Tiểu luận môn Thương mại điện tử gvhd: Đoàn Ngọc Duy Linh



tải về 2.39 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu20.01.2018
Kích2.39 Mb.
#36169
  1   2   3   4   5   6   7

Tiểu luận môn Thương mại điện tử GVHD: Đoàn Ngọc Duy Linh



DANH SÁCH NHÓM


  1. Trần Vân Anh

  2. Trương Thị Hồng Hạnh

  3. Trương Thị Thúy Hạnh

  4. Trần Thị Hảo

  5. Phạm Thị Thu Hảo

  6. Nguyễn Thị Trúc Linh

  7. Lê Thị Kim Ngân

  8. Thipphasone Phouangchanh

  9. Ninh Hoàng Yến


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

MỤC LỤC

Trang


Danh sách nhóm 01

Nhận xét của Giảng viên 02

Mục lục 03

Lời mở đầu 05



Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 06

1.1 Khái niệm Thương mại điện tử 06

1.1.1 Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp 06

1.1.2 Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa rộng 06

1.2 Các loại hình chủ yếu của Thương mại điện tử 07

1.2.1B2B (Business to Business) 07

1.2.2 B2C (Business to Customer) 08

1.2.3 C2C (Customer to Customer) 08

1.2.4 B2G (Business to Government) 08

1.3 Lợi ích và thách thức của Thương mại điện tử 09

1.3.1 Lợi ích 09

1.3.2 Thách thức 13

1.4 Ảnh hưởng của Thương mại điện tử 14

1.4.1 Tác động đến hoạt động marketing 14

1.4.2 Thay đổi mô hình kinh doanh 15

1.4.3 Tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh 16



Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG VIỆC ĐẶT VÉ MÁY BAY TRỰC TUYẾN CỦA

HÃNG HÀNG KHÔNG JETSTAR PACIFIC 17

2.1 Giới thiệu về Công ty 17

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 20

2.1.2 Thành tựu 22

2.2 Thực trạng việc áp dụng thương mại điện tử trong việc

quảng bá thương hiệu 23

2.2.1 Quảng cáo trên mạng 23

2.2.2 Kinh doanh 24

2.3 Quy trình đặt vé và thay đổi thông tin khi đặt vé trực tuyến 25

2.3.1 Quy trình đặt vé trực tuyến 25

2.3.2 Các hình thức thanh toán online khi đặt vé 31

2.3.3 Quy trình thay đổi ngày bay, giờ bay trực tuyến 36



Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ CỦA ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG VIỆC

ĐẶT VÉ MÁY BAY TRỰC TUYẾN CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG JETSTAR PACIFIC. 40

3.1 Về quảng cáo 40

3.2 Về các phương thức thanh toán trực tuyến 40

3.2.1 Thanh toán bằng thẻ tín dụng 40

3.2.2 Thanh toán bằng Phiếu thanh toán 41

3.2.3 Thanh toán bằng Thẻ nội địa và máy ATM 41

Kết luận 42

Tài liệu tham khảo 43
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước ngày càng phải không ngừng đỏi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó, khái niệm về Thương Mại Điện Tử (TMĐT) dần dần được mọi người quan tâm và biết đến nhiều hơn. Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT, nó là công cụ hổ trợ thương mại truyền thông, giúp doanh nghiệp trong việc marketing và tìm kiếm khách hàng với chi phí thấp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

Hàng không là một trong những ngành đang phát triển tiềm năng của nước ta. Nếu đưa thương mại điện tử ứng dụng vào quá trình phát triển thì sẽ đem lại sự thành công lớn cho ngành . Nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng việc áp dụng thương mại điện tử trong việc đặt vé máy bay trực tuyến của hãng hàng không Jetstar Pacific”



Tuy nhiên, vì kiến thức còn hạn chế, thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để bài viết hoàn thiện hơn.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

    1. Khái niệm Thương mại điện tử (e-commerce)

      1. Khái niệm Thương mại điện tử (TMĐT) theo nghĩa hẹp

  • Theo định nghĩa tại Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương (1997), TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.

  • TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn đến việc chuyển giao giá trị, thông qua các mạng viễn thông ( EITO, 1997).

  • Theo sách Thương mại điện tử, nhà xuất bản Giao thông vận tải, do Nguyễn Duy Quang và Nguyễn Văn Khoa soạn: TMĐT là việc thực hiện mua bán hàng hóa, dịch vụ với sự trợ giúp của viễn thông và các thiết bị viễn thông.

  • Theo Cục thống kê Hoa Kỳ (2000), TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào , thông qua một mạng máy tính làm trung gian, có bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ.

  • Vậy, theo nghĩa hẹp TMĐT được hiểu là hoạt động thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng internet.

      1. Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng

Một cách tổng quát, TMĐT là toàn bộ quy trình và các hoạt động kinh doanh sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hóa, liên lạc đến các tổ chức hay cá nhân.

  • TMĐT, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), là bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng, phân phối sản phẩm và thanh toán trên mạng internet, được giao nhận trực tiếp hay giao nhận qua internet dưới dạng số hóa.

  • Liên minh châu Âu (EU) định nghĩa TMĐT là toàn bộ các giao dịch thương mại thông qua mạng viễn thông và các phương tiện điện tử, bao gồm TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hóa hữu hình) và TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hóa vô hình). Ngoài ra, TMĐT còn bao gồm chuyển tiền điện tử (electronic fund transfer), mua bán cổ phiếu điện tử (electronic share trading), vận đơn điện tử (electronic bill of lading), đấu giá thương mại (commercial auction), hợp tác thiết kế và sản xuất, tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến, mua sắm trực tuyến, marketing trực tuyến, dịch vụ khách hàng hậu mãi.

  • Theo tổ chức OECD, TMĐT bao gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân, dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện được số hóa thông qua các mạng mở (như Internet) hoạc các mạng đóng thông với mạng mở (như AOL).

  • TMĐT phản ánh theo chiều ngang là việc thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử; phản ánh theo chiều dọc bao gồm cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT, các thông điệp. các quy tắc cơ bản và đặc thù, các ứng dụng (Tổ chức Liên Hiệp Quốc).

    1. Các loại hình chủ yếu của Thương mại điện tử

Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra các loại hình phổ biến như sau:

1.2.1 B2B (Business to Business)

Là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C.

Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng ( Đặc biệt chu trình đặt hàng mua hàng), quản lý kho hàng (Chu trình quản lý đặt hàng gửi hàng-vận đơn), quản lý phân phối (đặc biệt trong việc chuyển gia các chứng từ gửi hàng) và quản lý thanh toán (ví dụ hệ thống thanh toán điện tử hay EPS).

1.2.2 B2C (Business to Customers)

Là thương mại trên internet giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử.

Đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu: Thương mại điện tử B2C là việc một doanh nghiệp dựa trên mạng internet để trao đổi các hang hóa dịch vụ do mình tạo ra hoặc do mình phân phối. 

1.2.3 C2C (Customers to Customers)

Thương mại điện tử khách hàng tới khách hàng C2C đơn giản là thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng.

Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty/ doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Có lẽ đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới.

1.2.4 B2G (Business to Government)

Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định nghĩa chung là thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ. Hình thái này của thương mại điện tử có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc.

Ngoài ra, còn có loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân (G2C - Government to Customers). Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v...

1.3 Lợi ích và thách thức của Thương mại điện tử

1.3.1 Lợi ích

Mặc dù hiện nay Thương mại điện tử mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các hoạt động kinh tế, nó đã và đang góp phần đẩy mạnh các quá trình thương mại thông thường và mở ra các cách làm ăn mới, các cách tổ chức công việc mới. Thương mại điện tử là để phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các quá trình cạnh tranh giá, đặc biệt là việc sử dụng intelligent agents. Lợi ích của Thương mại điện tử được thể hiện ở các điểm sau:



1.3.1.1 Đối với các doanh nghiệp

  • Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận nhà cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.

  • Cải thiện hệ thống phân phối:giảm lượng hàng lưu kho và độ chậm trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng.

  • Vượt giới hạn về thời gian:việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.

  • Sản xuất hàng theo yêu cầu:còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, ví dụ như hãng Dell Computer Corp.

  • Mô hình kinh doanh mới: các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.

  • Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.

  • Giảm chi phí sản xuất:giảm chi phí giấy tờ, chi phí thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.

  • Giảm chi phí giao dịch: Nhờ có Thương mại điện tử thời gian giao dịch giảm đáng kể và chi phí giao dịch cũng giảm theo. Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 70% so với giao dịch qua fax và bằng 5% so với giao dịch qua bưu điện . Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch thông qua bưu điện. Chi phí thanh toán điện tử cũng giảm ngoài sức tưởng tượng.

  • Giảm chi phí mua sắm: thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%).

  • Củng cố quan hệ khách hàng: thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.

  • Thông tin cập nhật: mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.

  • Chi phí đăng ký kinh doanh: một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng và trên thực tế, do đặc thù riêng biệt nên việc thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

  • Quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp: chỉ với từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng mỗi tháng, doanh nghiệp có thể đưa thông tin quảng bá đến với người xem trên khắp thế giới.

  • Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: với Thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho khách hàng chọn mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v… Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp các công cụ để làm hài lòng khách hàng,

  • Tăng doanh thu: với Thương mại điện tử, đối tượng khách hàng của doanh nghiệp giờ đây không còn bị giới hạn về mặt địa lý. Doanh nghiệp không chỉ có thể bán hàng cho cư dân trong địa phương, mà còn có thể bán hàng trong toàn bộ Việt Nam hoặc bán ra toàn cầu.

  • Giảm chi phí hoạt động: với Thương mại điện tử, DN không phải chi nhiều cho việc thuê mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, kho chứa...

  • Lợi thế cạnh tranh: kinh doanh trên mạng là “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi đây, doanh nhân tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị v.v…

  • Các lợi ích khác: nâng cao uy tín, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, tăng khả năng tiếp cận thông tin; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.

1.3.1.2 Đối với người tiêu dùng

  • Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc trên khắp thế giới.

  • Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ:Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.

  • Giá thấp hơn:do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất.

  • Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet.

  • Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh).

  • Đấu giá: mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.

  • Đáp ứng mọi nhu cầu”: khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng.

  • Thuế: trong giai đoạn đầu của Thương mại điện tử, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng.

1.3.1.3 Đối với xã hội

Mặc dù lúc đầu chỉ là một hiện tượng kinh tế, Thương mại điện tử nay đã trở thành bộ phận của một quá trình cải biến xã hội rộng lớn hơn nhiều trên nền tảng của xu thế toàn cầu hoá, của quá trình dịch chuyển tới nền kinh tế dựa trên cơ sở tri thức và thông tin, với công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin...) biến chuyển nhanh chóng, thời gian từ nghiên cứu đến ứng dụng ngày càng rút ngắn. Có ít nhất hai yếu tố xã hội dùng để xem xét trình độ phát triển và hiệu quả của Thương mại điện tử: (i) khả năng liên kết bởi Thương mại điện tử, các điều kiện và hệ quả (ví dụ, thu nhập và thời gian), (ii) niềm tin.

Các điều kiện sử dụng Internet và mạng máy tính ảnh hưởng tới mức độ chấp nhận Thương mại điện tử của xã hội và cña nền kinh tế, đặc biệt là các điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Các nghiên cứu được tiến hành ở nhiều nước cho thấy cã sù liên hệ tích cực giữa sử dụng công nghệ thông tin (sử dụng máy tính và Internet) và thu nhập - nói chung người có sử dụng công nghệ thông tin có thu nhập cao hơn so với người không sử dụng hoặc ít sử dụng công nghệ thông tin. Ng­ược lại, những người có thu nhập cao hơn thường sử dụng máy tính và Internet thường xuyên hơn những người có thu nhập thấp. Thương mại điện tử giúp giảm thời gian giao dịch, dẫn tới một số thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh tế và xã hội.


  • Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.

  • Nâng cao mức sống: nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người. Thương mại điện tử làm tăng thêm lòng tin của người dân, tạo điều kiện cho các dịch vụ khác phát triển.

  • Lợi ích cho các nước nghèo: những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và Thương mại điện tử. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào tạo qua mạng.

  • Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế.... là các ví dụ thành công điển hình.

1.3.2 Thách thức

Có thể chia các thách thức của Thương mại điện tử thành hai nhóm, nhóm mang tính kỹ thuật và nhóm mang tính thương mại. Theo nghiên cứu của CommerceNet (commerce.net), 10 rào cản lớn nhất của Thương mại điện tử theo thứ tự là:



  1. An toàn

  2. Sự tin tưởng và rủi ro

  3. Thiếu nhân lực về Thương mại điện tử

  4. Văn hóa

  5. Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng thực còn hạn chế)

  6. Nhận thức của các tổ chức về Thương mại điện tử

  7. Gian lận trong Thương mại điện tử (thẻ tín dụng...)

  8. Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng

  9. Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống

  10. Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về Thương mại điện tử

1.3.2.1 Cản trở về kỹ thuật

  • Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.

  • Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người sö dông, nhất là trong Thương mại điện tử.

  • Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển

  • Khó khăn khi kết hợp các phần mềm Thương mại điện tử với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống

  • Cần có các máy chủ Thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư

  • Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao

  • Thực hiện các đơn đặt hàng trong Thương mại điện tử đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn

1.3.2.2 Cản trở về thương mại

  • An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia Thương mại điện tử

  • Thiếu lòng tin vào Thương mại điện tử và người bán hàng trong Thương mại điện tử do không được gặp trực tiếp

  • Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ

  • Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để Thương mại điện tử phát triển

  • Các phương pháp đánh giá hiệu quả của Thương mại điện tử còn chưa đầy đủ, hoàn thiện

  • Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian

  • Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian

  • Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi)

  • Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của Thương mại điện tử

1.4 Ảnh hưởng của Thương mại điện tử

1.4.1 Tác động đến hoạt động marketing

  • Nghiên cứu thị trường: Một mặt Thương mại điện tử hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường truyền thống, một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn sâu được thực hiện trực tuyến thông qua Internet; hoạt động điều tra bằng bảng câu hỏi được thực hiện qua công cụ webbased tiện lợi, nhanh và chính xác hơn.

  • Hành vi khách hàng:Hành vi khách hàng trong Thương mại điện tử thay đổi nhiều so với trong thương mại truyền thống do đặc thù của môi trường kinh doanh mới. Các giai đoạn xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa chọn, hành động mua và phản ứng sau khi mua hàng đều bị tác động bởi Internet và Web.

  • Phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu: Các tiêu chí để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý... được bổ sung thêm bởi các tiêu chí đặc biệt khác của Thương mại điện tử như mức độ sử dụng Internet, thư điện tử, các dịch vụ trên web...

  • Định vị sản phẩm: Bên cạnh các tiêu chí để định vị sản phẩm như giá rẻ nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất, việc định vị sản phẩm ngày nay còn được bổ sung thêm những tiêu chí riêng của Thương mại điện tử như nhiều sản phẩm nhất, đáp ứng nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp nhanh nhất ...

  • Các chiến lược marketing hỗn hợp: Bốn chính sách của marketing là sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng bị tác động của Thương mại điện tử. Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn, nhiều ý tưởng mới hơn nhờ sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng.Việc định giá cũng chịu tác động của Thương mại điện tử khi doanh nghiệp tiếp cận được thị trường toàn cầu, đồng thời đối thủ cạnh tranh và khách hàng cũng tiếp cận được nguồn thông tin toàn cầu đòi hỏi chính sách giá toàn cầu và nội địa cần thay đổi để có sự thống nhất và phù hợp giữa các thị trường. Việc phân phối đối với hàng hóa hữu hình và vô hình đều chịu sự tác động của Thương mại điện tử, đối với hàng hóa hữu hình quá trình này được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hơn; đối với hàng hóa vô hình, quá trình này được thực hiện nhanh hơn hẳn so với thương mại truyền thống. Đặc biệt hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt bậc nhờ tác động của Thương mại điện tử với các hoạt động mới như quảng cáo trên website, quảng cáo bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7...

1.4.2 Thay đổi mô hình kinh doanh

Việc xuất hiện Thương mại điện tử đã dẫn đến trào lưu hàng loạt doanh nghiệp phát triển các mô hình kinh doanh từ truyền thống sang mô hình kinh doanh Thương mại điện tử như các Công ty Ford Motor, Dell Computer Corp… Bên cạnh đó cũng đã hình thành các sàn giao dịch điện tử dạng B2B.

Với Ford, việc áp dụng Thương mại điện tử vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đã giúp công ty giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng hoá. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.


  • Với Dell Computer Corp, áp dụng Thương mại điện tử trong các chiến lược thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty như lôi kéo các khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, sản xuất hàng theo yêu cầu (được biết đến dưới tên gọi “chiến lược kéo”), v.v..

  • Với mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công từ việc tạo ra các lợi thế và giá trị mới cho khách hàng bằng Thương mại điện tử.

1.4.3 Tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

Các hãng sản xuất lớn nhờ ứng dụng Thương mại điện tử có thể giảm chi phí sản xuất đáng kể. Có thể phân tích một số mô hình để thấy rõ hiệu quả của Thương mại điện tử trong sản xuất. Hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử được hình thành và phát triển mở ra cơ hội mới cho cả các ngân hàng và khách hàng như Internet banking, thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến, thanh toán bằng thẻ thông minh, mobile banking, ATM... hoạt động vận tải, bảo hiểm. Đặc biệt, đối với hoạt động ngoại thương, Thương mại điện tử có những tác động hết sức mạnh mẽ do đặc thù của Internet là rộng lớn trên toàn cầu, rất phù hợp với các giao dịch thương mại quốc tế. Mọi hoạt động trong quy trình kinh doanh quốc tế đều chịu tác động của Thương mại điện tử.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG TMĐT TRONG VIỆC ĐẶT VÉ MÁY BAY TRỰC TUYẾN CỦA

HÃNG HÀNG KHÔNG JETSTAR PACIFIC.

2.1 Giới thiệu về công ty

Jetstar hoạt động theo tiêu chí chung của toàn mạng lưới là cung cấp giá vé rẻ mỗi ngày nhằm giúp khách hàng tiếp cận với việc di chuyển bằng đường hàng không. Bằng nỗ lực cung cấp cho hành khách giá rẻ mỗi ngày, Jetstar mang sứ mệnh giúp mọi người ngày càng được bay thường xuyên hơn, đồng thời tạo cơ hội du lịch bằng đường hàng không cho tất cả những ai trước đây được xem là không đủ khả năng để đi lại bằng máy bay.

Tập đoàn Jetstar thuộc chủ sở hữu Qantas có mặt tại các quốc gia như Úc và New Zealand, Express Ground Handling và các công ty cổ phần khác bao gồm Jetstar Asia và Valuair tại Singapore, Jetstar Pacific tại Việt Nam. Jetstar Asia/ Valuair có 51% cổ phần của Công ty trách nhiệm hữu hạn Westbrook Investerment Pte (Westbrook) và 49% cổ phần của Qantas. Jetstar Pacific tại Việt Nam có 27% cổ phần của Qantas và những cổ đông lớn khác như Tổng công ty kinh doanh và đầu tư vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty du lịch Saigon Tourist và Ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc của Jetstar Pacific.

Hiện có trên 1900 chuyến bay mỗi tuần được tâp đoàn Jetstar khai thác tại 15 quốc gia, phục vụ cho hơn 50 thị trường tại khu vực Châu Á và Châu Á Thái Bình Dương. Và có khoảng 7,000 nhân viên đang trực tiếp làm việc cho Jetstar tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ông Bruce Buchanan hiện là tổng giám đốc điều hành của Jetstar.



  • Về Jetstar Úc

Trụ sở chính của Jetstar đặt tại Melbourne (Úc), đây là một phần chiến dịch trong chiến lược phát triển hai thương hiệu lớn của tập đoàn Qantas trong thời gian sắp tới. Jetstar Airways là một công ty con hoàn toàn thuộc sở hữu của tập đoàn Qantas, với chuyến bay giá rẻ đầu tiên khai thác tại Úc vào tháng 5 năm 2004. Jetstar là một hãng hàng không giá rẻ của Úc, dẫn đầu về vé rẻ với 19 điểm đến trong nội địa Úc và 11 điểm đến quốc tế đường dài và đường ngắn.Ban đầu Jetstar khai thác 14 điểm đến dọc theo bờ biển phía đông nước Úc, hiện nay con số ấy tăng lên gấp 4 lần và hy vọng trong 5 năm tới Jetstar sẽ phát triển gấp 10 lần quy mô hiện nay. Đội bay của Jetstar Úc bao gồm 44 chiếc máy bay (tính đến ngày 30 tháng 06 năm 2009), bao gồm 33 chiếc máy bay Airbus A320( 177 ghế ngồi), 5 Airbus A321 (214 ghế ngồi) và 6 chiếc Airbus A330-200 (303 ghế ngồi cho hai hạng).

Hiện nay Jetstar là hãng hàng không lớn thứ 3 (thị trường nội địa) và là hãng hàng không quốc tế lớn thứ 5 có khả năng chia sẻ các tuyến đường quốc tế ra và vào nước Úc, đồng thời hỗ trợ tập đoàn Qantas, hãng hàng không nội địa và quốc tế lớn nhất của Úc.Các công ty con khác bao gồm Jetstar Airways (New Zealand) và Express Ground Handling.



  • Về Jetstar New Zealand

Jetstar New Zealand thuộc sở hữu của Jetstar. Jetstar New Zealand khai thác trên 84 chuyến bay nội địa khứ hồi hàng tuần giữa Aukland, Christchurch, Wellington và Queenstown. Các chuyến bay nội địa được phục vụ bắt đầu từ ngày 10 tháng 6 năm 2009. Đội bay hiện tại gồm 6 chiếc Airbus A320 đang hỗ trợ Jetstar trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh tại New Zealand. Jetstar bắt đầu khai thác bay vùng Tasman từ tháng 12 năm 2005 và khai thác 42 chuyến bay khứ hồi mỗi tuần từ New Zealand. Bao gồm các chuyến bay từ Christchurch đến Sydney, Melbourn, Brisbane và Gold Coast, và từ Auckland đến Sydney và Gold Coast. Mọi hoạt động đều được cấp Chứng chỉ khai thác hàng không Úc của Jetstar (AOC). Ông Bruce Buchanan cũng giám sát Jetstar New Zealand trong hoạt động khai thác.

  • Về Jetstar / Valuair tại Singapore

Jetstar Asia và Valuair hoạt động trên nguyên tắc chung của tập đoàn Jetstar là cung cấp giá rẻ mỗi ngày tại hầu hết các điểm nghỉ mát phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Jetstar Asia bắt đầu vận hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2004 với chuyến bay đầu tiên cất cánh vào ngày 13 tháng 12 năm 2004 đến Hồng Kông, 1 trong những điểm đến được khai thác đầu tiên từ Singapore. Đây là một bước phát triển của hãng sau 6 tháng kể từ khi chuyến bay nội địa đầu tiên tại Úc được khai thác. Không như Jetstar tại Australia với toàn bộ cổ phần của tập đoàn Qantas, Jetstar Asia có cổ đông chính tại Singapore, đươc quản lý bởi Westbrook (51%) và tập đoàn Qantas nắm 49% cổ phần.Bà Chong Phit Lian hiện là Tổng giám đốc điều hành. Ông Choo Teck Wong (Ông Dennis Choo), chủ Westbrook là Chủ tịch hội đồng quản trị của Newstar.Từ Singapore, Jetstar và Valuair bay đến 17 điểm của 10 quốc gia bao gồm Bangkok, Thành phố Hồ Chí Minh, Hồng Kông, Macau, Kuala Lumpur, Kota Kinabalu, Kuching, Penang, Siem Reap, Phnom Penh, Manila, Taipei, Yangon, Bali, Jakarta, Medan và Surabaya với đội bay gồm 7 chiếc Airbus A320.

  • Về Jetstar Pacific tại Vietnam

Jetstar Pacific là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam, được chuyển đổi từ Pacific Airlines vào tháng 5 năm 2008. Jetstar Pacific có 27% cổ phần của tập đoàn Qantas, phần còn lại là của các cổ đông Việt Nam khác như Tổng công ty liên doanh và đầu tư vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty du lịch Saigon Tourist. Jetstar Pacific hiện đang khai thác đội bay gồm 5 chiếc Boeing 737 và một Airbus A320 với 6 điểm đến nội địa Việt Nam. Jetstar Pacific bắt đầu hoạt động từ năm 2007 với 18% cổ phần của tập đòan Qantas, dựa trên Hợp đồng thương hiệu và Hợp đồng dịch vụ doanh nghiệp giữa Pacific Airlines và Jetstar Airways.Tập đoàn Qantas hiện có dự định tăng cổ phần lên mức tối đa là 30% vào năm 2010.

Hiện nay Jetstar Pacific đang khai thác mạng lưới các chuyến bay nội đia Việt Nam bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Hải Phòng.



2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

2.1.1.1 Lịch sử hình thành

Hãng được thành lập vào năm 1991 với tên gọi Pacific Airlines và bắt đầu hoạt động năm 1992. Hiện tại, các cổ đông của Jetstar Pacific bao gồm : Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Qantas, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist) và ông Lương Hoài Nam (Tổng giám đốc).

Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam từng là cổ đông lớn nhất nắm giữ 86,49% cổ phần của Jetstar Pacific. Theo một quyết định của Thủ tướng Việt Nam tất cả số cổ phần của Vietnam Airlines trong công ty này đã được chuyển cho Bộ Tài chính vào tháng 1 năm 2005 và sau đó cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Đây là hãng hàng không không thuộc sở hữu nhà nước đầu tiên được thành lập tại Việt Nam sau khi luật được sửa đổi cho phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không trong nước. Tính đến thời điểm này, Jetstar Pacific là hãng hàng không lớn thứ hai trong nước.

Năm 2005, Pacific Airlines (Jetstar Pacific) đã tích cực tái cơ cấu lại, cắt bớt đường bay không hiệu quả (tuyến Đà Nẵng – Hồng Kông, TP. Hồ Chí Minh - Đài Bắc, TP.Hồ Chí Minh - Cao Hùng) và đàm phán lại để giảm chi phí thuê máy bay. Nhờ đó hãng đã phần nào giảm được các khoản lỗ.

Ngày 26/4/2007,tập đoàn Qantas - Australia đã ký kết Hợp đồng đầu tư với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về việc mua 30% cổ phần của Pacific Airlines (Jetstar Pacific) để trở thành cổ đông chiến lược vì họ muốn hãng hàng không giá rẻ của riêng mình là Jetstar Airways có địa điểm đặt chân vào Châu Á.Tính đến nay, Jetstar Pacific chiếm 10% thị phần vận chuyển hành khách trên tuyến bay chính của họ giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và chiếm tổng cộng 5% thị trường hàng không nội địa.Jetstar Pacific là hãng hàng không duy nhất của Việt Nam không sử dụng vé, cung cấp 100% vé điện tử và thanh toán bằng thẻ tín dụng trên mạng qua website của họ cũng như dịch vụ giữ chỗ qua điện thoại 24/24 7/7 cho khách hàng qua hai trung tâm 39.550.550 của họ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với những người không sở hữu thẻ tín dụng, hơn 200 đại lý trên toàn Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ đặt chỗ và bán vé.



2.1.1.2 Quá trình phát triển

Công ty Hàng không Cổ phần Jetstar Pacific Airlines (Jetstar Pacific Airlines Joint Stock Aviation Company), hoạt động với tên gọi Jetstar Pacific, là một hãng hàng không giá rẻ có trụ sở tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hãng điều hành các dịch vụ bay chở hành khách và hàng hoá tới các điểm đến trong nước và quốc tế. Hãng này hiện đang trải qua giai đoạn tái cơ cấu sở hữu và rà soát lại toàn bộ hoạt động. Ngày 26/4/2007 Hãng hàng không quốc gia Australia - Qantas Airways đã mua 30% cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược và hỗ trợ để hãng này hoạt động và phát triển theo mô hình hàng không giá rẻ giống Jetstar (Jetstar cũng là hãng hàng không giá rẻ do Qantas Airways điều hành và đã thành công trong nhiều năm qua. Ngày 23.05.2008, hãng này đã chính thức đổi tên và biểu tượng, từ Pacific Airlines trở thành hãng hàng không Jetstar Pacific, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam.

2.1.2 Thành tựu

Trong những năm vừa qua, Jetstar rất tự hào khi được khách hàng biết đến như là người tiên phong trong việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến, đồng thời là hãng hàng không cung cấp cho hành khách giá vé máy bay thấp nhất tại Úc và khu vực Châu Á Thái Bình Dương.



Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương