TÓm tắt về NỀn kinh tế MỸ Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 7/2007



tải về 0.86 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu19.04.2018
Kích0.86 Mb.
#36938
1   2   3   4   5   6   7

VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ


Nhiều người phàn nàn rằng sự điều tiết của chính phủ đối với nền kinh tế là quá ít ỏi và quá chậm chạp. Một số người khác lại cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn chưa hoàn toàn được tự do vì có quá nhiều hành vi điều tiết của chính phủ. Những ý kiến trái ngược này đã gây ra các cuộc tranh luận kéo dài trong lịch sử kinh tế Mỹ với tiêu điểm là vai trò của chính phủ.

Tầm quan trọng của sở hữu tư nhân phù hợp với niềm tin vào tự do cá nhân của nước Mỹ. Từ khi giành được độc lập, người Mỹ đã luôn tìm cách hạn chế quyền lực của chính phủ thông qua các cá nhân, kể cả vai trò của nó trong giải quyết các vấn đề kinh tế. Và đa số người Mỹ vẫn cho rằng sở hữu tư nhân là hình thức ưu việt hơn so với sở hữu nhà nước trong việc tạo ra sản lượng kinh tế cao nhất.

Mặc dù vậy, phần lớn người dân Mỹ vẫn muốn chính phủ phải đảm nhận một vài nhiệm vụ nào đó trong nền kinh tế, và hệ thống luật pháp của nước Mỹ đã tạo ra một cơ sở lành mạnh để vận hành các hoạt động kinh doanh.

Các công ty – ít nhất là các công ty hợp pháp – cần phải được chính phủ cho phép hoạt động kinh doanh. Các tập đoàn cần phải được 1 trong 50 bang cho phép thành lập và hoạt động. (Hơn một nửa các tập đoàn của Mỹ được thành lập ở bang Delaware vì họ thích cơ chế quản lý của bang này). Các công ty cần phải có các loại giấy đăng ký, giấy phép và giấy cho phép hoạt động do chính quyền địa phương cấp.

Các công ty cũng cần hệ thống tòa án để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cưỡng chế thi hành các hợp đồng và giải quyết các tranh chấp thương mại.

Chính quyền địa phương bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Ví dụ như, chính quyền liên bang sử dụng các bộ luật chống độc quyền để kiểm soát và phá vỡ các nhóm độc quyền liên kết với nhau để có đủ sức mạnh nhằm thoát khỏi quy luật cạnh tranh. Chính quyền địa phương cũng giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng về gian lận thương mại và buộc thu hồi các sản phẩm nguy hại.

Chính quyền các bang điều tiết hoạt động của các công ty tư nhân nhằm bảo vệ sức khỏe dân chúng và bảo vệ môi trường. Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ nghiêm cấm mọi loại thuốc có hại, còn Cơ quan Quản lý Y tế và An toàn thực phẩm thì bảo vệ người lao động trước các tai nạn nghề nghiệp.

Từ khi người Mỹ ý thức nhiều hơn về các ảnh hưởng đến môi trường do các ngành công nghiệp gây ra, Quốc hội Mỹ đã thông qua nhiều bộ luật để kiểm soát ô nhiễm không khí, đất và nước. Sự ra đời của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) năm 1970 đã tạo xung lực cho nhiều chương trình liên bang về bảo vệ môi trường. EPA đã đề ra và thực hiện các giới hạn ô nhiễm, đồng thời, xây dựng lịch trình để các ngành công nghiệp hạn chế ô nhiễm sao cho phù hợp với các quy chuẩn mới.

Chính phủ cũng đã giải quyết các vấn đề nghiêm trọng nảy sinh trong cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng trong lịch sử nước Mỹ - Cuộc Đại Suy thoái năm 1929-1940. Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ban hành Chính sách kinh tế xã hội mới để giải nguy cho nền kinh tế.

Nhiều bộ luật và thể chế điều tiết nền kinh tế Mỹ hiện đại đã kế thừa Chính sách Kinh tế xã hội mới của Roosevelt, ví dụ như mở rộng quyền lực liên bang trong hoạt động điều tiết và quản lý kinh tế và tạo ra sự thịnh vượng chung. Chính sách kinh tế xã hội mới đã xây dựng nên mức lương tối thiểu và giờ lao động tối thiểu. Nó cũng tạo ra các chương trình và các cơ quan mà cho đến nay, vai trò của chúng là không thể phủ nhận – trong đó có Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái có chức năng quản lý thị trường chứng khoán, Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang có chức năng bảo hiểm các khoản tiền gửi ngân hàng và Hệ thống Bảo hiểm xã hội có chức năng cung cấp lương hưu dựa trên quá trình đóng tiền bảo hiểm của người lao động.

Với tất cả các điều luật của mình, trong năm 2007, nước Mỹ vẫn được Ngân hàng Thế giới xếp hạng ba trong số các quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất, sau Singapore và New Zealand. Tất cả 10 chỉ số xếp hạng đều liên quan ở một mức độ nào đó đến chính sách của chính phủ: khởi nghiệp, cấp giấy phép, thuê lao động, đăng ký tài sản, nhận tín dụng, bảo vệ các nhà đầu tư, trả thuế, buôn bán qua biên giới, cưỡng chế thực hiện hợp đồng và đóng cửa doanh nghiệp.

Chính sách của chính phủ có thể khuyến khích hoạt động kinh doanh. Ví dụ như, việc cắt giảm thuế không chỉ vì mục đích chung của các chủ sở hữu – 70% hộ gia đình Mỹ sở hữu cổ phần – mà còn tạo ra các cơ hội kinh doanh cho lĩnh vực nhà đất, xây dựng và các công ty tài chính thế chấp.

Chính quyền các bang tiến hành nghiên cứu và xây dựng. Chính quyền liên bang chỉ nghiên cứu và xây dựng chương trình thử nghiệm các hệ thống tên lửa, nhưng đồng thời cũng chú trọng đến việc đưa nước Mỹ thành trung tâm nghiên cứu sinh học của thế giới.

Chính quyền các bang có trách nhiệm hoàn tất các mục tiêu đề ra trong thương mại quốc tế. Các bang phải khuyến khích xuất khẩu các ngành công nghiệp của mình. Chính quyền liên bang có nhiệm vụ đàm phán để hàng hóa xuất khẩu được đánh thuế thấp hơn và hàng hóa nhập khẩu không còn bị ngăn cản bởi các rào cản thương mại từ phía nước ngoài nữa. Chính phủ cũng có nhiệm vụ bảo vệ các công ty Mỹ trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài.

Chính quyền các bang cung cấp một số dịch vụ công - như quốc phòng, hành chính tư pháp, giáo dục, bảo vệ môi trường, xây dựng đường xá, khai thác vũ trụ - là những lĩnh vực mà nhà nước tỏ ra là người thực hiện thích hợp hơn so với các công ty tư nhân.

Các bang cũng cần phải lưu tâm đến nhu cầu của các lực lượng thị trường. Chính quyền bang cũng chi trả bảo hiểm cho những người mất việc làm và cho vay lãi suất thấp đối với những người bị mất nhà cửa do thiên tai. Hệ thống bảo hiểm xã hội, được trả bằng thuế do người lao động và chủ lao động đóng góp, là nơi chi trả phần lớn lương hưu cho người dân Mỹ. Chương trình chăm sóc y tế cũng trả các chi phí y tế cho người già; Chương trình trợ giúp y tế chi trả chi phí y tế cho những gia đình có thu nhập thấp. Tại nhiều bang, chính quyền duy trì các bệnh viện tâm thần hoặc các trung tâm chăm sóc người tàn tật. Chính quyền liên bang cung cấp tem mua lương thực cho các gia đình nghèo. Chính quyền bang và liên bang cũng cung cấp các khoản trợ cấp để hỗ trợ các bậc cha mẹ có thu nhập thấp và con cái của họ.

Thế còn về vai trò định hướng kinh tế của chính phủ?

CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ


Chính quyền liên bang có vai trò tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm, đặc biệt là duy trì được một mức giá chung ổn định và một gánh nặng thuế có thể quản lý được. Cục Dự trữ Liên bang, ngân hàng trung ương độc lập của Mỹ, quản lý lượng cung tiền và sự sử dụng tín dụng (chính sách tiền tệ), trong khi Tổng thống và Quốc hội điều chỉnh chi tiêu ngân sách và chi tiêu thuế (chính sách tài khóa).

Kể từ thời kỳ lạm phát trong những năm 1970, chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang đã tập trung hơn nữa vào việc ngăn ngừa sự leo thang nhanh chóng của giá cả. Khi giá cả leo thang quá nhanh, Cục Dự trữ Liên bang sẽ hành động để giảm tăng trưởng kinh tế thông qua giảm lượng cung tiền, do đó, phải tăng lãi suất ngắn hạn.

Khi nền kinh tế xuống dốc quá nhanh, hoặc ngược lại, Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lượng cung tiền, làm giảm lãi suất ngắn hạn. Cách thức phổ biến nhất làm thay đổi mức lãi suất ngắn hạn, được gọi là các nghiệp vụ thị trường mở, là mua hoặc bán cổ phiếu chính phủ trong các nhóm nhỏ của các ngân hàng lớn hoặc của các đại lý trái phiếu.

Một tình huống đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách tiền tệ phải khéo léo là tình trạng lạm phát đình trệ xuất hiện khi nền kinh tế suy giảm trong khi lạm phát tăng quá nhanh.

Sự hữu ích của chính sách tài khóa là đề tài tranh luận lâu nay của các học giả và các chính trị gia. Một vài người nhìn nhận các chi tiêu chính phủ là quá nhỏ để có thể tạo ra một cú huých cho nền kinh tế Mỹ, mặc dù các dự án đặc biệt quan trọng có thể gây ra những tác động lớn. Một số chuyên gia lại cho rằng cần tăng lợi ích kinh tế thông qua cắt giảm thuế. Số khác thì ủng hộ quan điểm tổn hại kinh tế do vay mượn chính phủ.

Điều gì xảy ra khi kinh tế Mỹ tăng trưởng ?

GIAI ĐOẠN BIẾN ĐỔI


Từ một quốc gia đang phát triển với đa phần là các trang trại quy mô nhỏ vào 200 năm trước, nước Mỹ đã trở thành trung tâm chế tạo của thế giới vào thế kỷ 19 và thế kỷ 20. Vào đầu thế kỷ 21, nước Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về chế tạo và cung cấp dịch vụ.

Và với vị trí dẫn đầu trong những tiến bộ nhanh chóng về sản lượng và doanh số bán, nền kinh tế Mỹ vẫn luôn tiếp tục thay đổi. Sản lượng tiếp tục tăng lên trong hoạt động thương mại quốc tế và thương mại nội địa. Nhiều hoạt động buôn bán cũng diễn ra tại các siêu thị giá rẻ và qua Internet.

Từ nhiều thập kỷ nay, các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ đã bán hàng hóa và dịch vụ cho các khách hàng nước ngoài thông qua các chi nhánh nước ngoài. Hiện nay, xu hướng này đang tăng lên, các công ty đa quốc gia là một chỉnh thể kết hợp lao động, vốn, các nguồn lực tự nhiên từ các đơn vị trong nước và các nhà cung cấp trên khắp thế giới, nhằm làm tăng tính hiệu suất của chi phí tại các giai đoạn sản xuất và quảng bá khác nhau. Càng ngày, thương mại quốc tế càng được cấu thành bởi nhiều hàng hóa trung gian với mục đích được chế biến tinh hơn.

Một báo cáo của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia năm 2006 đã cho biết “số lượng và loại hàng hóa đang được trao đổi qua biên giới đã thay đổi rất nhiều… Khả năng và mong muốn ngày càng lớn của các công ty trong việc phân tách các khâu của quá trình sản xuất – thiết kế tại một nơi, chế tạo phụ tùng tại một nơi, lắp ráp ở nước thứ ba – đã phản ánh sức cạnh tranh, tiền lương và lao động của nước Mỹ”.

Với khách hàng ở nhiều quốc gia, các công ty đa quốc gia của Mỹ hiện đang có hơn một phần tư tổng doanh thu bán có nguồn gốc từ các chi nhánh nằm bên ngoài nước Mỹ. Doanh thu bán của các chi nhánh nước ngoài này lớn gấp hơn 3 lần tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của nước Mỹ.

Một thay đổi khác là sự mới nổi lên của thương mại điện tử, phương thức mua bán hàng hóa và dịch vụ qua Internet. Thương mại điện tử chiếm 3% tổng doanh số bán lẻ của nước Mỹ vào cuối năm 2006, trong khi đó, tỷ lệ này chỉ là 1% vào năm 1999.

Các đường dây trực tuyến đang thay đổi giá trị của cải của các ngành công nghiệp. Những tờ báo lớn đang tìm cách chỉ ra phương thức kiếm tiền mới trên các trang web khi mà tất cả mọi người đều có thể truy cập với quá nhiều thông tin miễn phí trên Internet.

Một sự biến đổi nữa đang xảy ra trong hoạt động bán lẻ là sự gia tăng của các dây chuyền bán lẻ bao gồm những cửa hàng quy mô cực lớn bán hàng nghìn sản phẩm tại các khu bán hàng rộng lớn với mức giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá tại các cửa hàng quy mô nhỏ.

Thay đổi sâu sắc trong ngành công nghiệp âm nhạc phản ánh sự cạnh tranh từ thương mại điện tử và các cửa hàng quy mô siêu lớn. Doanh số bán đĩa compact có xu hướng giảm từ năm 2000, lại tiếp tục giảm 13% vào năm 2006 và còn giảm với tốc độ nhanh hơn vào đầu năm 2007. Các cửa hàng bán lẻ đĩa nhạc phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ các nguồn trực tuyến hợp pháp (ví dụ như Apple Inc.'s ITunes Store) và phi pháp (có hàng tỷ bài hát được tải xuống mỗi tháng từ các tệp bài hát trên mạng mà không cần trả bản quyền). Họ cũng phải đối phó với sức ép cạnh tranh từ chuỗi các cửa hàng bán giảm giá các đĩa CD được ưa chuộng nhất. Chuỗi cửa hàng bán đĩa nhạc nổi tiếng Tower Records đã phải phá sản và đóng cửa các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ trong năm 2006, nhưng tập đoàn Tower vẫn tiếp tục hoạt động bán đĩa CD và các bài hát tải riêng lẻ từ mạng trực tuyến.

Rất khó để suy đoán xem nền kinh tế Mỹ sẽ đương đầu với những thay đổi này như thế nào – ngay cả khi nó đã được định nghĩa và đánh giá ra sao.

Đâu là những thách thức mà kinh tế Mỹ đang phải đương đầu?

RẮC RỐI Ở PHÍA TRƯỚC VÀ RẮC RỐI Ở PHÍA SAU


Nền kinh tế Mỹ không chỉ có những sức mạnh nền tảng mà còn có cả các khó khăn căn bản.

Cục Tình báo Liên bang Hoa Kỳ đã tóm tắt về các điều kiện kinh tế của gần 200 quốc gia. Sau đây là những gì mà Báo cáo Thực tế Thế giới năm 2007 đã nhận định về nền kinh tế của chính nước Mỹ: “Các khó khăn trong dài hạn bao gồm việc đầu tư không thích hợp vào cơ sở hạ tầng, việc tăng lên nhanh chóng của các chi phí y tế và trợ cấp cho một dân số già, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách nghiêm trọng, khoảng cách giàu nghèo lớn giữa các hộ gia đình có thu nhập cao và các hộ gia đình có thu nhập thấp trong nền kinh tế”.



Tuy nhiên, cũng giống như sức mạnh kinh tế của nước Mỹ, các khó khăn kinh tế này cũng sẽ được giải quyết theo thời gian.

 

GDP bình quân đầu người năm 2006 (đô-la Mỹ ngang bằng sức mua)
Trong khi Mỹ là nước có GDP bình quân đầu người cao nhất trong số các nền kinh tế lớn, thì sự phân phối thu nhập tại Mỹ cũng có mức độ bất bình đẳng cao nhất trong số các nền kinh tế này

Ví dụ như vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập. Nước Mỹ đứng thứ 10 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người mỗi năm (có điều chỉnh để phản ánh ngang giá sức mua ở các nước khác) - khoảng 43.500 đô-la trong năm 2006, đứng sau Bermuda, Luxembourg, Jersey, Guinea Xích đạo, Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, Na Uy, Guernsey, Cayman Islands, và Ailen; nhưng đứng cao hơn tất cả các nền kinh tế lớn khác.

Tuy nhiên, sự phân phối thu nhập tại Mỹ cũng mang tính bất bình đẳng nhất trong số tất cả các nền kinh tế lớn. Thậm chí nó còn đang trở nên nghiêm trọng hơn qua nhiều thập kỷ. Vào năm 2004, theo Cơ quan Ngân sách của Quốc hội, thu nhập của nhóm hộ gia đình có thu nhập cao nhất của nước Mỹ đã chiếm tới 53,5% tổng thu nhập của người dân Mỹ, trong khi đó, thu nhập của nhóm hộ gia đình nghèo nhất chỉ chiếm có 4,1%. Riêng nhóm 1% đứng đầu đã có thu nhập chiếm 16,3% tổng thu nhập toàn quốc, tăng gấp 3 lần so với tỷ lệ này vào những năm 1960-1970.

Trong khi thu nhập tăng lên đối với tất cả các hộ gia đình Mỹ thì phần lớn lại thuộc về nhóm có thu nhập cao nhất.

Theo Hội đồng Cạnh tranh, nhóm 60% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất chỉ có được ít hơn 10% lượng tăng thu nhập thực tế trong giai đoạn từ 1986 đến 2005, trong khi thu nhập của nhóm đứng đầu đã tăng lên 32,5% và tăng lên 49% đối với nhóm 5% có thu nhập cao nhất.

Đâu là lý do giải thích cho 2/3 thị trường lao động này? Quan điểm phổ biến nhất là lực lượng lao động thuộc nhóm dưới có trình độ giáo dục và kỹ năng thấp hơn nhóm đứng đầu. Đồng thời, những thay đổi công nghệ và sức ép cạnh tranh do lực lượng lao động trả công thấp trong nền kinh tế toàn cầu khiến cho người lao động thuộc nhóm này tại Mỹ phải chịu nhận thu nhập và phúc lợi thấp.

Các con số thống kê này ẩn giấu những đổi thay nhanh chóng trong thu nhập của người dân Mỹ. Thu nhập của nhiều người Mỹ đã tăng và giảm theo thời gian. Ví dụ như, từ năm 1989 đến năm 1998, 47% hộ gia đình thuộc nhóm dưới đã có thu nhập giảm đi. Trong tổng số tất cả các hộ gia đình, khoảng 60% được chuyển lên các nhóm cao hơn hoặc chuyển xuống các nhóm thấp hơn trong giai đoạn này.

Cho đến nay, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã ghi nhận mối nguy hiểm tiềm tàng đối với nền kinh tế Mỹ do mức thu nhập đình trệ của nhóm người có thu nhập thấp nhất gây ra.

Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke đã nói trong bài phát biểu năm 2007 của mình rằng: “Nếu chúng ta không đặt ra giới hạn về những nguy cơ suy giảm thu nhập của những người phải chịu ảnh hưởng của các thay đổi kinh tế thì có thể phần lớn dân chúng sẽ không còn sẵn lòng chấp nhận những thay đổi năng động nữa, mà chính sự năng động này lại là lực đẩy cho các tiến bộ kinh tế”.

Người Mỹ lâu nay vẫn có cảm giác hòa trộn về sự giàu có và nổi tiếng. Những doanh nhân năng nổ nhất lúc thì được coi như những thủ lĩnh của ngành công nghiệp, lúc lại bị nguyền rủa như những tên trùm kẻ cướp. Ngày nay, những người giàu có nhất trong những người giàu có đều là những nhân vật nổi tiếng trong giới giải trí và thể thao. Họ được tung hô bởi dân chúng – là những người sẵn sàng trả tiền để nâng cao vị thế cho các thần tượng ngôi sao của mình.

Và trong tất cả những điều này, vấn đề năng lượng được nước Mỹ giải quyết như thế nào?



Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương