TỈnh vĩnh long



tải về 2.32 Mb.
trang21/22
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.32 Mb.
#9147
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long hoặc qua đường bưu điện (Theo quy định tại Khoản 1, Điều 24, Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN).

- Thành phần, số lượng hồ sơ (Theo quy định tại Khoản 2, Điều 27, Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN, ngày 22//7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ):

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép (mẫu 07-II/ATBXHN-Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN);

2. Bản gốc giấy phép cần sửa đổi;

3. Giấy xác nhận thông tin sửa đổi cho các trường hợp thay đổi tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax;

4. Bản sao hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp giảm số lượng thiết bị bức xạ do chuyển nhượng hoặc bị mất.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung hoặc từ chối bằng văn bản có nêu rõ lý do (Theo quy định tại Khoản 4, Điều 27, Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN).

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hoặc cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép (Theo quy định tại Khoản 5, Điều 27, Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN).

- Phí, lệ phí (Theo quy định tại Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17/5/2010, ngày 17/5/2010 của Bộ Tài chính): 100 000 đ/giấy phép

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép theo mẫu 07-II/ATBXHN-Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN.



- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 số 18/2008/QH12, ngày 03/06/2008.

- Thông tư số 76/2010/TT-BTC, ngày 17/5/2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN, ngày 22//7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

- Thông tư liên tịch số 2237/1999/TTLT/BKHCNMT-BYT, ngày 28/12/1999 của liên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện an toàn bức xạ trong y tế.

Mẫu 07-II/ATBXHN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP
TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ

Kính gửi: …………..……24…………………….

1. Tên tổ chức / cá nhân đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: 4. Fax:

5. E-mail:

6. Người đứng đầu tổ chức25:

- Họ và tên:

- Chức vụ:

- Số giấy CMND / Hộ chiếu:

7. Đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép sau:

- Số giấy phép:

- Ngày cấp:

- Có thời hạn đến ngày:

8. Các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung:

(1)


(2)

9. Các tài liệu kèm theo:



(1)

(2)


Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép.



....., ngày .... tháng ... năm ...

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/

CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

III. Lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng:

1. Cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông đường bộ.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long (Số 111, Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Giấy biên nhận trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.

Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long. Cụ thể:

+ Người đến nhận kết quả phải nộp lại Giấy biên nhận (khi nộp hồ sơ).

+ Công chức trả kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, thu phí, lệ phí theo quy định (nếu có) và trao cho người nhận.

+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Buổi sáng từ 07 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long hoặc qua đường bưu điện (Theo quy định tại Điều 8, Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN).

- Thành phần, số lượng hồ sơ (Theo quy định tại Điều 8, Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN, ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ):

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN, ngày 29/12/2010 (tên hàng nguy hiểm phải được ghi theo đúng tên gọi, mã số Liên hợp quốc UN theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP) kèm theo bản sao có chứng thực giấy đăng ký kinh doanh.

2. Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN.

3. Danh mục lịch trình vận chuyển, loại hàng nguy hiểm vận chuyển, tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN.

4. Bản cam kết của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN.

5. Lệnh điều động vận chuyển (đối với giấy phép cho vận chuyển nhiều chuyến hàng, nhiều loại hàng nguy hiểm) theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN.

6. Bản cam kết của người vận tải (trong trường hợp doanh nghiệp thuê phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp khác).

7. Phiếu an toàn hóa chất quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN. Cụ thể như sau: Phiếu an toàn hóa chất là tài liệu do nhà sản xuất hoặc nhập khẩu thiết lập, được in bằng tiếng Việt có đầy đủ các thông tin sau:

a) Nhận dạng hóa chất;

b) Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất;

c) Thông tin về thành phần các chất;

d) Đặc tính lý, hóa của hóa chất;

đ) Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất;

e) Thông tin về độc tính;

g) Thông tin về sinh thái;

h) Biện pháp sơ cứu về y tế;

i) Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn;

k) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố;

l) Yêu cầu về cất giữ;

m) Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;

n) Yêu cầu trong việc thải bỏ;

o) Yêu cầu trong vận chuyển;

p) Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ;

q) Các thông tin cần thiết khác.

Trường hợp Phiếu an toàn hoá chất có nhiều trang, các trang phải được đánh số liên tiếp từ trang đầu đến trang cuối. Số đánh trên mỗi trang phải bao gồm số thứ tự của trang và số chỉ thị tổng số trang của toàn bộ Phiếu an toàn hoá chất.

8. Các tài liệu liên quan đến yêu cầu của người điều khiển phương tiện, người áp tải:

a) Bản sao có chứng thực thẻ an toàn lao động của người điều khiển phương tiện, người áp tải được cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước kèm theo chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp;

b) Bản sao có chứng thực giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện phù hợp với phương tiện vận chuyển.

9. Bảo sao có chứng thực giấy đăng ký phương tiện vận chuyển kèm theo giấy chứng nhận kiểm định phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) cấp. Trường hợp doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển, doanh nghiệp phải nộp kèm theo bản sao có chứng thực hợp đồng thuê vận chuyển trong đó nêu chi tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện, biển kiểm soát, trọng tải).

10. Bảo sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm cần vận chuyển còn thời hạn hiệu lực (đối với các dụng cụ chứa chuyên dụng). Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác, doanh nghiệp phải nộp kèm theo hồ sơ bản sao có chứng thực các tài liệu sau:

a) Tiêu chuẩn áp dụng đối với dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do doanh nghiệp công bố;

b) Phiếu kết quả thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng của dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp cấp.



b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm cấp Giấy phép (Theo quy định tại Khoản 1, Điều 9, Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN).

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hoặc cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép (Theo quy định tại Khoản 1, Điều 9, Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN).

- Phí, lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN.

2. Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN.

3. Danh mục lịch trình vận chuyển, loại hàng nguy hiểm vận chuyển, tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN.

4. Bản cam kết của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN.

5. Lệnh điều động vận chuyển (đối với giấy phép cho vận chuyển nhiều chuyến hàng, nhiều loại hàng nguy hiểm) theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN.



- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (Theo qui định tại Điều 4, 5, 6 Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN, ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công ngyệ):

I. Đối với hàng nguy hiểm được gửi:

Hàng nguy hiểm là hóa chất loại 5 và loại 8 cần vận chuyển phải được đóng gói, ghi nhãn theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và Điều 13 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Việc đóng gói hàng nguy hiểm, bao bì, thùng chứa hóa chất nguy hiểm phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về bao gói hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp hoặc tiêu chuẩn quốc tế được Bộ Công Thương thừa nhận.

Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác thì dụng cụ chứa hàng nguy hiểm phải có tiêu chuẩn áp dụng và phải được thử nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật với tiêu chuẩn đó.

2. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải có:

a) Nhãn hàng hoá theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa là hóa chất nguy hiểm;

b) Dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm hàng hoá theo quy định tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.

3. Có đầy đủ phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN, ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ.



II. Đối với phương tiện vận chuyển:

Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm:

1. Phương tiện vận chuyển của chính doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển hoặc của người vận tải được thuê vận chuyển phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải kiểm định, cấp phép lưu hành và còn thời hạn sử dụng.

2. Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật cho việc vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ Công Thương quy định, cụ thể như sau:

a) Không dùng xe rơ móc để chuyên chở hàng nguy hiểm;

b) Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có ca bin đủ chỗ cho 02 người ngồi gồm 01 lái xe và 01 người áp tải;

c) Người vận tải phải đảm bảo các yêu cầu về người điều khiển phương tiện, người áp tải, trang thiết bị phụ trợ và các biện pháp kỹ thuật đối với vận chuyển hàng nguy hiểm quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002;

d) Có dụng cụ phương tiện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy phù hợp đối với hàng nguy hiểm được vận chuyển do cơ quan Công an phòng chữa cháy quy định;

đ) Có phương tiện che, phủ kín toàn bộ bộ phận chở hàng. Mép che phủ sau khi phủ kín các phía còn thừa ra ít nhất 20cm và có đủ các bộ phận gá buộc để có thể định vị chắc chắn khi vận chuyển;

e) Phương tiện che phủ phải đảm bảo chống được thấm nước và chống cháy;

g) Điện áp trong hệ thống của phương tiện vận chuyển không được vượt quá 24V.

h) Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm còn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khác như đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quy định.

3. Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại hàng, nhóm hàng vận chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau tại một thời điểm thì trên phương tiện vận chuyển đó phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện. Bên dưới biểu trưng này phải dán báo hiệu nguy hiểm có hình dạng, kích thước, màu sắc quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định 104/2009/NĐ-CP, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước của báo hiệu và mã số Liên hợp quốc (UN) quy định tại Phụ lục VII của Thông tư 25/2010/TT-BKHCN, ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

4. Doanh nghiệp có phương tiện vận chuyển phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể về việc xử lý phương tiện (xóa hoặc bóc các biểu trưng nguy hiểm dán trên phương tiện; tẩy rửa, khử các hóa chất độc hại còn lại trên phương tiện,...) sau khi kết thúc đợt vận chuyển nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng nguy hiểm đó.



III. Đối với người điều khiển phương tiện và người áp tải:

1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển phải có giấy phép lái xe còn hiệu lực, phù hợp với hạng xe ghi trong giấy phép lái xe, đồng thời phải có chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp.

Người điều khiển phương tiện vận chuyển có trách nhiệm kiểm tra hàng nguy hiểm trước khi vận chuyển, phải đảm bảo an toàn vận chuyển theo quy định; chấp hành đầy đủ thông báo của người gửi hàng và những quy định ghi trong giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; chỉ tiến hành vận chuyển khi có đủ giấy phép, biểu trưng và biển báo nguy hiểm theo quy định.

2. Người áp tải phải được huấn luyện và có chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất mà mình áp tải do Bộ Công Thương cấp và chấp hành đầy đủ các quy định ghi trong giấy phép vận chuyển.



- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá số 05/2007/QH12, ngày 21 tháng 11 năm 2007.

- Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

- Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN, ngày 25/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.



Phụ lục I

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)



Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....


Số:..............................



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




..........ngày.......tháng......năm..............


ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

vận chuyển các chất ôxi hóa/các hợp chất ôxit hữu cơ/các chất ăn mòn

(Vận chuyển loại hàng hoá nào thì ghi tên loại hàng hoá đó)
Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/thành phố.............

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép: ........................................................

Địa chỉ:...............................................................................................................

Điện thoại:....................................................................................................................

Fax: .................................................- E-mail:..............................................................

Giấy đăng ký kinh doanh số:...................Ngày cấp:........................Nơi cấp:...............

Đề nghị cấp giấy phép vận chuyển (tên hàng nguy hiểm, nhóm hàng, mã UN):.........

Thời gian bắt đầu vận chuyển:..........................................................................

Tổng trọng lượng hàng hoá cần vận chuyển (tấn): ..........................................

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển bao gồm:

1.

2.

3.



....

...........................................................................(tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép vận chuyển) cam kết chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về vận chuyển hàng nguy hiểm./.






Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

Phụ lục II

MẪU DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN,

NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN, NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 25/2010/TT-BKHCN

ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)



Tên đơn vị chủ quản (nếu có):...

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép:....




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




............, ngày......tháng.......năm......



DANH SÁCH

PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN, NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM


TT

Tên chủ phương tiện

Loại xe

Trọng tải

(ghi đúng trọng tải theo giấy đăng ký)



Biển kiểm soát

Tên người điều khiển

Tên người áp tải

Hợp đồng thuê vận chuyển (đối với trường hợp thuê phương tiện vận chuyển)

1






















2






















3






















...




























Đại diện doanh nghiệp

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu )

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương