T¹p chÝ Khoa häc vµ c ng nghÖ SỐ ĐẶc biệt chào mừng kỷ niệM 10 NĂm thành lậP



tải về 1.37 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu02.02.2023
Kích1.37 Mb.
#54159
1   2   3   4   5   6
Đánh giá môn dịch

 


Đỗ Thị Sơn và Đtg 
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
174(14): 91-96
91
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH LỖI SAI CỦA SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ 
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN KHI DỊCH TRỰC TIẾP TỪ HÁN VIỆT 
SANG TIẾNG TRUNG QUỐC VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 
Đỗ Thị Sơn, Đỗ Thị Phượng

Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên 
 
TÓM TẮT 
Từ Hán Việt chiếm 60-70% từ vựng tiếng Việt hiện đại, là bộ phận cấu thành quan trọng của từ 
vựng tiếng Việt. Đây là ưu thế rất lớn cho người học Việt Nam học tiếng Trung. Tuy nhiên, từ Hán 
Việt du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, hiện tại những từ này trong tiếng Trung hiện đại đã có sự 
biến đổi nhất định, sau khi du nhập vào Việt Nam chúng cũng biến đổi theo sự phát triển của tiếng 
Việt, tạo thành sự khác nhau đôi khi là rất lớn về mặt ý nghĩa giữa từ Hán Việt và từ tiếng Trung 
tương ứng. Điều này khiến người học Việt Nam phạm nhiều lỗi sai khi dịch trực tiếp từ Hán Việt 
sang tiếng Trung. Trong bài viết này, người viết tiến hành phân tích kết quả khảo sát lỗi sai của 
sinh viên Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên khi dịch trực tiếp từ Hán Việt sang tiếng Trung và 
đưa ra giải pháp khắc phục nhằm hạn chế những lỗi sai này.
Từ khóa: Tiếng Trung; từ Hán Việt; lỗi sai; dịch; Khoa Ngoại ngữ 
MỞ ĐẦU
*
Trong thời kì Bắc thuộc, cùng với sự xâm 
lược và đô hộ của nhà Hán, chữ Hán theo 
chân các quan lại nhà Hán sang nước ta, 
người Việt tiếp xúc với chữ Hán, học chữ 
Hán, nhưng lại đọc chữ Hán theo quy luật 
phát âm của tiếng Việt, từ đó mà hình thành 
lên một hệ thống ngôn ngữ trung gian “chữ 
Hán- âm Việt”. Vào thế kỉ 20, cùng với sự 
xuất hiện của chữ Quốc ngữ, người Việt đã sử 
dụng chữ Quốc ngữ để phiên âm các từ “chữ 
Hán-âm Việt” này và hình thành nên từ Hán 
Việt như ngày nay. Tuy nhiên, từ đầu thế kỉ 
thứ 10, sau khi Việt Nam trở thành một quốc 
gia độc lập, “chữ Hán-âm Việt” bị tách ly 
khỏi hệ thống ngôn ngữ tiếng Hán và phát 
triển theo một hướng riêng của tiếng Việt, 
chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, xã hội 
Việt Nam, hình thành nên sự khác nhau giữa 
từ Hán Việt và từ tiếng Hán tương ứng. Trong 
quá trình thụ đắc tiếng Trung, các em sinh 
viên do không nhận thức được sự khác biệt 
này mà tạo thành nhiều lỗi sai trong học tập 
và sử dụng tiếng Trung khi dịch trực tiếp từ 
Hán Việt sang tiếng Trung. Ví dụ như khi 
dịch câu “Anh ta rất phong độ” các em dịch 
thành “他很风度”. Từ“风度” trong tiếng Trung 
là danh từ, nhưng từ “phong độ” trong tiếng 
*
Tel: 0989946696; Email:dophuong.sfl@tnu.edu.vn 
Việt vừa là danh từ vừa là tính từ, do vậy trong 
tiếng Việt có thể nói “anh ta rất phong độ” 
nhưng trong tiếng Trung phải nói “他很有风
度” mới đúng. Người học do không nắm được 
sự khác nhau về từ loại giữa hai từ trên mà biểu 
đạt sai. Vì vậy, nếu có thể hạn chế được những 
lỗi sai này thì có thể giúp các em phát huy tích 
cực ưu thế của từ Hán Việt trong quá trình học 
tập và sử dụng tiếng Trung.
Những nghiên cứu về từ Hán Việt, âm Hán 
Việt có thể nói là bắt đầu từ thế kỷ thứ 20, 
đầu tiên là các nhà học giả người Pháp, Đức, 
sau đó là Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. 
Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào 
nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển 
của từ, âm Hán Việt; mối quan hệ giữa từ 
tiếng Hán với từ Hán Việt và sự ảnh hưởng 
của từ, âm Hán Việt đối với tiếng Việt.
Người bắt đầu nghiên cứu về từ Hán Việt sớm 
nhất phải kể đến nhà từ điển học Alexandre 
de Rhodes. Trong cuốn từ điển tiếng Việt đầu 
tiên “Việt, Bồ, La” xuất bản năm 1651 của 
ông đã thu thập 8000 từ tiếng Việt, trong đó 
có 700 từ Hán Việt [1]. Cho dù Rhodes không 
thực sự nghiên cứu từ Hán Việt, nhưng trong 
từ điển của ông, khái niệm từ Hán Việt lần 
đầu tiên xuất hiện.
Người nghiên cứu về âm Hán Việt đầu tiên là 
Henri Maspero. Trong “Lịch sử âm vận tiếng 
Việt” mà ông xuất bản năm 1912 có đề cập 


Đỗ Thị Sơn và Đtg 
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
174(14): 91-96
92
tới âm Hán Việt, khái niệm từ Hán việt, lịch 
sử hình thành từ Hán việt và diễn biến âm đọc 
chữ Hán trong tiếng Việt [2]. Tuy nhiên phải 
đến năm 1948, từ Hán Việt mới được nghiên 
cứu tương đối hệ thống và toàn diện bởi học 
giả người Trung Quốc Vương Lực. Trong 
“Nghiên cứu tiếng Hán Việt” của ông đã chia 
tiếng Hán Việt ra làm ba loại: tiếng Hán Việt 
cổ, tiếng Hán Việt và tiếng Hán Việt hoá. Rất 
nhiều các nghiên cứu về sau lấy cách phân 
loại này làm cơ sở [3].
Tại nước ta, cuốn tự điển “Từ điển Hán Việt” 
của Đào Duy Anh xuất bản năm 1931 là 
nghiên cứu đầu tiên liên quan đến từ Hán Việt 
[4]. Về sau vào những năm 70, Nguyễn Tài 
Cẩn xuất bản cuốn “Nguồn gốc và quá trình 
hình thành âm đọc tiếng Hán Việt” đã mở đầu 
cho thời kỳ mới nghiên cứu từ Hán Việt tại 
Việt Nam [5]. 
Theo phong trào học tập tiếng Trung Quốc, 
những nghiên cứu về ứng dụng từ Hán Việt 
trong dạy học tiếng Hán cũng ngày càng được 
các học giả quan tâm. Những tác phẩm tiêu 
biểu có thể kể đến “Tiếng Hán Việt và những 
gợi mở trong dạy học tiếng Trung và tiếng 
Việt” của Dương Á Bình [6]; “Phân tích điểm 
giống và khác nhau giữa từ vựng tiếng Trung-
tiếng Việt và dạy học ngôn ngữ” của Lý 
Tuyết Ninh [7]; “Tận dụng ưu thế của âm 
Hán Việt, từ Hán Việt trong dạy học từ vựng 
tiếng Trung tại Việt Nam” của Nguyễn Thị 
Phương [8]... Những nghiên cứu này đều 
nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của từ Hán 
Việt trong dạy học tiếng Trung và tiếng Việt, 
đưa ra các sách lược dạy học trên cơ sở phân 
tích, so sánh từ Hán Việt và từ tiếng Hán. Tuy 
nhiên trong rất nhiều những nghiên cứu đó, 
chỉ có một vài nghiên cứu về phân tích lỗi sai 
liên quan đến từ Hán Việt nhưng chưa thực sự 
có được những kết quả thuyết phục. Do vậy, 
người viết nhận thấy đề tài này cần đi sâu 
nghiên cứu nhiều hơn để đưa ra được những 
kết luận quan trọng nhằm tìm ra giải pháp 
khắc phục những lỗi sai phổ biến liên quan 
đến từ Hán Việt, nâng cao khả năng biểu đạt 
tiếng Trung của người học. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phương pháp nghiên cứu chính người viết sử 
dụng là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 
Đối tượng điều tra là 200 em sinh viên người 
Việt Nam chuyên ngành tiếng Trung từ năm 2 
đến năm 4 tại Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái 
Nguyên. Trong đó, năm 2 có 64 em, chiếm 
38%, năm 3 có 76 em, chiếm 38%, năm 4 có 
60 em, chiếm 30%.
Bảng hỏi thiết kế gồm 100 câu, chia làm 2 
phần, phần đầu tiên có 20 câu, loại hình là 
phán đoán đúng sai, phần thứ 2 gồm 80 câu, 
thể loại dịch Việt-Trung. Nội dung điều tra 
bao phủ 5 mặt: lỗi sai về nghĩa từ vựng, lỗi 
sai về từ loại, lỗi sai về kết hợp từ, lỗi tự tạo 
từ mới và lỗi sai về ý nghĩa sắc thái của từ.
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH 
Sau khi tiến hành khảo sát 200 em sinh viên, 
người viết thu được kết quả cụ thể như sau. 
Kết quả khảo sát 
Tổng số phiếu điều tra phát ra là 200 phiếu, 
thu về 200 phiếu, không có phiếu trắng, 
nhưng có những câu hỏi sinh viên không trả 
lời được. Kết quả trả lời phiếu điều tra xem 
bảng 1.
Dựa vào bảng 1, có thể thấy tỉ lệ lỗi sai do 
dịch trực tiếp từ Hán Việt lên đến 31.34%, 
một tỉ lệ khá cao. Như vậy cứ bình quân dịch 
3 từ Hán Việt các em sẽ sai một từ. Dưới đây 
là một số ví dụ các em dịch sai. 
Ví dụ 1: Xin cứ tự nhiên như ở nhà. 
Dịch sai:请自然,就像在自己家里一样。 
Sửa:请随意,就像在自己家里一样。 
Ví dụ 2: Anh ta tự nhiên lại nổi giận với tôi. 
Dịch sai:他自然跟我发脾气。 
Sửa:他莫名其妙跟我发脾气。 
Bảng 1. Kết quả trả lời phiếu điều tra 
Tổng số câu 
Trả lời đúng hoặc sai nhưng lỗi sai 
không liên quan đến từ Hán Việt 
Lỗi sai do dịch trực 
tiếp từ Hán Việt 
Không trả lời 
được 
20000 
11658 
6268 
2074 
100% 
58.29% 
31.34% 
10.37% 


Đỗ Thị Sơn và Đtg 
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
174(14): 91-96
93
Ví dụ 3: Sinh con trai con gái là do phụ nữ 
quyết định, việc này là không có cơ sở. 
Dịch sai:生男孩女孩由女人决定,这是没
有基础的。 
Sửa:生男孩女孩由女人决定,这是没有根
据的。 
Tỉ lệ mắc lỗi giữa sinh viên năm 2, 3 và 4 
cũng khác nhau, cụ thể xem bảng 2.
Như vậy, từ bảng 2 có thể thấy tỉ lệ mắc lỗi 
nhiều nhất là các em sinh viên năm 2, chiếm 
hơn 40%, tỉ lệ này giảm dần theo sự tích luỹ 
kiến thức về ngôn ngữ Hán và đến năm 4, tỉ 
lệ này đã giảm xuống còn 22,5%. Tuy vậy, 
đây vẫn là tỉ lệ mắc lỗi khá cao. Có thể thấy 
cùng với sự nâng cao về trình độ tiếng Hán, 
các em đã sử dụng từ ngữ chính xác hơn, 
nhưng vẫn không thoát khỏi sự ảnh hưởng 
của từ Hán Việt. 
Về tỉ lệ các loại lỗi sai mà sinh viên mắc phải 
xem bảng 3. 
Bảng 3 cho thấy khi dịch trực tiếp từ Hán 
Việt sinh viên mắc lỗi về từ loại nhiều nhất, 
chiếm hơn 43%, kế đến là các lỗi sai về ý 
nghĩa sắc thái, chiếm 40%, sai về kết hợp từ 
và tự tạo từ mới đều chiếm khoảng 1/3, lỗi sai 
về nghĩa từ vựng là ít nhất, chỉ chiếm 25.91%. 
Điều này chỉ ra rằng sinh viên thường chú 
trọng nhiều hơn về vấn đề ghi nhớ nghĩa của 
từ mà chưa coi trọng việc nắm vững từ loại, 
cách kết hợp từ cũng như sắc thái của từ. Vì 
vậy, giáo viên trong quá trình giảng dạy cần 
đầu tư nhiều hơn trong việc dạy cho sinh viên 
nắm được từ loại của từ, đồng thời phân biệt 
từ loại của từ tiếng Hán và từ Hán Việt tương 
ứng để hạn chế các lỗi sai trên. Ngoài ra, ý 
nghĩa sắc thái của từ và kết hợp từ cũng là 
một nội dung cần được nhấn mạnh trong quá 
trình giảng dạy. Dưới đây là một số ví dụ sinh 
viên dịch sai. 
Ví dụ 4: Anh ta là người rất thủy chung (sai 
nghĩa từ vựng) 
Dịch sai:他是一个很始终的人。 
Sửa:他是一个感情很专一的人。 
Ví dụ 5: Công trình này rất qui mô (sai từ 
loại) 
Dịch sai:这个工程很规模。 
Sửa:这个工程很有规模。 
Ví dụ 6: Chúng ta phải cùng nhau vượt qua 
khó khăn (sai kết hợp từ ) 
Dịch sai:我们要一起超过困难。 
Sửa:我们要一起克服困难。 
Ví dụ 7: Chuyện của tôi, anh không cần quan 
tâm ( sai ý nghĩa sắc thái) 
Dịch sai:我的事,你不用关心。 
Sửa:我的事,你不用管。 
Ví dụ 8: Chuyện này rất quan trọng với tôi 
(sai do tự tạo từ mới) 
Dịch sai:这件事对我很关重。 
Sửa:这件事对我很重要。 
Về nguyên nhân tạo thành lỗi sai, chủ yếu 
gồm những nguyên nhân sau. 
Bảng 2. Kết quả trả lời phiếu điều tra giữa năm 2, năm 3 và năm 4 (%) 
Đối tượng 
Trả lời đúng hoặc sai nhưng lỗi sai 
không liên quan đến từ Hán Việt 
Lỗi sai do dịch trực 
tiếp từ Hán Việt 
Không trả lời 
được 
Năm 2 
45.25 
40.03 
14.72 
Năm 3 
58.96 
31 
10.04 
Năm 4 
71.35 
22.5 
6.15 
Bảng 3. Tỷ lệ thể loại lỗi sai của sinh viên (%) 
Từ loại 
Nghĩa sắc thái 
Kết hợp từ 
Tự tạo từ mới 
Nghĩa từ vựng 
43.4 
40.65 
32.25 
30.55 
25.91 
Nguyên nhân hình thành lỗi sai 

tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương