TRÍch dịch sách các phéP (de benedictionibus) & SÁCH


NGHI THỨC LÀM PHÉP TRÀNG HẠT MÂN CÔI



tải về 1.43 Mb.
trang12/24
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích1.43 Mb.
#34802
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   24

NGHI THỨC LÀM PHÉP

TRÀNG HẠT MÂN CÔI


Những điều cần biết trước

1183. Việc làm phép nhiều Tràng hạt Mân Côi nên được làm bằng một cử hành đi trước ngay việc lần hạt có dân chúng tham dự.

1184. Nghi thức dùng cho cử hành chung cũng nên được dùng trong những ngày lễ hoặc ngày kính Đức Trinh Nữ Maria, hoặc nhân dịp một cuộc hành hương đạo đức. Có thể làm phép Tràng hạt Mân Côi cùng với những đồ đạo đức và sùng kính khác, theo như Nghi thức chỉ dẫn dưới đây.

1185. Linh mục và Phó tế có thể sử dụng Nghi thức này. Ngoài cơ cấu của nghi lễ và các yếu tố chính yếu phải giữ, có thể thích nghi cử hành cho hợp với các dữ kiện về việc, về người.

1186. Nếu chỉ phải làm phép một hoặc ít Tràng hạt mà thôi, thì tác viên có thể dùng nghi lễ ngắn ở cuối Nghi thức này, số 1202-1206, hoặc trong những trường hợp đặc biệt, có thể dùng nguyên công thức vắn tắt, số 1207.

I. NGHI THỨC LÀM PHÉP

NGHI LỄ MỞ ĐẦU



1187. Dân chúng tụ họp lại, chủ sự đến, đang khi ấy nên hát Thánh thi “Te gestientem gaudiis” (Kinh Sáng lễ Mân Côi, 7.10) hoặc một bài ca xứng hợp nào khác.

1188. Hát xong, chủ sự đọc :

Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần



Mọi người làm dấu Thánh Giá và thưa : Amen.

1189. Đoạn chủ sự chào những người hiện diện :

Nguyện xin ân sủng và bình an bởi Thiên Chúa, Cha chúng ta, bởi Người chúng ta được mọi sự lành nhờ Con của Người, sinh ra bởi Đức Trinh Nữ, ở cùng tất cả anh chị em.



Hoặc những lời xứng hợp nào khác, nhất là lấy ở Kinh Thánh.

Mọi người đáp : Và ở cùng cha (thầy).

Hoặc bằng cách xứng hợp nào khác.

1190. Rồi chủ sự chuẩn bị những người hiện diện để họ tham dự việc cử hành nghi lễ làm phép này bằng những lời sau đây hoặc những lời tương tự.

Từ đời đời Đức Maria cùng một trật với việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa, đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa. Và khi sống trên mặt đất này, Người là Mẹ Đấng Cứu Chuộc và đã cộng tác một cách đặc biệt vào công cuộc cứu thế. Việc Chúa quan phòng như vậy được tôn vinh một cách thích hợp và kỳ diệu bằng thể thức cầu nguyện gọi là Tràng hạt Mân côi. Do đó các chủ chăn trong Hội Thánh luôn luôn coi trọng và mạnh mẽ khuyến khích kinh Mân Côi này. Vì vậy không lạ gì khi thấy Hội Thánh vừa làm phép đặc biệt Tràng hạt Mân Côi lại vừa chúc lành đặc biệt cho những ai khi lần hạt mà nhớ lại và suy niệm các mầu nhiệm cứu chuộc chúng ta, để cùng với Đức Maria và nhờ Đức Maria, chúng ta cất lời ca tụng Thiên Chúa.

ĐỌC LỜI CHÚA

1191. Đoạn độc viên, hoặc một trong những người hiện diện, hoặc chính chủ sự, đọc bài Sách Thánh lấy trong Sách Lễ Rôma ở Sách Bài Đọc phần chung về Đức Trinh Nữ Maria, hoặc lấy trong những bài sau đây :

* Lc 2,46-52 : Mẹ Đức Giêsu giữ kỹ hết mọi điều trong lòng mình.



1192. Hoặc :

* Cv 1,12-14 : Hết thảy họ đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện cùng với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu.



1193. Tùy nghi, có thể đọc hay hát một Thánh vịnh đáp ca hoặc một bài ca xứng hợp nào khác :

* Tv 112 (113), 1-2.3-4.5-6.7-8



Đ. Chúc tụng danh Chúa đến muôn đời.

* Lc 1,46-47.48-49.50-51.52-53.54-55



Đ. Đấng quyền năng đã làm cho tôi những điều cao cả. danh Người là Thánh.

1194. Chủ sự, tùy nghi, vắn tắt huấn dụ những người hiện diện minh giải bài đọc Kinh Thánh, để họ lấy lòng tin nhận thức ý nghĩa việc cử hành này, và để nhờ việc lần hạt Mân côi, họ dễ dàng học biết cách cầu nguyện sốt sắng và hiệu quả hơn.

LỜI CẦU CHUNG



1195. Nếu tiện thì trước lời nguyện làm phép, đọc lời cầu chung. Chủ sự có thể chọn trong những lời cầu xin sau đây những câu xứng hợp nhất, hoặc thêm những câu khác thích hợp riêng cho cộng đoàn và hoàn cảnh.

Tràng hạt Mân côi được coi là rất đúng như dấu hiệu trổi vượt tỏ lòng chúng ta kính mến Đức Trinh Nữ Maria. Vậy nhờ lời cầu bầu của chính Đức Trinh Nữ, chúng ta hãy khẩn cầu Thiên Chúa rằng :



Đ. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con biết nhờ Đức Maria mà gắn bó mật thiết hơn với Chúa Kitô.

Lạy Cha rất nhân từ, Cha đã khéo chọn Đức Maria để Người vâng theo lời Cha làm cộng tác viên vào công cuộc cứu thế ; xin cho Hội Thánh Cha nhờ lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ, biết đón nhận dồi dào hiệu quả của ơn cứu chuộc.



Đ. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con biết nhờ Đức Maria mà gắn bó mật thiết hơn với Chúa Kitô.

Cha đã liên kết Đức Trinh Nữ Maria một cách chặt chẽ với Đức Kitô Con Cha và đã ban cho Người được đầy ân sủng Cha cách lạ lùng ; xin cho chúng con hằng cảm thấy Người là Đấng cầu bầu ân sủng Cha cho chúng con.



Đ. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con biết nhờ Đức Maria mà gắn bó mật thiết hơn với Chúa Kitô.

Cha đã muốn trưng lên nơi Đức Trinh Nữ Maria một gương mẫu hoàn hảo cho chúng con về việc theo chân Chúa Kitô ; xin làm cho chúng con khi sốt sắng kính nhớ các mầu nhiệm cứu chuộc trong kinh Mân Côi, cũng biết cố gắng đưa những mầu nhiệm ấy vào trong đời sống chúng con một cách có hiệu quả.



Đ. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con biết nhờ Đức Maria mà gắn bó mật thiết hơn với Chúa Kitô.

Cha đã dạy Đức Trinh Nữ Maria gìn giữ mọi lời Cha trong lòng Người ; xin làm cho chúng con theo gương Người, biết đón nhận mọi Lời của Con Cha trong lòng tin và đem ra thực thi trong việc làm.



Đ. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con biết nhờ Đức Maria mà gắn bó mật thiết hơn với Chúa Kitô.

Cha đã ban Thánh Thần cho các thánh Tông đồ khi các ngài cầu nguyện với Đức Maria Mẹ của Chúa Giêsu ; xin cho chúng con khi kiên tâm cầu nguyện đã được sống động nhờ Thánh Thần, thì cũng tiến bước nhờ Thánh Thần.



Đ. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con biết nhờ Đức Maria mà gắn bó mật thiết hơn với Chúa Kitô.

Rồi chủ sự đọc lời nguyện làm phép như dưới đây.

1196. Khi không đọc lời cầu chung, thì trước lời nguyện làm phép, chủ sự đọc :

Chúng ta hãy cầu nguyện.



Và mọi người thinh lặng cầu nguyện trong giây lát.

Đoạn chủ sự đọc lời nguyện làm phép.

LỜI NGUYỆN LÀM PHÉP



1197. Chủ sự giang tay đọc :

Chúc tụng Thiên Chúa là Cha chúng con. Ngài ban cho chúng con được kính nhớ các mầu nhiệm của Con Ngài, và được lấy lòng tin mà cử hành các mầu nhiệm ấy ; xin Ngài ban cho chúng con là tín hữu của Ngài khi được nâng đỡ nhờ kinh Mân Côi, vừa biết ghi các mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng của Chúa Giêsu cùng với Đức Maria, Mẹ Người, vào trong lòng chúng con, vừa biết luôn luôn chăm lo gìn giữ lấy các mầu nhiệm ấy. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.



Đ. Amen.

1198. Hoặc :

Lạy Thiên Chúa toàn năng, chúng con nài xin Chúa cho các tín hữu Chúa, khi sốt sắng đọc kinh Tràng hạt Mân Côi này, biết tin tưởng cầu khẩn Đức Trinh Nữ Maria, và khi siêng năng nghiền ngẫm các mầu nhiệm của Đức Giêsu Kitô, biết chuyển những điều suy gẫm trong kinh nguyện vào hành động trong đời sống. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.



Đ. Amen.

1199. Hoặc :

Lạy Thiên Chúa toàn năng và từ bi, vì yêu thương chúng con quá đỗi, Chúa đã muốn Con Chúa nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, mặc lấy xác thể từ lòng Đức Trinh Nữ Maria, chịu chế trên thập giá và sống lại từ kẻ chết ; xin Chúa đoái thương chúc phúc cho những ai sẽ dùng các Tràng hạt Mân côi này, để tôn kính Đấng đã sinh ra Con Chúa, sẽ biết cầu nguyện bằng cách miệng đọc lòng suy, để họ hằng được đầy lòng sốt sắng, và khi ra khỏi đời này họ đáng được chính Đức Trinh Nữ Maria giới thiệu lên với Chúa. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.



Đ. Amen.

1200. Đoạn lần hạt Mân Côi như thói quen địa phương.

KẾT THÚC NGHI LỄ



1201. Sau bài hát tiền xướng như kinh Lạy Nữ Vương chẳng hạn, hoặc một bài ca xứng hợp nào khác, chủ sự đọc lời nguyện kết thúc nghi lễ :

Xin Thiên Chúa, Đấng đã đoái thương nhờ Đức Trinh Nữ Maria làm cho thế gian được vui mừng, cũng đoái thương làm cho anh chị em được tràn đầy lòng rộng rãi của Người.



Đ. Amen.

Và xin Thiên Chúa toàn năng là Cha và Con + và Thánh Thần ban phúc lành cho anh chị em đang hiện diện nơi đây.



Đ. Amen.

II. NGHI LỄ NGẮN

1202. Mở đầu, chủ sự đọc :

Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con.



Mọi người thưa :

Và ban ơn cứu rỗi cho chúng con.



1203. Rồi chủ sự tùy nghi chuẩn bị những người hiện diện để họ tham dự việc cử hành làm phép này.

1204. Một người hiện diện hay chính chủ sự đọc mấy câu Kinh Thánh:

* Lc 2,51b-52 : Mẹ Đức Giêsu giữ kỹ hết các điều trong lòng mình. Và Đức Giêsu cứ tấn tới thêm về khôn ngoan, vóc dáng và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người ta

* Cv 1,14 : Hết thảy họ đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện, cùng với các phụ nữ và Maria, Mẹ Đức Giêsu và các anh em Ngài.

1205. Đoạn chủ sự giang tay đọc :

Chúc tụng Thiên Chúa là Cha chúng con. Ngài ban cho chúng con được kính nhớ các mầu nhiệm của Con Ngài, và được lấy lòng tin mà cử hành các mầu nhiệm ấy ; xin Ngài ban cho chúng con là tín hữu của Ngài khi được nâng đỡ nhờ kinh Mân Côi, vừa biết ghi các mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng của Chúa Giêsu cùng với Đức Maria, Mẹ Người, vào trong lòng chúng con, vừa biết luôn luôn chăm lo gìn giữ lấy các mầu nhiệm ấy. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.



Đ. Amen.

1206. Hoặc :

Để kính nhớ các mầu nhiệm sự sống, sự chết và sự sống lại của Chúa chúng ta và để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Đức Kitô và của Hội Thánh ; xin Chúa chúc lành cho những ai sốt sắng cầu nguyện với Tràng hạt Mân Côi này, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.



Đ. Amen.
III. CÔNG THỨC VẮN TẮT

1207. Trong hoàn cảnh đặt biệt, Linh mục hay Phó tế có thể dùng công thức vắn tắt sau đây để làm phép :

Nhân Danh Cha và Con D và Thánh Thần.

Đ. Amen.

--------------iii--------------



TRÍCH DỊCH

SÁCH

CAEREMONIALE EPISCOPORUM

Sách CAEREMONIALE EPISCOPORUM

được Thánh Bộ Phụng Tự ban hành ngày 14 tháng 9 năm 1984.

Những số trích dịch trong sách này theo đúng số của sách :

VỀ TẦM QUAN TRỌNG

CỦA PHỤNG VỤ GIÁM MỤC
11. Phận vụ của Giám Mục với tư cách là tiến sĩ, là vị thánh hóa và là chủ chăn của Hội Thánh mình, được nổi bật nhất trong cử hành phụng vụ thánh mà Ngài thực hiện với dân chúng.

Vì vậy mọi tín hữu phải hết sức quí trọng đời sống phụng vụ của giáo phận chung quanh Giám Mục, nhất là ở tại nhà thờ chánh tòa. Họ phải thâm tín rằng Hội Thánh được biểu hiện chủ yếu trong việc toàn thể Dân thánh Chúa tham dự đầy đủ và tích cực các buổi cử hành phụng vụ, nhất là trong cùng một lễ Tạ Ơn, một lời cầu nguyện chung, ở một bàn thờ mà Giám Mục chủ sự giữa Linh mục đoàn và các tá viên của Ngài” (Công đồng Vaticanô II, Hiến chế phụng vụ thánh : Sacrosanctum Concilium, số 41).



12. Do đó, các cử hành thánh mà Giám Mục chủ sự, biểu hiện mầu nhiệm Hội Thánh mà Đức Kitô là hiện diện ; vì thế không phải chỉ là những buổi phô trương lễ nghi thôi.

Ngoài ra các cử hành ấy phải nên mẫu mực cho tất cả giáo phận và phải được sự tham dự chủ động của dân chúng làm cho sáng lên. Như vậy cộng đồng tụ họp lại giữ phần của mình trong các cử hành ấy bằng ca hát, đối đáp, thinh lặng thánh thiêng, chú ý nội tâm và tham dự Bí tích.

13. Thế nên phải xếp đặt các thời gian, nhất là vào các ngày lễ của năm phụng vụ, để có sự biểu hiện đầy đủ Giáo hội địa phương, mời dân chúng từ mọi nơi trong giáo phận đến, và ngần nào có thể, cả các Linh mục nữa. Nhưng để giáo hữu và Linh mục từ mọi nơi dễ đến được, thỉnh thoảng nên có những cuộc tập họp ở những phần khác nhau trong giáo phận.

14. Trong những cuộc tập họp như thế, phải làm tăng thêm đức bác ái nơi giáo dân đối với Hội Thánh toàn cầu và phải khuyến khích họ sốt sắng hơn trong việc phục vụ Tin Mừng và loài người.
VỀ NHÀ THỜ CHÍNH TÒA

42. Nhà thờ Chính tòa là nhà thờ có tòa của Giám Mục. Tòa này là dấu chỉ sư quyền và quyền hành của vị chủ chăn Hội Thánh địa phương, cũng như là dấu chỉ sự cuy nhất của các tín hữu trong cùng một đức tin mà Giám Mục loan báo với tư cách là mục tử của đoàn chiên.

Tại nhà thờ Chính tòa, vào các ngày lễ trọng thể, Giám Mục chủ sự phụng vụ ; và nếu hoàn cảnh mục vụ không khuyên thể khác, thì Ngài cũng làm phép Dầu Thánh và phong các Chức Thánh tại đó.

43. Nhà thờ Chính tòa, nhờ kiến trúc đồ sộ nguy nga, là dấu chỉ của đền thờ thiêng liêng, xây trong tâm hồn và rực rỡ ánh huy hoàng của ơn Chúa, theo như lời thánh Tông đồ Phaolô nói : “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa hằng sống” (2Cr 6,16). Do đó, nó phải đưa đến một hình ảnh rõ rệt, khả giác của Hội Thánh Chúa Kitô ở khắp mặt địa cầu đang cầu nguyện, ca hát và thờ phượng. Hơn nữa nó còn phải thể hiện được một hình ảnh của Nhiệm Thể mà các chi thể ăn khớp với nhau trong một cấu trúc bác ái và được nuôi dưỡng bằng các ơn trên trời như sương sa.

44. Vì thế, thật đúng nhà thờ Chính tòa phải được coi là trung tâm đời sống của phụng vụ của giáo phận.

45. Phải dùng những hình thức thích hợp hơn cả để ghi khắc vào tâm hồn tín hữu lòng yêu mến và kính trọng đối với nhà thờ chánh tòa. Có thể góp phần hữu hiệu vào công việc này, khi hằng năm cử hành lễ cung hiến nhà thờ ấy, cũng như khi tổ chức những cuộc hành hương viếng nhà thờ ấy một cách sốt sắng, nhất là khi phân phối tín hữu hành hương theo đơn vị các giáo xứ và các miền trong giáo phận.

46. Đối với các điều qui định trong các văn kiện và các phụng vụ thư về cách xếp đặt và trang hoàng các nhà thờ, thì nhà thờ Chính tòa hãy tỏ ra một cách mẫu mực cho những nhà thờ khác trong giáo phận.

47. Tòa nói ở số 42 trên đây chỉ được có một và cố định, đặt thế nào để quả thật tỏ ra Giám Mục chủ trì cộng đoàn tín hữu.

Tùy theo kiến trúc của mỗi nhà thờ, số bậc tòa phải thích nghi cách nào để các tín hữu có thể nhìn thấy rõ Giám Mục.

Không được đặt phương du ở trên tòa ; nhưng dầu vậy nên giữ gìn cẩn thận các nghệ phẩm quý báu cổ kính còn để lại.

Trừ những trường hợp luật đã trù liệu trước, Giám Mục giáo phận hay Giám Mục nào Ngài nhường quyền cho mới ngồi ở tòa. Hoặc có những Giám Mục hay giáo chức (Praelatus) khác hiện diện, thì dọn ghế cho các Ngài ở chỗ xứng hợp, nhưng không được dọn theo kiểu tòa.

Còn ghế cho Linh mục chủ tế thì dọn ở chỗ khác.

48. BÀN THỜ phải được xây và trang hoàng theo qui định của luật. Đặc biệt phải chú ý để bàn thờ chiếm chỗ thật là trung tâm, tự nhiên qui tụ được sự chú ý của cộng đoàn tín hữu.

Thường, bàn thờ nhà thờ Chính tòa phải cố định và được cung hiến , tách xa tường để có thể đi chung quanh một cách dễ dàng, và, để ở đó có thể đối mặt với giáo dân cử hành phụng vụ. Nhưng nếu bàn thờ ấy đã xưa và đặt ở chỗ khiến dân chúng khó tham dự, và không thể dời đi mà không làm tổn thương đến giá trị của nghệ thuật, thì hãy dựng một bàn thờ khác cũng cố định, làm có nghệ thuật và cung hiến đúng cách ; và chỉ cử hành phụng vụ thánh trên bàn thờ ấy mà thôi.

Bàn thờ không được chưng bông hoa từ thứ Tư Lễ Tro cho cho tới Kinh Vinh Danh trong lễ Vọng Phục Sinh, và trong các cử hành cầu hồn ; nhưng trừ ngày Chúa nhật IV Mùa Chay, các lễ trọng và lễ kính.

49. NHÀ TẠM, theo truyền thống ngàn đời vẫn giữ tại các nhà thờ Chính tòa, thì khuyên đặt ở cung nguyện tách với lòng giữa nhà thờ.

Nhưng nếu trong trường hợp đặc biệt, nhà tạm đã đặt trên bàn thờ nơi Giám Mục sắp cử hành phụng vụ, thì phải đưa Mình Thánh đến nơi xứng đáng khác.

50. CUNG THÁNH, tức là nơi Giám Mục, Linh mục và các tá viên thi hành tác vụ, nên phải được phân biệt với lòng nhà thờ cách xứng hợp, hoặc bằng cách xây cao hơn hoặc bằng kiến trúc và trang trí đặc biệt hơn, để chính cách xếp đặt như vậy làm nổi phận vụ phẩm trật của các thừa tác viên. Cung thánh cần rộng đủ để tiện cử hành và nhìn thấy các Nghi thức thánh.

Trong cung thánh phải xếp đặt ghế ngồi hoặc ghế dài (ghế băng) hoặc ghế đẩu, cho thích hợp làm sao để các vị đồng tế, các kinh sĩ và các Linh mục không đồng tế nhưng mặc áo để dự lễ, cũng như các tá viên, mỗi người có chỗ được dọn cho mình và để mỗi người có thể thi hành nghiêm túc phận vụ của mình.

Tác viên nào không mặc y phục thánh hoặc áo chùng với áo các phép hoặc áo nào khác đã được chính thức thừa nhận, thì đừng vào cung thánh đang khi có các cử hành thánh.

51. Nhà thờ Chính tòa phải có giảng đài dựng theo qui định hiện hành. Nhưng Giám Mục thì ngỏ lời cùng dân Chúa tại tòa của mình, trừ khi điều kiện nơi chốn khuyên làm thế khác.

Ca viên, dẫn viên, người điều khiển ca đoàn, thường đừng lên đài giảng, nhưng phải làm phận sự của họ ở nơi khác xứng hợp.

52. Nhà thờ Chính tòa phải có Giếng Rửa Tội, cho dù đó không phải là nhà thờ xứ, ít ra để cử hành Phép Rửa trong đêm Phục Sinh. Làm giếng rửa tội phải theo qui định trong Sách Các Phép Rô-ma.

53. Nhà thờ Chính Tòa đừng thiếu phòng áo (secretarium) tức là một phòng xứng đáng, hết sức gần cửa vào nhà thờ, để Giám Mục, các vị đồng tế và các tá viên mặc y phục phụng vụ và từ đó khởi đầu kiệu nhập lễ.

Thường cũng phải có phòng thánh (Sacristia) phân biệt với phòng áo, giữ đồ thánh và để ngày thường chủ tế với các tá viên có thể dọn mình để cử hành.

54. Để có thể tập họp dân chúng, gần nhà thờ Chính tòa, hãy liệu hết sức để có một nhà thờ khác hoặc một phòng xứng hợp, hoặc một công viên hay một hành lang, để ở đó làm phép nến, phép lá, phép lửa và các cử hành dự bị, và để có thể khởi sự đi kiệu đến nhà thờ Chính tòa.

VỀ MỘT SỐ QUY LUẬT THÔNG THƯỜNG

55. Công đồng Vaticanô II dạy, phải quan tâm để nghi lễ sáng lên một vẻ đơn sơ thanh nhã. Điều này cũng phải áp dụng cho phụng vụ Giám Mục, cho dù trong phụng vụ này không được sao nhãng lòng kính trọng phải có đối với Giám Mục, là hiện thân của Chúa Giê su ở giữa các tín hữu và là người với tư cách là thượng tế, một cách nào đó như là nơi mà đời sống các tín hữu phát sinh và lệ thuộc.

Đằng khác, vì thường các cử hành phụng vụ của Giám Mục đều có sự tham dự của các thứ bậc khác nhau trong Hội Thánh, khiến mầu nhiệm Hội Thánh được biểu hiện một cách rõ rệt, nên trong các buổi phụng vụ đó phải làm nổi bật lòng bác ái và kính trọng mà mọi chi thể trong Nhiệm thể Chúa Giêsu Kitô phải có đối với nhau, để ngay trong phụng vụ, lời dạy của Thánh Tông Đồ cũng được thực hiện, là “anh em hãy trân trọng kính nể nhau”.

Vậy, trước khi diễn tả riêng về từng nghi lễ, cũng phải rảo qua một số qui luật mà truyền thống đã công nhận và cần tuân giữ.
I. VỀ Y PHỤC VÀ BIỂU CHƯƠNG

Về y phục và biểu chương của Giám Mục

56. Y phục của Giám Mục khi cử hành phụng vụ cũng chính là những thứ của Linh mục. Nhưng khi cử hành trọng thể thì theo thói quen từ xưa để lại, bên trong áo lễ, Giám Mục nên mặc áo dalmatica, mà luôn luôn có thể là mầu trắng, nhất là trong dịp phong chức, dịp làm phép các tu viện trưởng nam và nữ, dịp cung hiến bàn thờ và nhà thờ.

57. Nhưng biểu chương thượng tế mà Giám Mục mang là : nhẫn, gậy mục tử, mũ mitra, Thánh Giá đeo ngực, và pallium khi có quyền mang.

58. Nhẫn là biểu chương lòng trung tín và sự kết hợp hôn nhân với Hội Thánh là bạn trăm năm của mình, thì Giám Mục bao giờ cũng phải đeo, trừ thứ VI Tuần thánh khi cử hành cuộc Khổ nạn Chúa (x. số 315a).

59. Gậy là biểu chương nhiệm vụ mục tử : Giám Mục dùng trong địa giới của mình. Tuy nhiên Giám Mục nào cũng có thể dùng khi cử hành long trọng nếu Giám Mục địa phương đồng ý. Nhưng khi có nhiều Giám Mục hiện diện trong một cử hành thì chỉ Giám Mục chủ sự cầm gậy mà thôi.

Thường thì Giám Mục cầm gậy, đầu cong quay về phía dân chúng cũng là về phía trước mình : khi đi kiệu, khi nghe đọc Phúc Âm, khi dẫn giảng, khi nhận lời khấn, lời hứa hoặc lời tuyên xưng đức tin, và sau cùng khi làm phép cho người ta, trừ khi phải đặt tay.

60. Mũ mitra chỉ dùng một cái trong bất cứ một hành động phụng vụ nào, hoặc là một mũ đơn sơ hoặc là một mũ có trang trí, tùy theo tính chất của buổi cử hành. Thường thì Giám Mục dùng mũ khi ngồi, khi dẫn giảng, khi chào, khi huấn dụ, khi dẫn nhủ, trừ khi ngay sau đó phải bỏ mũ ra , khi ban phép lành trọng thể cho dân chúng, khi làm những cử chỉ Bí tích, khi đi kiệu.

Nhưng Giám Mục không dùng mũ khi đọc các kinh nguyện dẫn nhập, khi đọc các lời nguyện, khi đọc lời nguyện chung, khi đọc kinh nguyện Thánh Thể, khi đọc Phúc Âm, khi đứng hát các thánh thi, khi đi kiệu trong đó có mang Mình Thánh hoặc gỗ Thánh Giá Chúa Giêsu, trước Mình Thánh được trưng bày ra. Giám Mục được phép không dùng mũ và gậy khi đi từ nơi này sang nơi kia mà quãng cách ngắn hẹp.

Về việc dùng mũ khi làm các Bí tích và á Bí tích thì phải theo những chỉ dẫn sẽ nói sau cho từng nố.

61. Thánh Giá ngực thì đeo trong áo lễ, hoặc trong áo dalmatica hoặc trong áo cappa nhưng ở ngoài áo mozeta.

62. Tổng Giám Mục giáo phận khi đã nhận được dây pallium do Đức Giáo Hoàng Rô-ma ban, thì đeo nó ở ngoài áo lễ trong địa giới thuộc quyền mình, khi Ngài làm lễ đại triều , hay ít ra khi làm lễ trọng thể, cũng như khi làm lễ phong chức, lễ làm phép các tu viện trưởng nam và nữ, lễ thánh hiến các trinh nữ, lễ cung hiến nhà thờ và bàn thờ.

Sau khi Tổng Giám Mục nhận được dây pallium, thì Ngài được sử dụng Thánh Giá Tổng Giám Mục lúc Ngài đi đến nhà thờ để cử hành một hành động phụng vụ nào.

63. Áo kinh hội (Habitus Choralis) của Giám Mục ở tại giáo phận cũng như ở ngoài giáo phận của Ngài là : áo chùng màu tím, dây thắt lưng tím bằng lụa có trang trí tua lụa ở hai đầu (nhưng không được có các chùm tua lông), áo rôchetum bằng vải gai hoặc tương tự, áo mozeta tím (nhưng không có đính mũ nhỏ), Thánh Giá ngược đeo ngoài áo mozeta với một dây xanh bên các sợi vàng, mũ sọ màu tím, mũ lễ cũng màu tím có chùm lông ở trên.

Khi mặc áo chùng tím, thì cũng mang tất (vớ) tím. Tuy nhiên cũng được tự do mang tất tím với áo chùng đen có viền tím.

64. Giám Mục cũng có thể dùng áo cappa lớn (cappa magna) mà không có Hermellinum, nhưng chỉ ở trong giáo phận và trong những dịp lễ lạy trọng thể mà thôi.

Về y phục của Linh mục và các tá viên khác

65. Y phục thánh chung cho hết mọi tá viên ở bất cứ cấp bậc nào là áo alba có dây thắt chung quanh lưng, trừ khi được may không cần có dây thắt lưng mà vẫn dính vào người. Nếu áo alba không che hết áo thường ở chung quanh cổ, thì trước khi mặc alba phải mặc một cái khăn vai nữa. Không được dùng áo các phép thay cho áo alba khi mặc áo lễ hay áo dalmatica, hay khi dùng dây stola thay cho áo lễ hoặc áo dalmatica. Luôn luôn phải mặc áo các phép ngoài áo chùng.

Thầy giúp lễ, thầy đọc sách và các tá viên khác, thay vì dùng các áo nói trên đây, có thể dùng những áo khác đã được chính thức công nhận.

66. Áo riêng của Linh mục chủ sự, khi làm lễ và làm các thánh vụ khác trực tiếp gắn liền với Thánh Lễ, là chính áo lễ mặc ngoài áo alba và dây stola, trừ khi nói thể khác.

Linh mục đeo dây stola quanh cổ và bỏ thòng xuống trước ngực.

Còn áo cappa thì Linh mục dùng trong các thánh vụ trọng thể ngoài Thánh Lễ, khi đi kiệu vào trong thánh vụ khác theo như “chữ đỏ” riêng của từng nghi lễ.

Khi các Linh mục dự một cử hành thánh mà không đồng tế, thì mặc y phục kinh hội, nếu là giám chức hoặc kinh sĩ; còn nếu không thì mặc áo chùng và áo các phép.

67. Áo riêng của Phó tế là áo dalmatica mặc ngoài áo alba và dây stola. Nhưng khi vì nhu cầu hoặc không trọng thể mấy, thì có thể bỏ áo dalmatica. Dây stola của Phó tế phải kéo từ vai trái xuống qua ngực sang phía sườn bên phải và giữ tại đó.

II. NÓI CHUNG VỀ CÁC DẤU CHỈ SỰ KÍNH TRỌNG

68. Dấu chỉ sự cung kính và tôn trọng đối với chính các nhân vật hay với biểu hiện của họ, là bái cúi.

Có hai loại bái cúi : cúi đầu và cúi mình.

a) Cúi đầu : đối với tên Chúa Giêsu, tên Đức Thánh Trinh Nữ Maria và tên vị thánh nào là vị thánh mừng lễ và đọc phụng vụ giờ kinh ;



b) Cúi mình và cúi sâu : đối với bàn thờ nếu không có nhà tạm với Mình Thánh ở trong, với Giám Mục, trước và sau khi xông hương như sẽ nói ở số 91, và mỗi khi sách phụng vụ dạy rõ.

69. Bái gối : chỉ bái gối với đầu gối chân phải chạm tới đất, chỉ sự thờ lạy, và vì thế chỉ dành cho Mình Thánh Chúa khi trưng ra cũng như khi cất trong nhà tạm, và giành cho Thánh Giá từ lúc thờ lạy trọng thể trong lễ nghi ngày thứ VI Chúa Chịu Nạn cho đến khởi đầu Vọng Phục Sinh.

70. Những ai đang mang vật gì được dùng trong cử hành phụng vụ, như Thánh Giá, nến, sách Phúc Âm, đều không phải bái gối hay bái cúi sâu.

Về sự kính trọng đối với Mình Thánh Chúa.

71. Mọi người khi vào nhà thờ đừng quên thờ lạy Mình Thánh Chúa, ít nhất bằng cách bái đầu.

Cũng vậy, ai đi qua Mình Thánh cũng bái gối, trừ khi đang đi kiệu qua.

Về sự kính trọng đối với bàn thờ

72. Mọi người phải cúi sâu chào bàn thờ khi vào cung thánh và khi ra, cũng như khi đi qua trước bàn thờ.

73. Ngoài ra, chủ tế và các vị đồng tế lúc đầu lễ hôn bàn thờ để tỏ dấu kính trọng. Còn trước khi rời bàn thờ thường chủ tế hôn kính bàn thờ ; còn những vị khác, nhất là khi đông, thì bằng dấu kính trọng cho hợp.

Khi cử hành Kinh Sáng và Kinh Chiều mà Giám Mục chủ sự một cách long trọng, thì cũng hôn bàn thờ lúc đầu, và tùy tiện cả lúc cuối.

Tuy nhiên, ở đâu dấu hiệu kính trọng kiểu này hoàn toàn không phù hợp với phong tục và tính tình của miền nó, thì thuộc Hội Động Giám Mục ở đấy việc đặt ra dấu hiệu khác để thay thế và trình Tòa Thánh biết.

Về sự kính trọng đối với Phúc Âm

74. Trong Thánh Lễ, trong cử hành Lời Chúa và trong canh thức kéo dài, khi công bố Phúc Âm thì mọi người đứng và thường là quay mặt về phía người đọc.

Thầy Phó tế long trọng mang sách Phúc Âm, đi đến giảng đài, đi trước là người cầm bình hương có hương và những tá viên cầm nến cháy.

Thầy Phó tế đứng ở giảng đài, quay mặt về phía dân chúng, tay chắp, chào dân chúng xong, thầy lấy ngón cái tay phải ghi dấu Thánh Giá vào sách ở chỗ đầu bài Phúc Âm thầy sắp đọc, rồi ghi dấu Thánh Giá vào mình ở trán, ở miệng và ngực, miệng đọc : “Bài Phúc Âm theo Thánh ... “. Giám Mục và mọi người cũng ghi dấu Thánh Giá trên mình như vậy ở trán, ở miệng và ở ngực. Sau đó, ít nhất trong Thánh Lễ đại triều, thầy Phó tế xông hương Phúc Âm ba lần, tức là ở giữa, ở bên trái và ở bên phải. Đoạn thầy đọc Phúc Âm cho đến hết.

Đọc xong, thầy đưa sách đến cho Giám Mục hôn hoặc chính thầy hôn sách, trừ khi, như nói trong số 73 ở trên, Hội Đồng Giám Mục đã quy định một cách kính trọng nào khác.

Khi không có Phó tế, thì một Linh mục đến xin và nhận phép lành Giám Mục, rồi đọc Phúc Âm như vừa tả ở trên.

75. Mọi người cũng đứng khi hát hoặc đọc các thánh ca Phúc Âm benedictus, magnificat và Nunc dimittis ; bắt đầu đọc hoặc hát thì làm dấu Thánh Giá.

Về việc kính trọng đối với Giám Mục và những nhân vật khác

76. Cúi sâu chào Giám Mục : tất cả các tá viên, hoặc khi đén giúp Ngài việc gì, hoặc khi giúp xong mà đi ra, hoặc khi đi qua mặt Ngài.

77. Khi đặt “Tòa“ Giám Mục ở đàng sau bàn thờ, thì các tá viên hoặc chào bàn thờ hoặc chào Giám Mục, tùy nghi họ đi đến bàn thờ hay đi đến Giám Mục. Họ phải hết sức tránh đi giữa Giám Mục và bàn thờ, để tỏ lòng kính trọng cả hai.

78. Nếu có nhiều Giám Mục hiện diện nơi cung thánh, thì chỉ chào kính vị chủ tọa mà thôi.

79. Khi Giám Mục mặc áo như đã nói ở số 63 trên đây mà đi đến nhà thờ để cử hành một hành động phụng vụ nào đó. Thì theo thói quen địa phương, hoặc Ngài có thể công khai để các kinh sĩ, hay các Linh mục và giáo sĩ mặc áo kinh hội hay áo các phép ngoài áo chùng rước đến nhà thờ, hoặc Ngài có thể đến nhà thờ cách đơn giản hơn và được hàng giáo sỹ đón ở cửa nhà thờ.

Trong cả hai trường hợp, Giám Mục tiến lên trước hết ; nhưng nếu là Tổng Giám Mục, thì đi trước là thầy giúp lễ cầm thánh Giá Tổng Giám Mục có gắn tượng chịu nạn quay về phía trước ; theo sau Giám Mục là các Kinh sỹ, Linh mục, Giáo sỹ từng hai người một . Đến cửa nhà thờ, Linh mục vị vọng hơn đưa que rẩy nước thánh cho Giám Mục, trừ khi sau đó có việc rẩy nước thánh thế vào việc thống hối (lúc đầu lễ). Giám Mục bỏ mũ, rảy nước thánh cho mình, cho những người chung quanh rồi trả lại que rảy. Rồi cùng đoàn tháp tùng, Ngài đến ngay nơi có trữ Mình Thánh Chúa, cầu nguyện một lát, đoạn vào phòng áo.

Tuy nhiên, Giám Mục cũng có thể đến thẳng phòng áo và hàng giáo sỹ đón Ngài ở đó.

80. Trong lúc kiệu, vị Giám Mục mặc lễ phục chủ sự cử hành phụng vụ luôn đi một mình, sau các Linh mục nhưng trước những kẻ giúp Ngài và những người này đi hơi cách sau Ngài một tý.

81. Khi Giám Mục chủ tọa hay tham dự cử hành phụng vụ mà chỉ mặc áo kinh hội, thì giữ tá Người là hai kinh sỹ mặc áo kinh hội, hoặc hai Linh mục hay Phó tế mặc áo các phép ngoài áo chùng.

82. Khi một nguyên thủ quốc gia chính thức đến dự phụng vụ, thì Giám Mục, đã mặc lễ phục, ra đón tiếp vị ấy ở cửa nhà thờ. Nếu vị ấy là người công giáo, thì Giám Mục tùy nghi đưa nước thánh cho vị ấy, chào vị ấy theo thông lễ và đi bên trái vị ấy đưa đến chỗ dành riêng trong nhà thờ ở ngời cung thánh. Ngài cũng chào vị ấy sau buổi phụng vụ, lúc ra về.

83. Đối với những vị có chức cao khác trong nước, trong vùng hoặc trong thành phố, thì nếu có thói quen, vị giáo sỹ cao cấp nào đó sẽ đón tiếp ở cửa nhà thờ, theo phong tục địa phương, chào và dẫn họ đến chỗ giành riêng. Còn Giám Mục có thể chào họ khi đến bàn thờ trong lúc kiệu nhập lễ và khi về.

III. VỀ VIỆC ĐỐT HƯƠNG VÀ XÔNG HƯƠNG

84. Nghi lễ đốt hương hoặc xông hương diễn tả lòng tôn kính và lời cầu nguyện, như nói trong Tv 140,2 và trong Khải huyền 8,3.

85. Chất liệu bỏ vào bình hương, phải là hương thuần túy có mùi thơm, nếu pha thêm gì vào thì số lượng hương vẫn phải nhiều hơn.

86. Trong lễ đại triều của Giám Mục phải có hương :

a) Khi kiệu vào nhà thờ ;

b) Lúc đầu lễ để xông hương bàn thờ ;

c) Lúc kiệu và công bố Phúc Âm ;

d) Lúc dâng bánh rượu để xông hương lễ vật, bàn thờ, Thánh Giá, Giám Mục, các vị đồng tế và dân chúng;

e) Lúc dâng Mình và Máu Thánh sau truyền phép.

Còn trong các lễ khác, tùy nghi có thể dùng hoặc không dùng hương.

87. Cũng phải dùng hương như sách phụng vụ chỉ dẫn :

a) Trong lễ cung hiến nhà thờ và bàn thờ ;

b) Trong lễ làm phép Dầu thánh, lúc kiệu dầu đã làm phép ;

c) Khi chầu Mình Thánh Chúa mà có mặt nhật ;

d) Trong lễ nghi an táng.

88. Ngoài ra thường cũng phải dùng hương trong các cuộc kiệu ngày lễ Dâng Chúa Giêsu trong đền thờ, ngày Chúa nhật lễ lá, trong lễ Tiệc ly, lễ Vọng Phục Sinh, lễ trọng Mình Máu Thánh Chúa, khi di chuyển hài cốt các thánh một cách trọng thể, và nói chung trong các cuộc kiệu có tính cách long trọng.

89. Khi cử hành Kinh Sáng và Kinh Chiều trọng thể, thì có thể xông hương bàn thờ, Giám Mục và dân chúng trong lúc hát Thánh ca Phúc Âm.

90. Khi bỏ hương vào bình nếu Giám Mục ở tại Tòa hay ở một ghế khác thì Ngài ngồi, bằng không Ngài đứng mà bỏ hương, thầy Phó tế cầm tàu hương ; Giám Mục làm phép hương bằng dấu Thánh Giá và không đọc gì cả. Đoạn Phó tế cầm lấy bình hương do người giúp lễ trao và đưa cho Giám Mục.

91. Trước và sau khi xông hương cho ai hay cho vật nào thì cúi sâu chào người hay vật ấy, trừ khi xông hương bàn thờ và lễ vật để dâng Thánh Lễ.

92. Phải xông hương ba lần (ba cái) : Mình Thánh Chúa, gỗ Thánh Giá và ảnh Chúa khi long trọng trưng bày ra, của lễ, Thánh Giá bàn thờ, Sách Phúc Âm, Nến Phục Sinh, Giám Mục hoặc Linh mục chủ tế, chính quyền khi chính thức dự cử hành thánh, kinh hội và dân chúng, thi hài người quá cố.

Xông hương hai lần (hai cái) : hài cốtảnh tượng các thánh khi trưng bày ra để tôn kính công khai.

93. Xông hương bàn thờ từng cái một như sau :

a) Nếu bàn thờ cách tường, thì Giám Mục đi chung quanh bàn thờ mà xông hương ;

b) Nếu bàn thờ không cách tường, thì trước hết đi và xông phía bên phải rồi mời sang xông phía bên trái.

Nếu Thánh Giá ở trên hoặc ở tại bàn thờ, thì xông hương Thánh Giá trước khi xông bàn thờ ; nếu không, thì Giám Mục xông hương Thánh Giá khi đi qua trước Thánh Giá.

Xông hương của lễ trước khi xông hương bàn thờ và Thánh Giá.

94. Quì hai gối mà xông hương Mình Thánh Chúa.

95. Xông hương hài cốt và xông hương ảnh thánh trưng bày ra tôn kính công khai sau khi xông hương ra bàn thờ, nhưng trong Thánh Lễ thì chỉ xông hương lúc đầu mà thôi.

96. Giám Mục khi ở bàn thờ hay ở Tòa thì đứng mà nhận xông hương và không đội mũ mitra, trừ khi đang đội sẵn.

Phó tế xông hương cho các vị đồng tế chung một lần. Sau cùng Phó tế xông hương cho dân chúng từ một chỗ đứng thích hợp hơn cả. Nếu có các kinh sĩ không đồng tế hoặc cộng thể ở trong kinh hội thì được xông hương cùng một trật với dân chúng, trừ khi cách xếp đặt nơi chốn bảo phải làm thế khác.

Điều này cũng áp dụng cho các Giám Mục, nếu cùng hiện diện ở đó.

97. Giám Mục chủ tọa mà không cử hành Thánh Lễ thì được xông hương sau chủ tế và các vị đồng tế.

Sau khi xông hương Giám Mục, và ở đâu có thói quen, thì xông hương cho vị lãnh đạo quốc gia đến dự một cách chính thức.

98. Giám Mục không đọc lời dẫn nhủ hoặc lời nguyện nào để cho mọi người nghe, trước khi đã xông hương xong.

IV. VỀ NGHI THỨC BIỂU HIỆN BÌNH AN

99. Sau khi Phó tế đọc câu “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau”, Giám Mục chủ tế ban hôn bình an cho ít là hai vị đồng tế đứng gần mình nhất, rồi cho thầy Phó tế thứ nhất.

100. Trong khi đó các vị đồng tế và Phó tế và các tá viên khác cũng như các Giám Mục hiện diện, biểu hiện bình an cho nhau theo cùng cách như vậy.

Còn Giám Mục chủ tọa mà không cử hành Thánh Lễ thì ban bình an cho các kinh sĩ hoặc Linh mục hoặc Phó tế dự tá.

101. Cả các tín hữu cũng bày tỏ bình an cho nhau theo cách thức mà Hội Đồng Giám Mục đã qui định.

102. Nếu có vị nguyên thủ quốc gia đến dự cử hành thánh một cách chính thức, thì thầy Phó tế hay một vị đồng tế đến và ban bình an cho vị ấy theo thói quen địa phương.

103. Khi ban hôn bình an, có thể đọc “Bình an của Chúa ở cùng ...”, và đáp lại “Và ở cùng ...”. Cũng có thể dùng những lời khác theo thói quen địa phương.

V. VỀ CÁCH GIỮ TAY

Về việc nâng tay lên và giang tay

104. Trong Hội Thánh có thói quen là các Giám mục và Linh mục đọc các lời nguyện dâng lên Chúa thì đứng và giữ hai tay nâng lên và giang ra một chút.

Thói quen cầu nguyện như thế đã gặp thấy ngay trong truyền thống của Cựu ước và các Kitô hữu đã bắt chước để nhớ đến cuộc tử nạn của Chúa : “Chúng tôi không những nâng tay lên mà còn giang ra nữa, và khi chúng tôi cảm được sự thương khó của Chúa, lúc ấy chúng tôi cầu nguyện và tuyên xưng Chúa Kitô”.

Về việc giơ tay trên người và trên vật

105. Giám Mục giữ hai tay giơ ra : trên dân chúng để chúc phúc lành để trọng thể cho họ, và những khi cần để làm các bí tích và á Bí tích, theo như sách phụng vụ chỉ đúng chỗ phải làm.

106. Trong Thánh Lễ, Giám Mục và các vị đồng tế giữ hai tay giơ ra trên của lễ cầu khi xin ơn Thánh Thần (epiclesis) trước lúc truyền phép.

Lúc truyền phép, đang khi Giám Mục hai tay cầm bánh hoặc chén và đọc lời truyền phép, thì các vị đồng tế cũng đọc lời truyền phép và nếu tiện thì giơ tay phải về phía bánh và chén.

Chú thích : lúc xin ơn Thánh Thần trước truyền phép, thì tay giang với lòng bàn tay mở về phía và trên của lễ ; còn khi truyền phép thì lòng bàn tay phải được đưa quay ngang.

Về việc chắp tay

107. Khi không cầm gậy Mục tử, thì Giám Mục giữ tay chắp lại trước ngực, ngón phải đè trên ngón trái theo hình Thánh Giá, khi đã mặc phẩm phục tiến ra để cử hành phụng vụ, khi quì gối cầu nguyện, khi đi từ bàn thờ về tòa hay từ Tòa đến bàn thờ, và những khi mà sách phụng vụ bảo phải chắp tay.

Các vị đồng tế và các tá viên khi đi đứng cũng phải chắp tay trừ khi phải mang vật gì.

Về cách để tay

108. Khi làm dấu trên mình hoặc khi làm phép, thì Giám Mục để tay trái trên ngực, trừ khi đang cầm vật gì. Nhưng khi đứng ở bàn thờ mà tay phải làm phép của lễ hay các cái gì khác, thì tay trái đặt trên bàn thờ, trừ khi có chú thích thể khác.

109. Khi giám mục ngồi mà có mặc lễ phục, thì Ngài để hai lòng bàn tay úp trên đầu gối, trừ khi Ngài cầm gậy.

VI. VỀ VIỆC DÙNG NƯỚC THÁNH

110. Theo thói quen đáng khen, thì mọi người vào nhà thờ nhúng tay vào nước thánh đã để sẵn ở đó và làm dấu Thánh Giá trên mình để nhớ lại Phép Rửa.

111. Khi Giám Mục vào nhà thờ mà phải đưa nước thánh cho Ngài, thì vị giáo sỹ vị vọng của nhà thờ đưa ra que rảy nước thánh để ngài rảy cho mình và cho những người tháp tùng ngài. Rồi Giám Mục trả lại que rảy.

112. Khi Giám Mục đã mặc lễ phục tiến vào nhà thờ và khi trong Thánh Lễ Chúa Nhật có rảy nước thánh thế vào việc thống hối, thì bỏ tất cả những việc trên.

113. Việc rảy nước thánh cho dân chúng trong Đêm Vọng Phục Sinh và trong lễ cung hiến nhà thờ, sẽ được nói ở số 369 và 892 dưới đây.

114. Việc rảy nước thánh trên các vật làm phép, phải theo quy định cuả các sách phụng vụ
VII. VỀ VIỆC SĂN SÓC CÁC PHỤNG-VỤ-THƯ

VÀ VỀ CÁCH CÔNG BỐ CÁC BẢN VĂN PHỤNG VỤ

115. Phải săn sóc kính trọng các Phụng-vụ-thư, vì Lời Chúa được công bố và lời Hội Thánh cầu nguyện được đọc lên từ những sách ấy. Do đó phải để ý, nhất là trong các buổi phụng vụ do Giám Mục cử hành. Để sẵn có những Phụng-vụ-thư chính thức, ấn hành mới nhất, đẹp và trang trí nhờ cơ sở ấn loát và đóng lại.

Каталог: uploads -> Files -> pub dir
pub dir -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
pub dir -> Nghị quyết củA Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
pub dir -> Bm-hapi-13-09 Dïng trong tr­êng hîp dù ¸n ®Çu t­ g¾n víi thµnh lËp Chi nh¸nh Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
pub dir -> BỘ TÀi chính số: 11660 /btc-tct v/v chính sách thuế tndn đối với lĩnh vực xã hội hoá. CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
pub dir -> QuyếT ĐỊnh của thống đỐc ngân hàng nhà NƯỚc việt nam số 03/2006/QĐ-nhnn ngàY 18 tháng 01 NĂM 2006 VỀ việc kinh doanh vàng trên tài khoảN Ở NƯỚc ngoàI
pub dir -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
pub dir -> Quy đỊnh chung điều Phạm VI điều chỉnh
pub dir -> Thực hiện Nghị định số 08/2001/NĐ-cp ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện
pub dir -> CỦa ngưỜi làm ngàNH, nghề kinh doanh có ĐIỀu kiệN
pub dir -> SỔ liên lạC ĐIỆn tử-vnpt school-sms

tải về 1.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương