TÓm tắt về NỀn kinh tế MỸ Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 7/2007



tải về 0.86 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu19.04.2018
Kích0.86 Mb.
#36938
1   2   3   4   5   6   7

CÒN VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG


Nền kinh tế Mỹ tiêu thụ rất nhiều năng lượng – 99,89 triệu tỷ Btu (đơn vị nhiệt lượng Anh) trong năm 2005. Gần như tất cả năng lượng được sản xuất tại Mỹ đã được tiêu thụ hết, ngoài ra, nước Mỹ còn nhập khẩu rất nhiều năng lượng.

“Khí đốt tự nhiên – than đá, dầu mỏ và khí gas thiên nhiên - hiện đang cung cấp hơn 85% năng lượng được tiêu thụ tại Mỹ - có nghĩa là gần 2/3 lượng điện của chúng ta và gần như toàn bộ xăng dầu dùng trong vận tải”, theo báo cáo của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ.

Bộ Năng lượng cũng dự báo rằng sự phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ vào khí đốt sẽ còn có xu hướng gia tăng trong nhiều thập kỷ tới: “ngay cả khi chúng ta xây dựng, triển khai và phát triển công nghệ tái tạo và công nghệ nguyên tử”.

Dưới 8% nguồn cung cấp năng lượng cho nước Mỹ là từ năng lượng nguyên tử và dưới 6% là từ công nghệ tái tạo, chủ yếu là từ thủy điện và khí vi sinh.

Hiện nay giá năng lượng trên thế giới đang tăng cao do nhu cầu tăng lên, đặc biệt là ở các nền kinh tế tăng trưởng mạnh như Trung Quốc và Ấn Độ. Đồng thời, các nguồn cung cấp năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ, lại đang bị cắt giảm dưới sự kiểm soát của các công ty quốc doanh nằm bên ngoài những nền kinh tế lớn.

Gần một phần ba nguồn cung năng lượng của Mỹ được nhập khẩu, trong đó, gần 2/3 là dầu mỏ. Trong năm 2006, nền kinh tế Mỹ đã tiêu thụ trung bình 20,6 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm gần ¼ lượng cung trên toàn thế giới. Sự phụ thuộc của nước Mỹ vào dầu mỏ từ bên ngoài đã trở thành một vấn đề chính trị vô cùng quan trọng.



“Chỉ cần có những biến động nhỏ trong lượng cung dầu, hay thậm chí chỉ cần lượng cung dầu thế giới bị ngắt quãng trong giây lát cũng có thể là nguyên nhân gây ra những khó khăn về mặt kinh tế cho hàng chục triệu người Mỹ”, theo báo cáo từ Hội đồng Lãnh đạo An ninh Năng lượng.

 

Tiêu thụ điện vào năm 2006 (tỷ kw/giờ)
Phản ánh quy mô của nền kinh tế, hai quốc gia tiêu thụ điện nhiều nhất trên thế giới là Mỹ (thứ nhất) và Trung Quốc (thứ hai)

Tiết kiệm năng lượng bằng cách tăng hiệu suất và phát triển các nguồn cung năng lượng khác ngoài dầu mỏ là mục tiêu chính sách của nước Mỹ, nhưng việc đạt được một sự đồng thuận chính trị để đạt được những mục tiêu này mới là vấn đề khó giải quyết.

Hiện nay, kinh tế Mỹ đã bắt đầu đạt được tính hiệu suất trong sử dụng năng lượng. Hiện kinh tế Mỹ chỉ sử dụng một nửa lượng dầu mỏ để sản xuất ra một đô-la GDP (có tính đến lạm phát) so với lượng dầu mỏ nước Mỹ phải tiêu thụ để sản xuất ra một đô-la GDP vào những năm 1970 – giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ. Lý do là gì? Là do nước Mỹ đã mở rộng các khu vực kinh tế ít phụ thuộc vào dầu mỏ, tăng tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu đối với ôtô và giảm hẳn việc sử dụng dầu mỏ thay thế cho điện năng.

Tuy vậy, vào năm 2004, tính hiệu suất trong sử dụng năng lượng của Mỹ vẫn chưa bằng các nền kinh tế lớn khác, trừ Trung Quốc.

Bộ luật năng lượng năm 2005 được Quốc hội thông qua đã đưa ra nhiều sáng kiến khác. Ví dụ như hình thức bảo đảm tiền vay, giảm thuế, trợ cấp cho các ngành công nghiệp năng lượng (bao gồm cả năng lượng nguyên tử, khí vi sinh như ethanol và khai thác dầu mỏ). Khai thác than đá sạch cũng là một mục tiêu quan trọng, vì nước Mỹ có nguồn cung cấp than rất lớn. Bộ Luật này cũng đã đưa ra mức giảm thuế hạn chế cho các cải tiến hiệu suất sử dụng năng lượng và cho việc mua các phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng.

Vì những lý do kinh tế và môi trường, chính quyền các bang, đặc biệt là California, còn đi xa hơn chính quyền liên bang trong mục tiêu tăng các chuẩn mực về hiệu suất sử dụng năng lượng trong các công ty, tại gia đình và đối với các phương tiện giao thông.

Cho đến nay, chính quyền liên bang, chính quyền các bang và chính quyền địa phương vẫn đang tìm mọi cách để đảm bảo an toàn năng lượng cho nền kinh tế.



Đầu tư nước ngoài có đặt ra thách thức đối với nền kinh tế Mỹ hay không?

TƯƠNG LAI PHÍA TRƯỚC


Tất nhiên tăng trưởng kinh tế không phải là mãi mãi. Từ năm 1854, nền kinh tế Mỹ đã trải qua 32 chu kỳ tăng trưởng và suy thoái. Trong giai đoạn hiện đại, chu kỳ tăng trưởng trở nên dài hơn và chu kỳ suy thoái trở nên ngắn hơn, 10 chu kỳ từ năm 1945 đến 2001, trung bình mỗi chu kỳ tăng trưởng là 57 tháng, mỗi chu kỳ suy thoái là 10 tháng. Nếu tính cả 32 chu kì để so sánh thì trung bình chu kỳ tăng trưởng là 32 tháng còn chu kì suy thoái là 17 tháng.

Tiếp tục tăng sản lượng - sản lượng trên mỗi người lao động và trong một giờ lao động – là cách duy nhất để tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập. Tuy nhiên, sản lượng của nền kinh tế Mỹ đang giảm dần từ sau khi đạt đỉnh cao vào năm 2002.

Mối quan ngại của tầng lớp lao động trung lưu ở Mỹ về an toàn chỗ làm đang tăng lên hơn bao giờ hết, khi mà họ phải đối mặt với các thay đổi nhanh chóng về công nghệ, với sức ép cạnh tranh từ lao động nước ngoài sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp. Trong khi phần lớn các nhà kinh tế ủng hộ lợi ích thu được từ thương mại thì một số ít người (nhưng số người này đang có xu hướng tăng lên) lại cảnh báo về nguy cơ mất việc làm của hàng chục triệu người Mỹ và nước Mỹ có thể sẽ bị mất hàng loạt ngành công nghiệp.

Thế nhưng việc rút khỏi tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới là một điều không tưởng. Thương mại 2 chiều về hàng hóa và dịch vụ đang chiếm 27% GDP của Mỹ năm 2005, tăng từ 11% vào năm 1970. Chỗ làm của ít nhất 12 triệu lao động Mỹ hiện đang phụ thuộc vào xuất khẩu.

Trong khi nhiều người lao động Mỹ phải đối mặt với các thách thức lớn phía trước thì không gì quan trọng hơn là phải tăng cường đầu tư hơn nữa vào giáo dục và đào tạo, từ đó, có cái nhìn lạc quan rằng nước Mỹ sẽ duy trì được vị thế cao nhất trong nền kinh tế toàn cầu nhờ vào sức mạnh tiềm tàng của nó và tính dễ thích ứng với mọi đổi thay.

Việc nước Mỹ sẽ đóng một vai trò ít quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu là một điều không thể tránh khỏi do những thay đổi về cấu trúc giữa các quốc gia trên thế giới”, Hội đồng Cạnh tranh đã nhận định như vậy. “Nhưng không có lý do gì để nước Mỹ không thể tiếp tục duy trì vị trí là quốc gia thịnh vượng nhất hành tinh”.

DANH MỤC THUẬT NGỮ


Tài sản: các giá trị mà công ty sở hữu, thường được đánh giá bằng tiền

Cán cân thương mại: là một phần trong cán cân thanh toán của một quốc gia, thể hiện trạng thái giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu xuất khẩu hàng hóa đạt giá trị cao hơn nhập khẩu, thì cán cân thương mại ở trạng thái thặng dư; nếu giá trị nhập khẩu cao hơn xuất khẩu thì cán cân thương mại ở trạng thái thâm hụt.

Trái phiếu: một văn bản hợp lệ trong đó công ty cam kết trả cho trái chủ (người giữ trái phiếu) vào ngày đáo hạn trái phiếu một khoản tiền cố định cộng với lãi định kỳ của trái phiếu.

Thâm hụt ngân sách: khoản tiền chính phủ chi tiêu mỗi năm lớn hơn thu nhập của chính phủ trong năm đó.

Thặng dư ngân sách: khoản tiền chính phủ chi tiêu mỗi năm thấp hơn thu nhập của chính phủ trong năm đó.

Vốn: trang thiết bị hữu hình (nhà xưởng, thiết bị, kỹ năng lao động) được sử dụng trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Vốn cũng ám chỉ các loại cổ phiếu công ty, chứng khoán nợ và tiền mặt.

Tư bản chủ nghĩa: hệ thống kinh tế trong đó các phương tiện sản xuất thuộc quyền sở hữu tư nhân và do tư nhân kiểm soát, hệ thống kinh tế này vận hành theo quy luật cạnh tranh và mục đích lợi nhuận.

Ngân hàng Trung ương: cơ quan tiền tệ cơ bản của một quốc gia, có các chức năng chính là phát hành tiền tệ và điều tiết lượng cung tín dụng trong nền kinh tế.

Ngân hàng thương mại: cung cấp các tài khoản tiền gửi, bao gồm séc, tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn; cung cấp các khoản vay cho cá nhân và công ty – không giống như các công ty ngân hàng đầu tư (ví dụ như các công ty môi giới chứng khoán) thường chỉ có vai trò thực hiện trao đổi chứng khoán công ty và chứng khoán nhà nước.

Cầu: tổng số hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng sẵn lòng mua và có khả năng mua tại tất cả các mức giá có thể trong một khoảng thời gian nhất định.

Đại suy thoái: sự sụt giảm nghiêm trọng và kéo dài trong hoạt động kinh tế nói chung.

Phi điều tiết: chính phủ dỡ bỏ kiểm soát đối với một ngành công nghiệp.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones: chỉ số giá chứng khoán dựa trên 30 chứng khoán hàng đầu, đây là một chỉ số phối hợp thường được sử dụng để đánh giá xu hướng của giá chứng khoán và trái phiếu tại Mỹ.

Tăng trưởng kinh tế: tăng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia.

Thương mại điện tử: hoạt động mua bán qua mạng Internet toàn cầu.

Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hoặc mức giá mà tại đó đồng tiền của một quốc gia được trao đổi với đồng tiền của một quốc gia khác.

Xuất khẩu: hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước và được bán cho khách hàng nước ngoài.

Hệ thống dự trữ liên bang: cơ quan tiền tệ quan trọng (ngân hàng trung ương) của Mỹ, có chức năng phát hành tiền tệ và điều tiết lượng cung tín dụng trong nền kinh tế. Nó bao gồm một Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên đóng tại thủ đô Washington, 12 Ngân hàng dự trữ liên bang ở các vùng và 25 chi nhánh.

Chính sách tài khóa: quyết định của chính quyền liên bang về tổng số tiền chi tiêu trong một năm và tổng số tiền thu được từ thuế, nhằm giảm thất nghiệp và đảm bảo nền kinh tế phi lạm phát.

Thương mại tự do: không có các quy định và mức thuế ngăn cản thương mại giữa các quốc gia.

Tổng sản phẩm quốc nội: tổng giá trị sản lượng đầu ra, thu nhập hoặc chi tiêu của một quốc gia thực hiện bên trong đường biên giới của quốc gia đó.

Vốn con người: sức khoẻ, sức mạnh, giáo dục, đào tạo, và kỹ năng mà người lao động sử dụng trong công việc của họ.

Nhập khẩu: hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia khác nhưng được bán trong thị trường nội địa.

Lạm phát: tỷ lệ tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ. (Không nên nhầm lẫn với tăng giá của một số hàng hóa cụ thể khi so sánh với giá cả của các hàng hóa khác).

Quyền sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu sáng chế, thương hiệu, bản quyền tác giả, liên quan đến việc sở hữu, sử dụng, hoặc chuyển nhượng các sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ của con người.

Đầu tư: mua chứng khoán, ví dụ như cổ phiếu hay trái phiếu.

Lực lượng lao động: ở Mỹ, lực lượng lao động là tổng số người được thuê làm việc hoặc đang tìm việc.

Thị trường: nơi người mua và người bán thiết lập giá cả cho các sản phẩm tương tự hoặc đồng nhất, sau đó trao đổi hàng hóa và dịch vụ.

Kinh tế thị trường: nền kinh tế quốc gia của một nước, dựa trên các lực lượng thị trường để xác định mức sản lượng, tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm mà không có sự can thiệp của chính phủ.

Chính sách tiền tệ: các biện pháp can thiệp của hệ thống dự trữ liên bang nhằm tác động tới khả năng thanh toán và chi phí của tiền tệ và tín dụng. Chính sách tiền tệ được sử dụng như một công cụ làm tăng việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả và làm nền tảng cho hoạt động trao đổi quốc tế.

Cung tiền: tổng số tiền (tiền xu, tiền giấy, tài khoản séc) đang lưu hành trong nền kinh tế.

Quỹ tương hỗ: một công ty đầu tư cung cấp các loại cổ phiếu mới và mua theo yêu cầu các cổ phiếu hiện hành, đồng thời, sử dụng vốn của mình để đầu tư vào các chứng khoán khác nhau. Tiền được gom từ các cá nhân và Quỹ tương hỗ sẽ nhân danh các cá nhân này để đầu tư vào nhiều danh mục chứng khoán.

Chính sách Kinh tế xã hội mới: Chương trình cải cách kinh tế của Mỹ vào những năm 1930, nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại suy thoái.

Hàng rào phi thuế: các biện pháp của chính phủ - ví dụ như các hệ thống giám sát nhập khẩu và các biện pháp phi thuế khác nhằm hạn chế nhập khẩu hoặc nhằm hạn chế thương mại quốc tế.

Năng suất: lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trên mỗi một đơn vị đầu vào (nguồn lực sản xuất) trong một khoảng thời gian nhất định

Chủ nghĩa bảo hộ: sử dụng và khuyến khích các biện pháp hạn chế nhập khẩu, với mục đích bảo hộ cho các nhà sản xuất không có hiệu quả nội địa trước sức ép cạnh tranh của các nhà sản xuất nước ngoài.

Ngang bằng sức mua: tỷ lệ chuyển đổi thành một đồng tiền chung có khả năng cân bằng hóa sức mua của các đồng tiền khác.

Suy thoái: sụt giảm nghiêm trọng trong hoạt động kinh tế và trong một khoảng thời gian nhất định.

Quy định, điều tiết: quy tắc và luật lệ được các cơ quan nhà nước ban hành, bao gồm các quy định hay các điều luật cụ thể, phù hợp với luật pháp liên bang, nhằm điều chỉnh và tổ chức một số hoạt động hay một vài ngành công nghiệp cụ thể.

Doanh thu: số tiền các công ty thu được nhờ bán hàng hóa và dịch vụ.

Chứng khoán: giấy chứng nhận (chứng khoán ghi danh) hoặc các ghi chép điện tử (lưu ký chứng khoán) về quyền sở hữu cổ phần (cổ phiếu) hoặc nghĩa vụ nợ (trái phiếu).

Ủy ban Chứng khoán và Sở giao dịch: một cơ quan điều tiết độc lập phi đảng phái và bán tư pháp, có trách nhiệm quản lý thi hành các bộ luật chứng khoán liên bang. Mục đích của các bộ luật này là bảo vệ các nhà đầu tư và đảm bảo rằng họ được cung cấp tất cả các thông tin minh bạch về những chứng khoán đang được lưu chuyển trên thị trường.

Dịch vụ: các hoạt động kinh tế - ví dụ như giao thông vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, viễn thông, quảng cáo, giải trí, xử lý số liệu, tư vấn - thường được sản xuất và tiêu dùng đồng thời, khác với hàng hóa (có tính chất hữu hình cao hơn).

Chủ nghĩa xã hội: hệ thống kinh tế trong đó các phương tiện sản xuất thường thuộc quyền sở hữu và được kiểm soát tập thể (thường do nhà nước sở hữu và quản lý), vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung.

Quy định xã hội: các hạn chế do nhà nước đặt ra để hạn chế hoặc cấm hành vi gây hại (ví dụ như làm ô nhiễm môi trường hoặc đẩy người lao động vào môi trường làm việc nguy hiểm) hoặc để khuyến khích các hành vi tốt có lợi cho xã hội.

Bảo hiểm xã hội: một chương trình trợ cấp của Mỹ cung cấp phúc lợi cho người về hưu dựa trên quá trình đóng bảo hiểm của chủ lao động và của bản thân người lao động khi họ còn làm việc.

Đình trệ kinh tế: một trạng thái kinh tế trong đó lạm phát tăng cao nhưng hoạt động sản xuất lại đình trệ.

Cổ phiếu: giấy sở hữu cổ phiếu trong tài sản của một công ty.

Sở giao dịch chứng khoán: một thị trường có tổ chức để mua bán cổ phiếu và trái phiếu.

Trợ cấp: một khoản lợi kinh tế, trực tiếp hoặc gián tiếp, do chính phủ cấp cho các nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước, thường có mục đích làm tăng vị thế cạnh tranh của các nhà sản xuất này trước các công ty nước ngoài.

Cung: lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà các nhà sản xuất sẵn lòng bán và có khả năng bán tại tất cả các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Thuế quan: thuế đánh trên hàng hóa được vận chuyển từ khu vực hải quan này sang một khu vực hải quan khác vì mục đích bảo hộ hoặc tăng ngân sách.

Thâm hụt thương mại: khoản tiền nhập khẩu vượt quá xuất khẩu của một quốc gia.

Thặng dư thương mại: khoản tiền xuất khẩu vượt quá nhập khẩu của một quốc gia.
Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương