TỈnh uỷ LÀo cai số 288 QĐ/tu đẢng cộng sản việt nam



tải về 289.95 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích289.95 Kb.
#17492
1   2   3

2. Khó khăn, thách thức

- Tình hình thế giới và khu vực diễn biến khó lường. Kinh tế thế giới tuy có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn. Tác động của biến đổi khí hậu làm cho thiên tai và dịch bệnh nguy hiểm xảy ra thường xuyên.

- Trình độ sản xuất thấp, sản xuất hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng chưa phát triển dẫn đến nguồn cung cho lưu thông hạn chế cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng.

- Năng lực hoạt động của doanh nghiệp trong tỉnh còn hạn chế cả về vốn, quản lý… ; chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, trong đó có ngành thương mại - dịch vụ.

- Do ở xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước dẫn đến chi phí vận tải cao, thị trường trong tỉnh nhỏ hẹp, sức mua thấp.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển thương mại, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; bảo đảm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác.

- Tăng cường giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa giữa các dân tộc, địa phương trong nước và quốc tế. Từng bước xây dựng hoạt động thương mại và dịch vụ văn minh, hiện đại.

- Phát huy tối đa lợi thế vị trí “cầu nối” của Lào Cai trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.

- Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, duy trì và đẩy mạnh giao lưu, hợp tác, liên kết về kinh tế - thương mại với các địa phương trong và ngoài nước để thu hút nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 12.750 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 22,6%/năm. Giá trị thực hiện ngành dịch vụ đạt 6.482 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,5%/năm; tỷ trọng dịch vụ trong GDP của tỉnh chiếm 34,1%.

- Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn tỉnh đạt 1.780 triệu USD, bằng với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV đề ra. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,3%/năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 900 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25,1%/năm; kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh đạt 135 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10%/năm.

- Hoàn chỉnh hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Quy hoạch mở rộng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành; xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà kiểm soát liên ngành tại điểm thông quan cầu đường bộ sông Hồng.

- Tập trung nghiên cứu và xây dựng Dự án Khu hợp tác kinh tế biên giới Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) theo định hướng chiến lược phát triển của Chính phủ.

- Quy hoạch chi tiết, khảo sát nhu cầu đầu tư toàn bộ hệ thống cửa khẩu biên giới; đầu tư hạ tầng kỹ thuật 02 cửa khẩu phụ Bản Vược (Bát Xát) và Lồ Cô Chin (Pha Long - Mường Khương).



III. NHIỆM VỤ

A. VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI



1. Thương mại nội địa:

Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với đặc thù và quy mô phát triển dân số của từng địa phương, từng khu vực đô thị.

Tập trung cải tạo, nâng cấp 34 chợ, 9 cửa hàng xăng dầu, 01 kho xăng dầu; phát triển mới 01 Trung tâm thương mại, 8 siêu thị, 20 chợ, 41 cửa hàng xăng dầu, 3 kho xăng dầu; cụ thể:

1.1. Khu vực đô thị (Bao gồm các phường của thành phố Lào Cai và thị trấn các huyện):

1.1.1. Hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích

- Trung tâm thương mại: Hoàn thiện đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả Trung tâm Thương mại cửa khẩu quốc tế Lào Cai của Công ty Biti’s và định hướng đầu tư 01 trung tâm thương mại quy mô hạng III tại Khu đô thị mới, thành phố Lào Cai.

- Siêu thị: Rà soát, đánh giá lại hệ thống 11 siêu thị hiện có theo các điều kiện quy định tại Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM, ngày 24/9/2004 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), công nhận xếp loại những cơ sở đủ điều kiện và chuyển sang loại hình cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện ích đối với những cơ sở không đạt tiêu chuẩn. Trong giai đoạn này, đầu tư xây dựng mới 8 siêu thị, trong đó: thành phố Lào Cai 01 siêu thị hạng I và 02 siêu thị hạng II; huyện Bảo Thắng 02 siêu thị hạng III; huyện Bảo Yên 01 siêu thị hạng III; huyện Bắc Hà 01 siêu thị hạng III; Sa Pa 01 siêu thị hạng II.

- Quy hoạch giành quỹ đất, để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống cửa hàng tự chọn, bán lẻ tiện ích, các khu phố chuyên doanh như: Tuyến phố ẩm thực, tuyến phố bán hàng lưu niệm; dịch vụ vui chơi giải trí,... tại các khu đô thị phát triển như thành phố Lào Cai, thị trấn du lịch Sa Pa, Bắc Hà... Phấn đấu tới cuối giai đoạn có 10% số hộ kinh doanh tại các phường của thành phố Lào Cai, 5% số hộ kinh doanh tại các địa phương còn lại trong tỉnh chuyển đổi kinh doanh truyền thống sang đầu tư kinh doanh cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh.

1.1.2. Hệ thống chợ

Cải tạo nâng cấp 12 chợ và xây mới 4 chợ, cụ thể như sau:

- Tại thành phố Lào Cai: Cải tạo nâng cấp 5 chợ, gồm: chợ Cốc Lếu, Phố Mới, Kim Tân, Cam Đường bằng nguồn vốn kêu gọi doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, chợ Ngã ba Công ty Vận tải bằng nguồn vốn ngân sách. Xây dựng 1 chợ tại Khu đô thị Bắc Cường bằng vốn doanh nghiệp.

- Tại thị trấn Sa Pa: Cải tạo, nâng cấp 1 chợ (chợ văn hóa - du lịch), xây mới 2 chợ (chợ khu Ngã ba Bến xe và chợ ẩm thực ở Khu nhà khách Tỉnh ủy) bằng nguồn vốn kêu gọi doanh nghiệp đầu tư kinh doanh.

- Huyện Bảo Thắng: Cải tạo nâng cấp chợ thị trấn Phố Lu và thị trấn Tằng Loỏng bằng nguồn vốn doanh nghiệp.

- Huyện Bảo Yên: Cải tạo nâng cấp chợ thị trấn Phố Ràng, xây mới chợ Khu vực ngã 3 Lương Sơn bằng nguồn vốn doanh nghiệp.

- Huyện Bát Xát: Cải tạo nâng cấp chợ thị trấn Bát Xát bằng nguồn vốn doanh nghiệp.

- Cải tạo nâng cấp chợ trung tâm huyện Mường Khương và huyện Si Ma Cai bằng nguồn vốn ngân sách.

- Thực hiện thí điểm thành công mô hình chuyển đổi ban quản lý chợ sang hình thức HTX quản lý chợ và triển khai đồng loạt chuyển đổi vào cuối giai đoạn nhằm nâng cao năng lực, sự chủ động và hiệu quả công tác quản lý chợ.

1.2. Khu vực nông thôn

- Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 38 chợ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, trong đó có 29 chợ thuộc Đề án Xây dựng nông thôn mới. Phương châm xây dựng chợ khu vực nông thôn là: Tập trung cải tạo, nâng cấp, mở rộng các chợ hiện có ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc xây chợ ở địa điểm mới chỉ được thực hiện khi đã tiến hành khảo sát kỹ về nhu cầu họp chợ, vị trí phù hợp, quy mô hợp lý, kiên quyết không để xảy ra tình trạng chợ xây dựng xong nhưng không hoạt động. Đối với các chợ thuộc Đề án Xây dựng nông thôn mới tại các xã có điều kiện kinh tế, xã hội chưa phát triển, nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa ít, ngân sách nhà nước bước đầu chỉ đầu tư quy hoạch vị trí, san tạo mặt bằng để cho dân họp chợ.

- Hệ thống cửa hàng thương nghiệp, vật tư nông nghiệp, dược vật tư y tế... gắn với việc cung ứng mặt hàng chính sách và thu mua nông sản phẩm: Hiện nay, tất cả doanh nghiệp nhà nước kinh doanh mặt hàng chính sách đã được chuyển đổi sang công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Đồng thời từ năm 2010, nhà nước đã chuyển đổi hình thức trợ giá, trợ cước hàng chính sách bằng việc hỗ trợ trực tiếp cho nhân dân; vì vậy việc phát triển mạng lưới cửa hàng chính sách tại khu vực vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong giai đoạn này tiếp tục duy trì mạng lưới cửa hàng bán lẻ hiện có, khuyến khích phát triển hình thức đại lý tiêu thụ tại các hộ dân và các quầy bán hàng cố định tại các chợ, đặc biệt là chợ vùng sâu, vùng xa, biên giới.

- Phát triển mạng lưới kinh doanh theo ngành hàng nông sản, vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng tại khu vực nông thôn góp phần thúc đẩy triển khai xây dựng nông thôn mới. Đối với vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua các hợp tác xã với phương thức ký hợp đồng ngay từ đầu vụ, hình thành liên kết: doanh nghiệp – hợp tác xã – nông dân trong việc cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản phẩm. Đối với vùng sản xuất hàng hóa chậm phát triển, phân tán thành lập kênh lưu thông cấp độ thấp, gắn với việc xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ một số nông sản chủ yếu thông qua các hộ kinh doanh với hợp đồng kinh tế được ký vào thời điểm thu hoạch (mô hình liên kết doanh nghiệp – hộ kinh doanh – nông dân). Tiến tới nhân rộng các mô hình liên kết trên vào cuối giai đoạn 2011-2015.

1.3. Hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu, gaz, rượu, thuốc lá:

- Hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu: Cải tạo, nâng cấp 9 cửa hàng xăng dầu hiện có (2 loại I; 5 loại II; 2 loại III); xây mới 41 cửa hàng xăng dầu (10 loại I; 15 loại II; 16 loại III). Nhiệm vụ đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đến năm 2015 được thực hiện theo Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung mạng lưới kinh doanh xăng dầu tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020, đã được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt tại Quyết định 260/QĐ-UBND ngày 28/01/2011. Tất cả các cửa hàng xăng dầu được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới đều phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định, điều kiện về kinh doanh xăng dầu.

- Hệ thống cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng LPG: Hiện toàn tỉnh có 110 cửa hàng và 01 cơ sở chiết nạp LPG. Cơ sở vật chất cửa hàng kinh doanh LPG chủ yếu là sử dụng nhà ở sẵn có, hoặc thuê địa điểm để kinh doanh và chưa có các cửa hàng chuyên doanh. Vì vậy, trong thời gian tới, một mặt tiếp tục khuyến khích thương nhân mở rộng kinh doanh và đáp ứng tốt các điều kiện kinh doanh theo quy định. Mặt khác, cần triển khai quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nhằm tăng cường công tác quản lý và định hướng phát triển.

Về mạng lưới cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng: phấn đầu tới năm 2015, tại thành phố Lào Cai sẽ có 70 cửa hàng; huyện Bảo Thắng 35 cửa hàng; huyện Sa Pa 20 cửa hàng; huyện Bát Xát 20 cửa hàng; huyện Si Ma Cai 10 cửa hàng; các huyện còn lại mỗi huyện 15 cửa hàng và tại các trung tâm cụm xã có ít nhất 1 cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, bảo đảm thay thế dần việc dùng củi làm chất đốt, góp phần hạn chế nạn chặt phá rừng. Đồng thời, khuyến khích đầu tư thêm 1 trạm sang chiết nạp LPG để tăng nguồn cung tại chỗ, góp phần bình ổn thị trường chất đốt.

- Hệ thống cửa hàng kinh doanh rượu, thuốc lá: Là loại hàng hóa hạn chế kinh doanh, không khuyến khích phát triển, nên nhiệm vụ trong thời gian tới là tiếp tục quản lý chặt chẽ các điều kiện theo quy định. Chú ý tăng cường kiểm tra cấp phép kinh doanh rượu, thuốc lá đối với nhà hàng, khách sạn và các nơi tổ chức dịch vụ vui chơi giải trí. Kiên quyết loại bỏ những điểm bán, cửa hàng kinh doanh rượu, thuốc lá vi phạm điều kiện kinh doanh, trong đó đặc biệt là vi phạm về vị trí bán hàng (gần trường học, bệnh viện, khu văn hóa - thể thao, ...).

1.4. Hệ thống kho dự trữ: nông sản, xăng dầu, hàng hoá thiết yếu khác.

Cải tạo, nâng cấp 01 kho xăng dầu dung lượng 4.000m3; xây mới 1 kho dung lượng 2.000m3 tại thành phố Lào Cai, 01 kho dung lượng 2.000m3 tại xã Cốc San huyện Bát Xát và 01 kho dung lượng 4.000m3 tại huyện Văn Bàn (Khu công nghiệp Tân An - Tân Thượng) bảo đảm lượng dự trữ cung ứng cho thị trường trong 40 ngày. Xây dựng mới 8 kho bảo quản, chế biến nông sản, kho dự trữ hàng hóa thiết yếu tại các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Mường Khương và Bát Xát. Tập trung rà soát, đánh giá hiệu quả các dự án kho tại các khu công nghiệp, khu thương mại, khuyến khích đầu tư xây dựng kho phục vụ gia công, dự trữ bao gói, chỉnh lý hàng hóa xuất nhập khẩu, phát triển mở rộng cảng cạn ICD, kho bãi container phục vụ kinh doanh dịch vụ Logistics, xóa bỏ kho chứa khoáng sản.

Quy hoạch giành quỹ đất thu hút đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi bảo quản hàng đông lạnh phục vụ xuất khẩu và kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng đông lạnh tại Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành và khu cửa khẩu Mường Khương.

1.5. Thương mại điện tử

Là loại hình kinh doanh thương mại tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, do có tính ưu việt cao nên nó đang phát triển nhanh và dần trở nên phổ biến. Để thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới cần triển khai công tác phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử; cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng thương mại điện tử.

Mục tiêu tới năm 2015, tất cả doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng. Các siêu thị, trung tâm thương mại, cung cấp dịch vụ: điện, nước, viễn thông, truyền hình… cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt. Thực hiện hải quan điện tử, kê khai nộp thuế qua mạng và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.

1.6. Thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lưu thông phân phối trong nước

Thực hiện Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 của Bộ Thương mại (Nay là Bộ Công thương), về công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, từ ngày 01/01/2009 sẽ cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư kinh doanh bán lẻ trong nước với tất cả các mặt hàng (trừ mặt hàng không cam kết hoặc phân phối theo lộ trình). Trước tình hình trên, một mặt cần triển khai ngay công tác quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại để kêu gọi các doanh nghiệp trong tỉnh và trong nước đầu tư kinh doanh, chiếm giữ các vị trí lợi thế cho các hoạt động thương mại và dùng công cụ quy hoạch làm rào cản hợp pháp để hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với công tác quy hoạch, cần hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo lao động tiếp cận với lĩnh vực kinh doanh thương mại tiên tiến; đồng thời tuyên truyền vận động tham gia vào tổ chức hiệp hội bán lẻ để có tiếng nói chung (phản biện xã hội) tham vấn với cơ quan nhà nước về cơ chế, chính sách, cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.



2. Xuất, nhập khẩu

Phát huy tối đa lợi thế cửa khẩu quốc tế để thúc đẩy các hoạt động xuất, nhập khẩu. Giữ vững và tăng thị phần đối với các sản phẩm, thị trường xuất khẩu truyền thống, tích cực phát triển các sản phẩm, thị trường xuất khẩu mới.

Phấn đấu đến 2015, tỉnh Lào Cai có một số mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, định hướng sử dụng máy móc thiết bị trong nước tự sản xuất, từng bước giảm tình trạng nhập siêu.

2.1. Kim ngạch

- Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai đến năm 2015 đạt trên 1,78 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,3%/năm. Trong đó, xuất khẩu đạt 900 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25%/năm;

- Kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh Lào Cai đến năm 2015 đạt trên 135 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10%/ năm. Trong đó, xuất khẩu đạt trên 65 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6%/năm.

2.2. Mặt hàng chủ yếu

- Về mặt hàng xuất khẩu: Ngoài những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam qua các cửa khẩu Lào Cai sang thị trường Trung Quốc như nông sản, khoáng sản thô, trong giai đoạn tới tỉnh Lào Cai có khả năng đóng góp một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị làm tăng kim ngạch như:

+ Quặng sắt: Xuất khẩu quặng sắt Quý Xa đối ứng nhập khẩu than cốc phục vụ luyện kim và sản xuất hóa chất trong nước.

- Quặng apatite: Xuất khẩu quặng a pa tit loại 2 sang thị trường các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Úc... mang lại nguồn thu ngoại tệ giúp doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất và phát triển sản phẩm.

+ Các sản phẩm công nghiệp: Lào Cai có thế mạnh đối với một số sản phẩm công nghiệp từ chế biến sâu khoáng sản như: đồng kim loại, phốt pho vàng, supe lân... và trong tương lai gần là các sản phẩm khác như: chì, kẽm, phôi thép, thép, phân lân nung chảy, phân DAP, phụ gia thức ăn gia súc DCP... là những sản phẩm công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. Trong thời gian tới, chú trọng đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm này.

+ Nông - lâm sản: bao gồm sắn tươi, sắn khô, chè, dứa, thảo quả, sản phẩm gỗ rừng trồng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ ... là những sản phẩm có lợi thế của tỉnh Lào Cai xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Phấn đấu nâng cao dần tỷ lệ sản phẩm qua chế biến như tinh bột sắn, bột giấy, chè thành phẩm, đồ hộp hoa quả, gỗ ván lạng, đồ gỗ mỹ nghệ ... nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu.

- Về mặt hàng nhập khẩu: Trong thời gian tới, xu hướng những mặt hàng nhập khẩu về cơ bản không có sự thay đổi lớn và tập trung vào những mặt hàng chủ yếu như: điện thương phẩm, máy móc - thiết bị, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, hóa chất, than cốc, nguyên liệu thuốc lá, hàng nông sản và hàng hóa tiêu dùng...

2.3. Hoạt động của cửa khẩu phụ và trao đổi cư dân biên giới

Là hoạt động bổ trợ cho xuất, nhập khẩu, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước và trực tiếp là cư dân biên giới. Mặt hàng nhập khẩu qua cửa khẩu phụ trong thời gian tới chủ yếu vẫn là phân bón, hóa chất, nguyên liệu thuốc lá, than cốc... là những nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng hóa trong nước. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong giai đoạn là sản phẩm nông sản và kiên quyết không xuất khẩu tài nguyên khoáng sản qua cửa khẩu phụ. Hàng hóa trao đổi cư dân biên giới là nông sản phẩm, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp. Trao đổi cư dân biên giới đang góp phần thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển và nâng cao đời sống nhân dân vùng cao biên giới. Cùng với việc tăng cường kiểm tra về đối tượng mua bán, mặt hàng trao đổi, định mức miễn thuế của hoạt động trao đổi cư dân biên giới, cần tập trung quản lý cấp giấy phép kinh doanh cho thương nhân Trung Quốc tại các chợ biên giới và đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống chợ này, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại của nhân dân.

2.4. Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu và hệ thống cửa khẩu biên giới

- Tăng cường trao đổi, hội đàm với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cửa khẩu Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành. Tổ chức tốt các điều kiện để vận hành chính thức địa điểm làm thủ tục hải quan II tại Cầu đường bộ sông Hồng sau khi được Chính phủ hai nước cho phép. Đôn đốc các chủ đầu tư triển khai, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án tại Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành với tổng mức đầu tư dự kiến là 1.714,5 tỷ đồng và đưa Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành đi vào hoạt động theo đúng chức năng là khu phi thuế quan.

- Quy hoạch chi tiết, khảo sát nhu cầu đầu tư toàn bộ hệ thống cửa khẩu biên giới theo Đề án Quy hoạch các cửa khẩu biên giới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2015, đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Trong đó, tiếp tục mở rộng Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành giai đoạn 2 với quy mô 150 ha; tổng mức đầu tư dự kiến là 100 tỷ đồng và hoàn thành vào năm 2015.

- Hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu cửa khẩu Mường Khương; tích cực đề nghị Chính phủ thỏa thuận với Chính phủ Trung Quốc công nhận cặp cửa khẩu Mường Khương - Kiều Đầu (Trung Quốc) là cặp cửa khẩu song phương.

- Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật 02 cửa khẩu phụ Bản Vược (Bát Xát) và Lồ Cô Chin (Mường Khương). Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch chi tiết và từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng 02 cửa khẩu phụ Ý Tý, Hóa Chư Phùng nhằm phục vụ tốt nhu cầu trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới trong khu vực.

2.5. Tiếp tục nghiên cứu Dự án Khu hợp tác kinh tế biên giới Lào Cai - Hà Khẩu (Trung Quốc) và tổ chức triển khai khi được cấp thẩm quyền cho phép.

- Tiếp tục nghiên cứu thực hiện “Thỏa thuận khung về đẩy nhanh hợp tác nghiên cứu và xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới Lào Cai - Hà Khẩu (Trung Quốc) được ký kết giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam; tích cực đề nghị Chính phủ xem xét, ký kết thỏa thuận khung với Chính phủ Trung Quốc.



- Tăng cường đầu tư phát triển Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành; triển khai nhanh và sớm đưa vào hoạt động các nhà máy chế biến sâu khoáng sản: gang thép, kim loại màu, phân bón, hoá chất… để hình thành các khu công nghiệp liên hoàn nhằm khai thác tối đa lợi thế vị trí cầu nối, trung chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu. Đẩy mạnh quy hoạch, hoàn thiện các khu công nghiệp, thương mại trên hành lang kinh tế. Chuẩn bị tốt các điều kiện sẵn sàng đưa Dự án Khu hợp tác kinh tế biên giới Lào Cai - Hà Khẩu vào hoạt động khi được cấp thẩm quyền cho phép.

2.6. Triển khai các hoạt động phục vụ công tác hội nhập

- Phát huy có hiệu quả Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của tỉnh Lào Cai tại Sở Khoa học và Công nghệ nhằm thường xuyên thông báo các quy định kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp đã, đang và sẽ áp dụng của Việt Nam. Tiếp nhận, phổ biến các thông báo của các nước thành viên WTO tới các tổ chức có liên quan trong tỉnh. Tiến tới trả lời hoặc đề nghị Văn phòng TBT Việt Nam trả lời các câu hỏi liên quan trong nước về hàng rào kỹ thuật nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam.  Xây dựng cổng thông tin kết nối với cổng thông tin TBT quốc gia nhằm cung cấp thông tin, tư vấn nội dung liên quan để hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế.

- Đẩy mạnh hoạt động và nâng cao hiệu quả của Phòng Xuất, nhập khẩu khu vực Lào Cai trong việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO), tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam hưởng chính sách ưu đãi của Chương trình thu hoạch sớm của khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Tiến tới đề nghị mở rộng chức năng của cơ quan này trong việc cấp CO cho hàng hóa có xuất xứ tại Lào Cai xuất khẩu đi các nước khác.



3. Xúc tiến đầu tư, thương mại

(Dự án Tăng cư­ờng quảng bá xúc tiến thương mại và đầu t­ư tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011 - 2015)

3.1. Công tác thông tin tuyên truyền quảng bá

a. Công tác thông tin thương mại

Hình thức cung cấp thông tin chủ yếu là duy trì, nâng cao chất lượng các bản tin hiện có và biên tập, phát hành ấn phẩm bằng 3 thứ tiếng Việt - Anh - Trung; xây dựng dữ liệu điện tử, ngân hàng thông tin trên các trang thông tin của các cơ quan liên quan.

b. Tuyên tuyền quảng bá du lịch

Hằng năm tổ chức lễ hội, sự kiện du lịch bao gồm: Lễ hội Đền Thượng tại thành phố Lào Cai; lễ hội trên mây tại Sa Pa; giải leo núi Phan si păng; lễ hội đua ngựa Bắc Hà và các sự kiện khác nằm trong chương trình du lịch về nguồn giữa 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái và Phú Thọ. Triển khai biển quảng cáo tấm lớn, ki ốt thông tin, cẩm nang tra cứu điện tử, tập gấp, tờ rơi, bản đồ du lịch, trưng bày giới thiệu, tham gia lễ hội hội chợ du lịch trong nước và quốc tế, tổ chức giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế. Tổ chức khảo sát phát triển tuyến điểm du lịch, sản phẩm du lịch mới và công tác.

(Nội dung, kinh phí và tổ chức thực hiện được thể hiện trong Đề án Phát triển kinh tế du lịch Lào Cai, giai đoạn 2011 - 2015 do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì)

3.2. Tổ chức xúc tiến thư­ơng mại

a. Tổ chức đoàn khảo sát thị trường nước ngoài

Hằng năm tổ chức đoàn doanh nghiệp trong tỉnh và các tỉnh bạn đi khảo sát, tìm hiểu thị tr­ường, tìm kiếm đối tác tại các tỉnh vùng Tây Nam - Trung Quốc. Ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí cho người hướng dẫn, chi phí liên lạc, tổ chức hội nghị tại nước ngoài, chi phí thủ tục xuất nhập cảnh và đi lại tại nước ngoài. Các chi phí khác do doanh nghiệp đóng góp.

b. Tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào khảo sát tại Việt Nam

Việc tổ chức đoàn là phi lợi nhuận và kinh phí do doanh nghiệp nước ngoài chi trả. Ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ cho cán bộ của tỉnh được cử đi theo đoàn và các chi phí giao dịch liên quan. Số lượng đoàn phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp; tối thiểu hằng năm tổ chức một đoàn doanh nghiệp Trung Quốc vào khảo sát, nghiên cứu thị trường tại Lào Cai hoặc các tỉnh của Việt Nam.

3.3. Công tác xúc tiến đầu tư­

Tài liệu xúc tiến đầu tư bao gồm: Ấn phẩm “Lào Cai cơ hội đầu tư, kinh doanh” dưới dạng tài liệu giấy và đĩa, các profile dự án, mô hình dự án. Đầu tư xây dựng phòng trưng bày mô hình và tài liệu xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Tổ chức hội chợ triển lãm ở Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành.

Biên tập sách “Lào Cai - Cơ hội đầu tư và kinh doanh” nhằm giới thiệu hình ảnh và môi trường đầu tư của Lào Cai bằng 3 thứ tiếng Việt - Anh - Trung. Hằng năm tổ chức các hội nghị hoặc hội thảo về xúc tiến đầu tư tại Lào Cai, đồng thời, tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực. Tranh thủ nguồn hỗ trợ từ chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức, tham gia đoàn xúc tiến đầu tư tại nước ngoài.

3.4. Tổ chức và tham gia hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế

Tiếp tục phối hợp với phía Trung Quốc luân phiên hằng năm tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Việt Trung tại Lào Cai và Hà Khẩu - Trung Quốc. Tiếp tục đề nghị đưa hội chợ tổ chức tại Lào Cai vào Chương trình Xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Phấn đấu tới năm 2013, thu hút thêm doanh nghiệp nước thứ 3 tham gia hội chợ.

Hằng năm, tổ chức tham gia Hội chợ xuất, nhập khẩu Côn Minh được tổ chức thường niên vào tháng 6, hội chợ tại các tỉnh trong tuyến hành lang kinh tế; đồng thời có kế hoạch tổ chức từ 10 đến 12 hội chợ tại tỉnh. Triển khai tổ chức hội chợ chuyên ngành để nâng cao một bước chất lượng của công tác tổ chức hội chợ.

Về cơ sở vật chất cho công tác tổ chức hội chợ: năm 2014, sửa chữa Trung tâm Hội chợ triển lãm Kim Thành phục vụ cho việc tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung năm 2015 tại Lào Cai.

3.5. Công tác đào tạo tập huấn.

Phối hợp các cơ quan liên quan, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về nghiệp vụ xúc tiến thương mại và nâng cao năng lực xuất, nhập khẩu. Chú trọng nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh; trước mắt, tập trung vào công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kinh tế đối ngoại, pháp luật quốc tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

3.6. Các hoạt động khác

a. Hỗ trợ xây dựng th­ương hiệu cho sản phẩm hàng hóa trong tỉnh.

Hỗ trợ xây dựng thành công từ 2 đến 3 sản phẩm hàng hóa đặc trưng của địa phương.

b. Triển khai chương trình xúc tiến thương mại trong nước và biên giới.

Hỗ trợ công tác quy hoạch, quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng thương mại và tổ chức phát triển hoạt động phân phối hàng Việt Nam sang tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Tổ chức các sự kiện “Tuần khuyến mại”, “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng”, đưa hàng Việt về nông thôn và hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Triển khai sự kiện đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa vùng biên giới và “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng”.

c. Sàn giao dịch thương mại điện tử và thương mại điện tử

Hoàn thiện quy chế quản lý, nâng cao chất lượng và tiện ích của Sàn giao dịch thương mại điện tử. Duy trì hoạt động, thường xuyên cập nhật thông tin và chú trọng quảng bá trên các sàn giao dịch, trang thông tin uy tín khác.

d. Hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, th­ương mại và du lịch

Trao đổi tài liệu, sản phẩm, ấn phẩm để trưng bày, giới thiệu tại các địa phư­ơng khác và với tỉnh Vân Nam Trung Quốc, hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư­ trong nư­ớc; xây dựng mối quan hệ với các cơ quan tham tán thương mại ở nước ngoài, trong đó tập trung vào Chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Côn Minh - Trung Quốc.

e. Các hoạt động tư­ vấn, hỗ trợ: Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đặt văn phòng đại diện tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc và hỗ trợ doanh nghiệp Trung Quốc mở văn phòng đại diện tại Lào Cai.


Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 289.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương