TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8635 : 2011



tải về 288.46 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích288.46 Kb.
#19472
1   2   3

6.1.6 Tại những vị trí trục tim của đường ống thay đổi đồng thời theo hai phương thẳng đứng và phương nằm ngang, thì tại những vị trí ấy đường ống phải được thiết kế chế tạo bằng một khuỷu cong trong không gian 3 chiều.

6.1.7 Những khuỷu cong được chia thành nhiều đoạn ống nối lại với nhau theo góc ở tâm bán kính cong, chiều dài mỗi đoạn không nhỏ hơn 300 mm.

6.1.8 Bán kính cong của tâm các khuỷu cong không nhỏ hơn 3 lần đường kính trong của khuỷu.

6.1.9 Khi thiết kế các đoạn ống lắp nối của đường ống cần kết hợp kích cỡ của thép tấm với các quy định về vị trí các đường hàn dọc, hàn ngang đảm bảo sao cho:

a) Đối với những đường ống có đường kính lớn, các đoạn ống lắp nối được chế tạo gồm nhiều tấm thép ghép lại. Khoảng cách theo chu vi ống giữa các đường hàn dọc của các tấm kề nhau a không được nhỏ hơn 5 lần chiều dầy vỏ ống, xem hình D.2 phụ lục D;

b) Các đai tăng cường hàn cách đường hàn ngang theo chu vi ống một khoảng không được nhỏ hơn 100 mm;

c) Các đường hàn dọc của các đoạn ống lắp nối nhất thiết phải nằm trong các vùng quy định I, II, III và IV, xem hình D.3 phụ lục D;

d) Các đường hàn cốt ống phải vát cạnh, góc vát 600, phần nhô lên mặt trong cột ống không qúa 3 mm;

e) Các vành đai phải đặt cách đường hàn ngang của cột ống một đoạn c, xem hình D.3 phụ lục D và thoả mãn điều kiện: c  0,6



6.2 Yêu cầu về sơn phủ bảo vệ bề mặt

6.2.1 Toàn bộ bề mặt kim loại của đường ống xiphông và các cấu kiện ở chế độ làm việc tĩnh đều phải được sơn bảo vệ để chống lại sự ăn mòn và han rỉ .

6.2.2 Vật liệu sử dụng để sơn phủ bảo vệ bề mặt phải có đủ nhãn mác, đúng chủng loại và chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu thiết kế. Trước khi sơn phủ, bề mặt đường ống phải được làm sạch theo đúng quy trình. Phải thực hiện theo đúng quy trình sơn phủ và quy trình bảo dưỡng sơn do thiết kế quy định.

6.2.3 Sơn phủ mặt trong của đường ống phải đảm bảo điều kiện thủy lực và các thành phần hạt, thành phần hóa học của nước do cơ quan thiết kế cung cấp.

6.2.4 Bề mặt ngoài của đường ống sau khi sơn chống gỉ phải bọc vải tẩm nhựa đường 2 lớp, chiều dày lớp bọc không nhỏ hơn 6 mm, hoặc được bảo vệ bằng phun phủ kẽm hoặc bọc lớp bitum.

7 Kiểm tra khi chế tạo tại nhà máy

7.1 Yêu cầu chung

7.1.1 Kiểm tra chất lượng vật liệu: quy cách và chất lượng vật liệu theo đồ án thiết kế.

7.1.2 Kiểm tra chất lượng chế tạo sau mỗi nguyên công. Nếu nguyên công trước chưa được kiểm tra hoặc kiểm tra không đạt thì không cho phép thực hiện nguyên công tiếp theo.

7.1.3 Người kiểm tra phải lập sổ nhật ký theo dõi kết quả kiểm tra.

7.2 Nội dung kiểm tra

7.2.1 Kiểm tra chất lượng đường hàn phải tuân theo quy định hiện hành, bao gồm các nội dung sau:

1) Kiểm tra kích thước theo thiết kế;

2) Kiểm tra mối hàn;

3) Kiểm tra chất lượng bảo vệ bề mặt;

4) Kiểm tra dấu hiệu các bộ phận sẽ lắp ghép với nhau.

7.2.2 Khối lượng công tác kiểm tra chất lượng đường hàn quy định như sau:

a) Đối với đường hàn cấp I:

1) Siêu âm: kiểm tra 100 % chiều dài đường hàn ;

2) Soi quang tuyến:

- Không nhỏ hơn 25 % chiều dài đường hàn và không ít hơn 480 mm;

- Kiểm tra 100 % các điểm giao nhau của mối hàn dọc và mối hàn ngang;

b) Đối với đường hàn cấp II:

- Siêu âm: kiểm tra 100 % chiều dài đường hàn;

- Soi quang tuyến (hoặc chụp X quang): kiểm tra không nhỏ hơn 10 % chiều dài đường hàn và không ít hơn 240 mm.

7.2.3 Kiểm tra chất lượng lớp bảo vệ bề mặt ống xi phông quy định như sau:

a) Chỉ thực hiện công tác bảo vệ bề mặt khi đã có xác nhận toàn bộ mối hàn của ống đã được kiểm tra và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

b) Kiểm tra quá trình xử lý và làm sạch bề mặt của ống trước khi sơn chống gỉ;

c) Kiểm tra chiều dày, số lượng lớp sơn chống gỉ và sơn phủ;

d) Kiểm tra chiều dày lớp bitum bảo vệ bề mặt ngoài ống xi phông.

7.2.4 Kiểm tra tổng thể toàn bộ ống xi phông theo nội dung: chất lượng, đồng bộ... đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo thiết kế và đủ điều kiện cho việc hạ chìm ống xi phông.

7.3 Thử nghiệm đường ống áp lực

7.3.1 Quy trình và sơ đồ thử nghiệm thủy lực đường ống được lập đồng thời với đồ án thiết kế.

7.3.2 Sơ đồ thí nghiệm thủy lực đường ống gồm 2 loại do thiết kế quy định gồm:

- Sơ đồ thử phân đoạn;

- Sơ đồ thử tổng thể.

7.3.3 Thử nghiệm đường ống bằng áp lực nước với áp suất thử bằng 1,25 lần đến 1,50 lần áp suất làm việc của ống xi phông, thời gian thử không nhỏ hơn 5 phút.

7.3.4 Công tác chuẩn bị thử nghiệm, hồ sơ tài liệu và qui trình thử nghiệm được lập phải phù hợp với quy định hiện hành về thử nghiệm đường ống áp lực bằng thép.

8 Nghiệm thu chế tạo

8.1 Chỉ tiến hành nghiệm thu trước khi hạ chìm ống xi phông khi có đầy đủ các hồ sơ thiết kế chế tạo, có đầy đủ văn bản nghiệm thu các công đoạn và nghiệm thu tổng thể ống xi phông.

8.2 Các bước nghiệm thu, thành phần hội đồng nghiệm thu và lập hồ sơ nghiệm thu trước khi xuất xưởng thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

PHỤ LỤC A
(Tham khảo)

SƠ ĐỒ CẤU TẠO ỐNG XI PHÔNG



A. 1 Sơ đồ đường ống xi phông

CHÚ DẪN:


1 là bể lắng chất thải rắn; 4 là khuỷu cong; 7 là ống dẫn ra; LD là độ dài dòng chảy;

2 là cửa vào; 5 là ống trung tâm; 8 là cửa ra; LB là độ dài công trình ống xi phông

3 là ống dẫn vào; 6 là ông xả cặn;

Hình A.1 – Sơ đồ cấu tạo ống xi phông

A. 2 Khớp co giãn

CHÚ DẪN:


1) Bộ phận điều chỉnh; 2) Gioăng làm kín; 3) Đoạn ống dẫn 1; 4) Đoạn ống dẫn 2.

Hình A.3 – Sơ đồ khớp co giãn

PHỤ LỤC B
(Tham khảo)

TÍNH TOÁN THỦY LỰC TRONG ỐNG XI PHÔNG



B.1 Quá trình dòng chảy trong xi phông

B.1.1 Phía sau vị trí co thắt dòng ở cửa vào của xi phông, tốc độ dòng chảy giảm. Sự có mặt của xi phông làm giảm tốc độ dòng chảy và tổn thất cột áp. Dòng chảy trong ống xi phông được phân thành hai loại thể hiện trong các hình B.1 và B.2:

1) Trường hợp a: phần ống trung tâm của xi phông luôn luôn được chứa đầy nước, quá trình dòng chảy trong xi phông ở trường hợp này được coi giống như ống dẫn chịu áp với cột áp thấp.



Hình B.1 - Trường hợp a của ống xi phông

2) Trường hợp b: phần ống trung tâm của xi phông được nạp đầy nước khi dòng chảy lớn. Trong trường hợp dòng chảy nhỏ hơn thì quá trình dòng chảy trong xi phông được xem như dòng chảy tự do.





Hình B.2 - Trường hợp b của ống xi phông

B.1.2 Xi phông phải được thiết kế đảm bảo lưu lượng nước chảy vào xi phông bằng lưu lượng dòng chảy của kênh cấp nước. Trong trường hợp cần thiết có thể lắp hai hoặc nhiều hơn nữa số xi phông để đảm bảo vận tốc dòng chảy.

B.2 Tổn thất cột áp

B.2.1 Công thức tổng quát

Tổng tổn thất cột nước sau khi chảy qua các bộ phận của xi phông hđược xác định theo công thức tổng quát sau:

h = he + hk + hm (B.1)

trong đó:

he là tổn thất cột áp sau khi dòng nước chảy vào và ra khỏi ống xi phông;

hk là tổn thất cột áp khi chảy qua các khuỷu cong;

hm là tổn thất cột áp khi chảy qua lưới chắn rác.

B.2.2 Tổn thất cột áp khi chảy qua ống xi phông, he

he bao gồm tổn thất do ma sát thành ống và tổn thất cục bộ, được tính toán theo công thức:

he = hc + hr + ha (B.2)

hoặc: he = (c + r + a)v2/2g (B.3)

trong đó:

v là vận tốc dòng chảy trong ống xi phông, m/s;

g là gia tốc trọng trường: g = 9,81 m/s2;

hc là tổn thất dòng chảy vào, m;

c là hệ số tổn thất cửa vào. Đối với những công trình có tầm quan trọng thứ yếu lấy c = 0,5 ;

hr là tổn thất do ma sát thành ống, m;

r là hệ số nhám tương đối: r = ;

L là chiều dài ống xi phông, D là đường kính ống xi phông,  là hệ số ma sát được xác định theo vật liệu chế tạo ống xi phông và theo thông số chế tạo ống;

ha là tổn thất ở cửa xả;

a là hệ số tổn thất ở cửa xả:



FD là diện tích tiết diện cắt ngang của ống xi phông;

F0 là diện tích tiết diện cắt ngang của kênh tiếp nước;

C là hệ số chuyển đổi, khi tính toán thiết kế sơ bộ có thể lấy C = 1.



B.2.3 Tổn thất cột áp khi chảy qua các khuỷu cong, hK

Xác định theo công thức sau:



trong đó:

hk là tổn thất khuỷu cong , m;

K1 là hệ số tổn thất xác định bằng tỷ số giữa bán kính cong R với đường kính ống xi phông trong trường hợp góc trung tâm  = 90o: K1 = , xem hình B.3;

K2 là hệ số tổn thất xác định bằng tỷ số giữa góc trung tâm với góc vuông trong trường hợp góc trung tâm   90o, xem hình B.3;

Có thể áp dụng công thức kinh nghiệm sau đây để xác định các hệ số K1 và K2:







Hình B.3 – Sơ đồ khuỷu cong của ống xi phông và cách xác định các hệ số tổn thất

B.2.4 Tổn thất cột áp qua lưới chắn rác hm

Tổn thất do lưới chắn rác tạo nên có thể tính toán theo các công thức thủy lực thông thường phù hợp với kích thước của lưới chắn. Khoảng cách mắt lưới càng nhỏ thì tổn thất càng lớn.



PHỤ LỤC C
(Quy định)

CÁC BẢNG BIỂU VÀ SỐ LIỆU SỬ DỤNG TRONG TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ ỐNG XI PHÔNG



Bảng C.1 - Hệ số chuyển đổi từ sức kháng cơ bản sang sức kháng dẫn suất C


Loại vật liệu

Trạng thái ứng suất

Hệ số C

Thép các bon và thép hợp kim thấp

- Kéo, nén, uốn

- Cắt


- Ép mặt đầu

- Ép tiếp xúc điểm

- Ép tiếp xúc đường

- Ép tiếp xúc khít mặt



1,0

0,6


1,5

3,3


2,2

1,0


Kim loại ở các đầu mối hàn đối đầu

- Kéo, nén, uốn

- Cắt


1,0

0,6


Kim loại ở các mối hàn góc

- Kéo, nén, uốn

- Cắt


0,7

0,7



Bảng C.2 - Các giá trị của k1, k2, m1, m2

Tên gọi

Ký hiệu

Trị số

1. Hệ số không đồng chất khi kéo đứt thép:

- Ống thép các bon, thép không rỉ không hàn và ống thép hợp kim thấp hàn không tiêu chuẩn.

- Ống thép các bon, thép không rỉ hàn và ống thép hợp kim thấp hàn tiêu chuẩn

K1


K2

0,8
0,85



2. Hệ số không đồng chất của chi tiết ống thép khi uốn, cắt, nén :

- Thép hợp kim thấp và thép không rỉ

- Thép các bon

K1

K2

0,85


0,90

3. Hệ số điều kiện làm việc khi kéo đứt ống

m1

0,80

4. Hệ số điều kiện làm việc của ống xi phông

m2

0,90


Bảng C.3 - Hệ số khả năng chịu tải của khuỷu cong

R/Dcng



1,0

1,5


 2,0

1,30

1,15


1,00

CHÚ THÍCH:

R là bán kính tâm của khuỷu cong, cm;

Dcng là đường kính của khuỷu cong, cm;



Bảng C.4 - Dung sai cho phép khi chế tạo, lắp ráp đường ống áp lực

Tên các sai lệch chế tạo, lắp ráp

Sai lệch cho phép

1. Sai lệch đường kính trong trung bình đo ở đầu mỗi đoạn cốt ống lắp nối Dtb:

trong đó:

- Lngoài là chiều dài thực tế của chu vi ngoài của hình tròn đầu đoạn cốt 0.

- C1, C2 là chiều dầy thành ống ở 2 điểm đối diện trên cùng một đường kính.



 3 mm


2. Hiệu số đường kính trong trung bình của 2 đoạn ống lắp nối với nhau

1,5 mm + 0,0003.D0

3. Hiệu số chiều rộng các tấm thép ở trong cùng một đoạn ống.

2 mm

4. Khe hở cục bộ giữa mép trong của vành tăng cứng với mặt ngoài của dưỡng khi kiểm tra bằng dưỡng có chiều dài 1 500 mm

2 mm trên chiều dài không quá 200 mm

5. Sai lệch về chiều dài li của đoạn cốt ống theo đường sinh

 (2mm + 0,0007.li)

6. Hiệu số chiều dài ở các đường sinh của đoạn cốt ống ở các đầu hai đường kính thẳng góc với nhau

0,0005.li, mm

7. Sai lệch khoảng cách từ vành tăng cứng đến đầu mép đoạn ống

 20 mm

8. Sai lệch khoảng cách giữa các vành tăng cứng

 30 mm

9. Sai lệch chiều dài L của các chi tiết có hình dạng riêng (côn, cút, ba chạc…)

 (2mm + 0,0007.L)

10. Độ vát m của các mặt mút đoạn ống trơn

 2 mm

11. Sai lệch khe hở giữa mặt trong và mặt ngoài các đoạn co giãn:

k

k1

 0,1.K


 0,2.K

12. Sai lệch tim ống với đường thẳng nối tâm các đoạn ống ngoài cùng trong phạm vi hai gối đỡ kề nhau LK

0,0005.LK, mm

13. Sai lệch tim mỗi đoạn ống:

- Theo bình diện

- Theo cao độ

 5 mm


 5 mm

14. Độ xê dịch tâm con lăn trong gối đỡ

 3 mm

15. Sai lệch của độ cao tấm đỡ con lăn của gối đỡ

 5 mm

16. Sai lệch của độ nghiêng tấm đỡ con lắp của gối đỡ.

0,3 mm trên 100 mm chiều dài


Bảng C.5 - Công thức tính trị số dung sai tiêu chuẩn : IT = a.i

(Theo TCVN 2244-99)

Kết quả tính trị số dung sai lấy bằng micrômét



Kích thước danh nghĩa,

mm


Cấp dung sai tiêu chuẩn

IT5

IT6

IT7

IT8

IT9

IT10

IT11

 500

7i

10i

16i

25i

40i

64i

100i

Từ trên 500 đến 3 150

7i

10i

16i

25i

40i

64i

100i


tải về 288.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương