TRƯỜng cao đẲng nghề CƠ khí NÔng nghiệP



tải về 0.53 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.53 Mb.
#17785
1   2   3   4

Thuyết minh : Tổng chi thường xuyên năm 2013 là 29,3 tỷ đồng trong đó chi lương + lương tăng thêm + thêm giờ là 15,8 tỷ chiếm 53% (tỷ lệ % chi thu nhập cho CBGV,CNV/NSNN cấp chiếm 97%). Chi bảo hiểm xã hội, BHYT, KPCĐ, BHTN, vật tư hàng hóa phục vụ công tác chuyên môn, chi sửa chữa xe ô tô, sân xe bãi tập cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao.

Trong năm 2013, nhà trường đã thực hiện tạm dừng chi ABC từ tháng 7/2013, thực hiện tiết kiệm chi mua văn phòng phẩm, điện thoại cho cán bộ chủ chốt và các phòng khoa… Do nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp còn ít, phần thu học phí hệ A và đào tạo hệ B bị giảm sút.

Năm 2012 tổng thu đào tạo hệ A và thu dịch vụ là 16,8 tỷ, năm 2013 thu được 13,4 tỷ giảm 3,4 tỷ tương đương giảm 20%. Riêng nguồn thu từ đào tạo ô tô năm 2013 giảm 24% so với năm 2012.

Ghi chú: Số tổng hợp chi trên bao gồm toàn bộ nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp, thu đào tạo hệ A và các lớp đào tạo hệ B ngắn hạn (chưa bao gồm phần tính khấu hao máy móc thiết bị, thuế TNDN phải nộp năm 2013)

3.2.2 Chi không thường xuyên

Chi mua sắm trang thiết bị phục vụ học tập : 24.500.000.000 đồng.

Chi sửa chữa lớn, nhỏ (lán để xe, hệ thống nước sạch, nhà ăn) : 2.000.000.000 đồng.

Chi trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên: 121.000.000 đồng.

Tổng cộng: 26.621.000.000 đồng.

3.2.3. Chi xây dựng cơ bản (Dự án đầu tư phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao có sử dụng vốn ODA của Chính phủ Pháp : 10.000.000.000 đồng)

3.3 Tổng hợp theo nhóm thu nhập của cán bộ-giáo viên từ 1/1-31/12/2013

Đơn vị tính: đồng



TT

Nội dung

Số tiền

Ghi chú

1

Tổng Chi thu nhập cho cán bộ giáo viên




(Lương đã trừ BHXH, BHYT, BHTN.

1.1

Chi lương cán bộ giáo viên trong biên chế

12.491.236.454

1.2

Chi lương cán bộ giáo viên HĐ dài hạn

3.111.474.191

1.3

Chi lương cán bộ giáo viên HĐ ngắn hạn

121.972.500

2

Thu nhập bình quân/người/tháng

5.154.236




3

Trong đó chi các ngày Lễ, Tết cho CBGV/người/năm

4.235.333




4

Chi tăng giờ cho giáo viên năm 2011-2012

437.451.000




5

Chi giảng dạy của GV dạy ôn tại sân SHLX

121.502.500




6

Chi bộ phận quản lý thuê xe, sân bãi tập

24.006.300




7

Chi làm thêm giờ cho Tổ bảo vệ năm 2013

102.000.000




8

Chi cho làm thêm giờ cho Khoa CNTT (bảo trì máy tính)

20.000.000




9

Khoa Điện tử (Công sửa chữa)

2.550.000




10

Khoa Điện (Dạy LT +công sửa chữa)/năm

29.267.000




11

Khoa Động lực (Dạy LT +công sửa chữa)/năm

81.155.000




12

Khoa Cơ giới dạy Hệ B

83.399.880




13

Khoa Sư phạm dạy nghề

87.666.000




14

Trực công tác Quản sinh

22.000.000




15

Chi quản lý hệ B cho ban giám hiệu

60.703.900

2012+2013

16

Chi nghiệp vụ hệ B cho phòng TC-KT

60.703.900

2012+2013

17

Chi nghiệp vụ hệ B cho phòng Đào tạo

60.703.900

2012+2013

18

Chi thêm giờ cho giáo viên tổ ô tô năm 2013

681.000.000




19

Chi thêm giờ cho bộ phận quản lý ô tô năm 2013

446.270.000




20

Chi học phí, hỗ trợ đi học trình độ Thạc sỹ + Tiến sỹ

192.300.000

Đã chi

21

Hợp đồng thỉnh giảng năm 2012-2013, HKI 2013-2014

116.006.000




Thu nhập trên chưa bao gồm: Tiền vượt giờ năm học 2012-2013; Các thu nhập từ hợp đồng với bên ngoài.

3.4 Tổng hợp chi phí theo nhóm phục vụ đào tạo từ 1/1-31/12/2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung

Số tiền

Ghi chú

1

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn (vật tư, trang thiết bị đào tạo hệ A...

811.464.269




2

Chi phí sửa chữa máy Xúc

13.711.100




3

Nhiên liệu xe con đi công tác

110.832.002

108.788.745






4

Chi phí tuyển sinh năm 2012 (Hỗ trợ, công tác, quảng cáo, tuyên truyền Hệ A..)

73.060.000

136.398.000



2012 chi 2013

Năm 2013


5

Chi sửa chữa ô tô của TTĐT &SHLX (xe tập lái và xe thi sát hạch)

484.543.000

Chi phí nhân công tính riêng tại khoa Động lực ở mục 3.3

3.5 So sánh thu nhập năm 2012, 2013: Đơn vị tính: Đồng

Năm 2012 (Thu nhập bình quân người/tháng)

Năm 2013 (Thu nhập bình quân người/tháng)

Chi thu nhập

Số người

Bình quân

Chi thu nhập

Số người

Bình quân

19.045.286.754

243

6.531.305

15.277.154.400

247

5.154.236

(Số liệu tính đến tháng 11/2013; Bao gồm cả những người hợp đồng khoán công việc)

7. Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

7.1. Khoa học công nghệ

Với mục tiêu và nhiệm vụ của trường đến năm 2015 và 2020 là phát triển trường trở thành trung tâm dạy nghề trọng điểm quốc gia đạt chuẩn khu vực và quốc tế, Nhà trường đã xác định hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế đóng một vai trò quan trọng để nâng cao vị thế của trường và tiến tới hội nhập quốc tế. Vì vậy, năm 2013, hoạt động khoa học công nghệ của trường có nhiều cải tiến. Nhà trường đã tiếp cận và nghiên cứu một số chương trình đào tạo nghề tiên tiến của nước ngoài; cử giáo viên tham gia thẩm định chương trình đào tạo giảng viên các nghề trọng điểm, cấp độ quốc tế năm 2014 ở Auxtralia; nhiều cán bộ, giáo viên đăng ký thực hiện các đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật để ứng dụng vào công tác giảng dạy và các hoạt động khác của trường.

Trong năm qua, Hội đồng khoa học nhà trường đã hoạt động có hiệu quả và bước đầu cho thấy kết quả rất khả quan. Nhiều đề tài được đăng ký thực hiện và được HĐKH tổ chức nghiệm thu một cách nghiêm túc, kết quả đã có 56 đề tài được HĐKH nghiệm thu và nhiều đề tài sẽ được ứng dụng vào các hoạt động của trường. Đặc biệt, đã có đề tài được ứng dụng hiệu quả vào cho nhà trường trước khi được nghiệm thu.

Năm 2013, nhà trường đã ký hợp đồng với đơn vị Tư vấn và triển khai thực hiện đưa việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào nhà trường, phấn đấu vào đầu năm 2015, nhà trường sẽ mời đoàn đánh giá độc lập vào đánh giá để cấp chứng chỉ. Dự kiến sẽ công bố vận hành Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào Tháng 01/2014.



7.2. Hợp tác quốc tế

Với định hướng phát triển trở thành trường dạy nghề trọng điểm đạt chuẩn quốc tế, hoạt động hợp tác quốc tế của trường được đẩy mạnh, cụ thể:

Nhà trường đã đón tiếp và làm việc với một số đoàn khách quốc tế của các trường và các tổ chức giáo dục của Pháp, Vương quốc Anh. Tổ chức 2 đoàn cán bộ của trường thăm và làm việc trường cao đẳng Bradford của Vương quốc Anh.

Trong năm 2013, nhà trường tiếp tục hoàn thiện đề án hợp tác với Hội đồng Anh về đào tạo giáo viên dạy nghề và dự kiến sẽ tiếp tục triển khai trong năm 2014, nhà trường đã triển khai, lập hồ sơ, danh sách cán bộ giáo viên được cử đi học tập tại Australia theo chương trình Bồi dưỡng giáo viên các nghề trọng điểm của 26 trường được đầu tư chất lượng cao.

Đặc biệt, nhà trường tiếp tục vận động xin triển khai dự án ODA của AFD và đã được các Bộ chủ quản và Chính phủ phê duyệt.

8. Quan hệ với doanh nghiệp

Trung tâm tuyển sinh và dịch vụ việc làm thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, đã kết nối được với 400 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương lân cận. Thường xuyên liên hệ với các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và khu vực lân cận để nắm bắt và nhu cầu lao động, ngành nghề tuyển dụng, chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp giúp nhà trường trong công tác giải quyết việc làm cho học sinh – sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trung tâm đã liên hệ, triển khai thông báo tuyển dụng của các doanh nghiệp và đã giới thiệu được hầu hết các em học sinh tốt nghiệp ra trường có nhu cầu xin việc làm; liên hệ thực tập tại doanh nghiệp cho HSSV với tổng số khoảng 400 lượt. Xây dựng và duy trì tốt mối quan hệ với các doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động, qua đó, tư vấn và xuất khẩu lao động cho HSSV.

9. Đảm bảo chất lượng

Bộ phận kiểm định đã phối hợp với các đơn vị xây dựng báo cáo tự kiểm định cơ sở dạy nghề năm 2013 theo Thông tư 42, báo cáo Tổng cục dạy nghề về kết quả tự kiểm định năm 2013, điểm nhà trường tự đánh giá là 95 điểm.

Cử cán bộ, giáo viên có chuyên môn kiểm định tham gia đoàn kiểm định của Tổng cục dạy nghề.

Đánh giá chung

Năm 2013, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy – Ban giám hiệu, tập thể cán bộ, giáo viên, CNV và HSSV trong toàn trường đã cơ bản hoàn thành được những mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục:



* Công tác tuyển sinh:

- Không tuyển sinh đủ chỉ tiêu

- Chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp

- Còn nhiều học sinh tốt nghiệp PTTH tại khu vực Vĩnh Phúc chưa đăng ký vào trường.

- Chưa tập trung sâu vào các địa bàn trọng điểm.

- Chưa huy động được toàn trường tham gia vào công tác tuyển sinh

* Công tác Đào tạo:

- Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu

- Thời lượng giảng dạy Kỹ năng mềm còn hạn chế.

- Công tác thống kê phản hồi từ Học sinh – Sinh viên và các Doanh nghiệp về vấn đề đào tạo chưa đầy đủ.

- Thư viện nhà trường đã đưa vào hoạt động nhưng không hiệu quả nên chưa thu hút được Học sinh – sinh viên.

* Công tác thanh tra:

- Các đơn vị còn thiếu chủ động trong công tác thanh tra.

- Công tác thanh kiểm tra về giờ giấc, công việc ở các phòng chức năng vẫn chưa thực hiện được.

* Công tác giảng dạy:

- Dạy thực hành vẫn còn phổ biến việc “trông lớp”; vẫn còn tình trạng giáo viên lên lớp đọc cho HSSV ghi bài.

- Chậm đổi mới cách dạy, cách học, cách kiểm tra đánh giá HSSV; hiệu quả giờ giảng thấp.

- Chưa có sự quản lý, giám sát Học sinh – Sinh viên chặt chẽ dẫn đến có hiện tượng Học sinh – Sinh viên bỏ về khi đang thực tập.

- Một bộ phận nhỏ giáo viên có tay nghề chưa cập với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại; một số chưa thực sự nhiệt tình, tâm huyết với công việc; chưa chịu khó học tập nâng cao trình độ.

* Công tác HSSV:

- Nhiều giáo viên chủ nhiệm không nắm vững chức năng, nhiệm vụ của GVCN, không nắm vững tình hình học sinh của lớp mình, không có biện pháp giáo dục học sinh cá biệt.

- Nhiều khoa chưa làm tốt công tác HSSV

* Công tác đảm bảo chất lượng:

- Chất lượng đào tạo còn thấp

- Bộ phận chuyên trách đảm bảo chất lượng mới thành lập, ít người nên chưa phát huy được hết vai trò, nhiệm vụ của đơn vị.

- Chưa xây dựng được hệ thống ngân hàng câu hỏi cho các môn học.

* Công tác Tổ chức, nhân sự:

- Việc cân đối giáo viên để đưa ra đề xuất thuyên chuyển, điều chuyển còn chưa thực hiện thường xuyên.



* Công tác quản lý:

- Còn chậm hoàn thiện trong việc sửa đổi các quy chế nội bộ.

- Một số đơn vị phân công công việc chưa rõ ràng.

- Chưa xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá từng vị trí việc làm cụ thể.

- Lãnh đạo một số bộ phận còn thụ động trong công việc.

- Công tác quản lý vật tư thực tập, quản lý trang thiết bị chưa tốt.



* Công tác tài chính, cơ sở vật chất, an ninh trật tự

- Dự toán tài chính chưa sát với thực tế nên phải điều chỉnh nhiều.

- Dịch vụ sản xuất còn rất hạn chế.

- Các nguồn thu đều có xu hướng giảm; thu nhập tăng thêm giảm so với năm 2012.

- Chế độ phúc lợi cho CBGV còn hạn chế.

- Vẫn còn để xảy ra một số vụ mất an toàn về tài sản và mất ANTT trong trường.



* Công tác NCKH và HTQT

- Đề tài NCKH có giá trị thực tiễn còn ít.

- Các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài còn hạn chế, hiệu quả thấp.

* Quan hệ với doanh nghiệp:

- Chưa đi vào chiều sâu, chưa tạo ra lợi ích rõ rệt từ 2 phía.



PHẦN II

PHƯƠNG HƯỚNG, KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2014
Đặc điểm tình hình năm 2014

* Thuận lợi:

- Là một trường có truyền thống lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề.

- Nhà trường đã có sự chuẩn bị từ trước cho cạnh tranh trong đào tạo nghề.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ cao và cơ bản tâm huyết với công việc và sự nghiệp đào tạo của nhà trường.

- Là một trường dạy nghề chất lượng cao, được nhà nước tập trung đầu tư về nhiều mặt.

- Tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho người học nghề



* Khó khăn:

- Kinh tế đất nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, sản xuất trong nước ít tăng trưởng dẫn đến giảm sút nhu cầu sử dụng lao động.

- Cạnh tranh trong đào tạo ngày càng trở nên quyết liệt.

- Tâm lý bằng cấp tiếp tục là trở lại lớn cho tuyển sinh đào tạo nghề.



1. Mục tiêu, nhiệm vụ năm 2014

1.1. Về tuyển sinh:

- Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2014:

+ Cao đẳng nghề: 700 người

+ Trung cấp nghề: 800 người

+ Liên thông TCN-CĐN: 100

+ Lái xe: 2500

+ Chứng chỉ sư phạm dạy nghề: 250

+ Bồi dưỡng kỹ năng: 500

+ Bồi dưỡng nâng cao, sơ cấp nghề: 150

1.2. Về đào tạo:

- Thí điểm đào tạo 3 nghề trình độ CĐN cấp độ quốc tế;

- Nghiên cứu khảo sát để mở thêm một số chuyên ngành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực và người học.

- Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá phân loại HSSV, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện.

- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học

- Xây dựng tiêu chí đánh giá rõ ràng, khách quan, khoa học;

- Chất lượng đào tạo tốt hơn năm 2013;

- Cử đủ số lượng giáo viên đi đào tạo chuẩn hóa trong nước và nước ngoài theo chỉ tiêu của TCDN;

- Tiếp tục cử giáo viên đi học cao học và nghiên cứu sinh.

1.3. Công tác quản lý:

- Chính thức vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008;

- Bổ sung cán bộ chủ chốt cho một số đơn vị;

- Các hoạt động của trường nề nếp và hiệu quả hơn;

- Chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện một số quy chế nội bộ.

1.4. Công tác NCKH, Xây dựng & HTQT

- Thực hiện các đề tài Nghiên cứu khoa học, đảm bảo có khoảng 70% số đề tài áp dụng tốt trong thực tiễn.

- Thực hiện dự án ODA: thường trực, giám sát thi công xưởng X11, khởi công xưởng X23.

- Tổ chức thực hiện và nghiệm thu các đề tài có tác dụng thiết thực;

- Thực hiện Dự án hợp tác đối tác với trường Cao đẳng Bradford: Xây dựng và phát triển chương trình, tài liệu đào tạo nghề Điện tử công nghiệp, tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp.

1.5. Công tác tài chính:

- Đảm bảo ổn định nguồn tài chính cho các hoạt động của trường;

- Duy trì việc trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ - giáo viên & người lao động, đảm bảo thu nhập bình quân cao hơn năm 2013.

2. Các giải pháp thực hiện

2.1 Công tác đào tạo

* Về tuyển sinh

- Xây dựng quy chế để huy động toàn trường (CBGV và HSSV) tham gia công tác tuyển sinh.

- Lựa chọn, xác định các vùng, các xã, các trường, các cơ quan trọng điểm để triển khai công tác tuyển sinh;

- Tổ chức hội thảo các trường THPT, THCS và các xã;

- Tổ chức hướng nghiệp cho học sinh THPT;

- Hình thành mối liên kết chặt chẽ với các trường THPT, THCS, xây dựng một số điểm tuyển sinh điển hình;



* Công tác giảng dạy

- Tăng thời lượng giảng dạy môn học Kỹ năng mềm, đưa chương trình vào giảng dạy với Học sinh – Sinh viên toàn trường.

- Phê duyệt chương trình đào tạo của trường bằng nghiên cứu cải tiến cách bố trí lịch học khoa học và thực tiễn.

- Xây dựng hồ sơ học tập của HSSV.

- Đổi mới giảng dạy, đặc biệt là dạy thực hành, trên cơ sở hồ sơ học tập, giáo viên cùng làm việc với học sinh liên tục trong các giờ lên lớp, giáo viên kiểm tra phân loại được từng học sinh, có kế hoạch học tập cho từng HS, tăng cường việc giao bài tập, đề tài cho từng nhóm HS, phát huy tính tích cực, chủ động của HSSV, các mục tiêu kỹ năng, kiến thức sau từng buổi học phải được xác định rõ ràng cụ thể.

- Tập trung xây dựng ngân hàng đề thi hết môn học, mô đun, thi tốt nghiệp, việc thi hết môn học do phòng Khảo thí & đảm bảo chất lượng thực hiện.

2.2. Tổ chức quản lý và xây dựng đội ngũ.

- Áp dụng tiêu chuẩn hiện đại ISO 9001:2008 trong công tác quản lý

- Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc của các đơn vị trong toàn trường, tiêu chuẩn đánh giá từng đơn vị và cá nhân.

- Cải tiến công tác quản lý vật tư thực tập, công tác quản lý sử dụng phòng học, thiết bị giảng dạy.

- Thành lập phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

- Cử cán bộ, giáo viên, lãnh đạo chủ chốt các phòng khoa, tổ trưởng bộ môn tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý.

- Bổ nhiệm bổ sung một số vị trí cán bộ quản lý các đơn vị để đảm bảo về cơ cấu, tổ chức.

- Thành lập tổ dịch vụ sản xuất tại một số Khoa



2.3. Công tác học sinh – sinh viên

Tăng cường các hoạt động của HSSV, tăng cường vai trò đầu mối của phòng QL HSSV, vai trò của giáo viên chủ nhiệm, của Đoàn TN, Hội Sinh viên và các khoa tạo ra không khí vui tươi lành mạnh trong toàn trường.



2.4. Khoa học công nghệ - hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh hoạt động NCKH theo hướng hướng hiệu quả thiết thực, kết quả các đề tài được sử dụng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, có cơ chế chính sách cho tác giả các đề tài có giá trị;

- Thực hiện dự án hợp tác quốc tế với trường Cao đẳng Bradford;

- Thực hiện thành công dự án đào tạo thí điểm cao đẳng nghề nâng cao;

- Áp dụng các phần mềm trong quản lý và giảng dạy.

2.5. Công tác tài chính

- Đề xuất các cơ chế tài chính đảm bảo tăng thu, tiết kiệm chi, sửa đổi quy chế làm việc theo hướng các khoa có trang thiết bị đảm nhiệm một phần thu nhập ABC, giảm phần bao cấp chung, tăng cường chi khuyến khích các công việc có hiệu quả thiết thực; duy trì trở lại việc trả thêm thu nhập tăng thêm ABC cho nhà trường.

- Tăng thu từ hoạt động dịch vụ sản xuất;

2.6. Cơ sở vật chất

Đảm bảo tiến độ thực hiện dự án AFD và dự án Mục tiêu chương trình quốc gia để xây dựng cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị tiến tới hoàn thành dự án “Đầu tư phát triển trường dạy nghề chất lượng cao”.



2.7. Quan hệ với doanh nghiệp.

- Tăng cường hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp.


Ngày 23 tháng 12 năm 2013



HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)


Nguyễn Văn An



T ài liệu lưu hành nội bộ


tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương