TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Tuyến


Hình 3.6. Ảnh hưởng của hóa chất Reasegant 3.6EC tới vi khuẩn tổng số



tải về 0.59 Mb.
trang14/16
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.59 Mb.
#13736
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Hình 3.6. Ảnh hưởng của hóa chất Reasegant 3.6EC tới vi khuẩn tổng số


Trong 5 ngày đầu thí nghiệm ở công thức CT4 có sự giảm nhẹ so với đối chứng của vi khuẩn tổng số, tuy nhiên ở các công thức CT5 và CT6 có sự giảm đáng kể của vi khuẩn tổng số. Điều này chứng tỏ sự nhạy cảm của vi khuẩn với nồng độ cao của hoạt chất Abamectin trong thuốc trừ sâu sinh học Reasegant 3.6 EC.

Ngày thí nghiệm thứ 10, vi khuẩn tổng số có xu hướng trở về cân bằng với mẫu đối chứng hơn (với mẫu CT4), các mẫu CT5 và CT6 do hoạt chất Abamectin ở nồng độ cao nên vi khuẩn chưa kịp phục hồi so với mẫu đối chứng.

Từ ngày thí nghiệm 20 trở đi, vi khuẩn tổng số ở cả 3 mẫu CT4, CT5 và CT6 khá cân bằng với mẫu đối chứng (do hoạt chất Abamectin có khả năng phân hủy nhanh trong môi trường có ánh sáng). Tuy nhiên với mẫu CT6 với mức sử dụng hóa chất gấp 10 lần khuyến cáo cho thấy khả năng phục hồi cân bằng chậm hơn so với các mẫu sử dụng hóa chất thấp.

Tóm lại, hóa chất BVTV sinh học Reasegant 3.6EC có tác dụng mạnh đến sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn trong những ngày đầu thí nghiệm do độc tính cấp của hoạt chất Abamectin trong thuốc. Tuy nhiên, vi khuẩn trong đất cũng có khả năng phục hồi khá nhanh sau khi sử dụng loại hóa chất này (đối với mẫu CT4 chỉ 10 ngày, mẫu CT5 là 20 ngày và CT6 là 60 ngày) do khả năng phân hủy nhanh của Abamectin trong môi trường.



3.4.1.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất Reasegant 3.6 EC tới xạ khuẩn tổng số

Kết quả xác định số lượng xạ khuẩn tổng số trong các mẫu đất bổ sung hóa chất bảo vệ thực vật sinh học được trình bày ở bảng 3.9.


Bảng 3.9. Số lượng xạ khuẩn ở các mẫu đất trong TN2


(105 CFU/g đất)

Công thức

0 ngày

5 ngày

10 ngày

20 ngày

30 ngày

60 ngày

CT0

6,82

6,74

6,53

6,46

6,40

6,32

CT4

6,82

5,75

6,57

6,25

5,87

5,75

CT5

6,82

4,11

4,23

6,50

5,39

5,18

CT6

6,82

2,21

3,34

4,67

5,78

6,20

Kết quả trong hình 10 cho thấy, tác động của hóa chất BVTV vật sinh học Reasegant 3.6EC đối với xạ khuẩn cũng tương tự như đối với vi khuẩn nhưng khả năng phục hổi của xạ khuẩn chậm hơn so với vi khuẩn (hình 3.7).


Hình 3.7. Ảnh hưởng của hóa chất Reasegant 3.6EC tới xạ khuẩn


Trong 5 ngày đầu thí nghiệm cũng thấy sự giảm mạnh của xạ khuẩn tổng số ở cả 3 công thức thí nghiệm và giảm mạnh nhất ở công thức CT6 (mức sử dụng 150mg/360m2).

Ngày thí nghiệm thứ 10 đã thấy sự phục hồi cân bằng so với mẫu đối chứng của công thức CT4, ở các công thức CT5 và CT6 cho thấy sự phục hồi chậm do tác động độc tính của Abamectin vẫn còn hiệu lực.

Ở ngày thứ 20 và 30 đã thấy sự phục hổi của mẫu CT5 với mức sử dụng hóa chất gấp 5 lần khuyến cáo (phục hồi vào ngày thứ 20 và có xu hướng giảm dần do nguồn hữu cơ giảm), tuy nhiên mẫu CT6 vẫn chưa có khả năng phục hồi so với đối chứng.

Tuy nhiên ở ngày thứ 60 số lượng xạ khuẩn đã được phục hồi của mẫu CT6 với mức sử dụng hóa chất sinh học cao. Điều đó chứng tỏ Reasegant 3.6EC đã bị phân hủy và không còn tác dụng độc đối với sinh vật đất.



3.4.1.3. Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất Reasegant 3.6 EC tới nấm tổng số

Số lượng nấm ở các mẫu đất bổ sung hóa chất BTVT sinh học được trình bày ở bảng 3.10.


Bảng 3.10. Số lượng nấm ở các mẫu đất trong TN2


(103 CFU/g đất)

Công thức

0 ngày

5 ngày

10 ngày

20 ngày

30 ngày

60 ngày

CT0

6,97

6,34

5,33

4,65

4,10

3,97

CT4

6,97

4,95

5,27

4,63

4,07

3,95

CT5

6,97

4,11

4,33

4,58

4,05

3,94

CT6

6,97

2,23

3,14

3,67

3,87

3,89

Các mẫu đất bổ sung hóa chất BVTV loại sinh học nhóm nấm tổng số có diễn biến trái ngược hoàn toàn so với nhóm hóa chất BVTV loại hóa học và tương tự như tác dụng của chúng đối với vi khuẩn và xạ khuẩn (hình 3.8).

Trong 5 ngày đầu thí nghiệm cũng thấy sự giảm của nhóm nấm ở cả 3 công thức thí nghiệm và giảm mạnh khi nồng độ hóa chất sinh học sử dụng tăng lên.

Ngày thí nghiệm thứ 10 đến 20 đã thấy sự phục hồi so với đối chứng của các mẫu CT4 và CT5.

Đến ngày thí nghiệm 30, công thức thí nghiệm CT6 cũng đã phục hồi cân bằng so với mẫu đối chứng.





Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương