TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7722-1 : 2009



tải về 1.38 Mb.
trang2/19
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.38 Mb.
#22301
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Mục 1: Định nghĩa

1.1. Yêu cầu chung

Mục này nêu các định nghĩa chung áp dụng cho đèn điện.



1.2. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa dưới đây; các định nghĩa khác liên quan đến bóng đèn nêu trong các tiêu chuẩn bóng đèn liên quan.

Nếu không có quy định khác thì khi sử dụng thuật ngữa "điện áp" và "dòng điện" thì được hiểu là các giá trị hiệu dụng.

1.2.1. Đèn điện (luminaire)

Thiết bị phân phối, lọc hoặc biến đổi ánh sáng phát ra từ một hoặc nhiều bóng đèn và bao gồm tất cả các bộ phận cần thiết không chỉ để đỡ, cố định và bảo vệ các bóng đèn nhưng không bao gồm bản thân các bóng đèn mà trong trường hợp cần thiết còn bao gồm cả các mạch điện phụ trợ cùng với các phương tiện nối chúng với nguồn.

CHÚ THÍCH: Đèn điện có bóng đèn loại lắp liền không thay thế được cũng được xem là đèn điện trừ khi các thử nghiệm không áp dụng cho bóng đèn lắp liền hoặc bóng đèn có balát lắp liền.

1.2.2. Bộ phận chính (của đèn điện) (main part (of luminaire)

Bộ phận được cố định hoặc được treo trực tiếp vào bề mặt lắp đặt hoặc đặt đứng trên bề mặt lắp đặt (bộ phận chính có thể mang hoặc không mang bóng đèn, đui đèn và phương tiện phụ trợ).

CHÚ THÍCH: Ở đèn điện dùng bóng đèn sợi đốt Vônfram, bộ phận mang đui đèn thường là bộ phận chính.

1.2.3. Đèn điện thông thường (ordinary luminaire)

Đèn điện có bảo vệ chống tiếp xúc ngẫu nhiên với bộ phận mang điện nhưng không có bất kỳ bảo vệ đặc biệt nào khác chống bụi, vật rắn hoặc hơi ẩm.



1.2.4. Đèn điện thông dụng (general purpose luminaire)

Đèn điện không được thiết kế dùng cho mục đích đặc biệt.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về đèn điện thông dụng gồm có đèn treo, một số đèn chiếu điểm và một số đèn điện cố định nhất định để lắp trên bề mặt hoặc trong hốc. Ví dụ về một số đèn điện dùng cho mục đích đặc biệt là các loại đèn điện để sử dụng trong điều kiện có rung lắc, các ứng dụng cho chụp ảnh, quay phim và bể bơi.

1.2.5. Đèn điện điều chỉnh được (adjustable luminaire)

Đèn điện mà bộ phận chính của nó có thể được xoay hoặc di chuyển bằng các khớp, cơ cấu nâng hạ, ống lồng hoặc cơ cấu tương tự.

CHÚ THÍCH: Đèn điện điều chỉnh được có thể là loại lắp cố định hoặc di động.

1.2.6. Đèn điện cơ sở (basic luminaire)

Số lượng nhỏ nhất các bộ phận lắp ráp có thể thỏa mãn các yêu cầu của bất kỳ phần nào của TCVN 7722-2 (IEC 60598-2).



1.2.7. Đèn điện kết hợp (combination luminaire)

Đèn điện gồm có đèn điện cơ sở kết hợp với một hoặc nhiều bộ phận có thể thay thế được bằng các bộ phận khác, hoặc được sử dụng theo cách kết hợp khác nhau với các bộ phận khác và được thay bằng tay hoặc sử dụng dụng cụ.



1.2.8. Đèn điện cố định (fixed luminaire)

Đèn điện mà việc di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác là không dễ dàng do việc cố định được thiết kế để chỉ có thể tháo đèn điện ra khi có dụng cụ hỗ trợ hoặc do được thiết kế để sử dụng ngoài tầm với.

CHÚ THÍCH: Nói chung, đèn điện cố định được thiết kế để nối cố định với nguồn nhưng cũng có thể nối bằng phích cắm hoặc cơ cấu tương tự.

1.2.9. Đèn điện di động (portable luminaire)

Đèn điện mà trong sử dụng bình thường có thể di chuyển từ một vị trí này sang vị trí khác trong khi vẫn được nối với nguồn.

CHÚ THÍCH: Đèn điện dùng để lắp đặt trên tường, có dây nguồn để nối với phích cắm và đèn điện có thể cố định vào cơ cấu đỡ bằng vít tai hồng, kẹp hoặc móc nhưng vẫn có thể dễ dàng di chuyển khỏi cơ cấu đỡ này bằng tay thì cũng được xem là đèn điện di động.

1.2.10. Đèn điện lắp chìm (recessed luminaire)

Đèn điện được nhà chế tạo thiết kế chìm hoàn toàn hoặc một phần bên trong bề mặt lắp đặt.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này áp dụng cho cả đèn điện làm việc trong khoang kín và đèn điện dùng để lắp đặt thông qua một bề mặt như trần lửng.

1.2.11. Điện áp danh định (rated voltage)

Điện áp nguồn hoặc điện áp do nhà chế tạo ấn định cho đèn điện.



1.2.12. Dòng điện cung cấp (supply current)

Dòng điện tại các đầu nối cung cấp khi đèn điện đã ổn định trong sử dụng bình thường ở điện áp và tần số danh định



1.2.13. Công suất danh định (rated wattage)

Số lượng bóng đèn và công suất danh định của các bóng đèn mà đèn điện được thiết kế.



1.2.14. Dây nguồn (supply cord)

Cáp hoặc dây mềm bên ngoài, dùng để cấp điện, được cố định với đèn điện.

CHÚ THÍCH 1: Đèn điện có thể có dây nguồn hoặc được thiết kế để đấu dây nguồn, ví dụ nối dây kiểu X hoặc kiểu Y.

CHÚ THÍCH 2: Từng phần 2 của bộ tiêu chuẩn này dự kiến sẽ sửa đổi để phù hợp với thay đổi này; tuy nhiên, sẽ thực hiện khi sửa đổi từng phần 2 vì các lý do khác. Hiện tại, nếu phần 2 viện dẫn đến "cáp hoặc dây mềm không tháo rời được" thì sửa là "dây nguồn".



1.2.15. Bộ phận mang điện (live part)

Bộ phận dẫn có thể gây điện giật trong sử dụng bình thường. Tuy nhiên, dây trung tính cũng được xem là bộ phận mang điện.

CHÚ THÍCH: Thử nghiệm để xác định một bộ phận dây dẫn có là bộ phận mang điện có thể gây điện giật hay không được nêu trong Phụ lục A.

1.2.16. Cách điện chính (basic insulation)

Cách điện áp dụng cho các bộ phận mang điện tạo nên bảo vệ chính chống điện giật.

CHÚ THÍCH: Cách điện chính không nhất thiết phải bao gồm cách điện được sử dụng dành riêng cho mục đích chức năng.

1.2.17. Cách điện phụ (supplementary insulation)

Cách điện độc lập được áp dụng bổ sung vào cách điện chính để bảo vệ chống điện giật trong trường hợp hỏng cách điện chính.



1.2.18. Cách điện kép (double insulation)

Hệ thống cách điện gồm cả cách điện chính và cách điện phụ.



1.2.19. Cách điện tăng cường (reinforced insulation)

Hệ thống cách điện duy nhất áp dụng cho bộ phận mang điện, có mức bảo vệ chống điện giật tương đương với cách điện kép.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ "hệ thống cách điện" không có nghĩa là cách điện này phải là một chi tiết đồng nhất. Nó có thể gồm nhiều lớp nhưng không thể thử nghiệm một cách riêng biệt như cách điện chính hoặc cách điện phụ.

1.2.20. Hiện tại chưa sử dụng đến.

1.2.21. Đèn điện cấp 0 (chỉ áp dụng cho đèn điện thông thường (class 0 luminaire (applicable to ordinary luminaires only))

Đèn điện, trong đó việc bảo vệ chống điện giật dựa vào cách điện chính.

Điều này có nghĩa là không có phương tiện để nối với các bộ phận dẫn chạm tới được, nếu có, với dây dẫn bảo vệ trong hệ thống đi dây cố định của hệ thống lắp đặt, trong trường hợp hỏng cách điện chính thì việc bảo vệ dựa vào môi trường lắp đặt. Về việc áp dụng cấp 0, xem Phụ lục T để có các yêu cầu thử nghiệm.

CHÚ THÍCH 1: Đèn điện cấp 0 có thể có vỏ bằng vật liệu cách điện, tạo thành một phần hoặc toàn bộ cách điện chính hoặc có vỏ bọc kim loại được cách ly với các bộ phận mang điện bằng tối thiểu là cách điện chính.

CHÚ THÍCH 2: Nếu đèn điện có vỏ bằng vật liệu cách điện, có phương tiện để nối đất các bộ phận bên trong thì đèn điện này là đèn điện cấp I.

CHÚ THÍCH 3: Đèn điện cấp 0 có thể có các bộ phận có cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

CHÚ THÍCH 4: Ở Nhật, cấp 0 chỉ có thể áp dụng cho đèn điện thông thường, sử dụng điện áp nguồn từ 100 V đến 127 V.

1.2.22. Đèn điện cấp I (class I luminaire)

Đèn điện, trong đó việc bảo vệ chống điện giật không chỉ dựa vào cách điện chính mà còn có thêm biện pháp phòng ngừa an toàn bằng cách cung cấp phương tiện nối bộ phận dẫn chạm tới được với dây dẫn bảo vệ (nối đất) trong hệ thống đi dây cố định của hệ thống lắp đặt sao cho nếu cách điệnchính bị hỏng thì bộ phận dẫn chạm tới được cũng không thể trở nên mang điện.

CHÚ THÍCH 1: Đối với đèn điện được thiết kế để sử dụng với dây hoặc cáp mềm; phương tiện này gồm có dây dẫn bảo vệ là một bộ phận của dây hoặc cáp mềm.

CHÚ THÍCH 2: Đèn điện cấp I có thể có các bộ phận có cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

CHÚ THÍCH 3: Đèn điện cấp I có thể có các bộ phận trong đó bảo vệ chống điện giật dựa vào làm việc ở điện áp cực thấp an toàn (SELV).

1.2.23. Đèn điện cấp II (class II luminaire)

Đèn điện, trong đó việc bảo vệ chống điện giật không chỉ dựa vào cách điện chính mà còn có các phòng ngừa an toàn bổ sung như có cách điện kép hoặc cách điện tăng cường, không có phương tiện nối đất bảo vệ hoặc không dựa vào điều kiện lắp đặt.

CHÚ THÍCH 1: Đèn điện này có thể là một trong các loại sau:

a) Đèn điện có vỏ bằng vật liệu cách điện bền và về căn bản là liên tục bao phủ tất cả các phần kim loại ngoại trừ các bộ phận nhỏ như tấm nhãn, vít và bu lông đầu tròn đã được cách ly với bộ phận mang điện bằng cách điện ít nhất là tương đương với cách điện tăng cường. Loại đèn điện này được gọi là đèn điện cấp II có bọc cách điện.

b) Đèn điện có vỏ bằng kim loại về căn bản là liên tục, được cách ly với bộ phận mang điện bằng cách điện ít nhất là tương đương với cách điện kép hoặc cách điện tăng cường. Loại đèn điện này được gọi là đèn điện cấp II có bọc kim loại.

c) Đèn điện là loại kết hợp của loại a) và b) ở trên.

CHÚ THÍCH 2: Vỏ của đèn điện cấp II có bọc cách điện có thể tạo thành một phần hoặc toàn bộ cách điện phụ hoặc cách điện tăng cường.

CHÚ THÍCH 3: Nếu có trang bị nối đất để hỗ trợ khởi động hoặc vì lý do EMC nhưng không nối với bộ phận kim loại chạm tới được thì đèn điện vẫn có thể được xem là cấp II. Bộ phận kim loại chạm tới được phù hợp với yêu cầu kỹ thuật IEC tương ứng về bóng đèn và các bộ phận kim loại khác bình thường không được nối đất và bình thường không chạm tới được trong sử dụng bình thường thì không được xem là bộ phận dẫn có thể gây điện giật trừ khi các thử nghiệm ở Phụ lục A cho thấy chúng là các bộ phận mang điện.

CHÚ THÍCH 4: Nếu đèn điện có cách điện kép và/hoặc cách điện tăng cường liên tục có đầu nối đất hoặc tiếp điểm nối đất an toàn thì đèn điện thuộc loại có kết cấu cấp I. Tuy nhiên, đèn điện cấp II loại cố định được thiết kế để đi dây nguồn song song hoặc đi dây nguồn qua đèn điện có thể có đầu nối hoặc tiếp điểm bên trong để duy trì tính liên tục về điện của dây nối đất không đấu nối trong đèn điện, với điều kiện là đầu nối này được cách ly với bộ phận kim loại chạm tới được bằng cách điện cấp II.

CHÚ THÍCH 5: Đèn điện cấp II có thể có các bộ phận trong đó bảo vệ chống điện giật dựa vào làm việc ở điện áp cực thấp an toàn (SELV).



1.2.24. Đèn điện cấp III (class III luminaire)

Đèn điện, trong đó việc bảo vệ chống điện giật dựa vào nguồn điện có điện áp cực thấp an toàn (SELV), và trong đó không phát sinh điện áp lớn hơn điện áp cực thấp an toàn.



1.2.25. Nhiệt độ môi trường xung quanh cao nhất danh định (rated maximum ambient temperature)

ta

Nhiệt độ được nhà chế tạo ấn định cho đèn điện để chỉ ra nhiệt độ cao nhất chịu được, tại đó đèn điện có thể làm việc trong điều kiện bình thường.

CHÚ THÍCH: Nhiệt độ này không loại trừ làm việc tạm thời ở nhiệt độ không vượt quá (ta+10 oC).

1.2.26. Nhiệt độ làm việc cao nhất danh định của vỏ balát, tụ điện hoặc cơ cấu khởi động (rated maximum operating temperature of the case of a ballast, capacitor or starting device)

tc

Nhiệt độ cho phép cao nhất có thể xuất hiện ở mặt ngoài (tại vị trí được chỉ ra nếu có đánh dấu) của phụ kiện trong điều kiện làm việc bình thường và tại điện áp danh định hoặc điện áp lớn nhất trong dải điện áp danh định.



1.2.27. Nhiệt độ làm việc lớn nhất danh định của cuộn dây bộ điều khiển bóng đèn (rated maximum operating temperature of a lamp controlgear winding)

tw

Nhiệt độ của cuộn dây do nhà chế tạo ấn định làm nhiệt độ cao nhất, tại đó bộ điều khiển bóng đèn ở tần số 50/60 Hz có thể có tuổi thọ ít nhất là 10 năm làm việc liên tục.



1.2.28. Balát (ballast)

Khối xen giữa nguồn và một hoặc nhiều bóng đèn phóng điện mà nhờ có tính chất điện cảm, điện dung hoặc điện trở, riêng rẽ hoặc kết hợp, chủ yếu là để hạn chế dòng điện của (các) đèn đến giá trị yêu cầu.

Balát cũng có thể có phương tiện để biến đổi điện áp nguồn và có thể có cách thức bố trí mà nhờ đó cung cấp điện áp khởi động và dòng điện nung nóng trước, ngăn ngừa khởi động nguội, giảm hiệu ứng chớp sáng, hiệu chỉnh hệ số công suất và triệt nhiễu tần số rađiô.

1.2.29. Bộ điều khiển đèn độc lập (independent lamp control gear)

Bộ điều khiển đèn có một hoặc nhiều phần tử riêng biệt, được thiết kế sao cho có thể lắp đặt tách rời bên ngoài đèn điện, có bảo vệ phù hợp với ghi nhãn của bộ điều khiển đèn và không cần bất cứ một vỏ bọc bổ sung nào.



1.2.30. Bộ điều khiển đèn lắp sẵn (built-in lamp control gear)

Bộ điều khiển đèn được thiết kế để lắp sẵn trong đèn điện và không được sử dụng để lắp bên ngoài đèn điện mà không có biện pháp phòng ngừa đặc biệt.



1.2.31. Đui đèn lắp liền (integral lampholder)

Một phần của đèn điện dùng để đỡ bóng đèn và cung cấp tiếp xúc điện cho bóng đèn và được thiết kế là một phần của đèn điện.



1.2.32. Ngăn chứa balát (ballast compartment)

Một phần của đèn điện được thiết kế để lắp đặt balát.



1.2.33. Nắp thấu quang (translucent cover)

Bộ phận truyền ánh sáng của đèn điện, cũng có thể bảo vệ bóng đèn và các bộ phận cấu thành khác. Thuật ngữ này bao gồm bộ tán xạ, thấu kính và các phần tử điều khiển độ sáng tương tự.



1.2.34. Dây đi cố định (fixed wiring)

Phần cấp, là một phần của hệ thống lắp đặt cố định, mà đèn điện được nối đến.

CHÚ THÍCH: Dây đi cố định có thể được đưa vào trong đèn điện rồi nối đến các đầu nối, kể cả các đầu nối của đui đèn, cơ cấu đóng cắt và cơ cấu tương tự.

1.2.35. Bộ nối thiết bị (appliance coupler)

Phương tiện dùng để nối cáp mềm đến đèn điện.

Bộ nối thiết bị gồm hai bộ phận: bộ phận thứ nhất là một bộ nối có các ống tiếp xúc lắp liền với hoặc được thiết kế để nối với cáp mềm nối đến nguồn và bộ phận thứ hai là đầu vào thiết bị có các cọc tiếp xúc, là phần được lắp trong hoặc lắp cố định với đèn điện.

1.2.36. Dây đi bên ngoài (external wiring)

Thường là các dây ở bên ngoài đèn điện và đi kèm đèn điện.

CHÚ THÍCH 1: Dây đi bên ngoài có thể được dùng để nối đèn điện với nguồn, nối với các đèn điện khác hoặc nối đến balát bất kỳ bên ngoài.

CHÚ THÍCH 2: Dây đi bên ngoài không nhất thiết là toàn bộ chiều dài của dây phải ở bên ngoài đèn điện.



1.2.37. Dây đi bên trong (internal wiring)

Thường là các dây ở bên trong đèn điện và đi kèm đèn điện, tạo thành dây nối giữa các đầu nối dùng cho dây đi bên ngoài hoặc dây nguồn và các đầu nối của đui đèn, cơ cấu đóng cắt và các thành phần tương tự.

CHÚ THÍCH: Dây đi bên trong không nhất thiết là toàn bộ chiều dài của dây phải ở bên trong đèn điện.

1.2.38. Vật liệu bắt lửa bình thường (normally flammable material)

Vật liệu có nhiệt độ bắt cháy ít nhất là 200 oC và không bị biến dạng hoặc yếu đi ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 200 oC.

Ví dụ: Gỗ và vật liệu từ gỗ có chiều dày lớn hơn 2 mm.

CHÚ THÍCH: Nhiệt độ mồi cháy và khả năng chống biến dạng hoặc yếu đi của vật liệu bắt lửa bình thường dựa trên các giá trị đã được chấp nhận rộng rãi được xác định trong thời gian thử nghiệm là 15 min.



1.2.39. Vật liệu dễ bắt lửa (readily flammable material)

Vật liệu không thể phân loại như vật liệu bắt lửa bình thường hoặc vật liệu không cháy.

Ví dụ: Sợi gỗ và vật liệu từ gỗ có chiều dày đến 2 mm.

1.2.40. Vật liệu không cháy (non-combustible material)

Vật liệu không hỗ trợ cháy.

CHÚ THÍCH: Với mục đích của tiêu chuẩn này, vật liệu như kim loại, vữa và bê tông được xem là vật liệu không cháy.

1.2.41. Vật liệu bắt lửa (flammable material)

Vật liệu không phù hợp với các yêu cầu thử nghiệm sợi dây đốt nóng đỏ ở 13.3.2.



1.2.42. Điện áp thấp (low voltage)

1.2.42.1. ELV (điện áp cực thấp) (ELV (extra low voltage))

Điện áp không vượt quá 50 V hiệu dụng xoay chiều hoặc 120 V một chiều không nhấp nhô giữa các dây dẫn hoặc giữa dây dẫn bất kỳ với đất (dãy điện áp I của IEC 60449).

CHÚ THÍCH: "Không nhấp nhô" theo quy ước được định nghĩa đối với điện áp nhấp nhô hình sin là thành phần nhấp nhô không quá 10 % giá trị hiệu dụng tức là giá trị đỉnh lớn nhất không vượt quá 140 V đối với hệ thống một chiều không nhấp nhô có điện áp danh nghĩa là 120 V, 70 V tương ứng đối với hệ thống một chiều không nhấp nhô có điện áp danh nghĩa là 60 V, 35 V đối với hệ thống không nhấp nhô có điện áp danh nghĩa là 30 V.

1.2.42.2. SELV (điện áp cực thấp an toàn) (SELV (safety extra low voltage))

ELV trong mạch điện được cách ly với nguồn lưới bằng cách điện không thấp hơn cách điện giữa mạch sơ cấp và mạch thứ cấp của biến áp cách ly an toàn theo IEC 61558-2-6 hoặc tương đương.

CHÚ THÍCH: Điện áp lớn nhất thấp hơn 50 V hiệu dụng xoay chiều hoặc 120 V một chiều không nhấp nhô có thể được quy định trong các yêu cầu riêng, đặc biệt là khi cho phép tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận mang dòng.

1.2.42. Điện áp làm việc (working voltage)

Giá trị điện áp hiệu dụng cao nhất có thể xuất hiện trên bất cứ phần cách điện nào ở điện áp nguồn danh định, ở trạng thái mạch hở hoặc trong quá trình làm việc bình thường, bỏ qua các giá trị quá độ.



1.2.43. Thử nghiệm điển hình (type test)

Thử nghiệm hoặc chuỗi các thử nghiệm tiến hành trên một bộ mẫu thử nghiệm điển hình để kiểm tra sự phù hợp về thiết kế của sản phẩm cho trước so với yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan.



1.2.44. Mẫu thử nghiệm điển hình (type-test sample)

Mẫu gồm một hoặc nhiều đơn vị giống nhau do nhà chế tạo hoặc đại lý được ủy quyền cung cấp để thử nghiệm điển hình.



1.2.46. Bằng tay (by hand)

Không yêu cầu sử dụng dụng cụ.



1.2.47. Đầu nối (terminal)

Phần của đèn điện hoặc bộ phận hợp thành cần thiết để nối điện đến ruột dẫn.

Xem mục 14 và 15.

1.2.48. Đi dây nguồn song song (looping-in (feed through))

Hệ thống đấu nối nguồn có thể nối với hai hoặc nhiều đèn điện trong đó mỗi dây dẫn nguồn được đấu vào rồi đi ra ở cùng một đầu nối.

CHÚ THÍCH:Dây dẫn nguồn có thể được cắt để dễ nối vào đầu nối (xem Hình 20).

1.2.49. Đi dây nguồn qua đèn điện (through wiring)

Hệ thống dây nguồn đi qua đèn điện, được thiết kế để liên kết một dãy đèn điện.

CHÚ THÍCH 1: Một số nước không cho phép có các điểm nối trong hệ thống đi dây nguồn qua đèn điện.

CHÚ THÍCH 2: Đèn điện có thể có hoặc không nối điện với hệ thống đi dây nguồn qua đèn điện (xem Hình 20).



1.2.50. Cơ cấu khởi động (starting device)

Thiết bị mà nhờ vào chính nó hoặc kết hợp với các linh kiện khác trong mạch điện để có các điều kiện điện thích hợp để khởi động bóng đèn loại phóng điện.



1.2.51. Tắcte (starter)

Cơ cấu khởi động, thường dùng cho bóng đèn huỳnh quang, để có nung nóng trước cần thiết cho các điện cực và kết hợp với trở kháng nối tiếp của balát tạo ra đột biến điện áp lực đặt lên bóng đèn.



1.2.52. Bộ mồi (ignitor)

Cơ cấu khởi động phát ra xung điện áp để khởi động bóng đèn phóng điện nhưng không cung cấp nung nóng trước cho điện cực.



1.2.53. Khối đầu nối (terminal block)

Cụm lắp ráp một hặc nhiều đầu nối trong hoặc trên vỏ hoặc thân là vật liệu cách điện để liên kết thuận tiện giữa các dây dẫn.



1.2.54. Đèn điện sử dụng trong điều kiện có rung lắc (rough service luminaire)

Đèn điện được thiết kế để chịu được trong điều kiện có rung lắc nghiêm trọng.

CHÚ THÍCH 1: Đèn điện có thể:

- được cố định vĩnh viễn, hoặc

- được cố định tạm thời trên kết cấu hoặc chân đế, hoặc

- kết hợp với chân đế hoặc tay cầm lắp liền.

CHÚ THÍCH 2: Đèn điện loại này được sử dụng trong các điều kiện thường xuyên có rung lắc hoặc có yêu cầu chiếu sáng tạm thời, ví dụ trên công trường, công xưởng và các ứng dụng tương tự.

1.2.55. Hệ thống tiếp xúc điện-cơ (electro-mechanical contact system)

Hệ thống nối nằm trong đèn điện nhờ đó bộ phận chính mang đui đèn được nối điện và liên kết cơ với tấm đế hoặc cơ cấu treo.

Hệ thống này có thể kết hợp hoặc không kết hợp với cơ cấu điều chỉnh.

Hệ thống này có thể dùng cho một thiết kế đèn điện cụ thể hoặc có thể dùng để đấu nối nhiều loại đèn điện.

Hình 31 mô tả hệ thống tiếp xúc điện-cơ như định nghĩa ở 1.2.55. Khi đó, áp dụng các yêu cầu của 4.11.6 và 7.2.1.

Trong trạng thái đã mô tả, vì đế và khay đỡ là duy nhất và không thể đổi lẫn nên không yêu cầu ghi nhãn dòng điện danh định cho tấm đế khi nối điện như quy định ở 3.2.



1.2.56. Đèn điện huỳnh quang được cấp nguồn một chiều điện áp cực thấp (extra-low voltage d.c. supplied fluorescent luminaire)

Đèn điện hoạt động bằng acqui có điện áp danh nghĩa không vượt quá 48 V một chiều và kết hợp với bộ nghịch lưu một chiều/xoay chiều bằng tranzito để cung cấp điện cho một hoặc nhiều bóng đèn huỳnh quang.

CHÚ THÍCH 1: Đèn điện huỳnh quang được cấp nguồn một chiều điện áp cực thấp có thể tạo ra điện áp bên trong cao hơn điện nguồn, và do đó không thuộc cấp III. Với loại đèn này, cần tính đến và bảo vệ khỏi nguy cơ bị điện giật.

CHÚ THÍCH 2: Giá trị 48 V đang được xem xét.



1.2.57. Bề mặt lắp đặt (mounting surface)

Phần của tòa nhà, đồ đặc hoặc kết cấu khác mà một đèn điện bằng cách nhất định có thể được gắn vào, treo, đặt vào hoặc đặt lên trong sử dụng bình thường và sẽ hoặc được thiết kế để đỡ đèn điện.



1.2.58. Bộ phận lắp liền (integral component)

Bộ phận tạo thành một phần không thể thay thế của đèn điện và không thể thử nghiệm tách rời đèn điện.



1.2.59. Bóng đèn có sẵn balát (self-ballasted lamps)

Khối nếu tháo rời sẽ bị hỏng vĩnh viễn, được cung cấp cùng với đầu đèn và có lắp nguồn sáng và các phần tử bổ sung bất kỳ để khởi động và vận hành ổn định nguồn sáng.

CHÚ THÍCH 1: Thành phần nguồn sáng của bóng đèn có sẵn balát là không thể thay thế được.

CHÚ THÍCH 2: Thành phần balát là một bộ phận của bóng đèn có sẵn balát; không phải là một phần của đèn điện. Nó bị thải bỏ khi cụm bóng đèn này hết tuổi thọ.

CHÚ THÍCH 3: Với mục đích thử nghiệm, khối bóng đèn có sẵn balát cần được xem là bóng đèn thông thường.

CHÚ THÍCH 4: Ví dụ và thông tin khác, xem IEC 60972.



1.2.60. Nửa đèn điện (semi-luminare)

Khối tương tự bóng đèn có sẵn balát nhưng được thiết kế để sử dụng một nguồn sáng thay thế được và/hoặc cơ cấu khởi động thay thế được.

CHÚ THÍCH 1: Thành phần nguồn sáng và/hoặc cơ cấu khởi động của nửa đèn điện dễ dàng thay thế được.

CHÚ THÍCH 2: Thành phần balát là không thay thế được và không cần loại bỏ mỗi lần thay nguồn sáng.

CHÚ THÍCH 3: Đòi hỏi có đui đèn để đấu nối nguồn.

CHÚ THÍCH 4: Ví dụ và thông tin khác, xem IEC 60972.



1.2.61. Balát/biến áp liền phích cắm (plug-ballast/transformer)

Balát hoặc biến áp lắp trong một vỏ bọc, có phích cắm lắp liền là phương tiện để nối với nguồn điện.



1.2.62. Đèn điện cắm vào ổ cắm nguồn lưới (mains socket-outlet-mounted luminaire)

Đèn điện có phích cắm lắp liền vừa là phương tiện để lắp đặt đèn điện vừa là phương tiện để nối với nguồn lưới.



1.2.63. Đèn điện lắp đặt bằng kẹp (clip-mounted luminaire)

Cụm lắp liền đèn điện và kẹp lò xo đàn hồi, giữ chặt đèn điện vào vị trí trên bề mặt lắp đặt bằng một thao tác bằng tay duy nhất.



1.2.64. Bộ nối bóng đèn (lamp connectors)

Bộ tiếp điểm được thiết kế đặc biệt làm phương tiện tiếp xúc điện nhưng không đỡ bóng đèn.




tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương