T¹p chÝ Khoa häc vµ c ng nghÖ SỐ ĐẶc biệt chào mừng kỷ niệM 10 NĂm thành lậP



tải về 1.37 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu02.02.2023
Kích1.37 Mb.
#54159
1   2   3   4   5   6
Đánh giá môn dịch

Sử dụng từ tiếng Trung tương ứng từ Hán Việt theo cách dùng trong tiếng Việt 
Phần lớn các lỗi sai của người học đều bắt nguồn từ nguyên nhân này. Từ Hán Việt vô cùng quen 
thuộc đối với người Việt Nam, rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ như “dục tốc bất 
đạt”, những bài thơ như “Nam quốc sơn hà…” mà chúng ta thuộc lòng ngay từ rất nhỏ đều có 
yếu tố Hán Việt. Vì thế, để cho việc giao tiếp được lưu loát và trôi chảy, khi phải biểu đạt nội 


Đỗ Thị Sơn và Đtg 
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
174(14): 91-96
94
dung có từ Hán Việt, các em thường tìm ngay 
từ tương ứng trong tiếng Trung và sử dụng 
mà chẳng quan tâm xem ý nghĩa và cách dùng 
của chúng có tương đương với nhau không. 
Ví dụ như khi dịch câu “ Cuối tuần này tôi 
bảo vệ luận văn tốt nghiệp” thì các em dịch 
thành “ 这个周末我要保卫毕业论文”. Từ 
Hán Việt “bảo vệ” tương ứng với từ “保卫” 
trong tiếng Trung. Tuy nhiên như đã đề cập ở 
trên, từ thế kỷ thứ 10, khi nước ta dành độc 
lập, từ Hán Việt đã tách khỏi hệ thống tiếng 
Hán và phát triển theo hướng riêng của tiếng 
Việt nên đã có sự biến đổi nhất định. Ở đây 
nghĩa của từ “bảo vệ (保卫)” trong tiếng Việt 
đã được mở rộng để nói “bảo vệ luận văn”, 
nhưng trong tiếng Trung lại không như vậy, 
mà khi nói bảo vệ luận văn người ta dùng “论
文答辩”. Người học do không nắm được sự 
khác nhau này mà biểu đạt sai. 
Do tài liệu, giáo trình, từ điển 
Hiện tại các tài liệu dạy tiếng Trung cho 
người Việt vẫn còn rất hạn chế, thường là 
dịch từ tài liệu tiếng Trung dành cho các nước 
nói tiếng Anh, vì thế nó không phù hợp với 
đặc điểm của người Việt học tiếng Trung, 
cũng không khắc phục được những nhược 
điểm của người Việt khi học tiếng Trung. 
Phần giải thích nghĩa của từ trong tài liệu 
thường bằng tiếng Anh, người học khi học 
phải tự tra cứu tìm hiểu, dựa vào khối lượng 
kiến thức được tích luỹ của các em nếu như 
không có sự chỉ dẫn của giáo viên trên lớp, 
các em khó có thể hiểu rõ ngữ nghĩa và cách 
sử dụng trong những hoàn cảnh ngôn ngữ 
khác nhau của từ.
Hiện nay có rất nhiều từ điển khi giải thích từ 
Hán Việt thì nghĩa đầu tiên từ điển đưa ra là 
từ tương ứng trong tiếng Trung. Ví dụ như 
trong từ điển Việt - Hán hiện đại do nhà xuất 
bản Nghiên cứu và dạy học ngoại ngữ xuất 
bản, trang 666 giải thích từ “phi thường” là “
非常”; trang 772 giải thích từ “thần tượng” là 
“神像,偶像”[9]. 
Ngoài ra, đa phần các từ điển Việt - Hán chỉ 
đưa ra phần giải thích nghĩa mà không đưa ra 
từ loại. Ví dụ như trang 1679, từ điển Hán - 
Việt do nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 
xuất bản năm 2008 giải thích từ “印象”là “Ấn 
tượng;深刻的~: Ấn tượng sâu sắc. 他给我
的~很好:Ấn tượng của anh ta để lại cho tôi 
rất tốt”[10]. Do không nói rõ từ loại của từ 
nên khi người học dịch sang tiếng Trung 
thường cho rằng từ tiếng Trung và tiếng Việt 
cùng một từ loại, tạo thành nhiều lỗi sai. 
Thêm vào đó, một số từ điển đưa ra những ví 
dụ chưa đúng. Ví dụ như trang 358, từ điển 
Việt - Hán hiện đại do Trương Văn Giới, Lê 
Khắc Kiều Lục chủ biên, nhà xuất bản Khoa 
học xã hội Việt Nam xuất bản năm 2005 khi 
lấy ví dụ giải thích từ “đàng hoàng” có một ví 
dụ là “xây dựng nước ta đàng hoàng hơn” 
dịch thành “ 把我国建设得更加堂皇”[11], 
dịch như vậy là chưa chính xác, nên sửa thành 
“ 把 我 国 建 设 得 更 加 繁 荣 ”. Trong tiếng 
Trung từ “堂皇” có nghĩa là “盛大,雄伟。
形容房屋宏伟豪华。也形容诗文词藻华丽
”. Do vậy không thể nói “把我国建设得更加
堂皇”. Tuy nhiên sau khi du nhập vào Việt 
Nam, ngữ nghĩa của từ này đã được mở rộng 
và phát triển để nói “xây dựng nước ta đàng 
hoàng hơn”. Người học do không nắm được 
sự khác nhau này mà biểu đạt sai. 

tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương