T¹p chÝ Khoa häc vµ c ng nghÖ SỐ ĐẶc biệt chào mừng kỷ niệM 10 NĂm thành lậP



tải về 1.37 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu02.02.2023
Kích1.37 Mb.
#54159
1   2   3   4   5   6
Đánh giá môn dịch

Phương pháp học tập của người học 
chưa đúng 
Ngoài nguyên nhân khách quan kể trên thì 
đây cũng là nguyên nhân chủ yếu tạo nên lỗi 
sai của người học. Khi học tập và sử dụng 
tiếng Trung, khi cần phải tra cứu một từ, một 
thông tin, các em thường tra cứu từ một, hai 
kênh thông tin duy nhất, nên hầu như không có 
sự so sánh và chắt lọc thông tin, không tìm 
được nguồn thông tin đáng tin cậy. Ví dụ như 
khi tra từ điển, rất nhiều em sử dụng phần 
mềm từ điển tích hợp vào điện thoại, một số 
phần mềm còn không rõ ràng, điều này dẫn 
đến tra sai nghĩa của từ, hoặc tra được nghĩa 
của từ nhưng không biết cách dùng do không 
có ví dụ minh họa...Đặc biệt khi tra từ điển 
Việt - Trung các em thường không đối chiếu 
kiểm tra lại bằng từ điển Trung - Việt hay các 
phương tiện khác mà chọn ngay nghĩa đầu tiên 
tìm được của từ. Từ điển thường chỉ cung cấp 
nghĩa của từ một cách tương đối, nó không thể 
nói rõ cái từ ấy được dùng trong hoàn cảnh 
nào, kết hợp với từ nào, trong khi đó người học 
khi tra nghĩa của từ điển thì rất yên tâm mà bê 


Đỗ Thị Sơn và Đtg 
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
174(14): 91-96
95
nguyên cả từ vào trong câu mà sử dụng, không 
để ý đến các yếu tố ngữ pháp khác của từ như 
từ loại, ý nghĩa sắc thái, sự kết hợp từ do vậy 
thường dùng từ sai, đặt câu sai.
Những đề xuất trong dạy học 
Để phát huy những tác dụng tích cực và hạn 
chế những ảnh hưởng tiêu cực của từ Hán 
Việt đối với người Việt học tiếng Trung, 
người viết đưa ra một số đề xuất sau.
Thông qua dạy học từ Hán Việt đơn âm tiết 
giúp người học ghi nhớ nghĩa của từ và mở 
rộng lượng từ vựng 
Trong tiếng Trung, có rất nhiều từ đơn âm tiết 
tương ứng với từ tiếng Hán Việt. Ví dụ 大
(đại); 马(mã); 六(lục); 国(quốc); 安(an)...Vì 
vậy, nếu người học có thể nắm vững ý nghĩa 
của những từ này thì việc đọc, ghi nhớ, hiểu, 
vận dụng từ ngữ sẽ dễ dàng hơn. Ví dụ các từ 
Hán Việt tương ứng của thành ngữ “欲速不
达” là “dục tốc bất đạt” , trong tiếng Việt có 
thành ngữ này, vì vậy người học thường ghi 
nhớ thành ngữ này rất nhanh. Ngoài ra, tỉ lệ 
sử dụng từ Hán Việt trong các lĩnh vực khoa 
học, giáo dục, văn học, chính trị.... là rất cao. 
Theo thống kê, trong 1080 thuật ngữ trong 
“từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” 
thì có 785 là từ Hán Việt, chiếm 72%; trong 
341 thuật ngữ trong cuốn “thuật ngữ văn 
học” có đến 265 từ là từ Hán Việt, chiếm hơn 
77%. Do đó, giáo viên có thể thông qua dạy 
từ Hán Việt đơn âm tiết để giúp người học 
hiểu, ghi nhớ cũng như nắm bắt vận dụng từ 
tiếng Hán được dễ dàng hơn.
Đẩy mạnh vận dụng từ Hán Việt trong học 
tập, dịch thuật và giao tiếp tiếng Trung 
Trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên 
có thể truyền đạt cho người học cách tận dụng 
lợi thế của từ Hán Việt để nâng cao khả năng 
dịch thuật cũng như tốc độ biểu đạt bằng 
tiếng Trung. Như đã trình bày ở trên, trong 
tiếng Việt và tiếng Hán, đại đa số các thuật 
ngữ trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính 
trị và các danh từ chỉ người, sự vật, nơi chốn, 
phương hướng đều có thể dịch ngang được. 
Do vậy, khi lên lớp vào những nội dung như 
thế giáo viên có thể nói rõ, cũng có thể dạy 
người học các tận dụng từ Hán Việt để đẩy 
mạnh quá trình dịch thuật và giao tiếp. 
Tăng cường phân biệt các từ ngữ dễ gây 
nhầm lẫn 
Đại đa số những giáo trình dạy học tiếng 
Trung đều bắt nguồn từ Trung Quốc, viết cho 
người học tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh. Do vậy, 
giáo viên mỗi khi gặp phải từ tiếng Trung có 
từ Hán Việt tương ứng đều nên tiến hành 
phân tích cho người học rõ sự khác nhau về ý 
nghĩa, từ loại, sắc thái, cách sử dụng của từ để 
phòng tránh người học sử dụng nghĩa và cách 
dùng của từ Hán Việt cho từ tiếng Trung 
tương ứng. Ví dụ như khi dạy từ “伤害” cần 
nói rõ những điểm khác nhau giữa từ này và 
từ Hán Việt “thương hại” tương ứng. Từ “伤
害” trong tiếng Trung chỉ “khiến cho thân thể 
và tổ chức bị tổn hại”, nhưng trong tiếng Việt, 
từ “thương hại” dùng để chỉ “đáng thương”, 
đồng thời đưa ra ví dụ mà người học dễ mắc 
phải như biểu đạt sai câu “anh đừng thương 
hại tôi” bằng cách sử dụng từ tiếng Trung 
tương ứng “你不要伤害我”, lẽ ra phải dùng “
你 不 要 可 怜 我 ”. Giáo viên dựa theo kinh 
nghiệm của mình nên lựa chọn những ví dụ 
phổ biến, có tỉ lệ mắc lỗi cao.

tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương