Tiểu luận Quản trị bảo hiểm xã hội


Chương II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở HUYỆN YÊN LẬP



tải về 359.32 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích359.32 Kb.
#33616
1   2   3   4

Chương II

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở HUYỆN YÊN LẬP

GIAI ĐOẠN 2006 – 2010



2.1. Tình hình thực hiện quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc huyện Yên Lập giai đoạn 2006 – 2010:

2.1.1. Sơ lược về BHXH huyện Yên Lập:

2.1.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của BHXH Yên Lập:

Cùng với BHXH cả nước, BHXH huyện Yên Lập được thành lập theo quyết định số 97/QĐ- TCCB ngày 4/8/1995 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/1995. Bước đầu chỉ có 3 cán bộ làm nhiệm vụ quản lý công tác thu cho 51 đơn vị, 968 lao động; chi cho 722 đối tượng hưu trí, mất sức lao động, tử tuất. Đến nay đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, với tổng số 15 cán bộ chuyên trách quản lý 4 bộ phận: thu, chi, sổ thẻ và giải quyết các chế độ chính sách.

Trong lĩnh vực công tác chuyên môn và thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, hàng năm BHXH huyện Yên Lap đều tổ chức thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của Tỉnh giao. Các chế độ và quyền lợi về BHXH, BHYT của các đối tượng tham gia đều đảm bảo, số đối tượng tham gia ngày càng được mở rộng. Trong gần 16 năm phát triển và trưởng thành, BHXH huyện Yên Lập đã được BHXH Việt Nam, BHXH Tỉnh Phú Thọ và Uỷ ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ tặng thưởng nhiều bằng khen cho tập thể và cá nhân có thành tích tốt trong phong trào thi đua của ngành. Các hoạt động văn hoá thể thao đã có bước phát triển mới; BHXH Yên Lập đã đạt giải cao trong các hội diễn văn nghệ và hội thao do Ngành, Địa phương tổ chức.

Nhìn lại chặng đường 15 năm hoạt động, mặc dù còn rất nhiều khó khăn về kinh tế chính trị, xã hội song BHXH Huyện Yên Lập luôn luôn vững vàng từng bước khẳng định vị trí của mình và đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao phó.



2.1.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Yên Lập:

BHXH huyện Yên Lập là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Tỉnh Phú Thọ đặt tại Tân an 2 - Thị trấn Yên Lập – Huyện Yên Lập, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ chính sách BHXH, BHYT và quản lý Quỹ BHXH của người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn huyện.

Nhiệm vụ:

- Tổ chức thực hiện thu các khoản đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện, tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chính sách BHXH, BHYT; cấp các loại sổ, thẻ BHXH.

- Tổ chức quản lý lưu trữ hồ sơ và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

- Tổ chức hợp đồng với cơ sở KCB hợp pháp để phục vụ người có sổ, thẻ BHXH theo quy định. Đồng thời thực hiện công tác giám định chi KCB tại các cơ sở KCB để đảm bảo KCB cho người có sổ, thẻ BHXH và chống lạm dụng quỹ KCB; Hướng dẫn nghiệp vụ giám định chi đối với các cơ sở ở xã.

- Thực hiện quản lý sử dụng các nguồn kinh phí; chế độ kế toán, thống kê theo quy định của Nhà Nước, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và hướng dẫn các cơ sở thực hiện.

- Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng đúng quy định, theo dõi danh sách chi trả của cơ sở cung cấp.

- Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi BHXH đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở KCB trên địa bàn Huyện; Kiến nghị với các cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý Nhà Nước và cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ sở KCB để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về các chế độ BHXH, BHYT.

- Thực hiện hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, khiếu nại về BHXH của các đối tượng tham gia BHXH và thông tin tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH của Nhà Nước.

- Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ BHXH trên địa bàn Huyện; ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động của BHXH Huyện

- Quản lý tổ chức, biên chế cán bộ, công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH huyện theo phân cấp của BHXH Việt Nam, BHXH Tỉnh và UBND Tỉnh Phú Thọ theo quy định.

- Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH Việt Nam, BHXH Tỉnh và UBND Tỉnh theo quy định.
Biểu 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của BHXH huyện Yên Lập

GIÁM ĐỐC


(1CB)

PHÓ GIÁM ĐỐC

(1CB)

THU


(4CB)

­­­

CHI


(2CB)

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

(4CB)

SỔ THẺ

3CB


CÁC CƠ SỞ XÃ


(Nguồn: BHXH Huyện Yên Lập)

2.1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bát buộc tại BHXH huyện Yên Lập:

  1. Thuận lợi:

Ngay từ khi mới ra đời, BHXH Huyện Yên Lập đã có những thuận lợi cơ bản sau.

- BHXH Huyện Yên Lập luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Huyện Uỷ, HĐND, UBND huyện, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ và Bảo hiểm xã hội Tỉnh. Sự phối hợp chặt chẽ của các ngành các cấp, các đơn vị sử dụng lao động trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho BHXH Huyện thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theo cơ chế đổi mới của Đảng và Nhà Nước ta đối với các thành phần kinh tế đã được đông đảo quần chúng lao động đón nhận, đồng tình ủng hộ, nhân dân phấn khởi vì các chế độ chính sách đối với người tham gia và hưởng BHXH giữa các thành phần kinh tế được bình đẳng về quyền lợi.

- Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH địa phương hoạt động khá hiệu quả; Kết quả thu năm sau cao hơn năm trước, tổ chức chi trả đầy đủ kịp thời cho các đối tượng hưởng BHXH, góp phần cùng BHXH cả nước hình thành quỹ BHXH tập trung độc lập với NSNN.

- Công tác tuyên truyền các chính sách chế độ mới tới người dân được thực hiện một cách sâu rộng: các cơ quan thông tin tuyên truyền đã có nhiều tin bài phản ánh về tổ chức thực hiện công tác BHXH, góp phần nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động ở địa phương.


  1. Khó khăn

- Yên Lập là huyện miền núi cuat Tỉnh Phú Thọ, đường sá đi lại khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh phần lớn ở quy mô nhỏ, số lao động không nhiều nên việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tại huyện, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.

- Năm 2003 BHYT sáp nhập vào BHXH làm cho số đối tượng phải quản lý của cơ quan BHXH tăng lên đáng kể, công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH theo đó cũng gặp nhiều khó khăn hơn; Khối lượng công việc lớn trong khi đó số cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ lại chưa nhiều, không được đào tạo cơ bản về công tác tài chính, lao động, tiền lương, nhất là trong lĩnh vực BHXH. Bên cạnh đó cơ sở vật chất phương tiện làm việc làm việc thiếu thốn, chưa đảm bảo do vậy không tránh khỏi những khó khăn nhất định khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Địa hình đồi núi rộng lớn, phức tạp, làm cho công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH cũng không được thường xuyên chặt chẽ. Nhiều vùng xa xôi hẻo lánh trình độ dân trí thấp, kinh tế kém phát triển… gây khó khăn cho việc vận động người dân tham gia BHXH.

- Các cơ sở KCB nhất là tuyến y tế cơ sở còn thiếu thốn về trang thiết bị giúp cho chuẩn đoán, điều trị. Vì vậy, chưa triển khai KCB- BHYT về hết các trạm y tế xã phường; bệnh nhân chuyển bệnh viện tuyến tỉnh nhiều và bệnh rất nặng dẫn tới quá tải, chi phí điều trị cao mà số lượng ngưòi tham gia BHYT ít do đó không cân đối được thu chi Quỹ KCB.

- Phần mềm quản lý đối tượng tham gia BHXH, thẩm định hồ sơ giải quyết chế độ chưa ổn định nên quá trình sử dụng hiệu quả chưa cao, còn nhiều sai sót trong khâu in, cấp thẻ BHYT,phiếu KCB cho các đối tượng tham gia BHXH.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực và quyết tâm cao, BHXH huyện đã phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao và đạt được một số kết quả nhất định trong công tác BHXH.



  1. Những kết quả đã đạt được:

Trong suốt 15 năm qua BHXH huyện Yên Lập đã không ngừng hoàn thiện cả về hệ thống cán bộ tổ chức lẫn công tác chuyên môn. Bởi vậy mà, trong 10 năm liên tiếp BHXH huyện Yên Lập đã được BHXH Việt Nam, UBND Tỉnh Phú Thọ tặng bằng khen cho tập thể và cá nhân có thành tích công tác xuất sắc. Đại đa số cán bộ, công chức, viên chức của BHXH huyện Yên Lập không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đoàn kết xây dựng đơn vị trưởng thànhvề mọi mặt, đội ngũ cán bộ công chức có kinh nghiệm, vững vàng về chính trị, chắc về chuyên môn, phát huy dân chủ trong mọi công việc, chủ động sáng tạo đóng góp trí tuệ, phấn đấu hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.

Ngay sau khi đi vào hoạt động, cùng với hoàn thiện khâu tổ chức; Đơn vị đồng thời triển khai ngay việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, đảm bảo sự ổn định, kịp thời và đúng chế độ cho người lao động trên địa bàn quản lý. Xác định công tác thu là nhiệm vụ trọng tâm của ngành, năm 1999 toàn huyện có 6630 lao động tham gia BHXH (chủ yếu là những người làm công ăn lương) thu được trên 3,859 tỷ đồng. Đến năm 2009 số đối tượng tham gia BHXH, BHYT đã tăng lên 30.436 người. Với số thu cả năm là hơn 35878 tỷ đồng. Công tác bảo hiểm tự nguyện cũng được tăng trưởng theo từng năm, đặc biệt năm 2008 là năm hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch ngay từ đầu Quý IV/ 2008. BHXH bắt buộc đã từng bước được hoàn thiện và phát triển, người lao động tham gia BHXH, BHYT đã được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách do Đảng và Nhà Nước quy định.


2.1.2. Tình hình thực hiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Yên Lập:

2.1.2.1. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Yên Lập giai đoạn 2006 – 2010:
Nhận thức được Đăng ký tham gia BHXH là một quy trình xác định cơ quan đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc diện bảo hiểm nhằm mục đích thiết lập các hồ sơ quản lý đầy đủ về họ. Chính vì vậy ngay từ khi bắt tay vào thực hiện chính sách BHXH, cơ quan BHXH Tỉnh Cao Bằng đã tiến hành đăng ký tham gia cho các đơn vị sử dụng lao động cũng như thông qua các đơn vị sử dụng lao động để giúp người lao động đăng ký vào hệ thống BHXH. Công tác đăng ký tham gia đã được thực hiện theo đúng quy trình như trên đã nêu, cơ quan BHXH đã nỗ lực hết sức để nhằm nhận diện, xác định các đơn vị thuộc diện bắt buộc nhưng chưa đăng ký tham gia vào hệ thống, nhờ có sự phối hợp của các cơ quan quản lý liên quan mà công tác đăng ký tham gia đã được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả. Số lượng các đơn vị sử dụng lao động và người lao động tham gia BHXH ngày càng tăng lên đáng kể.

Bảng1: Cơ cấu đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc tại BHXH tỉnh Huyện Yên Lập giai đoạn 2006-2010

Khối cơ quan,

doanh nghiệp



2006

2007

2008

2009

2010

Số tuyệt đối (người)

Cơ cấu (%)

Số tuyệt đối (người)

Cơ cấu (%)

Số tuyệt đối (người)

Cơ cấu (%)

Số tuyệt đối (người)

Cơ cấu (%)

Số tuyệt đối (người)

Cơ cấu

(%)


HCSN

15.270

62,61

15.654

61,24

16.437

17,44

17.072

18,54

17.532

19,84

DNNN

5.795

23,76

6.312

24,69

6.374

6,76

6.592

7,16

6.634

7,51

DN có VĐT NN

12

0,05

7

0,03

12

0,01

13

0,01

13

0,01

DN NQD

50

0,21

87

0,34

163

0,17

234

0,25

372

0,42

Ngoài công lập

141

0,58

250

0,98

274

0,29

172

0,19

117

0,13

Xã, phường- TT

3.120

12,79

3.253

1,73

3.262

3,46

2.946

3,20

3.023

3,42

HKD cá thể

0

-

0

-

0

-

22

0,02

39

0,04

Tự đóng 15%

0

-

0

-

0

-

2

0,00

6

0,01

Khối 3%

0

-

0

-

67.750

71,87

65.043

70,63

60.610

68,61

Chung

24.388

100,00

25.563

100,00

94.272

100,00

92.096

100,00

88.346

100,00

(Nguồn: BHXH Huyện Yên Lập)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: số đối tượng tham gia BHXH nhìn chung là có xu hướng tăng, nhưng tăng không đều giữa các khối qua các năm. Đồng thời thực hiện các Nghị định, thông tư hướng dẫn BHXH huyện đã tổ chức đăng ký tham gia cho hơn 20 hộ kinh doanh cá thể năm 2009 và con số này tăng lên 39 trong năm 2010 (tăng gấp 1,7 lần so với năm 2009). Cụ thể như sau:

- Khối Hành chính sự nghiệp là khối có số đối tượng đăng ký tham gia đông đảo nhất bởi ngay từ những năm đầu thực hiện chính sách BHXH thì chủ yếu thực hiện cho những người làm công ăn lương (công chức Nhà nước làm việc trong khối HCSN) vì khối này có thu nhập ổn định, có tổ chức chặt chẽ nên sẽ dễ dàng hơn cho việc quản lý đối tượng tham gia BHXH. Do vậy khối này luôn có số lao động đăng ký tham gia đông đảo và ổn định nhất.

Trong hai năm 2006, 2007 thì khối này cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các khối tham gia BHXH tỷ trọng lần lượt là 62,61% và 61,24%; Tuy nhiên từ năm 2008 trở đi thì tỷ trọng này giảm đi đáng kể, năm 2010 chỉ còn 19,84% Năm 2009 số này là 70,63% và năm 2010 là 68,61%. Tỷ trọng của khối tham gia BHYT 3% tăng lên làm cho tỷ trọng của tất cả các khối đều giảm đi, có nghĩa là chúng ta đã dần dần tiến tới thực hiện được BHYT toàn dân theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng.

- Doanh nghiệp Nhà nước cũng có số đối tượng tăng nhưng tăng chậm qua các năm. Năm 2006 số đối tượng tham gia là 5.795 người chiếm 23,76% trong tổng số đối tượng tham gia, đến năm 2010 thì số đối tượng tăng lên 6.634 người chiếm 7,51% tổng số đối tượng tham gia BHXH, BHYT tức là gấp 1,14 lần so với năm 2006.

- Số đối tượng tham gia thuộc khối Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là rất nhỏ (13 người năm 2010) bởi hiện nay huyện Yên Lập chỉ có một dự án phát triển nông thôn là được tài trợ bằng vốn của nước ngoài và một tổ chức ADRA của Thuỵ Điển.

- Còn khối doanh nghiệp Ngoài quốc doanh lại có số lao động tham gia BHXH tăng nhanh qua các năm. Từ chỗ không có Doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 1998 đến năm 2006 đã có 4 doanh nghiệp tham gia với số đối tượng tham gia BHXH là 50 người; năm 2007 là 7 doanh nghiệp và có 87 người; Kể từ năm 2008 trở đi, do làn sóng thu hút đầu tư từ phía ủy ban nhân dân tỉnh, thêm vào đó là quốc lộ việc quốc lộ 32 (Hà Nội – Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu) đã đi vào hoạt động ổn định tạo điều kiện giao thông thuận lợi nên lực lượng lao động ở các tỉnh lân cận được thu hút về đây làm việc trong các doanh nghiệp, mặt khác do sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ diễn ra nhanh chóng, nên số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh đã tăng mạnh., gấp 3,43 lần so với năm 2007; Năm 2010 thì có số đối tượng cao nhất tăng gấp 7,44 lần so với năm 2006. Tuy nhiên trên thực tế còn rất nhiều doanh nghiệp Ngoài quốc doanh chưa đăng ký tham gia BHXH cho người lao động như Công ty Cổ phần xây lắp Cao Bằng; Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hoa Sen, Doanh nghiệp tư nhân 30/ 4… Điều này đòi hỏi các cán bộ thu cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm nhận dạng các doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc tham gia và yêu cầu đăng ký tham gia ngay để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Hiện nay Tỉnh Phú Thọ có khoảng trên 1500 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực thuộc khu vực kinh tế Ngoài quốc doanh, số doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia BHXH cho người lao động theo Nghị định 01/2003 của Chính phủ là trên 200 doanh nghiệp, nhưng huyện Yên Lập chỉ có một số lượng nhỏ doanh nghiệp (năm 2010 có 49 doanh nghiệp) tham gia BHXH cho người lao động. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các doanh nghiệp ở huyện Yên Lập chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ do đó không thuê nhiều lao động mà chủ yếu là sử dụng những người trong gia đình, họ hàng. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc tham gia lại có tình trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho người lao động bằng cách chỉ ký hợp đồng ngắn hạn với người lao động, khai giảm số người lao động làm việc trong doanh nghiệp để không phải đóng tiền BHXH cho họ. Đây có lẽ cũng là một thực trạng ở hầu hết các tỉnh chứ không chỉ riêng tỉnh Cao Bằng. Điều này đã đặt ra cho BHXH Cao Bằng nhiệm vụ lớn trong thời gian tới đó là tiến hành thu thập thông tin, nhận dạng các đơn vị thuộc diện bắt buộc tham gia để hướng dẫn cho các đơn vị đó đăng ký tham gia vào hệ thống BHXH, cho nên cơ quan BHXH cần phải sát xao hơn trong công tác đăng ký tham gia nhằm nâng số doanh nghiệp tham gia BHXH lên.

- Các khối Ngoài công lập, Cán bộ Xã phường - Thị trấn đều tăng lên từ năm 2006 đến năm 2008. Số đối tượng tham gia khối Ngoài công lập lần lượt là 141 người; 250 người; 274 người. Khối Cán bộ Xã phường- thị trấn lần lượt là 3.120 người; 3.53 người; 3.262 người. Song đến năm 2008 thì hai khối này có số đối tượng giảm đi xuất phát từ nguyên nhân một số đơn vị thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên mầm non tại các trường trong toàn tỉnh (khối Ngoài công lập). Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho số đối tượng tham gia BHXH tại tỉnh Cao Bằng năm 2009, năm 2010 giảm đi so với năm 2008.

Bên cạnh đó có một số đối tượng đủ điều kiện nghỉ theo quyết định 41 về tinh giản biên chế trong các đơn vị nhưng lại chưa đủ thời gian đóng BHXH theo quy định nên phải tự đóng 15% người tiền lương tối thiểu cho đến khi nào đủ thì sẽ được xét hưởng chế độ hưu trí. Số này rất ít, năm 2009 chỉ có 2 đối tượng; năm 2010 có 6 đối tượng.

Nhìn vào bảng 1 ta thấy đối tượng đóng BHYT 3% chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, tuy nhiên số đối tượng tham gia lại giảm đi qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng này là do một số lượng lớn đối tượng được NSNN cấp thẻ BHYT Người nghèo đến nay do nền kinh tế ngày càng phát triển, nhiều hộ đã thoát nghèo do đó số đối tượng được cấp thẻ BHYT Người nghèo cũng giảm đi nhanh chóng. Năm 2009 giảm 3.928 người so với năm 2008, năm 2010 giảm 4.119 người so với năm 2009.



2.1.2.2. Tình hình thực hiện quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Yên Lập giai đoạn 2006 – 2010:

  • Quản lý đối tượng đăng ký tham gia BHXH bắt buộc:

Nhận thức được Đăng ký tham gia BHXH là một quy trình xác định cơ quan đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc diện bảo hiểm nhằm mục đích thiết lập các hồ sơ quản lý đầy đủ về họ. Chính vì vậy ngay từ khi bắt tay vào thực hiện chính sách BHXH, cơ quan BHXH Tỉnh Cao Bằng đã tiến hành đăng ký tham gia cho các đơn vị sử dụng lao động cũng như thông qua các đơn vị sử dụng lao động để giúp người lao động đăng ký vào hệ thống BHXH. Công tác đăng ký tham gia đã được thực hiện theo đúng quy trình như trên đã nêu, cơ quan BHXH đã nỗ lực hết sức để nhằm nhận diện, xác định các đơn vị thuộc diện bắt buộc nhưng chưa đăng ký tham gia vào hệ thống, nhờ có sự phối hợp của các cơ quan quản lý liên quan mà công tác đăng ký tham gia đã được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả. Số lượng các đơn vị sử dụng lao động và người lao động tham gia BHXH ngày càng tăng lên đáng kể.

Bảng 2 : Tình hình tham gia BHXH, BHYT bắt buộc tại BHXH

Huyện Yên Lập giai đoạn 2006 - 2010


Năm

Số Đơn vị



Tốc độ tăng liên hoàn của số

Đơn vị LĐ (%)



Số LĐ

(Người)


Tốc độ tăng liên hoàn của số LĐ (%)

2006

519

-

24.388

-

2007

524

1

24.462

1

2008

672

28

94.272

285

2009

683

2

92.096

- 3

2010

721

6

88.346

- 4

Nguồn: BHXH huyện Yên Lập
Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Số Đơn vị tham gia BHXH liên tục tăng nhưng tăng chậm qua các năm. Nếu năm 2006 có 519 đơn vị đăng ký tham gia thì đến năm 2007 số đơn vị tăng lên 721, tức là chỉ tăng 1,39 lần so với năm 2006. Trong đó năm 2008 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất (28%), so với năm 2007 thì số đơn vị tham gia tăng lên 148 đơn vị (từ 524 đơn vị lên 672 đơn vị). Đó là do đầu năm 2008 tuyến đường Quốc lộ 32 chạy qua địa phận giáp ranh huyện Yên Lập chính thức đi vào hoạt động đã thu hút được một lực lượng lớn lao động về đây làm việc cho các doanh nghiệp.

- Số lao động tham gia BHXH từ năm 2006 đến năm 2008 có xu hướng tăng và tăng mạnh nhất vào năm 2008 (số đối tượng lên đến 94.272). Đó là do chính sách thu hút đối tượng tham gia BHXH của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt năm 2007 số đối tượng tăng đột biến từ 24.462 người lên 94.272 người (năm 2008) tức là tăng gấp 3,85 lần so với năm 2007. Tuy nhiên theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thì trong số 40 vạn người tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên thì có khoảng 165.000 người thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên cơ quan BHXH chỉ nắm được khoảng 125.000 người (tức là chỉ bằng 71,4% so với số liệu của Sở LĐ- TBXH) trong số đó lại chỉ có 94.272 người thực tế tham gia BHXH, bằng 57,1% so với số liệu thống kê của Sở LĐ- TBXH. Như vậy còn khoảng hơn 70.000 người (chiếm 42,9%) thuộc diện bắt buộc tham gia nhưng chưa được tham gia BHXH theo luật định. Qua thực tế tìm hiểu cho thấy số đối tượng không được tham gia BHXH chủ yếu thuộc các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, HTX, đặc biệt là các tổ chức dân lập, tư thục, các tổ chức cá nhân đăng ký kinh doanh nhỏ lẻ có thuê lao động; Tuy nhiên có một số doanh nghiệp Nhà nước cũng không đóng BHXH đầy đủ cho người lao động như Công ty sản xuất chiếu trúc, Công ty khai thác đá. Thực trạng trên đòi hỏi các cán bộ công chức toàn ngành BHXH Yên Lập cần phải tích cực tuyên truyền vận động các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc cũng như các đơn vị sử dụng lao động tham gia đầy đủ BHXH cho người lao động. Đồng thời nên tổ chức các hoạt động thanh tra kiểm tra một cách thường xuyên liên tục nhằm phát hiện các sai phạm trong quá trình thực hiện BHXH cho người lao động.

Năm 2009 tuy số Đơn vị tham gia BHXH vẫn tăng nhưng số người tham gia BHXH lại giảm đi so với năm 2008 là 2.176 người (tức 3%). Năm 2010 lại giảm so với năm 2009 là 3.750 người (tức 4%). Số giảm này chủ yếu là do đối tượng trước đây thuộc diện được cấp thẻ BHYT Người nghèo theo Quyết định 139 của Thủ tướng Chính phủ đến nay đã thoát nghèo.



  • Quản lý công tác sổ BHXH:

Trong quá trình đăng ký tham gia BHXH, BHYT thì việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, phiếu KCB cho các đối tượng tham gia là vô cùng quan trọng bởi vì đây là những công cụ cần thiết nhất để có thể quản lý đối tượng tham gia chặt chẽ và hiệu quả nhất, đó là cơ sở để giải quyết các chế độ cho người lao động sau này. Thực hiện Quyết định số 1443/LĐTBXH ngày 09/10/1995 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành mẫu sổ BHXH và Quyết định số 2352/QĐ- BHXH của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 28/9/1999 về việc ban hành quy định cấp, quản lý, sử dụng sổ BHXH; công văn số 1745/BHXH- BT ngày 02/6/2003 về việc cấp, quản lý, sử dụng phiếu KCB, thẻ BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong những năm vừa qua cùng với công tác thu BHXH, công tác cấp phát sổ BHXH, thẻ BHYT, phiếu KCB được tổ chức thực hiện song song đồng thời và được BHXH huyện Yên Lập đặc biệt quan tâm.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH huyện Yên Lập đã phối kết hợp với UBND huyện, xã và các cơ quan ban ngành, các đơn vị sử dụng lao động trong huyện mở hội nghị triển khai, hướng dẫn bằng văn bản về công tác cấp và quản lý sổ BHXH cho người lao động; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn cấp và ghi sổ BHXH cho cán bộ làm công tác BHXH trong và ngoài ngành, các chủ sử dụng lao động theo từng khối, loại hình tham gia BHXH trên địa bàn huyện Yên Lập; Tiến hành chỉ đạo điểm tại một số đơn vị về việc cấp và ghi sổ BHXH từ đó rút kinh nghiệm để mở rộng triển khai công tác cấp, ghi, quản lý sổ BHXH cho các đơn vị khác; Thành lập các tổ thẩm định hồ sơ cấp sổ BHXH cho người lao động. Bên cạnh đó, BHXH huyện Yên Lập luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, vừa làm, vừa học hỏi rút kinh nghiệm của BHXH các tỉnh bạn để đưa công tác cấp, quản lý, ghi sổ BHXH cho người lao động vào nề nếp, khoa học theo đúng quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Sau khi cấp sổ BHXH cho người lao động, BHXH huyện đã tiến hành kiểm tra, rà soát lại việc ghi sổ, ký chốt sổ BHXH của các huyện, thị xã để nhằm kịp thời uốn nắn, sửa chữa, khắc phục những sổ BHXH ghi sai, hỏng. Từ năm 1999 đến nay, các chuyên quản thuộc phòng thu BHXH huyện Yên Lập đã mở đầy đủ các sổ sách theo dõi di chuyển, giải quyết chế độ chính sách, cấp sổ lại và sổ hỏng không sử dụng được nhằm để quản lý một cách đầy đủ, kịp thời nhất, không gây ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động. Kể từ khi thành lập đến cuối năm 2010 tổng số sổ BHXH đã cấp là 25.739 quyển; Trong quý III/ 2011 cấp thêm được 197 quyển. Như vậy luỹ kế số sổ BHXH cấp hoàn chỉnh tính đến thời điểm hiện nay là 25.936 quyển. Sau đây chúng ta xem xét tiến độ cấp sổ BHXH cho người lao động trong những năm gần đây.
Bảng 3: Tiến độ cấp sổ BHXH tại BHXH huyện Yên Lập

giai đoạn 2006- 2010

Năm

Luỹ kế số sổ BHXH cấp hoàn chỉnh

(Quyển)


Số lao động tham gia BHXH

( Người )



Số sổ BHXH đã cấp/số lao động

tham gia BHXH (%)



2006

19934

24388

81,74

2007

21514

24462

87,95

2008

23008

26522

86,75

2009

24207

27062

89,45

2010

25739

27736

92,80

Nguồn: BHXH huyện Yên Lập

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Tỷ trọng số sổ BHXH luỹ kế trong tổng số lao động tham gia BHXH có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể: năm 2006 tỷ trọng này là 81,74%; năm 2007 là 87,95% (tăng so với năm 2006 là 6,12%); năm 2008 tỷ trọng này giảm đi 1,2% so với năm 2007, nguyên nhân là do tốc độ tăng của số lao động tham gia BHXH nhanh hơn tốc độ tăng của tiến trình cấp sổ BHXH của người lao động; Năm 2009 lại tiếp tục tăng lên 89,4% và đến năm 2010 con số này là 92,80%. Đây là một con số tương đối lớn so với một số huyện khác (Thanh Sơn tỷ trọng này là 90%; Cẩm Khê là 85,7%...) Điều này đã thể hiện những nỗ lực cố gẵng của cán bộ công chức làm công tác thu trong công tác cấp sổ BHXH ở BHXH huyện Yên Lập

Tuy nhiên công tác cấp sổ BHXH vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu tham gia BHXH của người lao động trên địa bàn tỉnh. Tính đến năm 2010 số lao động tham gia BHXH chưa được cấp sổ BHXH chiếm 7,2%. Tuy số sổ BHXH chưa cấp được chỉ còn 1.997. Trong đó đã hướng dẫn viết tờ khai là 1.295, hướng dẫn viết sổ BHXH là 350, đang chờ Giám đốc ký là 200 sổ, số còn lại là do thiếu hồ sơ lý lịch nên chưa có cơ sở xét duyệt tờ khai cấp sổ. Một số vấn đề ảnh hưởng đến tiến độ cấp và ghi sổ BHXH:

- Trong quá trình triển khai cấp sổ BHXH còn có tình trạng các đơn vị sử dụng lao động chưa thực hiện đóng đầy đủ hoặc còn nợ tiền BHXH trong thời gian dài; kê khai nộp BHXH không đúng, chưa đầy đủ về họ tên hoặc mức tiền lương phụ cấp theo quyết định, hợp đồng lao động vào tờ khai cấp sổ.

- Hồ sơ lý lịch gốc mất, thất lạc thiếu nhiều do các đơn vị sử dụng lao động và người lao động không quan tâm, nhất là khối cán bộ xã phường (hiện còn tồn của số đối tượng này là 850 hồ sơ) do thời gian trước đây việc quản lý hồ sơ của các đối tượng này không được chú trọng, không bổ sung ngay các giấy tờ còn thiếu làm cho tiến độ cấp sổ BHXH hoàn chỉnh của Tỉnh rất chậm.

- Trong quy trình cấp sổ phải có đơn, công văn, tờ khai cấp sổ, phải đối chiếu lại quá trình tham gia BHXH của người lao động, kiểm tra thẩm định hồ sơ lý lịch gốc… nên tốn rất nhiều thời gian. Trong 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010 tổng số sổ cấp lại đã lên tới 2.412 chiếm 24,66% tổng số sổ BHXH đã cấp.

Bên cạnh đó, một số đơn vị sử dụng lao động chưa nắm vững phương pháp, cách thức ghi sổ, vì vậy còn nhiều sai sót và không tách các mốc thời gian theo quy định. Chất lượng giấy sổ những năm đầu không được tốt, do đó sau một thời gian sử dụng giấy bị nhoè, cá biệt có sổ không đọc được chữ ghi trên sổ, phải đổi lại sổ. Đồng thời một số đơn vị trong quá trình quản lý sổ BHXH đã không bảo quản tốt, quản lý hồ sơ, sổ BHXH chưa chặt chẽ, có nơi còn để sổ BHXH ẩm mốc, mọt, mối xông… Để có thể thấy rõ được tình trạng cấp sổ BHXH mới và đổi sổ tại BHXH huyện Yên Lập ta quan sát bảng sau:



Bảng 4: Tình hình cấp sổ BHXH cho người lao động trên địa bàn

Huyện Yên Lập giai đoạn 2006 - 2010

Năm

Số sổ BHXH

Tỷ trọng số sổ
cấp lại trên số
sổ cấp trong năm
(%)

Cấp mới

Cấp lại

Tổng

2006

1566

348

1914

18.18

2007

1580

663

2243

29.56

2008

1494

351

1845

19.02

2009

1199

608

1807

33.65

2010

1532

442

1974

22.39

Chung

7371

2412

9783

24.66

Nguồn: BHXH huyện Yên Lập

Nhìn vào bảng trên ta thấy số sổ BHXH cấp mới và cấp lại tăng, giảm không đều qua các năm, trong đó số sổ cấp lại trên tổng số sổ cấp năm 2009 là cao nhất chiếm tới 35,65%; tiếp theo là năm 2007 với tỷ trọng là 29,56%; Năm 2010 con số này là 22,39% đứng thứ 3 và đứng thứ tư là năm 2008 với 19,02% và cuối cùng là năm 2006 có tỷ trọng là 18,18%.



  • Tổ chức thu BHXH bắt buộc:

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành, đảm bảo cho việc hình thành, tăng trưởng Quỹ BHXH và giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động. Vì vậy ngay từ đầu khi thành lập BHXH tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các đơn vị sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi tham gia BHXH đối với người lao động. BHXH các cấp trong tỉnh đã có nhiều cố gắng xây dựng kế hoạch, kiểm tra đôn đốc thu nộp BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động, nhờ đó kết quả thu năm sau đều đạt cao hơn năm trước. Trong những năm đầu thực hiện chính sách BHXH số thu đạt thấp. Năm 1996 chỉ thu được trên 14 tỷ đồng, nhưng đến năm 2010 số này đã tăng gấp hơn 5 lần (trên 80 tỷ đồng) cụ thể qua các năm như sau:

Bảng 5: Tiến độ thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2006- 2010

Năm

Số đối tượng quản lý

(Người)

Kế hoạch

(1000 đồng)

Thực hiện

(1000 đồng)

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch

(%)

Tốc độ tăng liên hoàn của số thực hiện (%)

2006

24.388

31.000.000

31.699.700

102,26

-

2007

24.462

32.500.000

33.064.801

101,74

4,31

2008

94.272

56.500.000

56.636.028

100,24

71,29

2009

92.096

60.000.000

60.201.886

100,34

6,30

2010

88.346

78.500.000

80.878.232

103,03

34,35

Nguồn: BHXH huyện Yên Lập

Như vậy, cùng với số đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng lên thì số thu BHXH hàng năm đều đạt và vượt mức kế hoạch mà Bảo hiểm xã hội Tỉnh giao từ 0,24% đến 3.03%. Cụ thể: Năm 2006 số thu đạt 31.699.700 nghìn đồng, đạt 102,26% so với kế hoạch đã đề ra; Năm 2007 số thu đạt 33.064.801 nghìn đồng, vượt kế hoạch thu là 1,74%, tăng so với năm 2006 là 4,31%; Năm 2008 số thu tăng lên một cách đột biến so với năm 2007 (56.636.028 nghìn đồng) là 71,29%, tuy vậy chỉ vượt kế hoạch thu 0,24% . Nguyên nhân là do trong năm 2008 tuyến đường Quốc lộ 32 chính thức đi vào hoạt động thu hút được lượng lớn doanh nghiệp cũng như người lao động nên số đối tượng tham gia BHXH tăng lên trong năm 2008, do đó làm cho số thu BHXH cũng tăng theo, đồng thời Chính phủ ra Nghị định 01/NĐ- CP về sửa đổi bổ sung một số điều trong Nghị định 12/CP đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đến các đối tượng người lao động. Năm 2009 tuy số đối tượng tham gia có giảm đi từ 94.272 xuống 92.096 nhưng số thu BHXH vẫn tăng lên do chuyển đổi mức lương tối thiểu từ 650.000 đồng lên 730.000 đồng nhưng do mới thực hiện nhiều đơn vị vẫn theo mức lương tối thiểu cũ nên số thu tăng chậm, chỉ vượt kế hoạch thu là 0,34%; Trong năm 2010 tỷ lệ đạt % kế hoạch là cao nhất lên tới 103,03%; vượt kế hoạch là 3,03% đó là do việc thực hiện thu BHXH theo lương mới đã đi vào ổn định, số thu BHXH năm 2010 đã tăng lên so với năm 2009 là 34,35%. Như vậy, số thu BHXH ngày càng tăng có thể được lý giải như sau:

Thứ nhất, do số doanh nghiệp ngày càng được mở rộng và số đối tượng tham gia ngày càng đông hơn khi có sự đi vào hoạt động chính thức của Quốc lộ 32 và khi thực hiện Nghị định 01 của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng đối tượng tham gia BHXH.

Thứ hai, là có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu của Nhà nước nhằm làm tăng mức sinh hoạt, đặc biệt là đối với khối hành chính sự nghiệp và khối doanh nghiệp Nhà nước thì người lao động càng làm việc lâu năm thì hệ số lương càng tăng dẫn đến mức lương trích nộp BHXH càng cao.

Ngoài ra, do thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, từng bước nâng cao nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước, có sự phối hợp giữa của cơ quan BHXH với các ban ngành liên quan như Phòng LĐTB- XH, Kho bạc Nhà nước huyện…để kịp thời đôn đốc thu nộp, kiểm tra và xử lý các sai phạm trong công tác quản lý thu nộp BHXH.

Song bên cạnh đó, do nền kinh tế tại địa phương chậm phát triển, năng lực tài chính của các Doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, mức thu nhập kinh tế bình quân thấp, bên cạnh đó nhận thức của các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp đó về BHXH còn chưa đầy đủ do vậy việc tham gia đóng BHXH thể hiện nghĩa vụ trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động và người lao động còn nhiều bất cập. Các chủ sử dụng lao động ở khu vực này thường lợi dụng kẽ hở của pháp luật để né tránh, dây dưa, nộp chậm BHXH hoặc không tham gia BHXH cho người lao động. Chúng ta hãy quan sát bảng số liệu sau để thấy được tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH huyện Yên Lập



Bảng 6: Tình hình nợ đọng tiền thu BHXH tại BHXH

huyện Yên Lập giai đoạn 2006- 2010

Năm

Số tiền nợ đọng

(1000đ)


Số tiền BHXH phải thu

(1000đ)


Tỷ lệ nợ đọng

(%)


2006

908348

11227542

8.09

2007

550800

33064801

1.67

2008

3200458

58891579

5.43

2009

406619

60069397

0.68

2010

3111416

83331212

3.73

Nguồn: BHXH huyện Yên Lập

Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình nợ đọng BHXH ở BHXH huyện Yên Lập là khá lớn và không ổn định, năm cao năm thấp. Ta thấy năm 2006 tỷ lệ đó là cao nhất chiếm tới 8,09%, số phải thu là trên 11 tỷ nhưng số còn nợ của các đơn vị đã chiếm gần 1 tỷ; năm 2009 tỷ lệ này là thấp nhất đó là do trong năm 2009 cơ quan BHXH tích cực thực hiện thanh tra kiểm tra số đơn vị còn nợ đọng và truy thu số tiền còn nợ của các đơn vị, làm cho số tiền nợ trong năm giảm đi đáng kể từ 3.200.458 nghìn đồng xuống còn 406.619 nghìn đồng. Số nợ đọng đó không chỉ có ở các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh mà còn ở các đơn vị HCSN và các doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy trước tình hình nợ đọng còn khá nhiều trong năm 2010 nên chăng BHXH huyện Yên Lập cần phải thực hiện các biện pháp để đốc thu, đồng thời tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động cũng như người sử dụng để họ tích cực đóng BHXH một cách nhanh chóng và đúng kế hoạch của BHXH Việt Nam và BHXH Tỉnh Phú Thọ đã giao cho.

2.2. Đánh giá công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH:

Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH được BHXH huyện Yên Lập rất chú trọng và quan tâm bởi vì chỉ có quản lý được đối tượng tham gia BHXH một cách chặt chẽ thì các công tác khác mới được đảm bảo thực hiện tốt. Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH đã đạt được những kết quả đáng biểu dương trong toàn ngành:

- Thứ nhất, trong công tác đăng ký tham gia BHXH thì BHXH huyện Yên Lập đã thực hiện việc hướng dẫn, quản lý việc đăng ký của đối tượng tham gia đến từng đơn vị sử dụng và từng người lao động; tiến hành thống kê phân loại đối tượng tham gia; phối hợp với chủ sử dụng lao động và các ngành chức năng có liên quan để tiến hành công tác kiểm tra, đối chiếu danh sách, số lượng người lao động thực tế tham gia BHXH theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm. BHXH tỉnh cũng đã tổng hợp, lập kế hoạch dự báo số người sẽ đăng ký tham gia BHXH, từ đó có những kế hoạch nhiệm vụ cụ thể cho công tác cấp phát sổ BHXH cho người lao động tham gia BHXH. Tuy nhiên, dù có cố gắng đến đâu cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Nhiều đơn vị sử dụng lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH nhưng vẫn chưa tham gia BHXH cho người lao động đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoặc kéo dài thời gian đăng ký để thu được khoản tiền của người lao động phục vụ cho mục đích khác. Các thông tin do người lao động, người sử dụng lao động cung cấp còn thiếu chính xác hoặc chưa đầy đủ, gây khó khăn trong quá trình quản lý đối tượng tham gia.

Còn công tác cấp phát sổ BHXH, tuy BHXH huyện Yên Lập đã tổ chức hướng dẫn kịp thời đến từng người lao động thông qua các đơn vị sử dụng lao động; phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ công chức của ngành (gọi là các chuyên quản) giám sát việc ghi sổ, cấp sổ, mở sổ theo dõi tình hình biến động sổ BHXH cho người lao động, Đồng thời giải quyết kịp thời những tồn đọng, vướng mắc trong quá trình thực hiện, tạo thành thể thống nhất trong việc quản lý đối tượng tham gia BHXH, giúp công tác này đạt hiệu quả thiết thực, bước đầu đã cơ bản hoàn thành việc cấp sổ cho các đối tượng tham gia BHXH, đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng sổ cấp. Song cơ quan BHXH huyện Yên Lập vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý dẫn đến ghi sổ sai, thiếu tiêu thức, viết tắt…; Các đơn vị sử dụng lao động không chú ý đến lưu trữ, bảo vệ sổ BHXH cho người lao động; Bên cạnh đó lại chưa có phòng chức năng cho việc lưu trữ, cấp, quản lý sổ BHXH.

- Thứ hai, công tác theo dõi, quản lý sự biến động tăng giảm đối tượng chưa được chú trọng làm ảnh hưởng đến công tác thu BHXH từ đó gây mất cân đối quỹ BHXH.

- Thứ ba, trong công tác thu BHXH: Qua phân tích ở trên cho thấy BHXH huyện Yên Lập luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch BHXH Việt Nam giao cho. Theo dõi qua các năm cho thấy công tác thu nộp BHXH đã dần dần đi vào nề nếp, nhiều cơ quan đơn vị không chỉ đóng BHXH đầy đủ và đúng hạn mà còn đóng trước cho các năm sau như: Doanh nghiệp tư nhân Mai Trang, Công ty TNHH Hùng Tâm, UBND Thị trấn Yên Lập…, Bên cạnh đó BHXH huyện Yên Lập đã kiểm soát được tình trạng nợ đọng kéo dài nhờ việc thực hiện đôn đốc thu BHXH từ những tháng đầu, quý đầu của năm, cán bộ thu xuống từng cơ sở, đơn vị thanh tra, kiểm tra nhắc nhở các đơn vị nộp tiền đúng hạn.

Để đạt được những thành tựu trên phải kể đến nhiều nhân tố thuận lợi như: Chính sách BHXH đã được Nhà nước quan tâm từ rất sớm, được thể chế bằng hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật. Chính phủ đã bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai chính sách BHXH trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong đó có huyện Yên Lập nói riêng; Bên cạnh đó là sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc BHXH huyện Yên Lập trong việc thực hiện chính sách BHXH tại Yên Lập cùng với lòng nhiệt huyết yêu nghề hết lòng phục vụ đối tượng tham gia BHXH cũng như giải quyết chế độ chính sách BHXH cho người lao động; Cuối cùng là sự kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa cơ quan BHXH huyện với các ban ngành đoàn thể của huyện đã giúp cho công tác quản lý đối tượng tham gia nói chung và công tác thu BHXH nói riêng được thực hiện theo đúng quy định.

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại vướng mắc trong công tác thu BHXH đó là:

- Còn tình trạng nợ đọng BHXH tại một số Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các chủ doanh nghiệp thường trốn tránh việc đăng ký tham gia BHXH cho người lao động, một số nơi thậm chí còn chiếm dụng tiền đóng BHXH của họ cho các mục đích kinh doanh kiếm lời của chủ doanh nghiệp.

- Bên cạnh việc trốn đóng thì có những đơn vị chỉ đóng BHXH một cách tượng trưng và đối phó bằng cách chỉ tham gia BHXH cho người lao động theo mức lương tối thiểu, không thực hiện nâng bậc lương mà tăng các khoăn chi trả ngoài lương để giảm bớt phần đóng BHXH.

- Hạn mức ngân sách thường chuyển chậm (vào tháng cuối quý) nên các đơn vị sử dụng lao động chưa đúng theo quy định, đa số doanh nghiệp địa phương làm ăn kém hiệu quả, đang tổ chức sát nhập lại hoặc cổ phần hoá doanh nghiệp nên làm gián đoạn quá trình đóng BHXH của người lao động.

Những tồn tại trên xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

- Chế tài xử phạt các hành vi vi phạm chính sách BHXH trong nhiều năm qua chưa đủ mạnh, nên nhiều doanh nghiệp thà chịu nộp phạt còn hơn là nộp đủ số tiền đóng BHXH cho người lao động.

- Có nhiều người sử dụng lao động tuy hiểu biết pháp luật nhưng lại cố tình tìm cách lách luật, nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH, cũng có nhiều doanh nghiệp là do làm ăn thua lỗ không đủ khả năng đóng BHXH cho người lao động.

- Công tác tuyên truyền tuy đã thực hiện nhưng chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp không bao quát được mọi đối tượng tham gia BHXH

- Số lượng cán bộ thu còn quá ít (9 cán bộ ở BHXH các huyện, 25 cán bộ cấp xã); hơn nữa địa bàn huyện Yên Lập lại rộng, đi lại khó khăn nên không thể thường xuyên xuống các cơ sở, đơn vị để đôn đốc nhắc nhở về tiến độ thu BHXH.

- Thứ tư, Hệ thống máy tính của BHXH huyện Yên Lập còn thiếu thốn và chưa đồng bộ, lại chưa có một quy trình quản lý đối tượng tham gia BHXH hoàn chỉnh cho hệ thống máy tính nên làm cho công tác quản lý đối tượng BHXH đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Những tồn tại và hạn chế trên đòi hỏi BHXH huyện Yên Lập cần phải có một loạt các giải pháp đồng bộ và cụ thể để có thể làm cho công tác quản lý đối tượng tham gia ngày càng được hoàn thiện hơn. Sau đây em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.




Каталог: file -> downloadfile4 -> 206
206 -> Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 6 môn thi tốt nghiệp thpt năm 2012, trong đó có môn Lịch sử. Đây là môn học được nhiều học sinh cho là “khó nuốt” nhất trong kì thi tốt nghiệp năm nay
206 -> Câu 4: Trình bày nội dung luận cương chính trị (10/1930) từ đó chỉ ra hạn chế lịch sử của cương lĩnh này?
downloadfile4 -> BÁo cáO ĐỀ TÀi kỹ thuật chuyển mạch atm
downloadfile4 -> BÀi tậP ĐẠi cưƠng hóa học hữu cơ Kiến thức cần nhớ: I. Thành phần nguyên tố
downloadfile4 -> MÔN: Phương pháp nghiên cứu khoa học Lớp: K062KT1 Thành viên nhóm: Nguyễn Thị Thu Sang 211161039 Vơ Thị Thúy Vy 211080574
downloadfile4 -> Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học lớp 8 Nguyễn Văn Hòa-thcs mỹ Quang
downloadfile4 -> Manageengine opmanager
206 -> Ào tạo hà NỘI
206 -> MÔN : HÓa học thời gian làm bài: 90 phút
206 -> CHƯƠng 1 những vấN ĐỀ CƠ BẢn về MARKETIng 1 Sự ra đời và phát triển của Marketing 1 Sự ra đời của Marketing

tải về 359.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương