Tiểu luận giữa học kỳ IV môN: LỊch sử việt nam


NỘI DUNG I. Khái quát quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam đến thế kỷ thứ X



tải về 1.92 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích1.92 Mb.
#51030
1   2   3   4   5   6
PHẬT GIÁO VIỆT NAM THẾ KỶ THỨ X
SƯ ÔNG THÍCH TRÍ TỊNH BIẾT TRƯỚC VÃNG SANH 07 NGÀY

NỘI DUNG

I. Khái quát quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam đến thế kỷ thứ X


1. Từ trước Mâu Tử đến sự ra đời chùa Khai Quốc nước Vạn Xuân

Phật giáo truyền vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ đầu công nguyên, theo hai con đường[1]. Thứ nhất, theo đường bộ, từ Ấn Độ truyền bá vào Trung Quốc theo “con đường tơ lụa”, rồi từ đó truyền vào Việt Nam. Thứ hai, đường biển từ Ấn Độ theo các thương thuyền dọc bờ biển Đông Dương, Nam Dương (Ma-lai-xi-a); theo đường này, đạo Phật qua Srilanka, , Java (In-đô-nê-xi-a), Phù Nam, Champa, rồi truyền vào Việt Nam thời cổ xưa.

Trung tâm Luy Lâu tại Giao Châu chính là một trong ba trung tâm Phật giáo thời Đông Hán cùng với Lạc Dương (kinh đô nhà Hán) và Bành Thành ở hạ lưu sông Trường Giang. Trong đó, có ý kiến cho rằng trung tâm Luy Lâu hình thành sớm hơn cả[2]. Từ thế kỷ thứ II, tại Giao Châu đã thành lập những tăng đoàn, dịch kinh Phật, xây dựng chùa và sáng tác sách nói về kinh Phật. Những kinh điển Phật giáo đầu tiên được phiên dịch tại Giao châu là Tứ thập nhị kinh và Lý hoặc luận. Phật giáo xứ này, có tinh thần hòa đồng với các tín ngưỡng dân gian[3] và các tôn giáo khác như Nho giáo và Đạo giáo[4]. Những nhà truyền giáo nổi tiếng giai đoạn này, như: Khâu Đà La, Chi Cương Lương, Ma Ha Kỳ Vực, v.v... Trong ba tôn giáo này, Phật giáo phát triển và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thời kỳ Bắc thuộc[5][6]. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, lý giải cho rằng: Phật giáo đến bằng con đường hòa bình và dung hòa với văn hóa, cũng như tín ngưỡng dân gian nơi bản địa; không giống như Nho giáo du nhập bằng con đường chinh phạt cưỡng bức áp đặt máy móc[7].

Ngoài Phật giáo du nhập từ Ấn Độ ở giai đoạn lân cận những năm đầu Tây lịch (sơ khai cho đến Mâu Tử và Khương Tăng Hội), Giao Châu còn chịu sự ảnh hưởng của hai phái Phật giáo Thiền tông từ Trung Quốc là Tỳ-ni-đa-lưu-chi (580.TL) và Vô Ngôn Thông (năm 820.TL) với tổ chức hoạt động có bài bản hơn ban đầu. Do đó, làm cơ sở cho sự phát triển của Phật giáo tại Việt Nam sau này, mà đỉnh điểm là Phật giáo thời Lý-Trần. Nhiều cao tăng người Việt từng sang kinh đô Trường An giảng kinh cho các vua Đường, có khi sang Ấn Độ và các nước Nam Hải[8]. Phật giáo tại Giao châu gắn liền với tín ngưỡng dân gian, được dân gian hóa và phong tục hóa, thể hiện được tâm lý, lòng mong ước và thế giới quan của người nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng thời bấy giờ[9], tiểu biểu là tín ngưỡng thờ Tứ Pháp của vùng Dâu. Điều đặc biệt, Phật giáo vào đến Việt Nam không những làm mất địa vị độc tôn của Nho giáo văn minh Trung Hoa, mà còn thu hút hầu hết thiện cảm của người Việt nhờ tính chất dung hòa của giáo lý Phật giáo, theo Lê Văn Siêu xem Phật giáo đến Giao châu là điều may mắn cho dân tộc Việt và coi đây là một yếu tố làm cho dân tộc Việt không bị hoàn toàn đồng hóa bởi chính sách cai trị của Trung Hoa thời Bắc thuộc[10]. Từ sau khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại năm vào năm 43 Tây lịch, đất Giao Chỉ một lần nữa trở thành thuộc địa của nhiều triều đại Trung Hoa[11], gần hơn ngàn năm Bắc thuộc có một vài thời điểm giành và giữ được độc lập[12]. Trong giai đoạn này, đạo Phật nơi đây phát triển mạnh mẽ hơn, xuất hiện nhiều tông phái, với nhiều cao tăng, như:

Mâu Tử (hay Mâu Bác), sống khoảng thế kỷ thứ II-III Tây lịch. Mặc dù, Giao Chỉ nội thuộc nhà Hán nhưng ở quá xa và vì phong tục văn hóa khác biệt với người Hán nên thư tịch Trung Hoa kể cả Hậu Hán Thư, hầu như không hề đề cập đến. Tác phẩm đạo Phật đầu tiên “Lý Hoặc Luận” bằng Hán tự lại được viết tại Giao Chỉ vào năm 189 Tây lịch (có tài liệu ghi năm 198 Tây lịch), ông học tinh thông cả Nho-Lão và Phật giáo và cư ngụ tại Giao Chỉ, cũng là một Phật tử rất thuần thành[13].

Khương Tăng Hội, sống tại Giao Chỉ khoảng thế kỷ thứ III công nguyên. Một vài ý kiến học giả xem ông là thiền sư đầu tiên của Việt Nam, vì tư tưởng "Thiền" của ông có khác biệt với phương pháp “Thiền” của Bồ Đề Đạt Ma truyền sang sau thời của ông (ông sinh trước tới hai thế kỷ), Tỳ-ni-đa-lưu-chi truyền sang vào năm 580). Ông biên tập nhiều kinh sách đem sang Đông Ngô truyền đạo, bấy giờ là thời kỳ Tam quốc và để lại dấu ấn nổi bậc chốn này[14].

Trong thời kỳ Bắc thuộc, Phật giáo là tôn giáo phát triển nhất và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất[15][16], do Phật giáo truyền đạo bằng con đường hòa bình, không đến bằng con đường chinh phạt cưỡng bức giống như Nho giáo[17]. Sang thời kỳ độc lập tự chủ ban đầu cũng vậy, Phật giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất, có vai trò quốc giáo[18][19]. Phật giáo hòa quyện và gắn liền với tín ngưỡng dân gian, được dân gian hóa và phong tục hóa, không mang tính áp đặt hay triệt tiêu tín ngưỡng của bản địa. Cụ thể, Phật giáo thể hiện tâm lý, lòng mong ước và thế giới quan của người nông dân trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng[20], Phật giáo không chống lại các tục thờ cúng trong đời sống xã hội và tâm lý dân tộc nơi được truyền đến, nên được chấp nhận khá dễ dàng[21]. Phật giáo chi phối đời sống tinh thần, cũng như tâm linh từ trong cung đình đến các thôn làng, từ tầng lớp thống trị đến tầng lớp lao động nghèo khổ, tạo thành một đặc trưng văn hóa, lịch sử thế kỷ X và còn kéo dài sự ảnh hưởng đến hết thời nhà Trần.

2. Sự du nhập các dòng thiền Trung Quốc trước thế kỷ X


Trong giai đoạn thuộc Đường, sự truyền bá Nho giáo phát triển nhờ vào hệ trường học được mở nhiều hơn trước, đã giúp cho các tầng lớp hào trưởng người Việt có sự tiếp thu văn hóa Trung Hoa[22], tuy nhiên vẫn chưa bao giờ phát triển rực rỡ hay thành tựu nơi xứ Giao Châu này[23]. Đến khi thời Tự chủ, các triều Ngô - Đinh – Tiền Lê, vị trí và vai trò của Nho giáo vẫn không cao hơn. Bởi vì, ý thức hệ của Nho giáo đối với tầng lớp quan lại cai trị phương Bắc không có vị trí lớn trong xã hội, cũng như tầng lớp nho sĩ không có vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền các triều đại ở giai đoạn này[24].

Hai thiền phái Phật giáo Thiền tông du nhập từ Trung Quốc là Tỳ-ni-đa-lưu-chi (580 CN) và Vô Ngôn Thông (820CN) tiếp tục phát triển chính trong thời kỳ này. Thiền phái Tỳ ni đa lưu chi có những nhà sư nổi tiếng như Đinh La Quý, Đỗ Pháp Thuận, Nguyễn Vạn Hạnh, thường sử dụng phù chú Mật giáo và Thiền phái Vô Ngôn Thông có các nhà sư nổi tiếng như Nguyễn (Lý) Vân Phong (Chủ Phong thiền sư), Khuông Việt (Ngô Chân Lưu, con của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập)[25], Đa Bảo (lúc Lý Công Uẩn còn nhỏ tuổi đã được Đa Bảo tiên đón sau sẽ làm vua). Các cột kinh Phật ở kinh đô Hoa Lư được Nam Việt Vương Đinh Liễn cho khắc[26], thể hiện nội dung các kinh Mật giáo thực hành trì chú phổ biến nhiều nơi, vì Mật giáo chấp nhận sự tồn tại của thần linh, nên có thờ Phật và thờ thần, có tụng kinh và đọc chú. Yếu tố Mật giáo thường do các nhà sư sang học tại Ấn Độ hoặc được truyền từ Chiêm Thành lên. Vua Lê Hoàn từng tin dùng nhà sư Ma Ha Ma Da là người Chiêm Thành, Thiền phái Vô Ngôn Thông còn gọi là Quan Bích. Trong thế kỷ X, các nhà sư thiền phái này chịu ảnh hưởng nhiều từ thiền phái của Trung Quốc, tuy nhiên yếu tố Mật giáo mang nét khá đậm[27]. Phật giáo được truyền bá rộng rãi và có ảnh hưởng lớn trong đời sống trong xã hội người Việt, lúc bấy giờ Nho giáo cũng như Đạo giáo chưa có thế lực, Phật giáo chưa có xung đột với Nho giáo và Đạo giáo.

Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi, cuối thế kỷ VI (khoảng năm 580), ông truyền đạo vào Việt Nam mang theo “Thiền” của tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, đây là dòng thiền xứ Bắc truyền vào mang một diện mạo mới cho xứ Giao Chỉ. Điểm lưu ý, các thiền sư dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi thường có hình thức tu tập "Tổng Trì Tam Muội" (Dharani samadhi), hình thức tu tập phổ biến của Mật tông (Tantra), dùng chân âm kết hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ được thân, khẩu, ý chuyên nhất. Ở kinh đô Hoa Lư xưa (tỉnh Ninh Bình ngày nay), một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỷ thứ X (do Nam Việt vương Đinh Liễn cho khắc vào năm 979) có khắc bài thần chú Phật-đỉnh Tôn-thắng Đà-la-ni (Usnisavijaya dharani)[28], một thần chú phổ biến của Mật tông, đã được phát hiện, điều này cho thấy có thể Mật tông là một nhánh quan trọng của đạo Phật, đã xuất hiện ở đây đã lâu mới phổ biến như vậy.

Thiền sư Vô Ngôn Thông (truyền đạo vào Việt Nam khoảng năm 820.TL), ông là đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải mang theo tư tưởng "đốn ngộ" của ngài Huệ Năng (lục tổ) đến xứ này, trở thành dòng thiền thứ hai nơi đây.

Tuy nhiên, tương tự như lịch sử Giao Châu trong thời Bắc thuộc còn nhiều khoảng trống, có nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử khác của đạo Phật nơi đây chưa được ghi chép lại đầy đủ, đã tạo ra những suy nghĩ chưa trọn vẹn về tình hình đạo Phật đương thời. Theo nhà bác học Lê Quý Đôn: “Các bậc cao tăng nước ta không phải ít; trong khoảng thuộc Tấn thuộc Ðường, tất nhiên có nhiều điều đáng ghi chép, nhưng ghi chép thiếu sót” (Kiến Văn Tiểu Lục). Sách Ðại Ðường Cầu Pháp Cao Tăng Truyện của Nghĩa Tịnh (682 - 727) có chép tiểu sử sáu vị tăng sĩ Việt Nam từng qua Ấn Ðộ du học vào cuối thế kỷ thứ bảy đầu thế kỷ thứ tám. Ðó là các vị: Vận Kỳ, Giải Thoát Thiên, Khuy Xung, Huệ Diệm, Trí Hành, Ðại Thừa Ðăng. Những điều trên cho thấy trong các thế kỷ thứ bảy và thứ tám, thiền tông tại Việt Nam có nhiều người học rộng, thông hiểu cả Phạn ngữ lẫn Hán ngữ. Thiền sư Đại Thừa Đăng giỏi Phạn ngữ đến trình độ đã chú giải những tác phẩm Phạn ngữ bằng Phạn ngữ; Phụng Ðình và Duy Giám được mời qua cung Ðường giảng kinh; nhiều người như Vận Kỳ và Ðại Thừa Ðăng đã vân du cả hai xứ Trung Hoa và Ấn Độ để mở rộng kiến thức và hành đạo. Mặc dù, sự cai trị của nhà Ðường đối với Giao Châu rất khắc nghiệt, chính quyền đô hộ tìm mọi cách để ngăn chặn sự tiến triển của học thuật và văn hóa Giao Châu, nhưng giới thiền sư tại Giao Châu đã có phương tiện để theo đuổi sự tu học và hành đạo của mình. Do đó, đã tạo ra những nét đa dạng trong sinh hoạt đời sống tâm linh của đạo Phật ở thế kỷ thứ X.

II. Phật giáo đồng hành với dân tộc suốt thế kỷ thứ X


1. Chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh và là trường học

Thờ thần linh là tín ngưỡng đã có từ rất lâu đời của người Việt và được kế tục truyền thống qua nhiều đời, được xem như là tập tục trong nét sinh hoạt đời sống tâm linh của nhiều thế hệ, người Việt tôn thờ những hình tượng nguyên sơ như Lạc Long Quân, Chử Đồng Tử, Tản Viên, Sơn Tinh, Phù Đổng Thiên Vương, v.v... Song, do sự du nhập của Đạo giáo từ thời Bắc thuộc, nên những hình tượng này đã được thần thánh hóa[29]. Sự ảnh hưởng Đạo giáo phù thủy đã hòa quyện với những đền miếu, tín ngưỡng dân gian cổ truyền, thờ cúng những người có công với dân tộc Việt[30], mặc dù không có vị trí như đạo Phật, nhưng Đạo giáo cũng có chỗ đứng nhất định (thời Đinh, đạo sĩ Đặng Huyền Quang được vua Đinh Tiên Hoàng trao chức Sùng chân uy nghi[31], chứng tỏ Đạo giáo có ảnh hưởng thứ 2 sau Phật giáo[32]. Phật giáo dân gian thời kỳ này kế thừa truyền thống từ khi du nhập, trải suốt thời kỳ Bắc thuộc, như: Có chùa thờ Phật, có chùa thờ Phật cùng thánh thần... Phật giáo dung hợp với tín ngưỡng dân gian của người Việt, như tục thờ cúng các hiện tượng tự nhiên có liên quan đến nông nghiệp, mặt khác tín ngưỡng dân gian cũng hóa thân vào Phật giáo. Trong đó, hình tượng Phật giáo là vẻ bên ngoài, tín ngưỡng dân gian là nội dung chủ yếu bên trong. Những thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp vốn là biểu tượng của các lực lượng tự nhiên Việt cổ và trở thành Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, đây là những vị Phật đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, quan niệm này là sự xuất hiện bà Man Nương ở làng Mẫn Xá (Thuận Thành, Bắc Ninh) được gọi là Phật mẫu[33]. Phật Đản, ngày 8 tháng 4 âm lịch của vùng Dâu (Bắc Ninh) là ngày hội tổ chức các nghi lễ nông nghiệp để cầu mưa, cầu mùa màng được tươi tốt, mang lại lợi ích cho người dân. Ở đây, Phật-Pháp và những biểu tượng tín ngưỡng đã giúp người, giúp đời như thần linh, chứ không phải là Thích Ca Mâu Ni với các lý thuyết Nhân quả, Luân hồi, Nghiệp báo, Niết bàn, Tứ Thánh đế… Như vậy, có một dòng Phật giáo dân gian tồn tại trong thời kỳ này và kéo dài cho đến ngày nay[34]. Đây là sự dung hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và văn hóa Việt cổ thành một dòng Phật giáo độc đáo mà nội dung chủ yếu là tín ngưỡng dân gian cổ truyền ở vùng Dâu và một số nơi khác tại miền Bắc Việt Nam có từ trước thế kỷ X và tiếp tục tồn tại về sau. Sự dung hợp này giúp Phật giáo Việt Nam vùng Dâu có sức sống lâu dài, Phật giáo các vùng khác như Kiến Sơ (Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), Đình Bảng (Tiên Sơn, Bắc Ninh) đã phồn thịnh trong nhiều thế kỷ song đã suy tàn trong những năm cuối thế kỷ thời Bắc thuộc[35].

Khúc Thừa Dụ đã chóp thời cơ sự đổ nát của nhà Đường, vào năm 905 ông đã đấu tranh giành quyền tự chủ và thành lập một bộ máy chính quyền độc lập do ông đứng đầu. Từ đó, mở ra kỷ nguyên hoàn toàn mới của lịch sử nước nhà, sau hơn ngàn năm Bắc thuộc. Các thời kỳ độc lập, tự chủ, họ Khúc (905-930), họ Dương (931-937), họ Ngô (938-965), họ Đinh (967-980) và họ Lê (980-1005), v.v… tuy thời gian trị vì dài ngắn trước sau có khác nhau, không đồng nhất. Nhưng, trong số những nét chung của bộ máy nhá nước lúc bấy giờ, có một nét rất đáng ghi nhận: Tất cả đều là nhà nước của tướng lĩnh khai lập, nên mô thức tổ chức ấy rất  phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Lẽ tự nhiên của tướng cầm quân là rất giỏi võ nghệ, một khi trở thành tướng cầm quyền điều khiển vận mệnh đất nước thì tất yếu họ phải cần trang bị thêm những kỹ năng mềm quan trọng khác, mới xây dựng và phát triển đất nước phù hợp với thời đại. Do thời Bắc thuộc, người dân cũng như các tướng lĩnh cầm quân khởi nghĩa đấu tranh để giành độc lập, thiếu điều kiện học tập và rèn luyện. Vì vậy, trong giai đoạn đầu giành độc lập tự chủ, họ đã phải tiến hành nhiều cuộc thể nghiệm rất khác nhau. Một trong những cuộc thể nghiệm mang lại hiệu quả độc đáo nhất chính là sự tận dụng trí tuệ của đội ngũ các Nhà sư giàu lòng yêu nước[36]. Ý thức nhập thế tích cực đã cho phép các Nhà sư hiểu đất Việt, hiểu người Việt, hiểu cách là sao cho quốc thái dân an. Hiện thực sinh động, đã tỏ rõ lý duyên khởi giữa thiện tâm của các nhà tu hành với nhà nước đương thời. Không ít Nhà sư giàu lòng yêu nước đã hoan hỷ hợp tác với chính quyền, cùng chung lo cho vận nước. Lịch sử trân trọng khắc ghi tên tuổi các bậc cao tăng, đã có cống hiến xuất sắc đối với quốc gia trong thế kỷ X, như: Thiền sư Khuông Việt, Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh, v.v…

Vì thế, chùa là nơi vừa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, vừa là nơi truyền bá tri thức cuộc sống cho nhân dân. Đạo Phật hoàn toàn phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của một dân tộc khao khát hoà bình, yêu độc lập, tự do của dân tộc, học tập mở mang tri thức bằng tinh thần lợi ích nhân sinh (Lúc đất nước bị xâm lược thì trí tuệ đạo Phật tập hợp những tâm hồn yêu nước, thương dân, đoàn kết nhân tâm với hình ảnh ông Bụt từ bi, và giáo lý thực tiễn không tách rời cuộc sống đã làm nên một sức mạnh vô song đủ sức chống lại mọi kẻ thủ xâm lược). Bởi vì, tầng lớp Tăng sĩ là lực lượng trí thức chủ yếu của xã hội, tinh thông nhiều lĩnh vực, vượt hơn cả Nho giáo và Lão giáo. Đạo không tách rời với đời và đời cũng không thể thiếu vắng đạo, cả hai đã trở thành một hợp thể linh động, sáng tạo và diệu dụng trong mọi hoàn cảnh thịnh suy cùng dân tộc. Từ đó, có thể nói rằng các thiền sư và các vị vua thời Đinh – Tiền Lê đã dụng rất thiện xảo giáo lý nhà Phật vào thực tiễn, làm cho Phật giáo trở thành một ưu thế hùng mạnh yểm trợ cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Kết thúc thời kỳ Bắc thuộc, năm 905 Giao Châu chính thức độc lập. Năm 938 Ngô Quyền xưng vương và thiết lập bộ máy chính quyền tự chủ, năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua xưng hiệu Đinh Tiên Hoàng đế, lập ra nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư thuộc Ninh Bình[37] ngày nay, mở ra thời kì độc lập trọn vẹn và thống nhất phát triển lâu dài trong lịch sử nước Việt. Đạo Phật thời này, đã phát triển đến đỉnh cao mới và tham dự vào nhiều sự kiện quan trọng của đất nước. Điểm khởi đầu, việc Đinh Tiên Hoàng lập ra chức Tăng thống (người đứng đầu Phật giáo của một nước độc lập) cho Thiền sư Khuông Việt. Nhà Đinh (968 - 980) và Tiền Lê (980- 1009), Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt, nên Hoa Lư đã trở thành trung tâm Phật giáo ở thế kỷ thứ X. Dựa vào các thư tịch và dấu vết còn sót lại, tại đây đã có khá nhiều chùa tháp, như: Chùa Nhất Trụ[38], chùa Am Tiên, chùa Kim Ngân, chùa Cổ Am, chùa Duyên Ninh. Trong số đó, chùa Nhất Trụ nằm ở vị trí trung tâm thành Đông, là di tích quan trọng nhất. Chùa là nơi tu hành và họp bàn việc nước của các nhà sư thế kỷ thứ X, như: Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Khuông Việt, Thiền sư Vạn Hạnh.

2. Đóng góp của các nhà sư đến các mặt đời sống xã hội và chính trị

Ta thấy các bộ máy nhà nước trước thời Lý, đã biết cách trọng dụng tài năng của các nhà tu hành, nhưng chưa có phương pháp rõ ràng về hệ thống tổ chức chặt chẽ. Do đó, trí tuệ của các bậc trí thức này chưa thực sự được khơi dậy mạnh mẽ và càng chưa được khai thác hết sự đóng góp cho dân tộc. Đây cũng là hạn chế chung, tất yếu của buổi đầu thiết lập nền độc lập, tự chủ đối với toàn bộ đội ngũ quan lại xuyên suốt nhiều đời trị vì (sau đó, hạn chế này được nhà Lý và nhà Trần khắc phục, đem lại kết quả rất viên mãn, đây là bước phát triển nổi bật nhất của quan chế thời Lý–Trần). Tuy nhiên, các triều đại này đã mở tiền đề cho sự tôn trọng và kính dùng trong xuyên suốt các bộ máy nhà nước trong thế kỷ X.

T heo tài liệu SGK phổ thông, chúng ta tham khảo bộ máy tổ chức nhà nước ở thế kỷ thứ X, giúp hiểu thêm vai trò của các nhà sư đối với chính trị[39].

Khuông Việt Thái sư: Ngài họ Ngô, pháp hiệu là Chân Lưu, hậu duệ họ Ngô, quê ở làng Cát Lỵ, huyện Thường Lạc, có dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tính tình phóng khoáng, có chí cao xa. Thuở nhỏ, ngài theo Nho học, lớn lên theo đạo Phật, đến chùa Khai Quốc thọ giới cụ túc với Thiền sư Vân Phong, nhờ đó được học rộng kinh điển Phật giáo, hiểu sâu yếu chỉ thiền học, tiếng tăm lừng lẫy trong nước. Năm ngài 40 tuổi, vua Đinh Tiên Hoàng vời về đô (Hoa Lư) mời vào hỏi đạo, ngài ứng đối tinh tường. Vua rất lấy làm mến phục, được phong làm chức Tăng Thống. Năm sau, niên hiệu Thái Bình thứ 2 (971), vua lại phong là Khuông Việt Thái sư. Dưới thời vua Lê Hoàn, ngài lại càng được vua đặc biệt kính hơn, phàm bao nhiêu việc quân quốc triều đình sư đều được vua mời tham dự đóng góp quốc sự. Năm Thiên Phúc thứ 7 nhà Tiền Lê (986), nhà Tống sai sứ Trung Hoa là Lý Giác sang nước ta, vua Lê Hoàn liền sắc Pháp sư Đỗ Pháp Thuận có danh tiếng lớn đương thời cải trang tiếp sứ ở bến sông, thấy tài ứng đối rất linh hoạt tài tình, bèn làm thơ tặng[40], trong đó có câu “Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu” (Ngoài trời lại có trời soi nữa). Vua bảo Đỗ pháp sư đưa cho Khuông Việt xem, ngài xem xong và nói “Sứ Bắc tôn kính bệ hạ không kém gì vua Tống”, đến khi sư giả về Trung Hoa thì ngài có làm một bài thơ Ngọc lang quy đưa tiễn Lý Giác:


tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương