TỔng cục tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢng


PHỤ LỤC 1 XÁC NHẬN CÁC ĐẶC TÍNH CỦA THỰC PHẨM Việc xác nhận các đặc tính của thực phẩm dựa trên hướng dẫn của FAO/WHO (CAC-GL 1-1991)



tải về 0.51 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.51 Mb.
#31434
1   2   3   4   5   6

PHỤ LỤC 1

XÁC NHẬN CÁC ĐẶC TÍNH CỦA THỰC PHẨM



Việc xác nhận các đặc tính của thực phẩm dựa trên hướng dẫn của FAO/WHO (CAC-GL 1-1991)

1. Nguyên tắc:

1.1. Không một thực phẩm nào được công bố các xác nhận không xác thực nhằm lừa dối hoặc có khả năng tạo ra một ấn tượng phóng đại đối với bất kỳ đặc tính nào của thực phẩm.

1.2. Những cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm phải có khả năng chứng minh các xác nhận đã được công bố trên nhãn.

2. Không công bố các xác nhận sau:

2.1. Những xác nhận nhằm khẳng định rằng thực phẩm đó là nguồn cung cấp toàn bộ các chất dinh dưỡng chủ yếu (trừ trường hợp các sản phẩm đã được xác định đầy đủ trong một Tiêu chuẩn - Việt Nam TCVN - hoặc tiêu chuẩn Codex cụ thể hay do một cơ quan có thẩm quyền thừa nhận sản phẩm đó là nguồn cung cấp thoả đáng toàn bộ những chất dinh dưỡng chủ yếu).

2.2. Những xác nhận ngụ ý rằng một chế độ ăn uống cân đối bằng các thực phẩm thông thường không thể cung cấp thoả đáng toàn bộ các chất dinh dưỡng chủ yếu.

2.3. Những xác nhận không thể xác minh được.

2.4. Những xác nhận về tính thích hợp của một thực phẩm có công dụng ngăn ngừa, làm dịu, điều trị bệnh tật, rối loạn chức năng hoặc điều trị tình trạng sinh lý đặc biệt, trừ trường hợp đó là thực phẩm dành cho chế độ ăn kiêng đã được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn Codex.

2.5. Những xác nhận có thể gây nghi vấn về tính an toàn hoặc gây mối lo ngại cho người tiêu dùng về thực phẩm tương tự khác.

2.6. Những xác nhận vô nghĩa về sự so sánh tương đối và tuyệt đối.

3. Xác nhận có điều kiện:

Những xác nhận sau đây phải chịu sự ràng buộc nhất định trong từng trường hợp cụ thể:

3.1. Xác nhận một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đặc biệt hoặc được gia tăng bằng cách bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như Vitamin, các chất khoáng và các axit amin. Nếu việc bổ sung này dựa trên những nguyên tắc chung của Nhà nước về việc bổ sung chất dinh dưỡng chủ yếu vào các thực phẩm, thì việc xác nhận này phải tuân theo các văn bản pháp lý của cơ quan có thẩm quyền.

3.2. Xác nhận một thực phẩm có chất lượng đặc biệt bằng cách làm giảm hoặc loại bỏ một chất dinh dưỡng nào đó đều phải dựa trên việc nghiên cứu về tính dinh dưỡng và phải tuân thủ những quy định pháp lý của cơ quan có thẩm quyền.

3.3. Các thuật ngữ "tự nhiên", "tinh khiết"...., khi được sử dụng đều phải tuân thủ các quy định cụ thể và việc sử dụng những thuật ngữ này cần nhất quán theo những xác nhận bị cấm trong điểm 2 của phụ lục này.

3.4. Xác nhận một thực phẩm mang tính tôn giáo hoặc dùng để hành lễ khi thực phẩm đó phù hợp với những yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tôn giáo.

3.5. Có thể xác nhận để làm nổi bật sự không có hoặc không thêm những chất cụ thể vào thực phẩm, miễn là điều đó không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng và chất đó phải đảm bảo:

a) Không là đối tượng thoả mãn các yêu cầu đặc biệt quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn Codex hoặc các quy định khác của Nhà nước.

b) Chất mà người tiêu dùng thường cho là có trong thực phẩm đó.

c) Là chất mà không được phép thay thế bằng chất khác tạo ra những tính chất tương đương của thực phẩm đó, trừ khi bản chất của chất thay thế đó được công bố rõ ở nơi dễ thấy trên bao bì.

d) Là chất được cho phép có hoặc được thêm vào trong thực phẩm.

3.6. Những xác nhận làm nổi bật sự không có hoặc không thêm một hoặc nhiều chất dinh dưỡng phải được xem như là xác nhận về tính dinh dưỡng và phải tuân thủ sự công bố bắt buộc về chất dinh dưỡng theo quy định trong Phụ lục 5 của Quy định ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.
PHỤ LỤC 2

NHÓM, TÊN GỌI VÀ MÃ SỐ CỦA CÁC CHẤT PHỤ GIA THỰC PHẨM



Việc phân nhóm, tên gọi và mã số của các chất phụ gia thực phẩm dựa trên Quy định quốc tế áp dụng cho các phụ gia thực phẩm đã được Ủy ban Codex thực phẩm quốc tế thông qua tại kỳ họp thứ 18 (tháng 8/1989) và bổ sung tại kỳ họp thứ 20 (tháng 07 năm 1993) chỉ áp dụng để ghi nhãn thành phần các chất phụ gia có trong thực phẩm hoặc ghi nhãn phụ gia thực phẩm.

1. Bảng phân nhóm, nhóm phụ và chức năng công nghệ của các chất phụ gia thực phẩm

Tên nhóm

Chức năng công nghệ

Tên nhóm phụ

1. Chất điều chỉnh độ chua

(Acidity regulator)

Làm thay đổi hoặc kiểm soát độ axit hoặc độ kiềm của thực phẩm

Axit, kiềm, chất đệm, chất điều chỉnh độ pH.

2. Axit

(Acid)

Làm tăng độ axit và tạo vị chua đối với thực phẩm

Chất điều hòa độ chua

3. Chất chống vón cục

(Anticaking agent)

Làm giảm khả năng kết dính của các phần tử thực phẩm

Chất chống vón cục, chất chống dính, chất làm rời.

4. Chất chống tạo bọt

(Antifoaming agent)

Ngăn cản hoặc làm giảm bọt

Chất chống tạo bọt

5. Chất chống oxy hóa

(Antioxidant)

Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm chống lại sự hư hỏng do quá trình oxy hóa gây ra như sự ôi chua và biến màu của mỡ

Chất chống oxy, chất kích ứng chống oxy hóa, chất chêlat hóa.

6. Chất độn

(Bulking agent)

Một chất không phải nước hoặc không khí làm cho thực phẩm tăng lên về khối lượng nhưng không tạo thêm giá trị năng lượng có sẵn của thực phẩm.

Chất độn, chất làm đầy.

7. Chất tạo màu

(Colour)

Bổ sung hoặc khôi phục màu của một thực phẩm.

Chất tạo màu

8. Chất giữ màu

(Colour retention agent)

Làm ổn định, duy trì hoặc làm tăng màu sắc của một thực phẩm

Chất cố định màu, chất ổn định màu.

9. Chất tạo nhũ

(Emulsifier)

Tạo thành hoặc duy trì một hỗn hợp đồng nhất của hai hoặc nhiều pha không trộn lẫn được trong một thực phẩm (như dầu và nước)

Chất tạo nhũ, chất tạo đàn hồi, chất phân tán, chất hoạt động bề mặt, chất giảm sức căng bề mặt, chất làm ẩm.

10. Muối tạo nhũ

(Emulsifying salt)

Sắp đặt lại các protein của phomat khi sản xuất phomat để tránh sự phân lớp chất béo

Chất chêlat hóa

11. Chất làm cứng

(Firming agent)

Tạo hoặc giữ các mô của rau quả luôn cứng và dòn hoặc tác động với chất tạo keo để sinh ra hay củng cố một thể keo

Chất làm cứng

12. Chất xử lý bột

(Flour treatment agent)

Chất được pha vào bột để cải thiện chất lượng làm bánh hoặc màu sắc của bột

Chất tẩy trắng, chất xử lý bột nhào

13. Chất tăng hương vị

(Flavour enhancer)

Làm tăng hoặc khơi dậy hương vị có trong thực phẩm

Chất tăng hương vị, chất điều hương vị, chất thanh vị

14. Chất tạo bọt

(Foaming agent)

Tạo khả năng hình thành hoặc giữ một sự phân tán đồng nhất của một pha khí trong một thực phẩm ở dạng lỏng hoặc dạng đặc

Chất thông khí

15. Chất làm ẩm

(Humectant)

Bảo vệ thực phẩm khỏi bị khô do làm giảm tác dụng của môi trường khí quyển có độ ẩm thấp

Chất giữ nước/ẩm, chất làm ẩm

16. Chất tạo keo

(Gelling agent)

Tạo ra một kết cấu tốt cho thực phẩm thông qua sự hình thành một thể keo (gel)

Chất tạo keo

17. Chất làm bóng

(Glazing agent)

Một chất khi tiếp xúc với mặt ngoài của một thực phẩm sẽ làm bóng bề ngoài hoặc tạo ra một lớp bảo vệ cho thực phẩm đó

Chất phủ (bọc), chất làm bóng

18. Chất bảo quản

(Preservative)

Kéo dài thời gian sử dụng của một thực phẩm bằng cách chống lại sự hư hỏng do vi sinh vật gây ra

Chất chống khuẩn, chất chống nấm, chất kiểm soát vi sinh vật, chất khử trùng

19. Chất khí đẩy

(Propellant)

Một chất khí khác không khí đẩy một thực phẩm khỏi bao bì chứa thực phẩm đó

Chất khí thoát

20. Chất tạo xốp (bột nở)

(Raising agent)

Một chất hoặc hỗn hợp các chất sinh khí và làm tăng thể tích của bột nhào

Chất gây men, chất tạo xốp, bột nở.

21. Chất ổn định

(Stabilizer)

Tạo khả năng duy trì một sự phân tán đồng nhất của hai hoặc nhiều chất không trộn lẫn được trong thực phẩm

Chất kết dính, chất làm cứng, chất giữ nước/ẩm, chất ổn định

22. Chất tạo ngọt

(Sweetener)

Chất không phải là đường tạo vị ngọt cho thực phẩm

Chất làm ngọt, chất tạo ngọt nhân tạo, chất tạo ngọt có tính dinh dưỡng

23. Chất làm đặc

(Thickener)

Làm tăng độ nhớt của thực phẩm

Chất làm đặc, chất ổn định cấu trúc, chất tạo hình khối.

Каталог: docs -> download
download -> TIÊu chuẩn việt nam tcvn 5845: 1994 MÁy xay xát thóc gạo phưƠng pháp thử
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8714: 2011 iso 25140: 2010
download -> Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8940: 2011
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9964: 2014
download -> TIÊu chuẩn ngành 10 tcn 512: 2002 VỪng hạt yêu cầu kỹ thuật và phưƠng pháp thử Phạm VI áp dụng
download -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8491-2 : 2011
download -> TỈnh thừa thiên huế
download -> MỤc lục lời nói đầu I. Phạm VI và đối tượng áp dụng II. Các chữ viết tắt, định nghĩa và khái niệm
download -> MỤc lục lời nói đầu Phạm VI và đối tượng áp dụng

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương