TIÊu chuẩn việt nam tcvn 5060: 1990



tải về 303.83 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích303.83 Kb.
#13597
1   2   3

Bảng 5

Cấp công trình

Tần suất mực nước lớn nhất ngoài sông khai thác (%)

Tự chảy

Động chảy

I, II, III, IV, V

10%

10%

Chú thích:

1) Mực nước ngoài sông được thống kê theo thời đoạn tiêu điển hình tương ứng, có xét đến khả năng xê dịch thời tiết về đầu và cuối thời đoạn lấy bằng 25% độ dài của thời đoạn tiêu điển hình.

2) Mực nước lớn nhất trong tập hơn thống kê là mực nước trung bình ngày, có trị số lớn nhất, xuất hiện trong thời đoạn điển hình trong từng năm.

3) Mực nước kiểm tra dùng để xác định khả năng làm việc chắc chắn của máy bơm khi làm việc ở mực nước này vẫn bảo đảm nằm trong vùng làm việc cho phép và có lưu lượng ít nhất bằng 50% lưu lượng thiết kế.

4) Ở những tuyến áp lực quan trọng, các đê sông lớn v.v... việc xác định tần suất mực nước lớn nhất để khai thác cần xét đến những yêu cầu và quy định an toàn chống bão lụt trong các tiêu chuẩn liên quan khác.

5) Công trình tiêu nước ở đây là công trình phục vụ nông nghiệp. Nếu tiêu nước cho các đối tượng khác thì công trình tiêu cần tuân theo những tiêu chuẩn thiết kế tương ứng khác.

3.2.4. Tần suất lưu lượng mực nước lớn nhất để thiết kế các công trình tạm phục vụ công tác dẫn dòng được xác định theo bảng 6.



Bảng 6

Cấp công trình

Tần suất lưu lượng, mực nước lớn nhất khi công trình đầu mối hoàn thành (%)

Trong 1 mùa khô

≥ 2 mùa khô

I

II

III



IV

V


10

10

10



10

10


5

5

10



10

10


Chú thích:

1) Lưu lượng, mực nước lớn nhất trong tập hệ thống kê là lưu lượng mực nước có trị số lớn nhất xuất hiện trong từng mùa dẫn dòng. Mùa dẫn dòng là thời gian trọng trong năm yêu cầu công trình phục vụ công tác dân dòng cần phải tồn tại chắc chắn, khi xuất hiện tần suất nhỏ hơn hoặc bằng tần suất thiết kế. Tần suất thiết kế đọc lấy theo bảng 6.

2) Khi có số liệu về hiệu quả do việc thiết kế với tần suất nêu trong bảng này gây thiệt hại cho phần công trình chính đã xây dựng và cho hạ lưu lớn hơn nhiều lần phần đầu tư thêm cho công trình dẫn dòng, thì cơ quan thiết kế phải kiến nghị nâng tần suất lên mức độ cần thiết.

3) Tương tự, trong điều kiện thi công nhiều năm, căn cứ vào tiến độ, đặc điểm của công trình chính nhất là những công trình bê tông trọng lực trong điều kiện nền tốt, cơ quan thiết kế và thi công có thề kiến nghị việc hạ tần suất.

Tất cả các kiến nghị nâng và hạ tần suất đều phải có luận chứng kinh tế kĩ thuật cụ thể và phải được cơ quan duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật phê chuẩn.

3.2.5. Tần suất lưu lượng lớn nhất để thiết kế lấp dòng được xác định theo bảng 7

Bảng 7

Cấp công trình

Tần suất lưu lượng lớn nhất để thiết kế lấp dòng (%)

I

II

III



IV

V


5%

5%

10%



10%

10%


Chú thích: Lưu lượng trong tập hợp thống kê tính toán là lưu lượng trung bình ngày có trị số lớn nhất đối với dòng chảy không bị ảnh hưởng triều hoặc lưu lượng trung bình giờ có giá trị lớn nhất đối với dòng chịu ảnh hưởng của triều xuất hiện trong thời đoạn dự tính lấp dòng của từng năm thống kê. Thời đoạn dự tính lấp dòng nước được mở rộng về đầu và cuối thêm 25% độ dài thời gian để dự phòng khả năng xê dịch do thi công không khớp tiến độ.

Dựa vào số liệu quan trắc được trong quá trình thi công của đầu của năm dự tính tiến hành lấy dòng, cơ quan thi công cần hiệu chỉnh lại kết quả cho phù hợp với điều kiện thực tế của dòng chảy, thời tiết, lịch chiều của đối tượng cụ thể và trình lên cơ quan quản lí xây dựng cơ bản cấp chủ quản thông qua.

3.2.6. Tần suất lưu lượng, mực nước thấp nhất để tính toán ổn định kết cấu công trình được quy định theo bảng 8.



Bảng 8

Loại công trình

Cấp công trình

Tần suất lưu lượng, mực nước thấp nhất (%)

Tính toán

Kiểm tra

Hồ chứa

Công trình trên sông



I, II, III, IVvà V

I

II



III

IV


V

Mực nước chết

99%


97%

95%


95%

90%


Mực nước tháo để sửa chữa

Chú thích:

1. Lưu lượng mực nước thấp nhất dùng trong tập hợp thống kê là lưu lượng, mực nước có trị số bé nhất xuất hiện trong năm đó.

2. Nếu yêu cầu của các hộ dùng nước phía hạ lưu cần phải bảo đảm một lưu lượng tối thiểu lớn hơn lưu lượng tính theo quy định bảng 8, thì lưu lượng thấp nhất được chọn theo lưu lượng tối thiểu đó mà không lấy theo quy định ở bảng 8 mực nước thấp nhất tính toán lúc này chính là mực nước ứng với lưu lượng tối thiểu nói ở trên.

3. Cần lưu ý đến khả năng xói lòng sông làm giảm thấp mức nước kiệt do ảnh hưởng điều tiết lại của các công trình khác trong bậc thang để dự báo hoặc yêu cầu thí nghiệm cần thiết (khi công trình là cấp I và II) về mực nước thấp nhất làm cơ sở cho việc thiết kế.

3.2.7. Mực nước thấp nhất để tính toán chế độ khai thác được quy định theo bảng 9

Bảng 9

Loại công trình

Cấp công trình

Mực nước thấp nhất khai thác (%)

Tính toán

Kiểm tra

Tự chảy

Động lực

Tự chảy

Động lực

Hồ chứa

I; II; III; IV và V

Mực nước chết

-

-

-

Công trình trên sông

a) Tưới ruộng phát điện, cấp điện cấp nước (các đối tượng dùng nước)



I, II, III, IV và V

Mực nước tương đương với tần suất nêu trong mức bảo đảm ở bảng 3 lấy 3 lấy đủ lưu lượng thiết kế

Mực tương đương với tần suất nêu trong mức bảo đảm ở bảng 3 cộng thêm 5% thỏa mãn lấy được lưu lượng nhỏ hơn hoặc bằng nửa lưu lượng thiết kế

b) Tiêu cho nông nghiệp

I, II, III, IV và V

Mực nước sông tương ứng với thời gian tiêu đệm đầu vụ hoặc tiêu đầu vụ

-

-

Chú thích:

1) Mực nước thấp nhất khai thác nêu trong mục (a) là mực nước trung bình ngày có giá trị số thấp nhất xuất hiện trong thời đoạn khai thác của từng năm thồng kê.

2) Mực nước thấp nhất khai thác nêu trong mục (b) là mực nước trung bình thấp nhất xuất hiện trong thời đoạn khai thác của từng năm thống kê.

3.3. Các chỉ tiêu chính về khí hậu

3.3.1. Tần suất mức tính toán đối với hộ dùng nước, tiêu nước được quy định trong cột "chỉ tiêu và điều kiện thể hiện" của bảng 3.

3.3.2. Tần suất mà tính toán để xác định lượng nước đến cho các đầu mối tích nước khi không có hoặc không đủ số liệu đo dòng chảy tin cậy được phép lấy tương đương với mức bảo đảm nêu trong bảng 3.

Tiêu chuẩn tính áp lực gió tác dụng lên phần công trình ở trên cạn xác định theo TCVN 2737: 1990 (Tải trọng và tác động - yêu cầu thiết kế).

3.3.3. Tiêu chuẩn tính áp lực gió tác động lên phần công trình ở dưới nước thông qua tác động của sóng, nước dành được xác định theo các tiêu chuẩn thiết kế tương ứng với từng đối tượng thiết kế cụ thể.

3.3.4. Các chỉ tiêu tính toán cho các yếu tố khí hậu khác được quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn thiết kế tùy thuộc vào từng trường hợp tính toán.

B. Tải trọng, tác động và tổ hợp của chúng

3.4. Khi tính toán các tải trọng và tác động lên công trình thủy lợi, ngoài việc phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn này, còn phải phù hợp với các quy định của các tiêu chuẩn.

“Tải trọng và tác động. Yêu cầu thiết kế" (TCVN 2737: 1978); “Công trình thủy lợi. Tải trọng tác động và tổ hợp của chúng. Yêu cầu thiết kế" và các tiêu chuẩn, thiết kể từng loại công trình thủy lợi.

3.5. Các tải trọng thường xuyên là:

a) Tải trọng do khối lượng công trình và các thiết bị cố định đặt trên công trình.

b) Áp lực nước tĩnh, áp lực nước thấm, áp lực nước trong lò rỗng, áp lực nước đẩy ngược trong các mặt cắt tính toán, trong các khớp nối thi công của các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, ứng với mực nước dâng bình thường khi thiết bị chống thấm và tiêu nước làm việc bình thường;

c) Áp lực đất có xét tới tải trọng đặt trên mặt:

d) Áp lực của nham thạch;.

e) Tác dụng ứng suất trước của các kết cấu.

3.6. Các tải trọng tạm thời dài hạn là:

a) Áp lực bổ sung của đất (phần lớn hơn áp lực cơ bản của đất sinh ra do biến dạng của nền và của các kết cấu, hoặc do tác dụng của nhiệt độ;

b) Áp lực bùn cát;

c) Tác dụng của co ngót và từ biến.

3.7. Các tải trọng tạm thời ngắn hạn là

a) Tải trọng do tàu, thuyền và vật trôi (chất hàng, neo buộc và va đập);

b) Tải trọng do các thiết bị nâng, bốc dỡ, vận chuyển và các máy móc, kết cấu khác (cần trục, cẩu treo, patăng v.v...);

c) Tải trọng do sóng;

d) Tải trọng gió;

e) Áp lực nước va trong thời kỳ khai thác bình thường;

g) Tải trọng mạch động trong các ống dẫn nước có áp và không áp;

3.8. Tải trọng tạm thời đặc biệt là:

a) Tải trọng do động đất và nổ;

b) Áp lực nước tương ứng với mực nước lũ tính toán;

c) Áp lực nước trong lỗ rỗng bổ sung và áp lực đẩy ngược bổ sung trong các mặt cắt tính toán, trong các khớp nối thi công của các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép ứng với mực nước lũ tính toán.

d) Áp lực nước thấm bổ sung khi thiết bị chống thấm và tiêu nước không làm việc bình thường;

e) Tác động do nhiệt độ và độ ẩm;

g) Tải trọng gió khi bão;

h) Áp lực nước va khi cắt tải hoàn toàn.

3.9. Tải trọng và lực tác dụng phải lấy theo các tổ hợp sau:

a) Tổ hợp tải trọng cơ bản bao gồm các tải trọng và tác động thường xuyên, tạm thời ngắn hạn và tạm thời dài hạn;

b) Tổ hợp tải trọng đặc biệt bao gồm các tải trọng và tác động thường xuyên, tạm thời dài hạn, tạm thời ngắn hạn và một trong các tải trọng tác động tạm thời đặc biệt. Khi có luận chứng chắc chắn, có thể lấy hai trong và tác động tạm thời đặc biệt để tính toán.

Cần chọn tải trọng và tác động đối với tổ hợp không thuận lợi nhất, nhưng có thể xảy ra riêng trong thời kỳ khai thác và thời kỳ thi công.

3.10. Khi tính toán ổn định và độ bền của công trình thủy lợi, hệ số vượt tải (n) phải được lấy theo bảng 10.

Bảng10

Tên các tải trọng và tác động

Hệ số vượt tải (n)

Trọng lượng bản thân công trình

Trọng lượng bản thân của lớp áo đường hầm

Áp lực thẳng đứng của trọng lượng đất

Áp lực bền của đất

Áp lực bùn cát

Áp lực đá:

Trọng lượng của đá khi tạo vòm

Áp lực đá nằm ngang

Trọng lượng toàn bộ lớp đất, đá trên đường hẩm hoặc trọng lượng cùng bị phá huỷ

Áp lực nước tĩnh, áp lực sóng, áp lực nước đẩy ngược cũng như áp lực nước thấm ở mặt tiếp giáp giữa nền và công trình, khớp nối và mặt cắt tính toán của các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép



1,05 (0,95)

1,20 (0,90)

1,10 (0,90)

1,20 (0,08)

1,20

1,50


1,20 (0,80)

1,10 (0,90)

1,00

1,10 (0,90)



Áp lực tĩnh của nước ngầm lên lớp áo đường hầm

Áp lực nước bên trong đường hầm (kể cả nước va)

Áp lực mạch động của nước:

Áp lực của vữa khi phụt xi măng.

Tải trọng thẳng đứng và nằm ngang của máy nâng, bốc dỡ, vận chuyển cũng như tải trọng của các thiết bị công nghe cố định


1,00

1,10 (0,90)

1,00

1,20


1,20 (1,00)

1,20


Tải trọng do gió

Tải trọng do tàu thuyền

Tác động của nhiệt độ và độ ẩm

Tác động của động đất



1,30

1,20


1,10

1,00


Chú thích:

1) Hệ số vượt tải do tàu chạy trên đường sắt, xe chạy trên đường ôtô, phải lấy theo tiêu chuẩn thiết kế cầu.

2) Cho phép lấy hệ số vượt tải bằng 1,00 đối với trọng lượng của bản thân công trình, áp lực thẳng đứng do trọng lượng của khối đất, nếu trọng lượng của khối đất đắp đó không lớn hơn 20% tổng trọng lượng của công trình cũng như đối với tất cả các loại tải trọng của đất khi sử dụng các tham số tính toán của đất lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam “Nền các công trình thủy công. Tiêu chuẩn thiết kế ” (TCVN 4253: 1986)

3) Chỉ sử dụng các hệ số vượt tải ghi trong ngoặc đơn khi sử dụng chúng sẽ dẫn tới trường hợp chất tải không lợi đối với công trình.

C. Các quy định tính toán chủ yếu

3.11. Khi tính toán kết cấu các công trình thủy lợi và nền của chúng, phải tiến hành theo các trạng thái giới hạn.

a) Trạng thái giới hạn thứ nhất: tính khả năng chịu lực;

b) Trạng thái giới hạn thứ hai: tính biến dạng và chuyển vị

c) Trạng thái giới hạn thứ ba: tính ổn định về nứt (không cho phép hình thành hoặc hạn chế độ mô rộng vết nứt).

Phải tính toán nền công trình thủy lợi theo trạng thái giới hạn thứ nhất và thứ hai theo tiêu chuẩn Việt Nam "Nền các công trình thủy công. Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4253: 1986).

3.12. Việc tính toán về ổn định và độ bền của các kết cấu và nền các công trình thủy lợi theo trạng thái giới hạn thứ nhất phải xuất phát từ điều kiện:

Trong đó:

nc: Hệ số tổ hợp tải trọng được xác định như sau :

nc =1,0 - đối với tổ hợp tải trọng cơ bản;

nc = 0,90 - đối với tổ hợp tải trọng đặc biệt;

nc = 0,95 - đối với tổ hợp tải trọng trong thời kỳ thi công và sửa chữa.

Ntt - Tải trọng tính toán tổng quát, được xác định có xét tới các hệ số vượt tải (n), hệ số vượt tải được xác định ở điều 3.10 của tiêu chuẩn này;

R - Sức chịu tải tính toán tổng quát của công trình hoặc kết cấu và nền của nó, được xác định có tính đến hệ số an toàn về đất (kd) (hệ số an toàn về đất được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam: Nền công trình thủy công. Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4253: 1986);

m - Hệ số điều kiện làm việc, có xét tới loại của trạng thái giới hạn, tính gần đúng của các sơ đồ tính toán, kiểu của công trình của kết cấu hoặc của nền, loại vật liệu v.v... và được xác định theo bảng 11.

kd - Hệ số tin cậy xét tới tầm quan trọng của công trình, tính chất và ý nghĩa cơ bản của hậu quả khi công trình và nền của chúng đạt trạng thái giới hạn, được xác định theo cấp công trình (bảng 12).

Chú thích:

1) Khi tính độ tính toán độ bền của đập vòm đập trụ – chống được lấy tải trọng tính toán tổng quát (Ntt) làm trị số tính ứng suất, có xét tới trạng thái ứng suất phức tạp.

2) Hệ số an toàn tính toán được theo tổ hợp tải trọng tương ứng không được vượt quá 15% của đại lượng nếu không có những quy định riêng do đặc điểm của công trình.

Bảng 11

Các loại công trình và các loại nền

Hệ số điều kiện làm việc (m)

1. Công trình bê tông và bê tông cốt thép trên nền đất và đá nửa cứng

2. Công trình bê tông và bê tông cốt thép trên nền đá

a) Khi mặt trượt đi qua các khe nứt trong đá nền

b) Khi mặt trượt đi qua mặt tiếp xúc giữa bê tông và đá hoặc đi trong đá nền, một phần qua các khe nứt, một phần qua đá nguyên khối



1,00
1,00

0,95


3. Đập vòm và các công trình ngăn chống khác trên nền đá

4. Các mái dốc tự nhiên và nhân tạo



0,75

1,00


Chú thích: Trong các trường hợp cần thiết, khi có luận chứng, ngoài các hệ số được phép lấy các hệ số điều kiện làm việc bổ sung để xét tới đặc điểm riêng của các công trình và nền của chúng.

Bảng 12

Cấp công trình

Hệ số tin cậy (kn)

Cấp I

Cấp II


Cấp III

Cấp IV và V



1,25

1,20


1,15

1,10


3.13. Khi tính toán công trình thủy công theo nhóm trạng thái giới hạn thứ hai, được phép lấy hệ số tin cậy bằng 1,00 trừ những trường hợp đặc biệt được nêu rõ ở các tiêu chuẩn và thiết kế những loại công trình và kết cấu riêng biệt. Khi đó, hệ số an toàn về đất được lấy bằng 1,00, trong mọi trường hợp.

3.14. Tính toán kết cấu theo trạng thái giới hạn thứ nhất về độ bền, về sự hạn chế các biến dạng quá mức, về ổn định hình dạng được tính theo tải trọng tính toán; tính toán kết cấu về độ bền mỏi được tính theo tải trọng tiêu chuẩn.

Tính toán nền theo trạng thái giới hạn thứ nhất, được tính theo tải trọng tính toán.

Tính toán nền và kết cấu theo trạng thái giới hạn thứ hai, được tính theo tải trọng tiêu chuẩn.

Tính toán kết cấu theo trạng thái giới hạn thứ ba, được tính theo tải trọng tính toán hoặc tiêu chuẩn, tùy theo ảnh hưởng của vết nứt đối với điều kiện khai thác các công trình:

3.15. Các sơ đồ tính toán và các vấn đề chủ yếu của việc tính toán công trình và nền của chúng phải được đề ra phù hợp với các điều kiện cùng làm việc thực tế của công trình và nền, trong những trường hợp cần thiết có xét tới:

a) Trình tự thi công và trình tự chất tải của các bộ phận công trình;

b) Ảnh hưởng của các tác động như nhiệt độ, độ co ngót và tác động của áp lực thấm;

c) Các biến dạng phi tuyến đàn hồi và dẻo cũng như tính từ biến của vật liệu cấu thành công trình và nham thạch nền;

d) Tính rời rạc của cấu trúc thân công trình và nền của chúng (độ nứt nẻ, v.v...)

e) Tính không đồng nhất của vật liệu xây dựng, nham thạch nền và tính dị hướng của chúng.

3.16. Việc tính toán độ bền và kết cấu công trình làm việc trong các điều kiện trạng thái ứng suất phức tạp (các công trình dạng khối lớn kiểu trọng lực, các kết cấu không gian v.v...) mà chưa có các phương pháp xác định lực và ứng suất tin cậy có xét tới các biến dạng không đàn hồi, được phép xác định theo giai đoạn đàn hồi với điều kiện là các ứng suất lớn nhất ở các mặt cắt không được vượt quá sức kháng tính toán tương ứng.

3.17. Khi tính toán các kết cấu công trình trên nền có thể bị lún, phải xét tới nội lực sinh ra do biến dạng của nền.

3.18. Việc tính toán và nghiên cứu thủy lực cần được tiến hành để làm cơ sở cho việc lựa chọn hình dạng và kích thước của các phần tử và bộ phận công trình, biện pháp gia cố chống tác dụng xói mòn của dòng chảy, cũng như để lựa chọn phương án bố trí đầu mối thủy lực và từng hạng mục công trình một cách hợp lý và kinh tế nhất.

3.19. Cần tính toán, nghiên cứu về thấm để xác định điều kiện chuyển động của dòng thấm ở nền, ở thân công trình, thấm qua hai công trình, chỗ tiếp giáp các công trình khác nhau để làm cơ sở cho việc lựa chọn hình đạng, kích thước, kết cấu công trình, thiết bị tiêu nước, chống thấm sao cho kinh tế và hợp lý nhất. Những tính toán và nghiên cứu trên bao gồm:

a. Sơ đồ đường dòng, đường đẳng áp trong phạm vi nghiên cứu của công trình, tốc độ thấm, lưu lượng thấm ở chỗ ra, cả những chỗ có thể phát sinh hiện tượng xói ngầm ở chỗ tiếp giáp giữa công trình không thấm nước với bờ và công trình thấm nước;

b. Đối với đập đất: vị trí đường bão hoà trong các mặt cắt ngang đặc trưng của đập vận tốc thấm, lưu lượng thấm ở chỗ ra, những chỗ có thể phát sinh hiện tượng xói ngầm.

c. Đối với nền của công trình dâng nước: áp lực của dòng thấm và đường viền thấm dưới đất của công trình, vận tốc thấm ở chỗ ra, những chỗ có thể phát sinh hiện tượng xói ngầm và lưu lượng thấm;

d. Đối với đập đá đổ: vận tốc dòng thấm ở những chỗ có thể phát sinh hiện tượng xói ngầm đất nền, ở thiết bị chống thấm và lưu lượng thấm;

e. Đối với kênh: chế độ nước ngầm ở vùng mà nước ngầm chịu ảnh hưởng của nước trong kênh, khi sử dụng vùng đó phục vụ nền kinh tế chung hoặc khi có khả năng sụt lở nguy hiểm trên sườn sườn dốc vị trí các đường bão hoà và tốc độ dòng thấm ở bờ kênh cao, tổn thất về thấm từ kênh ra cũng như lưu lượng chảy vào các kết cấu tiêu nước.

3.20. Nên giải quyết các vấn đề phức tạp về chế độ thủy lực thấm, sự làm việc tĩnh, động của các công trình, của các phân tử và nền của chúng, trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đặc biệt. Đối với các công trình cấp I và II, khi không có các phương pháp tính toán lý thuyết tin cậy, hoặc phương pháp đã được kiểm chứng qua các công trình tương tự đã được thiết kế, các việc nghiên cứu nêu trên là bắt buộc.

4. Những yêu cầu chủ yếu đối với những đối tượng thiết kế chính

4.1. Đập


4.1.1. Kiểu đập cần lựa chọn tùy thuộc vào các thông số của công trình, điều kiện địa hình, địa chất công trình, thủy văn, điều kiện khí hậu có xét đến tính động đất của vùng. Cách bố trí cụm đầu mối thủy lực, sơ đồ tổ chức thi công, sử dụng vật liệu xây dựng tại chỗ, thời hạn thi công và điều kiện khai thác đập trên cơ sở so sánh kinh tế - kĩ thuật các phương án. Ưu tiên xét chọn các phương án đập bằng vật liệu tại chỗ nhằm phát huy thế mạnh của điều kiện tự nhiên, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của đất nước, trình độ và phương tiện thi công hiện có.

4.1.2. Đập trên nền đá được thiết kế theo các kiểu dưới đây, tùy thuộc vào điều kiện tại chỗ, điều kiện thi công và những chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật khác.

+ Với những đoạn xả của tuyến áp lực - kết cấu bê tông và bê tông cốt thép

+ Với những đoạn không tràn của tuyến áp lực - đập bằng vật liệu tại chỗ hoặc bằng bê tông khi có luận chứng cụ thể.

+ Trong điều kiện lòng sông hẹp và cao, nền là đá - đập vòm và vòm trọng lực hoặc đập bằng vật liệu tại chỗ tùy thuộc vào điều kiện địa chất ở tuyến đập. Khi các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật giống nhau, ưu tiên chọn phương án đập vật liệu tại chỗ.

4.1.3. Đập bằng vật liệu tại chỗ trên nền đất cần được áp dụng cho những đoạn không tràn của tuyến áp lực.

Đập bê tông và bê tông cốt thép trên nền đất chỉ được dự kiến để làm đập tràn.

Đập bê tông và bê tông cốt thép không tràn chỉ được sử dụng khi có luận chứng đặc biệt.

4.1.4. Khi thiết kế đập, cần phải tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu của các tiêu chuẩn thiết kế đập bê tông và bê tông cốt thép và đập bằng vật liệu tại chỗ.

4.2. Công trình thu nước, lấy nước và bể lắng.

4.2.1. Khi thiết kế công trình thu nước và lấy nước phải dự kiến:

- Cấp nước liên tục cho ống dẫn của trạm thủy điện nhiệt điện trạm bơm và kênh chính của hệ thống tưới;

- Hạn chế bùn cát đáy, các vật nổi,cỏ rác trôi vào ống dẫn và kênh. Không cho phép các vật nói trên đi vào các tổ máy bơm (tuốc bin v.v...).

- Ngừng cấp nước vào ống khi xem xét hoặc sửa chữa cho kênh chính ở thời kỳ giữa các đợt tưới.

4.2.2. Kiểu và vị trí của công trình thu nước và lấy nước và kết cấu của chúng phải được lựa chọn tùy thuộc vào đoạn sông (miền núi, trung du, đồng bằng), nhiệm vụ của công trình thu nước, bố trí cụm đầu mối, kiểu đường dẫn (có áp, không áp, hỗn hợp) - điều tiết và không tự điều tiết, đặc tính của công trình thu nước (kiểu có đập, kiểu không đập), điều kiện tự nhiên và điều kiện khai thác (chế độ bùn cát, chế độ nhiệt, rác, chế độ làm việc và bồi lắng của hồ chứa):

Khi thiết kế cửa lấy nước hoặc công trình thu nước, cần phải đự kiến dòng chảy của toàn bề mặt công trình là thận và không bị tách dòng.

4.2.3. Công trình thu nước không có đập cần phải được sử dụng trong trường hợp nếu mực nước trong sông đảm bảo mực nước khống chế cần thiết của kênh chính khi có các điều kiện địa hình, thủy văn và địa chất thuận lợi. Công trình thu nước có đập cần dự kiến trong trường hợp lại tuyến thu nước, mực nước trong sông không đạt mực nước yêu cầu cần thiết trong kênh chính. Cho phép thay thế công trình lhu nước có đập bằng trạm bơm thông qua tính toán hiệu quả đầu tư.

Khi đó, trị số lưu lượng lớn nhất trong sông ở trạng thái tự nhiên cần được ấn định phù hợp với các yêu cầu của điều 4.3.3 của tiêu chuẩn này, còn mực nước tính toán ở thượng lưu lấy như sau: Với công trình thu nước không có đập - Mực nước sinh thủy khi xảy ra lưu lượng tính toán lớn nhất có xét đến quá trình của lòng dẫn.

Còn với công trình thu nước có đập - Mực nước gia cường ở thượng lưu khi thoát tính toán lưu lượng lớn.

4.2.4. Khi thiết kế cửa lấy nước của trạm, thủy điện kiểu lòng sông và khoang cửa của bể áp lực của trạm thủy điện kênh dẫn và trạm bơm, cần tính đến việc trang bị cửa van, tưới chắn rác, các thiết bị dọn rác.

4.2.5. Ở các cửa lấy nước trên mặt, trong trường hợp cần thiết điều chỉnh việc cấp nước cho đường ống hoặc kênh chính, phải dự kiến đặt các cửa van chính và cửa van sửa chữa; khi không cần điều chỉnh chỉ cần đặt van sửa chữa.

Trong những cửa lấy nước dưới sâu, phải dự kiến đặt các cửa van chính và cửa van sửa chữa - sự cố.

4.2.6. Ở cửa lấy nước của đường dẫn tự điều chỉnh, phải dự kiến đặt cửa van chính sửa chữa - sự cố đóng nhanh.

Ở cửa lấy nước trên mặt vào kênh mà kênh đó nằm hoàn toàn trong khối đào và ở những cửa lấy nước dưới sâu với đường dẫn có áp mà phía cuối của đường dẫn đó có buồng cửa van thì được phép chỉ đặt cửa van sửa chữa.

Ở các cửa lấy nước của đường dẫn không tự điều chỉnh (trong đó bao gồm cả cửa lấy nước dưới sâu cửa đường dẫn không áp) phải dự kiến đặt cửa chính dùng để điều chỉnh liên tục theo cột nước và trang bị máy nâng cho từng cửa van cũng như phải đặt cửa van sửa chữa - sự cố tương tự cửa van chính.

4.2.7. Để tránh cho công trình thu nước và cửa lấy nước không bị ảnh hưởng của bùn cát đáy cần bố trí chung ở phía ngoài vùng chuyển động mạnh cửa bùn cát đáy. Ngoài ra dự kiến làm các công trình chỉnh trị và nắn dòng, các lấm hướng dòng và mỏ hàn làm các ngưỡng cao có lỗ rửa đáy trong ngưỡng. Thiết bị lấy nước trong ngưỡng tràn trong trụ đập và các biện pháp lấy nước khác được xác định trong điều kiện thực tế.

4.2.8. Sự cần thiết bố trí bể lắng và mức độ làm trong nước cần phải xác định trên cơ sở tính toán kinh tế - kĩ thuật.

4.2.9. Khi thiết kế bể lắng cần đảm bảo:

Làm trong nước bằng cách lắng các hạt bùn cát có độ lớn vượt quá trị số cho phép. Cấp nước trong liên tục vào đường dẫn và kênh chính tương ứng với biểu đồ dùng nước.

Loại bỏ bùn cát lắng trong ngăn lắng của bể lắng.

Ngoài ra, bể lắng của hệ thống tưới phải thỏa mãn các yêu cầu sau.

- Chỉ đưa vào mạng tưới những bùn cát mà khối - lượng và độ lớn của chúng đã được chấp nhận trong thiết kế biện pháp bảo vệ hệ thống tưới không bị bồi lắng.

- Không cho phép làm trong lại nước nhằm phòng ngừa việc xói lở kênh.

- Đảm bảo việc đưa vào đồng ruộng càng nhiều phù sa có ích càng tốt.

- Khi có điều kiện thuận lợi cần đảm bảo khả năng rửa bùn cát lắng đọng trong bể lắng thủy lực.

4.2.10. Tính toán bể lắng trên kênh của hệ thống tới phải được thực hiện theo lượng bùn cát của năm có độ đục trung bình và kiểm tra sự làm việc của bể đã thiết kế theo năm có độ đục lớn nhất.

4.2.11. Vị trí đặt bể lắng cần dự kiến trong phạm vi cụm đầu mối hoặc trên kênh dẫn chính xuất phát từ những điều kiện sau:

- Điều kiện địa chất và địa hình;

- Đường đẫn nước tới phần bể lắng đảm bảo quá trình lắng đọng trong của bùn cát trong buồng lắng;

- Xác định khả năng xả thuận lợi hoặc tính lượng bùn cát lắng đọng trong ngăn lắng.

- Khả năng vận tải của kênh chính và sông ở hạ lưu cụm đầu mối.

Khi bố trí bể lắng trên kênh thì đoạn kênh ở trước bể lắng cần phải tính toán vận tốc đủ để vận chuyển được toàn bộ phù sa lơ lửng trôi vào kênh.

4.2.12. Việc chọn kiểu bể lắng (bằng cách rửa liên tục hoặc định kỳ hay làm cơ giới) phải tiến hành trên cơ sở so sánh chỉ tiêu kinh tế – kĩ thuật của những bể này, có xét đến những điều kiện sau:

- Bể lắng chỉ rửa bằng thủy lực được áp dụng khi có đủ độ dốc thủy lực của tuyến rửa và có lưu lượng nước thừa.

- Bể lắng làm sạch kết hợp (thủy lực và cơ giới) được áp dụng khi không có đủ độ chênh để rửa hoàn toàn lớp lắng đọng, có tính đến việc loại bỏ bùn cát nhỏ bằng cách rửa và dọn sạch hạt lớn bằng cơ giới.

- Bể lắng một buồng rửa định kỳ cần được áp dụng trong trường hợp khi cho phép ngừng cấp nước cho đường dẫn hoặc vào mạng tưới, hoặc cho phép cấp một thời gian ngắn nước không được làm trong. Kích thước bể lắng và các bộ phận của nó được xác định bằng tính toán thủy lực có xét đến sự lắng đọng những hạt bùn cát cho trước.

4.2.13. Khi thiết kế công trình thu nước và lấy nước của hệ thống cấp nước ăn uống sinh hoạt và nước sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế cấp nước mạng tưới bên ngoài và công trình tương ứng.

4.2.14. Khi thiết kế các công trình thu nước và lấy nước của hệ thống tưới, phải tuân thủ các yêu cầu của các tiêu chuẩn thiết kế công trình của hệ thống thủy lợi.

4.3. Công trình xả nước - tháo nước - chuyển nước

4.3.1. Khi thiết kế công trình xả nước, tháo nước cần tuân thủ:

a) Đối với công trình xả:

- Thoát lưu lượng lũ tính toán lớn nhất và lưu lượng không sử dụng khác nhằm tránh đầy tràn hồ chứa;

- Tháo nước một cách có lợi từ hồ chứa ra.

b) Đối với công trình tháo:

- Tháo cạn hồ chứa hoàn toàn hoặc một phần để xem xét và sửa chữa những công trình nằm ở thượng lưu, cũng như để dọn sạch hồ chứa theo yêu cầu vệ sinh.

- Xới rửa bùn cát.

c) Đối với công trình chuyển nước.

- Thực hiện việc chuyển nước từ hồ chứa hoặc từ kênh đi.

4.3.2. Khi thiết kế công trình xả nước, tháo nước và vận chuyển nước, cần xem xét khả năng kết hợp chúng với các công trình khác của cụm đầu mối thủy lực cũng như tính đến khả năng sử dụng các công trình thoát nước chính (lâu dài) để xả lưu lượng thi công.

4.3.3. Lưu lượng tính toắn lớn nhất chảy qua công trình tháo của công trình đầu mối thủy lực trong quá trình khai thác được xác định xuất phát từ lưu lượng tính toán lớn nhất của sông trong trạng thái tự nhiên không có điều tiết, có xét đến sự tăng giảm của nó do những hồ chứa đang hoạt động hoặc thiết kế cho từng đối tượng đã nêu và những thay đổi điếu kiện của dòng chảy và sự tăng giảm lũ gây ra do hoạt động kinh tế trong lưu vực. Khi đó trị số lưu lượng lớn nhất phải lấy tương ứng với những chỉ dẫn về xác định các đặc trưng tính toán thủy văn.

4.3.4. Số lượng và kích thước lỗ của công trình xả phải được xác định dựa trên điều kiện xả lưu lượng tính toán lớn nhất khi:

- Mở hoàn toàn tất cả các lỗ xả và lỗ tháo.

- Tháo nước qua tất cả các tuốc bin của trạm thủy điện;

- Sử dụng các công trình khác của đầu mối thủy lực như công trình lấy nước của hệ thống tưới, âu thuyền v.v... để tháo nước

Khi đó cần tính đến:

- Khả năng gia tăng của mực nước thượng lưu;

- Tỉ lưu và lưu tốc cho phép lớn nhất, ở hạ lưu;

- Điều kiện thoát lưu lượng thi công v.v...

4.3.5. Bề rộng và chiều cao của lỗ thoát chữ nhật có cửa van đóng kín cần lấy theo bảng 13 và 14.

4.3.6. Việc ấn định tỷ lưu ở hạ lưu khi thoát nước qua công trình xả nước, tháo nước và chuyển nước cần phải tính toán bằng cách so sánh các chỉ tiêu kĩ thuật các phương án kết cấu gia cố tính đến cấu tạo địa chất lòng dẫn, vận tốc của nước, chiều sâu nước hạ lưu, trị số xói lòng dẫn cho phép, các điều kiện tiêu năng và có xét đến sự không cho phép ách tắc hạ lưu do bùn cát gây ra.

4.3.7. Khi bố trí cụm đầu mối thủy lực tổng hợp, cần phải dự kiến phương và trị số của lưu tốc tới gần công trình xả, tháo và chuyển nước, cũng như điều kiện thủy lực ở hạ lưu khi thoát lũ sao cho không gây khó khăn cho việc vận hành các công trình bố trí ở bên cạnh (cửa lấy nước, âu thuyền, trạm thủy điện công trình thu nước).

4.3.8. Khi thiết kế công trình xả nước, cần dự kiến cửa van chính và cửa van sửa chữa.

Phần trước cửa van phẳng chính trên mặt cũng như trước lỗ xả dưới sâu cần dự kiến đặt cửa sửa chữa - sự cố.

Trong trường hợp bố trí ngưỡng lỗ dưới sâu thấp hơn mực nước hạ lưu thì phải dự kiến đặt cửa van sửa chữa ở phía hạ lưu của lỗ.



4.3.9. Khi chọn kiểu cửa van và máy nâng, phải xét đến tốc độ gia tăng của lũ khả năng tích nước ở thượng hạ lưu và sự cần thiết đảm bảo lưu lượng tối thiểu ở hạ lưu trong trường hợp cất đột ngột một số tuốc bin hoặc toàn bộ trạm thủy điện.


tải về 303.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương