Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ


Tượng đài tại cảng Hamburg, Đức quốc



tải về 244.15 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích244.15 Kb.
#24122
1   2   3   4

8. Tượng đài tại cảng Hamburg, Đức quốc.

Ngày 12/09/2009, khoảng 1.200 người trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản từ Pháp, Hòa Lan, Na Uy, Đan Mạch, và từ nhiều thành phố trên lãnh thổ Cộng Hòa Liên Bang Đức đổ về hải cảng Hamburg, dự lễ khánh thành tượng đài tưởng niệm Thuyền Nhân. Trong số đông quan khách Đức, có: Bộ Trưởng Nội Vụ Liên Bang Wolfgang Schauble, ông Franz Muentefering, Chủ Tịch đảng đối lập. Ông chủ tịch đảng Dân Chủ Xã Hội Đức). Đại diện của ông Arnold Vaatz, phó chủ tịch nhóm dân biểu hạ viện liên bang. ông Barmberger, bộ trưởng tư pháp của tiểu bang Rheinland Pfalz. Bà Prof.Dr.Karin von Welck, bộ trưởng văn hóa tiểu bang Hamburg. Ông Freimut Duve, nguyên đặc trách viên cho Tự Do Truyền Thông. Đặc biệt, Bộ Trưởng Kinh Tế & Lao Động & Giao Thông tiểu bang Niedersachsen người Đức gốc Việt, tiến sĩ Philipp Roesler, đại diện cho Thống Đốc tiểu bang, đã đọc diễn văn trong buổi lễ trang trọng này (Tháng sau đó, ông được cử giữ chức Bộ Trưởng Y Tế Đức Quốc).

Theo ông Nguyễn Hữu Huân, Hội Trưởng Hội Xây Dựng Tượng Đài, khởi sự từ 3 năm trước, nhưng gặp khó khăn từ cơ quan chánh quyền buộc phải thay đổi hnìh thức tượng đài. Sau những lần vận động với các viên chức và trình bày những cố gắng tối đa của Cộng Đồng tị nạn, đã được chánh phủ Đức chấp thuận dự án nguyên thủy. Về tài chánh do Cộng Đồng tị nạn tại Đức chung góp, còn có danh sách ân nhân bên ngoài Đức quốc, đặc biệt là nhóm thân hữu từ Hoa Kỳ do nhà văn Đào Vũ Anh Hùng đại diện chung góp. Ông Huân tâm sự: “Tôi rất cảm động về sự ủng hộ của nhiều nhà chính trị người Đức. Đây là công sức do tất cả bà con đóng góp. Rất nhiều bà con lái xe từ xa đến đây chiều qua.

Trượng đài gồm quyển sách bằng đồng đặt trên trụ đá hoa cương trong khuôn viên rnột khu vườn nhỏ 7m x 5m tại hải cảng Hamburg (Ueberseebruecken). Bà Thủ Tướng Angela Merkel có thư vinh danh hoạt động của Ủy Ban Cap Anamur. “Tưởng niệm các đồng hương tị nạn cộng sản đã bỏ mình trên đường tìm tự do” là một phần trong nội dung Việt ngữ trên trang sách đang mở ra, viết bằng Việt, Đức, và Anh ngữ. Hàng chữ nổi tri ân tiến sĩ Rupert Neudeck, người sáng lập chương trình Cap Anamur đã thuê 3 chiếc tàu vận tải từ tháng 09/1979 đến tháng 07/1987, đã vớt được 11.300 Thuyền Nhân Việt Nam và được chánh phủ Đức tiếp nhận định cư (trích e-mail từ địa chỉ ngày 16/09/2009).

Điều đáng chú ý là các viên chức cùng tên đại sứ CSVN tại Berlin, Germany, nhân danh nhà ngoài giao đại diện cho chánh phủ của chúng, áp lực với Thống Đốc tiểu bang Hamburg đục bỏ nhóm chữ “tị nạn cộng sản” trên quyển sách bằng đồng. Nhờ có Tiến Sĩ Neudeck -ân nhân của Thuyền Nhân Việt Nam- can thiệp mạnh nên CSVN thất bại hoàn toàn (trích e-mail ngày 25/10/2009 của Alpha Lê Thanh Tùng từ Germany).


10. Dự án Viện Bảo Tàng tại Hoa Kỳ.

Theo bản tin Thời Sự Dân Sinh tháng 3 năm 2006 tại San Jose, ngày 14/3/2006, nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, Giám Đốc IRCC, và ông Phạm Phú Nam, Phụ Tá Điều Hành, tham dự buổi họp của Hội Đồng Quản Trị Khu Vườn Lịch Sử Kelly (Kelly Historical Park) tại San Jose, tiểu bang California. Trước đó, ông David, Giám Đốc Kelly Historical Park và Bà Phó Giám Đốc, đến thăm cơ sở tạm thời của Viện Bảo Tàng Việt Nam trên đường Park, thành phố San Jose. Trong buổi họp, ông David công nhận những vật chứng trong khu trưng bày tạm thời, đã tạo một ấn tượng mạnh mẽ và rất xúc động.

Sau phần trình bày dự án và nhấn mạnh đến quyết tâm thực hiện của phía Việt Nam, toàn thể 18 thành viên Hội Đồng Quản Trị đã bỏ phiếu thuận 100%, cung cấp cho phía Việt Nam ngôi nhà 2 tầng hiện có trong Khu Vườn Lịch Sử, để phía Việt Nam nới rộng, chỉnh trang, và tạo cảnh trí thích hợp cho một “Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân & Việt Nam Cộng Hòa”. Bản thỏa ước được ký kết tại chỗ với thời hạn 30 năm trong điều kiện được tái tục vô thời hạn.

Một đề nghị tài trợ 400.000 mỹ kim đang được tiểu bang California cứu xét, song song với chương trình gây quỹ 400.000 mỹ kim do IRCC phụ trách, để hoàn thành những bước đầu của dự án trong năm 2006-2007. Những vật chứng trong khu trưng bày tạm thời ở San Jose, đã được mang đến trưng bày nhân ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 2006 tại Nam California, và đông đảo đồng hương đến thưởng lãm, đã công nhận là rất xúc động!

Tháng 2/2008, hoàn tất các công trình giai đoạn 1 và mở cửa đón tiếp khách đến thăm trong những ngày Tết Mậu Tý. Sau đó, lần lượt đón tiếp các phái đoàn thăm viếng đặc biệt có hẹn trước. Trong tháng 3 sẽ hoàn tất lối đi dành cho xe lăn. Theo kế hoạch, từ tháng 4/2008 sẽ mở đón tiếp công chúng. Hằng năm có khoảng 50.000 học sinh tiểu và trung học vào thăm khu vườn lịch sử bao gồm các Viện Bảo Tàng trong khu vườn có tuổi thọ 140 năm, là: Trung Hoa, Hy Lạp, Thổ Nhỉ Kỳ, Mễ Tây Cơ, và bây giờ có thêm Viện Bảo Tàng Việt Nam. Trong Viện Bảo Tàng Việt Nam có một bản đồ ghi đầy đủ các thành phố, quận hạt, và tiểu bang đã công nhận quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ dựa theo bản tổng hợp này. Ngoài ra còn lưu trữ các văn kiện công nhận quốc kỳ chúng ta.
11. Dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân tại Canada.

Theo tin cung cấp bởi Tiến Sĩ Lê Duy Cấn, Liên Hội Người Việt Canada, từ tháng 12 năm 2005, Liên Hội Người Việt Canada bắt đầu vận động gây quỹ cho dự án “Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân” tại Ottawa, thủ đô Canada, với mục đích trưng bày những vật chứng cùng những dữ kiện dân tộc Việt Nam chạy trốn chế độ cộng sản đi tìm tự do, vĩ đại nhất và bi thảm nhất trong lịch sử nhân loại. Mẫu vẽ Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân là tòa nhà 2 tầng đối diện với Tượng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân đã khánh thành ngày 30 tháng 4 năm 1995. Ngân khoản dự trù vào khoảng 2.000.000 Gia kim (tiền Canada), và dự trù thực hiện trong năm 2008-2010. Dự án này được hỗ trợ từ đồng hương và một số giới chức công quyền tại Canada nói chung và tại thủ đô Ottawa nói riêng. Rất mong được sự hưởng ứng và ủng hộ của đồng hương nhiều nơi trên thế giới. Xin liên lạc với Tiến sĩ Lê Duy Cấn, đại diện Ban Tổ Chức tại địa chỉ e-mail <hg_yen@yahoo.com>.


Phần sáu. Những địa phương đã công nhận quốc kỳ Việt Nam.

Với những thành công trong gần 8 năm qua, những phái đoàn cao cấp của cộng sản Việt Nam như phái đoàn Phan Văn Khải (Thủ Tướng, 2006), Phạm Gia Khiêm (Phó Thủ Tướng), nhất là phái đoàn Nguyễn Minh Triết (Chủ Tịch, 2007 & 2009) và Nguyễn Tấn Dũng (Thủ Tướng, 2008 & 2010) đến thành phố nào trên đất Mỹ mà có Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn, họ thấy cả rừng cờ vàng ba sọc đỏ của chúng ta. Cho nên lãnh đạo cộng sản Việt Nam rất nhục. Thêm nữa, Cộng Đồng chúng ta khắp nơi liên tục vận động với các cơ quan chánh quyền địa phương, tin tưởng đến ngày nào đó, quốc kỳ Việt Nam chúng ta ngang hàng với quốc kỳ Hoa Kỳ, sẽ rực rỡ tung bay trên bầu trời của hầu hết các tiểu bang có Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn cư trú.

Khởi đi ngày 19 tháng 2 năm 2003 từ thành phố Westminster, tiểu bang California, vòng qua các tiểu bang theo thứ tự mẫu tự sau đây: Colorado, Connecticut, Florida, Georgia, Hawaii, Indiana, Iowa, Kansas, Louisiana, Massachussetts, Michigan, Minnesota, Mississippi, Missouri, Nebraska, New Mexico, New York, New Jersey, North Carolina, Oklahoma, Ohio, Oregon, Pennsylvania, South Carolina, Texas, Utah, Virginia, và tiểu bang Washington (29 tiểu bang).
Đến ngày 30 tháng 04 năm 2011, quốc kỳ Việt Nam chúng ta đã được các đơn vị hành chánh địa phương chánh thức công nhận theo thứ tự thời gian, như sau:

1. Ngày 19/2/2003, thành phố Westminster, tiểu bang California. Nghị Quyết 3750.

2. Ngày 11/3/03, thành phố Garden Grove, tiểu bang California. Nghị Quyết 8486-03.

3. Ngày 14/4/03, thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia. Nghị Quyết TR-03-07.

4. Ngày 5/5/03, thành phố Milpitas, tiểu bang California. Nghị Quyết 7300.

5. Ngày 3/6/03, quận hạt Santa Clara, tiểu bang California. Quận Hạt này bao gồm 15 thành phố, kể cả thành phố San Jose, với dân số toàn Quận khoảng 1.700.000 người.

6. Ngày 4/6/03, thành phố Hooland, tiểu bang Michigan.

7. Ngày 18/6/03, thành phố Houston, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 17-2003.

8. Ngày 24/6/03, thành phố Saint Paul, tiểu bang Minesota. Nghị Quyết 03-502.

9. Ngày 7/7/03, thành phố Pomona, tiểu bang California. Nghị Quyết 2003-140.



10. Cùng ngày 7/7/03, quận hạt Fairfax, tiểu bang Virginia.

11. Ngày 15/7/03, tiểu bang Louisiana. Luật số 839. Đây là tiểu bang 1/15.

12. Ngày 30/7/03, thành phố Sacramento, thủ phủ tiểu bang California.

13. Ngày 30/7/03, thành phố Boston, tiểu bang Massachussetts. Nghị Quyết 03-1104.

14. Ngày 8/9/03, thành phố Springfield, tiểu bang Massachussetts.

15. Ngày 12/9/03, thành phố Oklahoma, thủ phủ tiểu bang Oklahoma.

16. Ngày 16/9/03, thành phố El Monte, tiểu bang California. Nghị Quyết 8384.

17. Ngày 16/9/03, thành phố Garland, ngoại ô thành phố Dallas, tiểu bang Texas.

18. Ngày 16/9/03, thành phố Tumwater, tiểu bang Washington. Nghị Quyết R2003-013.

19. Cũng cùng ngày 16/9/03, thành phố Malden, tiểu bang Massachussetts.



20. Ngày 17/9/03, thành phố Rowley, tiểu bang Massachussetts.

21. Ngày 30/9/03, thành phố Grand Rapids tiểu bang Michigan.

22. Ngày 9/10/03, thành phố Lacey, tiểu bang Washington

23. Ngày 8/10/03, thành phố Quincy, tiểu bang Massachussetts.

24. Ngày 20/10/03, thành phố Doraville, tiểu bang Georgia.

25. Ngày 21/10/03, thành phố Olympia, tiểu bang Washington.

26. Cùng ngày 28/10/03, thành phố Lowell, tiểu bang Massachussetts.

27. Ngày 3/11/03, thành phố Norcross, tiểu bang Georgia.

28. Cùng ngày 3/11/03, thành phố Clarkston, cũng tiểu bang Georgia.

29. Cùng ngày 3/11/03, thành phố Dekalb, tiểu bang Georgia.



30. Cũng ngày 3/11/03, thành phố Gwinnett, tiểu bang Georgia.

31. Ngày 4/11/03, thành phố Lawrence, tiểu bang Massachussetts.

32. Ngày 11/11/03, thành phố Arlington, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 03-E-555.

33. Cùng ngày 11/11/03, thành phố Port Arthur, tiểu bang Texas.

34. Ngày 12/11/03, thành phố Rainer, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 461.

35. Ngày 18/11/03, thành phố Marina, tiểu bang California. Nghị Quyết 2003.

36. Ngày 1/12/03, thành phố Puyallup, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 1834.

37. Ngày 6/12/03, thành phố Worcester, tiểu bang Massachussetts.

38. Ngày 8/12/03, thành phố Lakewood, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 2003-29.

39. Ngày 16/12/03, thành phố Fort Worth, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 3017.



40. Ngày 13/1/2004, thành phố Lincoln, tiểu bang Nebraska.

41 Cùng ngày 13/1/04, thành phố Dupont, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 04-279.

42. Cùng ngày 13/1/04, thành phố Wichita, tiểu bang Kansas.

43. Ngày 14/1/04, thành phố San Diego, tiểu bang California. Nghị Quyết R-2004-670.

44. Ngày 27/1/04, quận hạt Pierce, tiểu bang Washington.

45. Ngày 29/1/04, thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania.

46. Ngày 3/2/04, thành phố Grand Prairie, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 3975.

47. Ngày 10/2/04, thành phố South El Monte, tiểu bang California.

48. Ngày 17/2/04, thành phố Stockton, tiểu bang California.

49. Trong cùng ngày 21/2/04, ba văn kiện Resolution của Hạ Viện, Resolution của Thượng Viện, và Proclamation của Thống Đốc tiểu bang New Jersey, công nhận và vinh danh quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ chúng ta. Đây là tiểu bang 2/15.



50. Ngày 20/2/04, thành phố Hartfort, tiểu bang Connecticut. Nghị Quyết ngày 20/2/04.

51. Ngày 24/2/04, thành phố Centralia, tiểu bang Washington.

52. Cùng ngày 24/2/04, thành phố University Place, tiểu bang Washington.

53. Ngày 28/2/04, thành phố Jersey City, tiểu bang New Jersey.

54. Ngày 15/3/04, thành phố West Hartfort, tiểu bang Connecticut. NQ ngày 15/3/04.

55. Cùng ngày 15/3/04, thành phố Salina, tiểu bang Kansas.

56. Ngày 16/3/04, thành phố Biloxi, tiểu bang Mississippi.

57. Cùng ngày 16/3/04, thành phố Orlando, tiểu bang Florida.

58. Cũng cùng ngày 16/3/04, thành phố Fort Wayne, tiểu bang Indiana

59. Ngày 24/3/04, thành phố Honolulu, thủ phủ tiểu bang Hawaii. Nghị Quyết 04-72.



60. Ngày 1/4/04, thành phố Tampa, tiểu bang Florida.

61. Ngày 12/4/04, thành phố Syracure, tiểu bang New York.

62. Ngày 15/4/04, tiểu bang Virginia. Đây là tiểu bang 3/15. Luật 1457 ER.

63. Ngày 16/4/04, thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Nghị Quyết 2004R-155.

64. Ngày 20/4/04, thành phố Kent, tiểu bang Washingon. Nghị Quyết 1667.

65. Cùng ngày 20/4/04, thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 36154.

66. Ngày 24/4/04, quận hạt Thurston, tiểu bang Washington.

67. Ngày 30/4/04, thành phố Saint Louis, tiểu bang Missouri. Nghị Quyết 16.

68. Cùng ngày 30/4/04, quận hạt Camden, tiểu bang New Jersey.

69. Ngày 4/5/04, thành phố West Valley, tiểu bang Utah. Nghị Quyết 04.



70. Ngày 11/5/04, thành phố Bonney Lake, tiểu bang Washington.

71. Ngày 3/6/04, thành phố Seaside, tiểu bang California.

72. Ngày 7/6/04, thành phố Vancouver, tiểu bang Washington.

73. Ngày 12/6/04, tiểu bang Colorado. Đây là tiểu bang 4/15.

74. Ngày 15/6/04, thành phố Coral Springs, tiểu bang Florida.

75. Cùng ngày 15/6/04, thành phố Carrollton, tiểu bang Texas.

76. Ngày 19/6/04, tiểu bang Georgia. Đây là tiểu bang 5/15. Nghị Quyết 1866.

77. Ngày 28/6/04, thành phố Beaverton, tiểu bang Oregon.

78. Ngày 19/7/04, thành phố St. Cloud, tiểu bang Minnesota. Nghị Quyết 2004-7-180.

79. Ngày 20/7/04, thành phố Portland, thủ phủ tiểu bang Oregon.



80. Cùng ngày 20/7/04, thành phố Eagle Mountain, tiểu bang Utah.

81. Ngày 10/8/04, quận hạt Marin, tiểu bang California. Quận Marin có 10 thành phố.

82. Ngày 24/8/04, thành phố Sugar Land, tiểu bang Texas.

83. Ngày 7/9/04, thành phố Missouri, tiểu bang Texas.

84. Ngày 4/10/04, thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana. Nghị Quyết 70.

85. Ngày 29/10/04, tiểu bang Florida. Đây là tiểu bang 6/15.

86. Ngày 11/11/04, thành phố Austin, thủ phủ tiểu bang Texas.

87. Cùng ngày 11/11/2004, tiểu bang Texas. Đây là tiểu bang 7/15.

88. Ngày 22/11/04, thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina.

89. Ngày 13/12/04, thành phố Albuquerque, tiểu bang New Mexico. NQ R-04-156.



90. Ngày 6/2/2005, thành phố Reading, tiểu bang Pennsylvania.

91. Ngày 3/3/05, thành phố Kansas, tiểu bang Kansas. Nghị Quyết 050233.

92. Ngày 11/5/05, tiểu bang Minnesota. Đây là tiểu bang 8/15. Nghị Quyết SR0097 Thượng Viện ký ngày 10/5/05, và Nghị Quyết HR0017 Hạ Viện ký ngày 11/5/05.

93. Ngày 17/5/05, thành phố San Jose, tiểu bang California.

94. Ngày 18/5/05, thành phố San Antonio, tiểu bang Texas.

95. Ngày 10/6/05, thành phố Greenville, tiểu bang South Carolina.

96. Ngày 14/6/05, thành phố Columbus, tiểu bang Ohio. Nghị Quyết ngày 14/06/06.

97. Ngày 5/10/05, thành phố Greer, tiểu bang South Carolina. Trước đó, tuy chưa chánh thức, nhưng quốc kỳ Việt Nam chúng ta đã phép treo vĩnh viễn trên kỳ đài trong công viên Victor Memorial Veterans Park của thành phố Greer từ ngày 23/8/05.

98. Ngày 28/01/2006, thành phố Allentown, tiểu bang Pennsylvania.

99. Ngày 26/4/06, thành phố Pennsauken, tiểu bang New Jersey. Nghị Quyết 126-06.



100. Ngày 3/6/06, quận hạt San Diego, tiểu bang California.

101. Ngày 5/8/2006, tiểu bang California. Đây là tiểu bang 9/15 Thống Đốc Arnolt Schwarzenegger đã ký Executive Order S-14-06 (Sắc Lệnh) tại khu Little Saigon, Nam California lúc 10 giờ 30 sáng.

102. Ngày 19/8/06, tiểu bang Ohio. Đây là tiểu bang 10/15. Tiểu bang Ohio có hai Nghị Quyết do ông Thống Đốc ký ngày 30/7/05 và ngày 19/8/06. Được giải thích rằng, NQ 30/7/05 có sự chống đối nên tiểu bang giữ lại, mãi đến ngày 19/8/06 ông Thống Đốc ký một NQ nữa, và tiểu bang phổ biến cả hai bản. Do vận động của Uỷ Ban Bảo Vệ Cờ Vàng tiểu bang OHIO để nâng cao giá trị văn bản, Dự Luật mang ký hiệu HB 55 do Dân Biểu McGregor đệ nạp với đồng bảo trợ của 22 Dân Biểu, Hạ Viện OHIO đã thông qua ngày 30/1/2008. Sau đó, Dự Luật “Heritage and Freedom Flag of the Former Republic of Viet Nam Day” có ký hiệu SB 163 được Thượng Viện thông qua ngày 29/4/2008 với số phiếu 32/32. Thống Đốc tiểu bang ký ban hành ngày 14/5/2008. Đến nay có hai tiểu bang (Louisiana và Ohio) công nhận quốc kỳ chúng ta bằng Luật. (trích bài của anh chị Phạm Ngọc Tấn, Dayton, Ohio)

103. Ngày 10/11/06, thành phố San Francisco, tiểu bang California. Nghị Quyết 642-06. Tổng Lãnh Sự cộng sản Việt Nam tại San Francisco, đã chạy đôn chạy đáo vận động khắp nơi để ngăn chận Nghị Quyết này nhưng đã thất bại như đã từng thất bại các nơi khác.

104. Ngày 3/12/06, thành phố Davenport, tiểu bang Iowa.

105. Ngày 16/12/06, tiểu bang Michigan. Nghị Quyết SA 148 ngày 16/12/07của Thượng Viện và Nghị Quyết HR 16 ngày 21/3/07 của Hạ Viện. Đây là tiểu bang 11/15.

106. Ngày 13/4/07, tiểu bang Oregon. Nghị Quyết ký ngày 13/4/07, chánh thức trao cho Cộng Đồng Việt Nam Oregon ngày 23/4/07 tại văn phòng ông Thống Đốc. Đây là tiểu bang 12/15.

107. Ngày 26/4/07, tiểu bang Nebraska. Tuyên Cáo của ông Thống Đốc ngày 25/4/07, và chánh thức trao cho ông Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam tại đây. Đây là tiểu bang 13/15.

108. Ngày 30/4/07, tiểu bang Utah. Tuyên Cáo (Declaration) do Thống Đốc tiểu bang ký ban hành. Đây là tiểu bang 14/15.

109. Ngày 1/1/2008, thành phố Sunnyvale, tiểu bang California.



110. Ngày 2/2/2009, thành phố Santa Ana, tiểu bang California. Nghị Quyết 85A.

111. Ngày 26/5/2009, thành phố Stanton, tiểu bang California. Ông Thị Trưởng Stanton trao Nghị Quyết cho Nghị viên Diệp Miên Trường ngày (tối) 26/5/2009.

112. Ngày 16/6/2009, thành phố Costa Mesa, tiểu bang California.

113. Ngày 15/05/2009, tiểu bang Oklahoma. Nghị Quyết số 27. Đây là tiểu bang 15/15. (trích e-mail 21/10/2009 từ địa chỉ viettri......) Trước đây, do tham khảo e-mail ngày 12/09/2003 của .... (xin dấu tên) nên tin tức thiếu chính xác vì lúc ấy mới thông qua ở Hạ Viện và dự thảo NQ đó nằm chết tại Thượng Viện do CSVN vận động ngăn trở. Người tổng hợp, thành thật xin lỗi quí vị, và cám ơn anh Mai Sen, anh Bat Tac, cô Mai Lý Đỗ.

114. Ngày 18/11/2009, Quân Hạt Lancaster, tiểu bang Pennsylvania. Proclamation ngày 18/11/2009.

115. Ngày 26/03/2010, thành phố Rosemead, tiểu bang California. Nghị Quyết số 2010-21.

116. Ngày 18/10/2010, thành phố Auburn, tiểu bang Washington. Proclamation ngày 18/10/2010.

117. Ngày 22/10/2010, thành phố Renton, tiểu bang Washington. Proclamation ngày 22/10/2010.

118. Ngày 22/10/2010, thành phố Federal Way, tiểu bang Washington. Proclamation ngày 22/10/2010.

119. Ngày 22/10/2010, thành phố Bellevue, tiểu bang Washington. Proclamation ngày 22/10/2010.



120. Ngày 22/10/2010, tiềp nhận Recognition của thành phố Seattle, tiểu bang Washington.

121. Ngày 18/01/2011, thành phố Lyberty Lake, tiểu bang Washington. Proclamation ngày 18/01/2011.

122, Ngày 18/01/2011, thành phố Raleigh, tiểu bang North Carolina. Proclamation ngày 18/01/2011.

123. Ngày 25/01/2011, tiếp nhận Nghị Quyết của thành phố Fountain Valley, tiểu bang California.

124. Ngày 13/2/2011, thành phồ Taconma, tiểu bang Washington.Proclamation.

125. Ngày 16/2/2011, thành phố Millwood, tiểu bang Washington. Proclamation.

.

Sơ kết 125 địa phương đã công nhận quốc kỳ Việt Nam chúng ta, gồm: 15 tiểu bang, 8 quận hạt, 102 thành phố, và các địa phương này thuộc 29 tiểu bang theo thứ tự mẫu tự sau đây: Tiểu bang California và 3 quận hạt (QH) với 19 thành phố (TP). Tiểu bang Colorado. Connecticut có 1 TP. Tiểu bang Florida và 3 TP. Tiểu bang Georgia và 5 TP. Hawaii có 1 TP. Indiana có 2 TP. Iowa có 1 TP. Kansas có 3 TP. Tiểu bang Louisiana. Massachussetts có 8 TP. Tiểu bang Michigan và 2 TP. Tiểu bang Minnesota và 3 TP. Mississippi có 1 TP. Missouri có 1 TP. Tiểu bang Nebraska và 1 TP. New Mexico có 1 TP. New York có 1 TP. Tiểu bang New Jersey với 1 QH và 2 TP. North Carolina có 2 TP. Tiểu bang Oklahoma và 1 TP. Tiểu bang Ohio và 1 TP. Tiểu bang Oregon và 2 TP. Pennsylvania có 1 QH và 3 TP. South Carolina có 2 TP. Tiểu bang Texas và 11 TP. Tiểu bang Utah và 2 TP. Tiểu bang Virginia với 1 QH và 1 TP. Sau cùng là Washington State với 2 quận hạt và 21 thành phố.


Địa phương không sẳn lòng tiếp cộng sản.

Ngày 29/5/2004, Nghị viên thành phố Westminster và thành phố Garden Grove, tiểu bang California, đã thông qua hai Nghị Quyết với nội dung tương tự nhau là “không đón tiếp các viên chức hay các phái đoàn cộng sản Việt Nam đến thăm chánh thức thành phố này”. Thành phố Westminster được xem là “thủ đô” của Cộng Đồng Tị Nạn chúng ta, và Garden Grove là thành phố láng giềng thân thiết của Westminster.

Hai Nghị Quyết này càng tạo thêm niềm tin trong Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn cộng sản trên khắp thế giới và ngay cả dư luận trên quê hương Việt Nam. Ngược lại, lãnh đạo cộng sản Việt Nam càng thêm tối tăm mặt mũi.

Những tổ chức công nhận quốc kỳ Việt Nam.

1. Những tổ chức không thuộc đơn vị hành chánh địa phương công nhận quốc kỳ Việt Nam chúng ta, nhưng dù sao thì quốc kỳ chúng ta cũng được chánh thức ngang hàng với quốc kỳ Hoa Kỳ trong một khoảng không gian nhất định tại đó:

- Ngày 7/4/03, đảng Cộng Hòa thuộc Khu Vực 48.

- Ngày 17/5/03, đảng Cộng Hòa tiểu bang Washington.

- Ngày 9/6/03, đảng Cộng Hòa quận hạt Pierce, tiểu bang Washington.

- Ngày 10/12/03, Trường Đại Học SPSCC, tiểu bang Washington.

- Ngày 28/3/05, khu học chánh Birdville, Fort Worth, Texas, nhận quốc kỳ Việt Nam chúng ta do Nhóm Vận Động trao tặng. Khu học chánh hứa sẽ treo quốc kỳ chúng ta tại tất cả các trường từ lớp 1 đến lớp 12 trực thuộc khu học chánh Birdville.

2. Ngày 15/6/2009, Văn Thư của ông Jason Kenney, Bộ Trưởng Bộ Công Dân & Di Trú Canada, công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của Cộng Đồng Việt Nam tại Canada.


Phần bảy. Hạ cờ cộng sản.

Theo gợi ý của Ủy Ban Chống Cờ cộng sản và Chống Tuyên Vận cộng sản Việt Nam tại tiểu bang Washington.


1. Bưu Chính Hoa Kỳ.

Trong tập cẩm nang đa ngôn ngữ của Bưu Chính Hoa Kỳ “A World of Services to Meet Your Needs” phát hành tháng 8 năm 2001, nhằm quảng cáo những dịch vụ của cơ quan này trên thế giới, có trang tiếng Việt với lá cờ máu của cộng sản Việt Nam. Một cuộc phối hợp rộng khắp do nhiều tổ chức trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ, đã liên tục vận động với Bưu Điện Hoa Kỳ. Kết quả là Bưu Điện Hoa Kỳ đồng ý thu hồi toàn bộ tập cẩm nang đó.2.


2. Trường trung học Showalter ở Tukwila.

Ủy Ban Chống Tuyên Vận Cộng Sản tiểu bang Washington, đã vận động thành công với Ban Giám Đốc trường “Showalter Middle School” tại thành phố Tukwila, thay thế lá cờ máu cộng sản Việt Nam bằng quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ ngày 19/12/2001.


3. Trường đại học ở Olympia.

Uỷ Ban Chống Cờ Cộng Sản tại Olympia, đã phối hợp nhiều tổ chức bạn của tiểu bang Washington, và nhiều tổ chức Cộng Đồng từ nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ cũng như từ nhiều quốc gia khác, đã vận động thành công với Ban QuảnTrị trường đại học SPSCC, lá cờ máu của cộng sản đã bị hạ xuống ngày 3/3/2006. Ngoài ra, Ủy Ban Chống Cờ Cộng Sản cũng vận động thành công cho dự án xây dựng Vietnamese Garden với kỳ đài Việt - Mỹ tại trường đại học này. Hiện Ủy Ban đang thảo luận kế hoạch vận động gây quỹ 125.000 mỹ kim để thực hiện dự án.


4. Trường đại học Texas tại Arlington. (UTA)

Biểu tượng của sinh viên Việt Nam trong trường đại học Texas tại Arlington (Dallas Forworth) là quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ, được treo trong Nedderman Hall từ 20 năm qua. Năm 2006, với sự vận động của một số du học sinh từ Việt Nam mà người đứng đầu (về mặt nổi) là du sinh Dung Nguyễn. Quốc kỳ Việt Nam chúng ta bị kéo xuống và lá cờ máu của cộng sản kéo lên ngày 11/4/2006. Cuộc đấu tranh quyết liệt về phía sinh viên Việt Nam với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Cộng Đồng tị nạn bắt đầu ngày 12 tháng 4, và liên tục sau đó vì sự cứng rắn kỳ lạ của Tiến sĩ James Spaniolo, Viện Trưởng. Cao điểm của trận chiến hạ cờ máu là cuộc biểu dương lực lượng của khoảng 5.000 người vào ngày 30/4/2006. Về phía Việt Nam, ngoài số sinh viên Việt Nam hải ngoại tại trường UTA, còn có đông đảo đồng hương trong Cộng Đồng Việt Nam Dallas Forworth, Washington DC, California, Denver (Colorado), Houston, San Antonio, Austin tham dự. Và đặc biệt là sự góp mặt của Phong Trào Hưng Ca với Nguyệt Ánh và Việt Dũng. Về phía Hoa Kỳ có các Nghị Viên Lana Woff, Katherine Wilmon, và Robert Rivera của thành phố Arlington, Nghị Viên Clyde Pitch thành phố Forworth. Ngoài ra còn có ông Bill Laurie, cựu chiến binh từ Phoenix (tiểu bang Arizona) đến. Về truyền thông có các đài truyền hình số 4, số 5, số 8 Hoa Kỳ, và đài 2072 SBTN Việt Nam, các báo Dallas Morning News, The Star Telegram, và UTA Shorthorn. Phóng viên của Sở Cảnh Sát cũng đến thu hình làm tài liệu.

Cao điểm của trận chiến hạ cờ máu đã dẫn đến sự can thiệp và áp lực từ Thống Đốc Texas Rick Perry, Thượng Nghị Sĩ Cornyn, Jay Guerrero, bà Kate McArthur, và ông Scott Smith. Đặc biệt là Dân Biểu Toby Goodman và các đồng viện của ông đã áp lực với Tiến sĩ Spaniolo rằng: “Nếu không hạ lá cờ Việt Nam cộng sản xuống, sẽ có Nghị Quyết của Tiểu Bang ngưng ngay ngân khoản trợ cấp cho UTA xây dựng thêm cơ sở cho khu vực đào tạo Kỹ Sư. Mặt khác, một số vị thương gia Mỹ gốc Việt gởi thư cho một số Nghị Sĩ tiểu bang, yêu cầu tiền thuế đóng cho tiểu bang không được sử dụng trợ cấp cho trường UTA nếu trường này tiếp tục treo cờ cộng sản gây phương hại tinh thần con em họ đang theo học tại đây. Sau cùng, Tiến sĩ James Spaniolo, Viện Trưởng UTA, ngày 10/5/2006 quyết định hạ tất cả 123 quốc kỳ của các quốc gia xuống, và từ nay chỉ treo quốc kỳ Hoa Kỳ, cờ tiểu bang Texas, và cờ của trường UTA, trong khi chờ đợi Hội Đồng tìm một quyết định hợp lý. Vậy là trận chiến hạ cờ máu kết thúc với thắng lợi về phía sinh viên Việt Nam hải ngoại và Cộng đồng Việt Nam tị nạn tại Dallas - Fort Worth.

Sinh viên Việt Nam hải ngoại tại UTA nhận thức rằng, thắng lợi này chưa hoàn toàn vì ông Viện Trưởng Spaniolo dường như có thâm ý khi hạ tất cả 123 cờ thay vì chỉ hạ lá cờ máu của cộng sản Việt Nam, để gây hiềm khích giữa sinh viên Việt Nam hải ngoại với du sinh từ các quốc gia khác. Các cháu sinh viên hải ngoại tại UTA lúc nào cũng chuẩn bị đối phó những bất trắc có thể xảy ra vì thâm ý đó. Mong rằng, mọi nỗ lực của các cháu luôn nhận được sự hỗ trợ đúng lúc đúng mức của bậc cha ông, nhất là quí vị quí bạn trong tổ chức Cộng Đồng tại địa phương cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của quí đồng hương, để chiến thắng của các cháu được tròn vẹn.


Каталог: groups -> 28488987
groups -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
28488987 -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
28488987 -> Nhập Nhằng ‘Một Ngàn Năm Thăng Long’ Nguyễn Lộc Yên (Sept. 2010)

tải về 244.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương