy đất đá bằng con đường hóa học mà còn phá hủy bằng tác động cơ học của các sợi nấm. Địa y tích lũy trong môi trường các nguyên tố S, P, K… là các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết đối với VSV khác; Các vi khuẩn butyric, vi khuẩn nitrat, vi khuẩn có nha bào có đủ năng lượng để phá hủy alumio silicat, apatit, mica. Các tế bào của chúng tập hợp thành các khuẩn tập đoàn, tạo thành những màng nhày bao bọc phân tử khoáng; các phân tử khoáng này sau đó bị tác động tiếp của các loại VSV, các yếu tố vật lý, hóa học trở thành dạng dinh dưỡng cho cây.

VSV đất phân hủy các chất hữu cơ trong xác động, thực vật…để lấy chất dinh dưỡng, năng lượng giải phóng các nguyên tố dinh dưỡng thành các chất dễ tiêu cho thực vật.

VSV đất phân giải dư lượng thuốc BVTV, các hợp chất hóa học, kim loại nặng và các chất thải công nghiệp khác, góp phần quyết định vào việc bảo vệ hệ sinh thái đất thoát khỏi sự ô nhiễm hóa học.

Sự tổng hợp các chất mùn đặc trưng của VSV như humic, fulvic…đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên kết cấu đất, duy trì độ phì, hạn chế quá trình rửa trôi bạc màu đất.

VSV phân giải các chất dinh dưỡng dự trữ trong mùn để cây có thể hút thu chất dinh dưỡng qua đó giảm bớt lượng phân bón trong canh tác. Riêng đối với các khu rừng tự nhiên và các thảo nguyên đồng cỏ ở những vùng đất hoang thì vai trò này càng có tính quan trọng. VSV đất giúp cố định nitơ, chuyển một lượng lớn khí nitơ trong thành phần không khí thành dạng amon dễ tiêu cho đất và cho cây trồng.

Tóm lại, VSV đất là mắt xích không thể thiếu trong việc khép kín các vòng tuần hoàn vật chất (cacbon, nitơ, kali, photpho…) trong hệ sinh thái đất cũng như trong sinh quyển.

Sinh khối vi sinh vật đất thể hiện một phần chức năng của đất trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng và điều chỉnh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ (Gregorich và cộng sự, 1994; Turco và cộng sự, 1994) [32]. Một số nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa sinh khối VSV đất, tốc độ phân hủy và khoáng hóa N (Jenkinson, 1988; Smith và cộng sự, 1990) [33]. Cuối cùng, sinh khối VSV đóng góp trong việc hình thành cấu trúc và sự ổn định của đất (Fliebach và cộng sự, 2000; Smith và cộng sự, 1990) [33].


1.2.3. Sự phân bố của sinh vật trong đất


1.2.3.1. Sự phân bố VSV theo loại đất

Theo Tropkin (Liên Xô, 1976) ở một số loại đất như đất podzol, đất xám bạc màu, đất đen có sự khác biệt khá rõ rệt về tỉ lệ các loại VSV cũng như số lượng VSV tổng số [14]. Đất đen có hàm lượng dinh dưỡng cao, độ ẩm thích hợp, các điều kiện khoáng hóa tốt, đất tơi xốp nên có lượng VSV nhiều hơn. Ngược lại ở đất podzol nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới nhẹ, các điều kiện độ ẩm và thoáng khí kém nên có số lượng VSV ít hơn rất nhiều (bảng 1.5).



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương