Tiểu luận giữa học kỳ IV môN: LỊch sử việt nam



tải về 1.92 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích1.92 Mb.
#51030
1   2   3   4   5   6
PHẬT GIÁO VIỆT NAM THẾ KỶ THỨ X
SƯ ÔNG THÍCH TRÍ TỊNH BIẾT TRƯỚC VÃNG SANH 07 NGÀY
Tường quang phong hảo cẩm phàm trương

Thần tiên phục đế hương

Thiên trùng vạn lý thiệp thương lang

Cửu thiên quy lộ trường

Tình thảm thiết

Đối ly thương

Phan luyến  sứ tinh lang

Nguyện tương thâm ý  vị Nam cương

Phân minh báo ngã hoàng.

Dịch:


Nắng tươi gió thuận cánh buồm giương

Thần tiên lại đế hương

Vượt sóng xanh muôn dặm trùng dương

Về nơi xa đường trường

Tình thắm thiết

Chén lên đường

Vin xe sứ vấn vương

Xin đem thâm ý vì Nam cương

Tâu vua tôi tỏ tường.[41]

Ngài ở triều được ít lâu thì lấy cớ già yếu xin cáo về, dựng một ngôi chùa ở núi Du Hí thuộc quận nhà, rồi trụ trì ở đó, ngài mở trường giảng học, học trò đến học rất đông; có Đa Bảo Thiền sư là đệ tử thân tín của ngài, sau được truyền tâm pháp. Ngày 15 tháng 2, niên hiệu Thuận Thiên thứ hai đời nhà Lý, ngài gọi Đa Bảo Thiền sư đến đọc bài kệ rằng:



Mộc trung nguyên hữu hỏa

Nguyên hỏa phục hoàn sanh

Nhược vị bản vô hỏa

Toàn toại hà do manh?

Dịch :


Lửa trong cây có sẳn,

Dù tắt lại bùng ngay

Nếu bảo cây không lửa

Xát mạnh sao cháy cây?

Đa Bảo Thiền sư hiểu thâm ý của Sư phụ, liền sụp xuống lạy. Khuông Việt Thái sư chấp tay lại mà tịch, ngài thọ 52 tuổi, có tài liệu ghi ngài thọ 79 tuổi[42] và là đời pháp truyền thống thế hệ thứ năm của phái Vô Ngôn Thông.[43]

Nhà sư Pháp Thuận (915-990) họ Đỗ, không rõ quê quán ở đâu, ngài xuất gia thuở nhỏ, theo học đạo với Phù Trì Thiền sư ở chùa Long Thụ. Từ sau khi đắc pháp, những lời sư nói ra phần nhiều hợp với sấm ngữ. Khi nhà Tiền Lê mới thành lập, ngài thường được mời vào triều để luận bàn hoạch định sách lược việc chính trị và ngoại giao, đến khi thiên hạ thái bình thì ngài không nhận chức của triều đình phong thưởng, làm cho vua Lê Hoàn càng thêm kính trọng, thường gọi là Đỗ Pháp Sư chứ không dám gọi chính tên, hay ủy cho sư các công việc văn hàn. Ngài là người đóng vai trò nhà ngoại giao, cùng Ngô Chân Lưu giúp vua Lê Hoàn đón tiếp sứ giả nhà Tống là Lý Giác sang nước Đại Cồ Việt. Năm Thiên Phúc thứ 7 năm 986[44][45], nhà Tống sai sứ là Lý Giác sang nước ta, vua sắc ngài cải trang làm phu chèo đò cho sứ giả. Tình cờ lúc ấy có hai con ngỗng đi ở mặt nước, Lý Giác liền ngâm rằng:

Nga nga lưỡng nga nga,

Ngưỡng diện hướng thiên nha.

Dịch:


Song song ngỗng một đôi,

Ngửa mặt ngó ven trời.

Pháp sư đang cầm chèo liền đọc tiếp:



Bạch mao phô lục thủy,

Hồng trạo bải thanh ba.

Dịch:


Lông trắng phơi gióng biếc,

Sóng xanh chân hồng bơi.

Lý Giác rất thán phục tài ứng đáp. Khi Lý Giác trở về, Ngô Chân Lưu làm bài thơ Vương lang quy để tặng. Vua Lê Hoàn thường hỏi ngài về vận nước dài ngắn thế nào? Sư liền đọc bài kệ đáp rằng:



Quốc tộ như đằng lạc

Nam thiên lý thái bình

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh.

Dịch:


Vận nước như mây cuốn,

Trời Nam hưởng thái bình.

Vô vi trên điện các,

Chốn chốn tắt đao binh.

Niên hiệu Hưng Thống nhà Tiền Lê năm thứ hai (990), ngài không bịnh mà tịch, thọ 76 tuổi, ngài có làm quyển “Bồ-tát hiệu sám hối văn”, còn lưu truyền lại ở đời. Ngài là đời pháp truyền thống thế hệ thứ mười của phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi.[46]

Thời kỳ này, nhà sư Vạn Hạnh, người họ Nguyễn đã giúp vua Lê Hoàn trong việc phá Tống bình Chiêm. Trong việc chống Tống, ông dự liệu quân giặc sẽ tan trong ba, bảy ngày, còn đánh Chiêm Thành, thì ông khuyên nhà vua nên đánh nhanh nếu không sẽ lỡ dịp[47][48] . Ngoài ra, sự ảnh hưởng lớn trên trường chính trị, sư Vạn Hạnh có vai trò rất lớn trong việc giúp Lý Công Uẩn chuyển ngôi từ nhà Tiền Lê sang họ Lý[49][50] .

Ở giai đoạn này, hoạt động của các nhà sư trên lĩnh vực chính trị được xem là những việc làm thiết thực cho nước nhà, cũng như vì sự độc lập của dân tộc trước sự xâm lược và đồng hóa của phương Bắc, không hoàn toàn bắt nguồn từ giáo lý triết học của Phật giáo mà từ nhu cầu thực tế của xã hội đương thời. Sự nhập thế của Phật giáo đã thể hiện những đóng góp đối với dân tộc về các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa và tổ chức xã hội[51]. Phật giáo du nhập vào Việt Nam không vấp phải sự tranh đấu mạnh mẽ của Nho giáo như tại Trung Quốc hay các truyền thống văn hóa và tín ngưỡng dân gian của bản địa. Đối với Nho giáo thời Bắc thuộc, chỉ bó gọn trong khung và vùng cai trị của bộ máy chính quyền phương Bắc, mà không xâm nhập được vào đời sống xã hội người Việt bấy giờ. Vì vậy, sang thời kỳ độc lập của người Việt đã thể hiện rõ rất rõ trong việc thiết lập bộ máy nhà nước độc lập trên nhiều phương diện, từ chính trị, quân sự, văn hóa, tâm linh cho đến thiết lập biên cương lãnh thổ. Thế kỷ X, Phật giáo tại Việt Nam đã trở thành tôn giáo lớn được nhà nước ngoại hộ, vì đã giúp triều đình xây dựng đất nước và chống ngoại xâm, và củng cố đời sống tâm linh được thể hiện ở tinh thần dân tộc rất cao[52].



Một đất nước muốn được hùng cường, bên cạnh việc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập, cần có sự đấu tranh cho nền thống nhất vững chắc của đất nước rất cần thiết tinh thần đoàn kết mọi tầng lớp xã hội thành một khối vững chắc để tồn tại và phát triển “đoàn kết là sức mạnh”. Thực tiễn đã chứng minh, khẳng định chân lý ấy có tư tưởng chủ đạo của đạo Phật, các vị vua thời Đinh – Tiền Lê ngoại hộ rất đắc lực, những thiền sư đã hộ quốc với tâm vô ngã, vị tha của nhà Phật. Tinh thần từ bi đoàn kết của đạo Phật kết hợp với tinh thần nồng nàn yêu nước của dân tộc, rõ ràng không chỉ làm nên một bản lĩnh ý chí chiến đấu mà còn là nền tảng của chính sách ngoại giao mềm dẻo, đức độ, cao thượng tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc. Phật giáo với tư tưởng truyền thống ái quốc bấy giờ với những ông vua thời Đinh – Tiền Lê đã học, hiểu và thi hành giáo lý uyên bác của đạo Phật, để trở thành những đấng minh quân. Những ông vua Phật ấy đã điều khiển được sức mạnh tinh thần kỳ diệu tạo nên chiến công vẻ vang, noi gương sáng cho muôn đời sau. Vận dụng thực hành giá trị đạo đức và nhân bản từ giá trị thân giáo của đức Phật. Có sự ủng hộ của vương quyền (xem như là quốc giáo), có thế quyền trong tôn giáo; có bộ máy tổ chức hành chánh rõ ràng và chặt chẽ. Pháp hành: Lý thuyết Phật giáo vấn thân gắn liền với sự phát triển đất nước (Tín ngưỡng, lý thuyết, pháp hành, dấn thân phụng sự đời sống thực tiễn) thông qua việc tham vấn với các nhà sư.

3. Tinh thần hộ quốc an dân luôn đồng hành cùng sự thịnh suy của dân tộc


Tín ngưỡng dân gian với nền văn hóa lúa nước, tinh thần tương thân tương ái và sự dung hòa trong tiếp thu các nền văn hóa khác của người Việt cổ, đã tương thích với tính triết lý duyên khởi của nhà Phật, cũng như triết lý đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của đạo Lão, do đó tạo nên một bản sắc văn hóa rất đặc trưng cho người Việt. Đồng thời, giúp cho tinh thần nhập thế của Phật giáo và Lão giáo hiểu sâu sắc hơn về người Việt, rất giản dị và hòa đồng với ước vọng cầu mong cho quốc thới dân an, mùa màng tươi tốt. Đặc biệt, thế kỷ thứ X là giai đoạn chuyển mình để mang diện mạo và sắc thái mới cho nước Việt.

Ngô Vương (Ngô Quyền – Tiền Ngô Vương) làm vua từ năm 938 đến năm 944 thì mất, có ủy thác con Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha (em của Dương Hậu) phò giúp, Tam Kha cướp quyền cháu, tự xưng làm Dương Bình Vương. Sau em của Xương Ngập là Ngô Xương Văn giành ngôi lại và cùng làm vua với anh, tức Hậu Ngô Vương. Ngô Xương Ngập làm vua được 4 năm thì mất, Ngô Xương Văn làm vua được 15 năm cũng tử trận vì vua thường phải thân chinh đi dẹp loạn[53]. Trong thời Hậu Ngô Vương, Việt Nam xảy ra loạn Thập nhị xứ quân, dân tình rất là khổ sở, sau đó Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh nổi lên thu phục được tất cả các sứ quân và lên ngôi Hoàng Đế, tức là Tiên Hoàng Đế nhà Đinh, lấy niên hiệu là Thái Bình nguyên niên (970). Vua sai sứ sang nhà Tống (Trung Hoa) thông hiếu và sửa sang việc nước, diệt trừ hết những sự tham nhũng, định lại việc triều chính, phát triển đất nước. Nước Việt đã có Nho giáo, Lão giáo ở Trung Hoa truyền sang từ thời Bắc thuộc, nhưng hai tôn giáo ấy chưa được phổ cập trong dân chúng như Phật giáo, do đó Phật giáo lúc thời bấy giờ được xem như là độc tôn trong xã hội; sinh hoạt văn hóa tâm linh cũng như đời sống tinh thần trong nhân dân đều được thể hiện hầu hết ở các Tăng sĩ. Vì vậy, khi Đinh Tiên Hoàng đế phân định giai cấp quan lại văn võ, thì ngài triệu tất cả Tăng sĩ lỗi lạc vào hàng Thái miếu và đính phẩm cho các Tăng-già. Ngài tặng chức Khuông Việt[54] Thái sư cho Pháp sư Ngô Chân Lưu, Pháp sư Trương Ma Ni làm Tăng lục, đạo sĩ và Pháp sư Đặng Huyền Quang làm Sùng Chân uy nghi. Phật giáo ở nước ta được triều đình công nhận và Tăng sĩ có định giai phẩm khi ấy cũng là lần đầu tiên trong lịch sử ở thế kỷ thứ X, lịch sử Phật giáo lại thêm được giai đoạn vẽ vang. Dựa vào phẩm hàm một vị Tăng Thống được phong đến chức Thái sư cũng đủ biết được tình hình Phật giáo vào đời nhà Đinh lại bắt đầu thạnh hơn trước vậy. Khi nhà Đinh kết thúc, nhà Tiền Lê (Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế) lên thay để chống xâm lược quân nhà Tống (980) và bình Chiêm Thành (những năm 982, 995, 997), triều đại này các Tăng sĩ được ưu đãi đặc biệt. Vua Lê Hoàn thường hay triệu dời các vị Tăng Thống vào triều để tham hỏi chính sự việc nước và tham học Phật giáo. Niên hiệu Ứng Thiên thứ 14 (l008), sau khi nước Đại Cồ Việt đã hòa với Tống, vua Lê Hoàn sắc chỉ ông Minh Xưởng và ông Hoàng Thành Nhã sang sứ nước Trung Hoa, cống hiến đồ thô sản và xin vua Tống ban cho bộ “Cửu kinh” và “Đại Tạng kinh”, vua Tống trao cho những bộ ấy và cử sứ giả đưa về, đó là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa.

Những giáo lý hư vô, học thuyết triết học trừu tượng đều được giảm bớt và Phật giáo thực tiễn hơn đã đi vào đời sống chính trị và văn hóa xã hội, phục vụ đắc lực cho chính quyền dân tộc, trở thành hệ tư tưởng chính thống của xã hội đương thời. Tầng lớp tăng sĩ đông đảo, phát triển lớn mạnh làm cơ sở trí thức cho xã hội của triều đình và chính quyền các cấp; vì chùa vừa là nơi sinh hoạt văn hóa lễ hội tín ngưỡng, vừa là trường học truyền dạy tri thức giúp mở mang dân trí[55]. Nhà sư Đinh La Quý, người đầu tiên tham gia ít nhiều vào chính trị thời kỳ này thuộc thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Việc chữa cho long mạch đất Cổ Pháp, do Cao Biền trấn yếm ở sông Tô Lịch trước đó, đã giúp nước Việt có nhân tài xuất chúng ra giúp nước, tuy ít nhiều mang tính thần bí nhưng đã phản ánh sự tham chính của Phật giáo, vì vận mệnh nền độc lập dân tộc trường tồn. Tuy nhiên, Đinh La Quý không chính thức tham gia việc chính trị với chức danh chính thức, vì các nhà sư đầu tiên tham gia chính trị, có chức vụ trong triều đình phong kiến Việt Nam đã được ghi nhận vào thời Đinh[56], như: Ngô Chân Lưu và Trương Ma Ni (Ngô Chân Lưu giúp thiền phái Phật giáo đi vào đời sống nhân dân và giúp nhà vua phát triển đất nước, nên, được ban hiệu là Khuông Việt đại sư, giữ chức Tăng thống, còn Trương Ma Ni làm Tăng lục)[57]. Chức Tăng thống với nhiệm vụ quản lý các sư sãi ở trong nước, được đặt ra từ thời Đinh và được duy trì đến các triều đại sau này. Ngô Chân Lưu có công giúp Đinh Tiên Hoàng và Lê Hoàn trong việc tham vấn quốc sự, theo Thiền Uyển Tập Anh, thời Lê Đại Hành[58], nhiều việc quân quốc đều được vua Lê giao cho ông[59]. Khi quân Tống tiến sang xâm lược, Khuông Việt giúp vua Lê Đại Hành bàn tính kế hoạch ứng phó.


4. Tinh thần tìm cầu sự giải thoát không chỉ cho riêng mình


Thời đức Phật và cách giáo hóa của Ngài dựa trên sự hiểu biết cao tột, chính xác trên mọi lĩnh vực, cũng như phương tiện về tri thức, trí thức và trí tuệ; đạo đức thánh thiện không chút lỗi lầm (thể hiện: thể lực, trí lực, nghị lực trong suốt quá trình hoằng dương chánh pháp làm lợi ích cho chúng sanh); đức hạnh vô ngã vị tha (cứu giúp thăng hoa tri thức, đạo đức, trí tuệ giải thoát, dung hóa mọi thành phần trong xã hội con người: vua quan, trí thức, trưởng giả, cho đến bình dân và trong các thế giới khác ngoài loài người). Công hạnh phương tiện ưu việt của Ngài là “Giáo hóa thần thông” chứ không phải là “Biến hóa thần thông”.

Một trong những đặc tính của giáo lý nhà Phật đó là đức tin60 có nền tảng vững chắc, để trở thành gốc của mọi căn lành, là tài sản tối thượng61, là sức mạnh thúc đẩy sự phát triển mọi điều thiện và hưởng phước lạc cho các đời sau62. Nhưng, hãy tin điều ấy hợp với đạo lý, khi thực hành nhận thấy sự lợi lạc cho mình, cho người khác, cho cả hai, và những điều này được người trí ca ngợi, tán thán trong quá khứ, trong hiện tại, cả trong vị lai. Các thiền sư thời đầu của triều Đinh – Tiền Lê, thể hiện đều này rất thành công bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giáo lý nhân quả, đã đạt được kết quả là tinh thần đoàn kết mọi thành phần, cũng như các tầng lớp xã hội thời bấy giờ. Đồng thời, Phật giáo đi vào lòng người như đã gắn kết thấm vào máu tủy tự thuở nào.

Tiếp nối từ sự kế thừa và phát huy việc hoằng pháp của các vị tổ sư, các thiền sư thế kỷ thứ X đã nương vào yếu chỉ của Phật pháp, mà phát triển tầm nhìn phù hợp với xu hướng vận động phát triển của xã hội về nhân sinh quan cũng như thế giới quan theo quan điểm Phật giáo một cách linh hoạt, hiệu quả, như: Thiền sư Khuông Việt, Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh...Khi đất nước chưa có hệ thống giáo dục đào tạo theo trường lớp, thì nhà chùa đã trở thành nhà trường, nới đó dạy đủ các kiến thức cần thiết mà con người cần học. Không đơn thuần truyền đạt tri thức, bản sắc văn hóa dân tộc trong hệ thống giáo dục, mà còn là phương tiện truyền bá đạo Phật đến mọi tầng lớp trong xã hội lúc bấy giờ, đem lại hương vị giải thoát cho tất cả chúng sanh, thông qua các bài kệ của các vị thiền sư trước khi viên tịch.

KẾT LUẬN


Qua quá trình đào thải, chọn lọc và nâng cao để củng cố nền độc lập và tự chủ dân tộc, một tinh thần tự hào, một ý thức tự tôn về sự tồn tại của đất nước được xác định một cách vững vàng, Nhà Ngô – Đinh – Tiền Lê đã lập nên những chiến công hiển hách, những thành tựu rực rỡ trong công cuộc chống ngoại xâm giành độc lập và chính sách trị quốc phù hợp với văn hóa người Việt được kế thừa, phát huy của bao thế hệ, đều mang sự ảnh hưởng của giáo lý nhà Phật trong kiến thiết đất nước cũng như trong đời sống văn hóa tinh thần. Đó là những thành quả vô giá của người dân Đại Việt trong lịch sử dựng nước và giữ nước suốt hơn hàng ngàn năm Bắc thuộc. Đó cũng là cách để người dân trên đất nước Việt Nam gìn giữ và phát huy các giá trị cũng như bản sắc của văn hóa người Việt. Trong bức tranh huy hoàng đó, hình ảnh những vị thiền sư khi đất nước cần sự góp sức thì ra góp sức, khi đã an ổn thái bình thì quy ẩn điền viên thanh bần thủ đạo, đã sáng ngời trong trang sử Phật giáo Việt Nam, là gương sáng về công hạnh lợi lạc cho nhân sinh cả đời lẫn đạo.

Tính nhập thế là cốt lõi của Phật giáo, đây là nhu cầu tất yếu của xã hội trong mọi thời đại, vì lợi ích nhân sinh, xuất phát từ thời đức Phật cho đến tân ngày sau, không riêng gì ở thế kỷ thứ X. Tuy nhiên, Phật giáo thời này vẫn còn mang dấu ấn của Phật giáo huyền năng của những thế kỷ trước. Nhưng, cũng mở ra tiền đề cho giai đoạn mới của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập và tự chủ là “Phật giáo nhập thế”, một chân lý bất biến trước thăng trầm của lịch sử và thời đại xã hội.

Qua trích lược các vị thiền sư tiêu biểu, những sự kiện lịch sử đã trình bày, giúp chúng ta dữ liệu hiểu rõ hơn về Phật giáo thế kỷ thứ X. Trong nước, không chỉ có những vị Tăng Thống mà còn những vị thiền sư lỗi lạc khác mới là bậc bác học uyên thâm, cả nội và ngoại điển, không chỉ văn hóa trong nước mà còn cả văn hóa của các nước lân cận. Thời phong kiến, mỗi khi tiếp sứ giả Trung Hoa, vua nước Nam thường hay chọn những người lỗi lạc uyên bác ra tiếp, mà khi vị Thiền sư cũng được cử vào việc ấy, đủ biết văn hóa trong nước hầu hết do ở các Tăng sĩ đảm nhiệm. Những Pháp sư ấy lại mở trường giáo hóa Tăng chúng, xây dựng nhiều chùa để làm nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh cho tất cả quần mọi tầng lớp xã hội. Vì vừa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, vừa là trường học, do đó đủ biết thời bấy giờ Phật giáo đã được dân chúng hiểu biết rộng rãi và có thể xem đạo Phật rất thịnh hành, có sức ảnh hưởng, cũng như tầm quan trọng nhất trong việc mở mang dân trí thời kỳ này. Vua kính tin theo, triều đình ủng hộ, lại có sứ đi cầu kinh, tất cả nhân dân ai ai cũng đều biết. Đây là tiền đề cho nhà Lý (Lý Công Uẩn, người theo đạo Phật và là Phật tử thuần thành), khi lên thay nhà Tiền Lê làm Phật giáo phát triển lên tầm cao mới, thời đại cực thạnh, góp phần vẻ vang cho lịch sử Phật Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. ĐTKVN (1996), Tăng Chi Bộ I, Viện nghiên cứu PHVN ấn hành.

2. ĐTKVN (1993), Tương Ưng I, Viện Nghiên cứu PHVN ấn hành.

3. ĐTKVN (1996), Tăng Chi Bộ II, VNCPHVN ấn hành.

4. Nhiều tác giả (1984), Thế kỷ X - Những vấn đề lịch sử, Nxb Khoa học xã hội.

5. Hoàng Xuân Hãn (1996), Lý Thường Kiệt – Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, Nxb Hà Nội.

6. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thị Thúy Nga dịch và chú giải (2014), Thiền Uyển Tập Anh, Nxb Hồng Đức.

7. Đại Việt Sử Ký toàn thư, bản kỷ, quyển I: Kỷ nhà Đinh-Tiên Hoàng đế.

8. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp.

9. Viện Sử học (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội.

10. Nguyễn Việt (2010), Hà Nội thời tiền Thăng Long, Nxb Hà Nội.

11. Trần Ngọc Thêm (1999), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh.

12. 1Lê Văn Siêu (2006), Việt Nam văn minh sử, Nxb Văn học.

13. Nguyễn Lang (2014), Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập 1 (chương I), Nxb văn học.


tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương