TIÊu chuẩn việt nam tcvn 11777-9: 2017 with amendment 5: 2014


Hình A1 - Các ví dụ về tập tin JPEG 2000, ngăn dữ liệu JPIP và mố



tải về 8.86 Mb.
trang4/40
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2017
Kích8.86 Mb.
#34910
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   40

Hình A1 - Các ví dụ về tập tin JPEG 2000, ngăn dữ liệu JPIP và mối quan hệ giữa các dòng JPIP

Hình A.1 là một ví dụ minh họa mối quan hệ giữa các dòng bit từ tập tin JPEG 2000, các ngăn dữ liệu JPIP, và một dòng JPIP. Hình này cho thấy tiêu đề chính được mã hóa bằng màu đỏ, 2 phân khu ảnh với các gói được mã hóa bởi các sắc thái của màu vàng cam và màu xanh lá cây, khung dữ liệu đặc tả được mã hóa màu xanh dương. Các bản tin JPIP tự mô tả được hình thành từ các ngăn dữ liệu và được ràng buộc dưới hình thức của một dòng JPIP.

Dòng JPIP bao gồm một hoặc nhiều bản tin JPIP được ràng buộc. Mỗi bản tin JPIP bao gồm một tiêu đề và một phần thân. Các tiêu đề cung cấp thông tin mô tả để nhận dạng ngăn dữ liệu có liên quan. Phần thân là dữ liệu từ ngăn dữ liệu. Nếu không bổ sung thêm dấu hiệu, bản tin sẽ là sự ghép nối của phần tiêu đề và phần thân.

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, tất cả các ví dụ được cung cấp dưới dạng bản tin nhị phân bằng cách ghép nối phần tiêu đề và phần thân. Điều này đặc trưng cho cách thực thi của lớp truyền tải và lớp ứng dụng nếu cung cấp thêm dấu hiệu khác cho tiêu đề và phần thân. Ví dụ, dấu hiệu bổ trợ để chống lỗi có thể thay đổi được sử dụng cho các ứng dụng vô tuyến.



A.2 Cấu trúc tiêu đề bản tin

A.2.1 Tổng quát

Mỗi bản tin đại diện cho một phần của ngăn dữ liệu xác định. Tiêu đề bản tin bao gồm một chuỗi các đoạn byte được sắp đặt có độ dài biến đổi (VBAS). Mỗi VBAS bao gồm một chuỗi các byte, với bit có trọng số cao nhất (bit 7) là 1, như Hình A.2. Bảy bit có trọng số thấp hơn trong VBAS ghép nối để tạo thành một dòng bit được sử dụng theo nhiều cách khác nhau cho các VBAS khác nhau.





Hình A2 - Cấu trúc VBAS

Các tiêu đề bản tin phục vụ cho việc xác định ngăn dữ liệu và phạm vi byte cụ thể được biểu diễn trong phần thân của bản tin. Tiêu đề bản tin có thể có dạng độc lập và dạng phụ thuộc. Dạng độc lập là một dạng đầy đủ trong đó tiêu đề bản tin hoàn toàn tự mô tả; việc giải thích chúng độc lập với bất kỳ tiêu đề bản tin khác. Các tùy chọn tiêu đề bản tin dạng phụ thuộc rút gọn sử dụng các thông tin trong các tiêu đề của bản tin trước đó; việc giải mã chúng phụ thuộc các bản tin trước đó. Các ứng dụng có thể chọn để sử dụng các tiêu đề bản tin dạng đầy đủ; những bản tin này có thể được sắp xếp lại theo thứ tự tùy ý. Ngoài ra, các ứng dụng có thể sử dụng các tiêu đề bản tin dạng rút gọn phụ thuộc vào tiêu đề bản tin trước đó; đây là các bản tin ngắn hơn nhưng sẽ cho kết quả sai nếu bản tin không được sắp xếp theo trình tự chính xác khi giải mã. Đây là một quyết định áp dụng, có hoặc không sắp xếp lại chuỗi các bản tin nhận được giả định là đáng tin cậy, cho dù sử dụng các tiêu đề bản tin dạng rút gọn.

Tiêu đề bản tin bao gồm các VBAS sau đây (các VBAS tùy chọn được xác định bằng việc sử dụng các dấu ngoặc vuông):

Bin-ID [, Class] [, CSn], Msg-Offset, Msg-Length [, Aux]

Sự tồn tại của VBAS Class và CSN được xác định bằng cách kiểm tra VBAS Bin-ID. Sự tồn tại của VBAS Aux được xác định bởi VBAS Class hoặc VBAS Class trước đó, nếu không có VBAS Class trong tiêu đề bản tin hiện tại.

VBAS Bin-ID phục vụ nhiều vai trò. Bit 6 và 5 trong byte đầu tiên của VBAS Bin-ID, được dán nhãn 'b' trong Hình A.3, chỉ ra các VBAS Class và CSN có mặt trong tiêu đề bản tin. Bảng A.1 xác định các giá trị bit và ý nghĩa của nó.

Bit 4 trong byte đầu tiên của VBAS Bin-ID, được dán nhãn 'c' trong Hình A.3, cho biết bản tin này có hay không chứa các byte cuối cùng trong ngăn dữ liệu được gán: "0" có nghĩa là nó không phải là byte cuối cùng trong ngăn dữ liệu; "1" chỉ ra rằng nó là byte cuối cùng trong ngăn dữ liệu. Nhận bản tin với tập bit này cho phép xác định độ dài của ngăn dữ liệu hoàn chỉnh, mặc dù nó không phải là dòng JPP hoặc dòng JPT hoàn chỉnh bao gồm đầy đủ các bản tin để kết hợp tất cả các byte từ ngăn dữ liệu.

Bốn bit còn lại của byte đầu tiên và bảy bit trọng số thấp của byte bất kỳ còn lại trong VBAS Bin-ID (được dán nhãn 'd' trong Hình A.3) tạo thành một "định danh lớp trong", được sử dụng để nhận diện ngăn dữ liệu duy nhất trong các lớp, theo cách thức được mô tả trong Điều A.2.3.





Hình A.3 - Cấu trúc VBAS bin-ID

Bảng A.1 - Ch số VBAS bin-ID bổ sung

Bit Chsố 'bb'

Ý nghĩa

00

Bị cấm.

01

Không xuất hiện VBAS Class hoặc CSn trong tiêu đề bản tin

10

Xuất hiện VBAS Class nhưng không xuất hiện CSn trong tiêu đề bản tin

11

Cả VBAS Class and CSn đều xuất hiện trong tiêu đề bản tin

VBAS CLass, nếu có, cung cấp một định danh lớp bản tin. Định danh lớp bản tin là một số nguyên không âm, hình thành bằng cách ghép 7 bit trọng số thấp trong mỗi byte của VBAS theo trình tự big endian. Nếu không có VBAS Class, thì định danh lớp bản tin không thay đổi so với bản tin trước đó. Nếu không có VBAS Class và cũng không có bản tin trước đó, thì định danh lớp bản tin bằng 0. Định danh lớp bản tin hợp lệ được mô tả trong Điều A.2.2.

VBAS CSN, nếu có, xác định các chỉ số (bắt đầu từ 0) của dòng mã thuộc ngăn dữ liệu. Chỉ số dòng mã được hình thành bằng cách ghép 7 bit trọng số thấp trong mỗi byte của VBAS theo trình tự big endian. Nếu không có VBAS CSN, thì chỉ số dòng mã không thay đổi so với bản tin trước đó. Nếu không có VBAS CSN và cũng không có bản tin trước đó, thì chỉ số dòng mã bằng 0.

Các VBAS Msg-offset và Msg-Length biểu diễn bằng các giá trị số nguyên không âm, hình thành bằng cách ghép 7 bit trọng số thấp trong mỗi byte của VBAS theo trình tự big endian. Số nguyên Msg-Offset xác định độ dịch của dữ liệu trong bản tin này so với điểm bắt đầu của ngăn dữ liệu. Số nguyên Msg-Length xác định tổng số byte trong phần thân của bản tin.

VBAS Aux có thể có. Sự xuất hiện của nó, và ý nghĩa nếu có, được xác định bởi các định danh lớp bản tin tìm thấy trong VBAS Bin-ID, được giải thích trong Điều A.2.2. Nếu VBAS Aux biểu diễn bởi một giá trị nguyên không âm, thì nó được hình thành bằng cách ghép 7 bit trọng số thấp trong mỗi byte của VBAS theo trình tự big endian.

CHÚ THÍCH: Các thông tin trong VBAS Aux không ảnh hưởng đến độ dài của phần thân bản tin.

A.2.2 Định danh lớp bản tin

Các định danh lớp bản tin theo quy định của tiêu chuẩn này là những số nguyên không âm thể hiện trong Bảng A.2. Việc giải thích của các lớp ngăn dữ liệu chỉ được mô tả trong Điều A.3. Tất cả các giá trị khác của định danh lớp bản tin được dự trữ, và các bản tin liên quan được bỏ qua do bộ giải mã không công nhận nhận giá trị.

Các định danh lớp được lựa chọn như vậy sao cho VBAS Aux xuất hiện khi và chỉ khi định danh là số lẻ. Đặc tính này cho phép phân tích một cách chính xác và bỏ qua nội dung các tiêu đề bản tin không được công nhận.

Các bản tin ngăn dữ liệu phân khu ảnh mở rộng giải thích giống như bản tin ngăn dữ liệu phân khu ảnh không mở rộng và chúng đề cập đến chính xác cùng một ngăn dữ liệu phân khu ảnh. Các bản tin phân khu ảnh mở rộng bao gồm VBAS Aux trong đó xác định số lượng các gói hoàn chỉnh (các lớp chất lượng) có sẵn trong phân khu ảnh nếu các byte trong bản tin này được kết hợp với tất cả các byte trước đó của phân khu ảnh đó. Nếu bản tin này cũng chứa các byte cuối cùng của ngăn dữ liệu, VBAS Aux cho biết tổng số lớp chất lượng liên quan đến phân khu ảnh trong dòng mã gốc. Nếu không, VBAS Aux chỉ ra lớp chất lượng của các byte ngay sau byte cuối cùng thuộc bản tin. Các thông tin trong VBAS Aux có thể hữu ích cho các máy khách nhất định.



Bảng A.2 - Định danh lớp cho các lớp bản tin ngăn dữ liệu khác nhau

Định danh lớp

Lớp bản tin

Lớp ngăn dữ liệụ

Loại dòng

0

Bản tin ngăn dữ liệu phân khu ảnh

Ngăn dữ liệu phân khu ảnh

Chỉ dòng JPP

1

Bản tin ngăn dữ liệu phân khu ảnh mở rộng

Ngăn dữ liệu phân khu ảnh

Chỉ dòng JPP

2

Bản tin ngăn dữ liệu tiêu đề khối ảnh

Ngăn dữ liệu tiêu để khối ảnh

Chỉ dòng JPP

4

Bản tin ngăn dữ liệu khối ảnh

Ngăn dữ liệu khối ảnh

Chỉ dòng JPT

5

Bản tin ngăn dữ liệu khối ảnh mở rộng

Ngăn dữ liệu khối ảnh

Chỉ dòng JPT

6

Bản tin ngăn dữ liệu tiêu đề chính

Ngăn dữ liệu tiêu đề chính

Dòng JPP và JPT

8

Bản tin ngăn dữ liệu đặc tả

Ngăn dữ liệu đặc tả

Dòng JPP và JPT

Bản tin ngăn dữ liệu khối ảnh mở rộng giải thích giống như bản tin ngăn dữ liệu khối ảnh không mở rộng và chúng đề cập đến chính xác cùng một ngăn dữ liệu khối ảnh. Các bản tin khối ảnh bao gồm VBAS Aux trong đó xác định giá trị n nhỏ nhất, trong tất cả các thành phần ảnh mà (NL - n) không âm, mức phân giải (NL - n) và tất cả các mức phân giải thấp hơn được hoàn thành khi các byte trong bản tin này được kết hợp với tất cả các byte trước đó của khối ảnh đó, trong đó NL là số mức phân tách, có thể thay đổi tùy theo thành phần ảnh. Nếu không có mức phân giải của bất kỳ thành phần ảnh đã được hoàn thành, giá trị VBAS Aux sẽ bằng giá trị tối đa NL trên tất cả các thành phần ảnh cộng với một. Giá trị bằng không khi tất cả độ phân giải trong tất cả các thành phần ảnh được hoàn thành. Do độ phân giải không nhất thiết phải xuất hiện theo thứ tự trong một khối ảnh, một vài mức phân giải trên giá trị được đánh dấu bằng VBAS có thể được hoàn thành, nhưng điều này không thể được xác định từ tiêu đề bản tin. Các thông tin trong VBAS Aux có thể hữu ích cho các máy khách nhất định.

A.2.3 Định danh lớp trong

Bốn bit trọng số thấp của byte đầu tiên và 7 bit trọng số thấp của các byte khác từ VBAS Bin-ID được ghép nối theo trình tự big endian để tạo thành một từ đơn, có 7k-3 bit, với k là số byte trong VBAS. Từ này đại diện cho một số nguyên không dấu để phục vụ cho việc nhận diện ngăn dữ liệu duy nhất trong lớp và dòng mã của nó. Điều A.3 cung cấp mô tả cho các lớp ngăn dữ liệu khác nhau, tương ứng với định danh lớp trong.



A.3 Các ngăn dữ liệu

A.3.1 Tổng quan

Ngăn dữ liệu chứa các phần của một dữ liệu tập tin hoặc dòng mã JPEG 2000. Điều này dựa trên các yếu tố dữ liệu ảnh, chẳng hạn như là dữ liệu phân khu ảnh, dữ liệu khối ảnh, và các tiêu. đề. Chúng cũng có thể dựa trên dữ liệu đặc tả. Cho dù nội dung của ngăn dữ liệu, mỗi ngăn dữ liệu được đối xử như một dòng bit riêng.



A.3.2 Ngăn dữ liệu phân khu ảnh

A.3.2.1 Định dạng ngăn dữ liệu phân khu ảnh

Ngăn dữ liệu phân khu ảnh chỉ xuất hiện trong kiểu phương tiện truyền thông dòng JPP. Mỗi ngăn dữ liệu phân khu ảnh tương ứng với một phân khu ảnh duy nhất trong một dòng mã duy nhất. Các định danh lớp trong được xác định bởi Phương trình A -1.



I = t + (c + s x num_compon ents) x num_tiles

(A-1)

Trong đó:

I là định danh duy nhất của phân khu ảnh trong dòng mã của nó;

t là chỉ số (bắt đầu từ 0) của khối ảnh chứa phân khu ảnh;

c là chỉ số (bắt đầu từ 0) của thành phần ảnh chứa phân khu ảnh;

s là số thứ tự xác định phân khu ảnh trong khối ảnh thành phần.

Trong mỗi khối ảnh thành phần, phân khu ảnh được gán số thứ tự liên tiếp, s, như sau. Tất cả các phân khu ảnh của mức phân giải thấp nhất (chỉ chứa các mẫu băng con LL) được sắp xếp đầu tiên, bắt đầu từ 0, sau đó sắp xếp theo trình tự quét mành. Phân khu ảnh của từng mức phân giải liên tiếp được sắp xếp lần lượt theo trình tự quét mành trong mức phân giải của chúng.

Định danh phân khu ảnh 0 đề cập đến phân khu ảnh phía trên cùng bên tay trái từ băng con LL của thành phần ảnh 0 trong khối ảnh 0.

Đối với hình ảnh lập thể được mã hóa trong JP3D (ISO/IEC 15444-10), số thứ tự của phân khu ảnh trong thành phần k được tính như sau: Tất cả các phân khu ảnh của mức phân giải thấp nhất, nghĩa là chúng chỉ chứa các mẫu [L|X][L|X][L|X] được sắp xếp đầu tiên, bắt đầu từ số không, theo trình tự quét mành quy định tại Điều 3.11 của tiêu chuẩn ISO / IEC 15444-10. Các phân khu ảnh từ mỗi mức phân giải liên tiếp được sắp xếp lần lượt, theo trình tự quét mành tại Điều 3.11. Các phân khu ảnh với số thứ tự 0 đề cập đến các phân khu ảnh phía trên cùng bên trái của băng con độ phần giải thấp nhất của các thành phần ảnh 0 trong khối ảnh 0.



Mỗi ngăn dữ liệu phân khu ảnh tương ứng với chuỗi các byte được hình thành bằng cách ghép tất cả các gói dòng mã với các tiêu đề gói có liên quan hoàn chỉnh thuộc phân khu ảnh. Có thể hiểu rằng tiêu đề gói sẽ được đóng gói vào đoạn nhãn PPM hoặc PPT sau đó thuộc về các ngăn dữ liệu tiêu đề chính hoặc tiêu đề khối ảnh, trong trường hợp ngăn dữ liệu phân khu ảnh chỉ chưa thành phần chính gói. Trong mọi trường hợp, các dòng dữ liệu phân khu ảnh nên trùng khớp với đoạn liền kề của byte đó sẽ tìm thấy trong dòng mã JPEG 2000 một trong các trình tự lũy tiến lớp-phụ thuộc (CPRL, PCRL hoặc RPCL).



Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 8.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương