TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Đình Dũng nghiên cứu tuyển chọn VI khuẩn malolactic và Ứng dụng trong công nghệ SẢn xuất rưỢu vang luận văn thạc sĩ khoa họC



tải về 0.69 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích0.69 Mb.
#32248
1   2   3   4   5   6   7

Kết quả bảng 3.1 cho thấy 20 chủng vi khuấn đều gram (+) và có vòng phân giải CaCO3 đã được phân lập. Trong đó, tương ứng với mỗi loại nguyên liệu là lá nho và quả nho. Các chủng này đều có hình thái khuấn lạc tròn, nhưng có bề mặt nhẵn hoặc xù xì, kích thước thay đổi từ nhỏ sang to và chủ yếu có mầu trắng. Hình dạng tế bào của các vi khuẩn này cũng thay đổi từ hình que đến hình cầu, có các tế bào đơn lẻ hoặc chuỗi đôi, chuỗi 3 và 4. Từ các đặc tính hình dạng bên ngoài trên, từ các chủng phân lập được này chúng tôi tiến hành các thí nghiệm xác định khả năng lên men malolactic trong các nghiên cứu tiếp theo.



3.1.2 Xác định khả năng lên men malolactic của các chủng vi khuẩn phân lập

Các chủng vi khuấn lactic phân lập được đã được thí nghiệm lên men trong bình dulham nhằm xác định khả năng sinh khí và kiểu hình lên men, hoặc được thí nghiệm dưới các điều kiện có hoặc không có ôxy để xác định đặc tính kỵ khí hoặc hiếu khí. Kết quả của các thí nghiệm này được trình bày ở bảng 3.2



Từ bảng 3.2 cho thấy:

Trong số 20 chủng vi khuấn lactic đã được phân lập:



  • Có 15 chủng sinh khí và 5 chủng không sinh khí.

  • Có 15 chủng lên men dị hình và 5 chủng lên men đồng hình.

  • Có 6 chủng lên men hiếu khí, 6 chủng lên men kỵ khí tùy tiện và 8 chủng lên men kỵ khí.

  • Có 12 chủng không có khả năng lên men malolactic và 8 chủng có khả năng lên men malolactic.

  • Cả 20 chủng đều là các chủng có hoạt tính catalaza âm tính.

Từ những nhận xét trên chúng tôi chọn 8 chủng là NT3, NT6, NT8, NT9, NT10, NT12, NT14, NT19 có khả năng lên men malolactic. Chúng đều là các chủng có hoạt tính catalaza âm tính, lên men dị hình, kỵ khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện cho nghiên cứu tiếp theo.

Bảng 3.2 Đặc tính trao đổi chất của các chủng vi khuân lactic phân lập được

Tên

chủng

Sinh khí

Kiểu hình lên men

Kiểu hô hấp

Phân giải axít malic

Hoạt tính catalaza

NT1

+

Dị hình

Hiếu khí

-

-

NT2

-

Đồng hình

Kỵ khí tùy tiện

-

-

NT3

+

Dị hình

Kỵ khí

+

-

NT4

+

Dị hình

Hiếu khí

-

-

NT5

+

Dị hình

Hiếu khí

-

-

NT6

+

Dị hình

Kỵ khí

+

-

NT7

-

Đồng hình

Kỵ khí

-

-

NT8

+

Dị hình

Kỵ khí tuỳ tiện

+

-

NT9

+

Dị hình

Kỵ khí

+

-

NT10

+

Dị hình

Kỵ khí tuỳ tiện

+

-

NT11

-

Đồng hình

Kỵ khí

-

-

NT12

+

Dị hình

Kỵ khí tuỳ tiện

+

-

NT13

-

Đồng hình

Kỵ khí

-

-

NT14

+

Dị hình

Kỵ khí tuỳ tiện

+

-

NT15

+

Dị hình

Hiếu khí

-

-

NT16

-

Đồng hình

Kỵ khí

-

-

NT17

+

Dị hình

Hiếu khí

-

-

NT18

+

Dị hình

Hiếu khí

-

-

NT19

+

Dị hình

Kỵ khí

+

-

NT20

+

Dị hình

Kỵ khí tuỳ tiện

-

-


Nghiên cứu tuyển chọn các chủng vi khuấn có khả năng lên men malolactic cao.

Chúng tôi lấy 8 chủng đã chọn NT3, NT6, NT8, NT9, NT10, NT12, NT14, NT19 cho nuôi cấy trong môi trường nước nho axít (AG), nhiệt độ nuôi cấy là 25oC. Kết quả tuyển chọn các chủng vi khuấn có khả năng lên men malolactic cao trong môi trường nước nho axít (AG) được trình bày ở bảng 3.3



Bảng 3.3 Khả năng lên men malolactic của 8 chủng vi khuẩn phân lập được

Chủng_vi_khuấn__Hàm_lượng_axít_malic_(g/l)'>Chủng vi khuấn

Hàm lượng axít malic (g/l)

Hàm lượng axít lactic (g/l)

Thời gian lên men (ngày)

Trước lên men

Sau lên men

Trước lên men

Sau lên men

NT3

2,15

0,81

0,3

1,38

29

NT6

2,15

0,39

0,3

1,39

31

NT8

2,15

0,92

0,3

1,05

26

NT9

2,15

0,28

0,3

1,56

24

NT10

2,15

0,49

0,3

1,37

40

NT12

2,15

0,20

0,3

1,61

23

NT14

2,15

1,01

0,3

1,01

28

NT19

2,15

1,29

0,3

0,98

36


Ghi chú:

- Nhiệt độ quá trình lên men malolactic: 25oC

- Thời gian kết thúc lên men khi hàm lượng axít malic của dịch lên men không thay đổi đáng kể trong 3 ngày cuối cùng liên tiếp.

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy:

*Khả năng phân giải axít malic

- Chủng NT19 có khả năng phân giải axít malic thấp nhất với hàm lượng axít malic còn dư sau lên men là rất cao (1,29 g/l).

- Các chủng NT9 và NT12 có khả năng phân giải axít malic cao nhất với hàm lượng axít malic còn dư sau lên men rất thấp.

+ Chủng NT9 hàm lượng axít malic còn dư sau lên men là (0,28 g/l).

+ Chủng NT12 hàm lượng axít malic còn dư sau lên men là (0,20 g/l).

*Khả năng tạo ra Axít lactic:

- Chủng NT19 có khả năng tạo ra Axít lactic thấp nhất với hàm lượng Axít lactic được tạo ra trong dịch sau lên men là rất thấp (0,98g/l).

- Các chủng NT9 và NT12 có khả năng tạo ra Axít lactic cao nhất với hàm lượng Axít lactic được tạo ra trong dich sau lên men rất cao.

+ Chủng NT9 hàm lượng Axít lactic được tạo ra trong dịch sau lên men là (1,56 g/l).

+ Chủng NT12 hàm lượng Axít lactic được tạo ra trong dịch sau lên men là (1,61 g/l).

*Thời gian lên men malolactic:

- Lâu nhất là chủng NT10 (40 ngày)

- Chủng NT9 là (24 ngày)

- Ngắn nhất là chủng NT12 là (23 ngày)

Từ những nhận xét trên chúng tôi chọn chủng NT9 và NT12 vì có khả năng phân giải axít malic tốt nhất với hàm lượng axít malic còn dư trong dịch lên men thấp nhất chủng NT9 là 0,28 g/l, chủng NT12 là 0,20 g/l. Chủng NT9 và NT12 còn có khả năng lên men malolactic triệt để nhất trong thời gian ngắn từ 23 đến 24 ngày, được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.



3.1.3 Xác định khả năng chịu SO2 của 2 chủng vi khuẩn malolactic phân lập được

Để đánh giá khả năng chịu SO2 và khả năng chịu etanol của các chủng malolactic phân lập được chúng tôi tiến hành lên men 2 chủng vi khuấn malolactic là NT9 và NT12 trên môi trường nước nho axít (AG) được sulphit hóa với hàm lượng K2S2O5 100 mg/l và bổ sung etanol tới nồng độ 14%v/v, nhiệt độ nuôi cấy là 25oC.

Khả năng phân giải axít malic thành axít lactic sau quá trình lên men malolactic được trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4 Hàm lượng axít malic và axít lactic trước và sau lên men Malolactic trên môi trường nước nho axít (AG) được sulphit hóa với hàm lượng K2S2O5. bổ sung etanol tới nồng độ 14%v/v


Chủng

vi khuẩn

malolactic

Axít malic (g/l)

Axít lactic (g/l)

Thời gian lên men (ngày)

Trước lên men

Sau lên men

Trước lên men

Sau lên men

NT9

2,15

1,45

0,3

0,8

30

NT12

2,15

0,14

0,3

1,68

25

Ghi chú: Nhiệt độ lên men 25oC trong thời gian từ 25 đến 30 ngày.

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy:



Khả năng phân giải axít malic

- Chủng NT9 hàm lượng axít malic còn dư trong dịch sau lên men là (1,45 g/l).

- Chủng NT12 hàm lượng axít malic còn dư trong dịch sau lên men là (0,14 g/l).

Khả năng tạo ra Axít lactic

- Chủng NT9 hàm lượng Axít lactic được tạo thành trong dịch sau lên men là (0,8 g/l).

- Chủng NT12 hàm lượng Axít lactic được tạo thành trong dịch sau lên men là (1,68 g/l).

Thời gian lên men malolactic là

- Lâu nhất là Chủng NT9 (30 ngày)

- Chủng NT12 là (25 ngày)

Từ những nhận xét trên chúng tôi nhận thấy Chủng NT9 không có khả năng chịu SO2 và etanol nên quá trình lên men malolactic diễn ra không hoàn toàn. Hàm lượng axít malic còn lại rất cao, là 1,45 g/l sau 30 ngày lên men. Còn chủng vi khuẩn còn lại là NT12 có khả năng phân giải malic rất tốt trong điều kiện môi trường được sulphit hóa, có nồng độ cồn cao, thể hiện ở hàm lượng malic còn lại sau lên men là không đáng kể là 0,14 g/l và có thời gian lên men nhanh là 25 ngày.


3.2 Nghiên cứu quá trình lên men malolactic của Chủng NT9 và Chủng NT12 trên môi trường rượu vang non

Rượu vang non lên men từ dịch nho như 2.2.1 bởi chủng nấm men S. cervisiae SH09 (có thành phần etanol 12,8% v/v, đường sót 5,2 g/l, axít tổng số 5,39 g/l) được lên men malolactic bởi 2 chủng NT9, NT12 ở điều kiện nhiệt độ 25oC. Kết quả phân giải axít malic được trình bày ở bảng 3.5 và hình 3.1



Bảng 3.5 Hàm lượng axít malic trước và sau quá trình lên men malolactic của 2 chủng vi khuẩn malolactic trên môi trường rượu vang non


Chủng vi khuấn

Axít malic (g/l)

Trước lên men

Sau lên men

NT9

2,15

0,75

NT12

2,15

0,12




Hình 3.1 So sánh hàm lượng axít malic trước và sau quá trình lên men malolactic của 2 chủng vi khuẩn malolactic trên môi trường rượu vang non

Kết quả trên bảng 3.5 và hình 3.1 cho thấy:



Khả năng phân giải axít malic

- Chủng NT9 hàm lượng axít malic còn dư trong dịch sau lên men là (0,75 g/l).

- Chủng NT12 hàm lượng axít malic còn dư trong dịch sau lên men là (0,12 g/l).


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương