TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7722-1 : 2009



tải về 1.38 Mb.
trang3/19
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.38 Mb.
#22301
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

1.2.65. Ổ cắm nguồn lưới (mains socket-outlet)

Phụ kiện có các tiếp điểm kiểu lỗ cắm được thiết kế để lắp với các cọc cắm dạng tròn hoặc dạng dẹt của phích cắm nguồn lưới và có các đầu nối dùng để nối cáp hoặc dây.



1.2.66. Đèn điện thay dây được (rewireable luminaire)

Đèn điện có kết cấu sao cho dây nguồn có thể được thay thế nhờ sử dụng dụng cụ thông dụng.



1.2.67. Đèn điện không thay dây được (non-rewireable luminaire)

Đèn điện có kết cấu sao cho nếu tách dây nguồn khỏi đèn điện bằng cách sử dụng các dụng cụ thông dụng thì đèn điện vĩnh viễn không sử dụng được.



1.2.68. Bộ điều khiển bóng đèn (lamp control gear)

Cơ cấu được sử dụng để điều khiển bóng đèn, ví dụ như balát, biến áp và bộ chuyển đổi giảm theo nấc.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa này không bao gồm thiết bị để đóng cắt điện cho bóng đèn hoặc điều khiển độ sáng như bộ điều chỉnh độ sáng và bộ cảm biến ánh sáng ban ngày.

1.2.69. (Chưa dùng đến)

1.2.70. Bóng đèn giả (dummy lamp)

Cơ cấu có lắp một đầu đèn, phù hợp với yêu cầu của IEC 60061.



1.2.71. Bóng đèn có sẵn tấm che (self-shielded lamp)

Bóng đèn halogen vônfram hoặc bóng đèn halogenua kim loại, với loại các bóng đèn này, đèn điện không cần có tấm che bảo vệ khỏi phát xạ cực tím hoặc vỡ bóng đèn.



1.2.72. Cáp hoặc dây mềm bên ngoài (external flexible cable or cord).

Cáp hoặc dây mềm dùng để đấu nối ngoài với mạch đầu vào hoặc mạch đầu ra được cố định vào hoặc lắp với đèn điện theo một trong cách phương pháp nối dưới đây:

- nối kiểu X: phương pháp nối cáp hoặc dây sao cho có thể thay thế dễ dàng.

CHÚ THÍCH 1: Cáp hoặc dây mềm có thể được chuẩn bị đặc biệt và chỉ sẵn có từ nhà chế tạo hoặc đại lý bảo hành.

CHÚ THÍCH 2: Cáp hoặc dây mềm được chuẩn bị đặc biệt cũng có thể là một phần của đèn điện.

- nối kiểu Y: phương pháp nối cáp hoặc dây sao cho việc thay thế chỉ có thể do nhà chế tạo, đại lý bảo hành hoặc người đã qua đào tạo tương tự thực hiện.

CHÚ THÍCH 3: Nối kiểu Y có thể được sử dụng với cáp hoặc dây mềm thông thường hoặc được chuẩn bị đặc biệt.

- nối kiểu Z: phương pháp nối cáp hoặc dây sao cho nếu thay thế thì sẽ làm hỏng hoặc phá hủy đèn điện.



1.2.73. Nối đất chức năng (functional earthing)

Nối đất một điểm trong hệ thống hoặc hệ thống lắp đặt hoặc thiết bị, cần thiết cho hoạt động đúng nhưng không tạo thành một phần của bảo vệ chống điện giật.



1.2.74. Cáp nối liên kết (inter-connecting cable)

Dây hoặc cụm dây nối giữa hai phần chính của đèn điện, được nhà chế tạo đèn điện cung cấp, và có thể được xem là một phần của đèn điện.

CHÚ THÍCH: Cụm dây có thể kết hợp các dây nối khác nhau, ví dụ, để cấp nguồn qua điện áp nguồn, nối đất, cung cấp điện áp khởi động và điện áp làm việc và đi dây để đấu nối chức năng. Ví dụ về các ứng dụng là: giữa đèn điện và hộp điều khiển, hộp lắp đặt hoặc bộ nối phù hợp với hệ thống đường trượt.

1.2.75. Mũ kim loại bịt đầu (ferrule)

Cơ cấu cố định cơ khí, thường là ống cứng, được dùng để giữ một đầu cáp đã bóc vỏ.



1.2.76. Cấp chịu xung (thuật ngữ cũ "cấp quá điện áp") (impulse withstand categories (former term "overvoltage categories")

Con số ấn định điều kiện quá điện áp quá độ.

CHÚ THÍCH 1: Sử dụng các cấp chịu xung I, II, III và IV.

CHÚ THÍCH 2: Giải thích về các cấp chịu xung, trích từ IEC 60364-4-443.

a) Mục đích phân loại cấp chịu xung

Các cấp chịu xung nhằm phân biệt các mức độ khả dụng khác nhau của thiết bị liên quan đến những mong muốn về tính liên tục trong vận hành và rủi ro sự cố chấp nhận được.

Bằng việc chọn các mức chịu xung của cách điện của thiết bị, có thể đạt được sự phối hợp trong toàn bộ hệ thống lắp đặt để giảm rủi ro sự cố xuống mức chấp nhận được, từ đó đưa ra cơ sở kiểm soát quá điện áp.

Con số đặc trưng cao hơn của cấp chịu xung chỉ ra khả năng chịu xung cụ thể cao hơn của thiết bị và cho phép lựa chọn rộng hơn các phương pháp kiểm soát quá điện áp.

Khái niệm cấp chịu xung được dùng cho thiết bị được cấp điện trực tiếp từ nguồn lưới.

b) Mô tả các cấp chịu xung

Thiết bị có cấp chịu xung I là thiết bị được thiết kế để nối với hệ thống lắp đặt điện cố định của tòa nhà. Phương tiện bảo vệ ở bên ngoài thiết bị, hoặc nằm trong hệ thống lắp đặt cố định hoặc nằm giữa hệ thống lắp đặt cố định và thiết bị, để giới hạn các quá điện áp quá độ đến mức quy định.

Thiết bị có cấp chịu xung II là thiết bị cần được nối với hệ thống lắp đặt điện cố định của tòa nhà.

Thiết bị có cấp chịu xung III là thiết bị thuộc hệ thống lắp đặt điện cố định còn các thiết bị khác dự kiến có mức độ khả dụng cao hơn.

Thiết bị có cấp chịu xung IV được sử dụng tại hoặc gần nơi bắt nguồn của hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà phía trước tủ phân phối chính.



1.2.77. Mạch điện và đặc tính mạch điện (circuits and circuit characteristics)

1.2.77.1. Mạch sơ cấp (primary circuit)

Mạch điện được nối trực tiếp vào nguồn lưới xoay chiều.

Mạch này bao gồm, ví dụ, phương tiện đấu nối với nguồn lưới xoay chiều, cuộn sơ cấp của máy biến áp, động cơ và các thiết bị mang tải khác.

(IEC 60950-1, định nghĩa 1.2.8.4)



1.2.77.2. Mạch thứ cấp (secondary circuit)

Mạch điện không nối trực tiếp với mạch sơ cấp và lấy điện từ máy biến áp, bộ chuyển đổi hoặc cơ cấu tương đương, hoặc từ acqui.

(IEC 60950-1, định nghĩa 1.2.8.5)

Ngoại lệ: Trong máy biến áp tự ngẫu, mặc dù có đấu nối trực tiếp đến mạch sơ cấp nhưng phần mạch rẽ của máy biến áp này cũng được xem là mạch thứ cấp theo định nghĩa trên.

CHÚ THÍCH: Quá độ nguồn lưới trong mạch điện được làm suy giảm nhờ các cuộn dây sơ cấp tương ứng. Balát điện cảm cũng giảm độ lớn của điện áp quá độ nguồn lưới. Do đó, các linh kiện có vị trí sau mạch sơ cấp hoặc sau balát điện cảm có thể thích hợp đối với cấp chịu xung thấp hơn một bậc, xem Phụ lục U.

1.2.78. Dòng điện chạm (touch current)

Dòng điện đi qua cơ thể người hoặc qua cơ thể động vật khi chạm vào một hoặc nhiều bộ phận chạm tới được của hệ thống lắp đặt hoặc thiết bị.

(IEV 195-05-21)

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, cơ thể người được biểu diễn bằng mạng lưới trong Hình G.2 hoặc G.3.



1.2.78. Dòng điện đi qua dây dẫn bảo vệ (protective conductor current)

Dòng điện chạy trong dây dẫn bảo vệ.

CHÚ THÍCH: Dòng điện này có thể có ảnh hưởng đến tác động của RCD (thiết bị bảo vệ dòng dư) nối trong cùng mạch điện.

1.2.80. Bỏng điện (electric burn)

Bỏng da hoặc bỏng bộ phận cơ thể do có một dòng điện chạy qua hoặc xuyên qua bề mặt da.

(IEV 604-04-18)

1.2.81. Phương tiện điều chỉnh (means of adjustment)

Bộ phận của đèn điện, có thể ở ngăn bóng đèn, hiển nhiên được thiết kế để người sử dụng thao tác trong quá trình sử dụng đèn điện, ví dụ để đổi hướng chùm sáng.



1.2.82. Tầm với (arms reach)

Vùng tiếp cận được để chạm tới kéo dài từ điểm bất kỳ trên một bề mặt nơi con người thường đứng hoặc di chuyển đến các giới hạn mà một người có thể với được bằng tay theo nhiều hướng mà không cần hỗ trợ.

(IEV 195-06-12)

CHÚ THÍCH: TCVN 7447-4-41:2004 (IEC 60364-4-41:2001) có bản vẽ thể hiện vùng tiếp cận được. Nói chung, chiều cao là 2,5 m so với sàn nhà và chiều rộng là 1,25 m theo tất cả các hướng nằm ngang từ các vị trí có thể của con người.



1.2.83. Khối đầu nối có tiếp điểm nối đất không bắt ren lắp liền (terminal block with integrated screwlesss earthing contact)

Đầu nối có mối nối đất được tạo thành nhờ tiếp điểm lắp liền hoặc nhờ một tiếp điểm phụ mà không cần thêm các thao tác lắp ráp (ví dụ, vặn ren) khi nối.



1.2.84. Dây nguồn tháo rời được (detechable cord)

Dây hoặc cáp mềm, để cấp nguồn hoặc nối liên kết, được thiết kế để nối với đèn điện bằng bộ nối thiết bị thích hợp.

CHÚ THÍCH: Dây nguồn tháo rời được được coi là dây thay thế được dễ dàng.

1.2.85. Dụng cụ (tool)

Tuốc nơ vít, đồng xu hoặc vật khác có thể được sử dụng để vặn vít hoặc phương tiện cố định tương tự.



1.2.86. Dây được chuẩn bị đặc biệt (specially prepared cord)

Cáp hoặc dây mềm mà việc thay thế bằng cáp hoặc dây mềm khác không chuyên dụng có thể gây nguy hiểm hoặc mất an toàn.



Mục 2: Phân loại đèn điện

2.1. Yêu cầu chung

Mục này mô tả việc phân loại đèn điện.

Đèn điện được phân loại theo cấp bảo vệ chống điện giật, cấp bảo vệ chống sự xâm nhập của bụi, vật rắn và hơi ẩm, và vật liệu của bề mặt đỡ.

2.2. Phân loại theo cấp bảo vệ chống điện giật

Đèn điện phải được phân loại theo cấp bảo vệ chống điện giật được cung cấp, ví dụ, đèn điện cấp I, đèn điện cấp II hoặc đèn điện cấp III (xem định nghĩa trong Mục 1).

Với chống điện giật, đèn điện chỉ được có một cấp phân loại. Ví dụ, đối với đèn điện có máy biến áp điện áp cực thấp lắp sẵn, có phương tiện nối đất thì phải được phân loại là cấp I còn phần đèn điện mặc dù khoang bóng đèn được cách ly bằng tấm chắn với khoang biến áp vẫn không được phân loại là cấp III.

Nửa đèn điện phải phù hợp với tất cả các yêu cầu liên quan đối với đèn điện cấp II nhưng không được mang ký hiệu cấp II.

Trừ khi đèn điện được thiết kế đặc biệt để sử dụng với nửa đèn điện, nhà chế tạo đèn điện không tiếp tục phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp với TCVN 7722 (IEC 60598) trong trường hợp người sử dụng thay thế loại bóng đèn quy định với nửa đèn điện. Nhà chế tạo nửa đèn điện có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến các giới hạn sử dụng.

CHÚ THÍCH: Bỏ qua ký hiệu cấp II để tránh ký hiệu này áp dụng cho đèn điện hoàn chỉnh trong đó có sử dụng nửa đèn điện.



2.3. Phân loại theo cấp bảo vệ chống sự xâm nhập của bụi, vật rắn và hơi ẩm

Đèn điện phải được phân loại theo hệ thống "mã IP" về phân loại mô tả trong TCVN 4255:2008 (IEC 60529:2001).

Ký hiệu cấp bảo vệ được nêu trong Mục 3.

Thử nghiệm cấp bảo vệ được nêu trong Mục 9.

CHÚ THÍCH 1: Đèn điện được phân loại là kín nước không nhất thiết là thích hợp để làm việc dưới nước. Nên sử dụng đèn điện kín nước chịu áp lực cho các ứng dụng này.

CHÚ THÍCH 2: Các con số đi theo mã IP là ghi nhãn mang tính nguyên tắc trên đèn điện, nhưng các ký hiệu có thể được sử dụng để bổ sung vào mã IP, nếu cần.



2.4. Phân loại theo vật liệu của bề mặt đỡ mà đèn điện được thiết kế

Đèn điện phải được phân loại theo sự thích hợp để lắp đặt trực tiếp lên bề mặt bắt lửa bình thường hoặc chỉ thích hợp để lắp đặt trên bề mặt không cháy như dưới đây:



Phân loại

Ký hiệu

- Đèn điện thích hợp để lắp đặt trực tiếp lên bề mặt bắt lửa bình thường

Không yêu cầu có ký hiệu

- Đèn điện không thích hợp để lắp đặt trực tiếp lên bề mặt bắt lửa bình thường

Ký hiệu liên quan - Xem Hình 1.

CHÚ THÍCH: Bề mặt dễ cháy không thích hợp để lắp đặt trực tiếp đèn điện. Các yêu cầu đối với đèn điện được phân loại như dự kiến ban đầu để lắp đặt trực tiếp lên bề mặt bắt lửa bình thường được cho trong Mục 4 và các thử nghiệm liên quan ở Mục 12.

2.5. Phân loại theo trường hợp sử dụng

Đèn điện phải được phân loại theo cách chúng được thiết kế để sử dụng bình thường hay sử dụng trong điều kiện có rung lắc.



Phân loại

Ký hiệu

- Đèn điện thích hợp để sử dụng bình thường

Không có ký hiệu

- Đèn điện không thích hợp để sử dụng trong điều kiện có rung lắc

Ký hiệu - Xem Hình 1.

Mục 3: Ghi nhãn

3.1. Yêu cầu chung

Mục này quy định thông tin cần được ghi nhãn trên đèn điện.



3.2. Ghi nhãn trên đèn điện

Thông tin dưới đây phải được ghi nhãn rõ ràng và bền trên đèn điện (xem Bảng 3.1).

a) Nội dung ghi nhãn cần tuân thủ khi thay bóng đèn hoặc thay các phụ kiện thay thế được khác, phải nhìn được từ phía ngoài đèn điện (trừ phía lắp đặt) hoặc ở sau nắp che mà phải tháo nắp này ra khi thay bóng đèn hoặc phụ kiện khác và với bóng đèn đã được tháo ra.

b) Nội dung ghi nhãn cần tuân thủ trong quá trình lắp đặt phải nhìn thấy được trong khi lắp đặt ở phía ngoài đèn điện hoặc ở sau nắp che hoặc bộ phận được tháo ra trong quá trình lắp đặt.

c) Nội dung ghi nhãn cần tuân thủ sau khi lắp đặt phải nhìn thấy được với đèn điện đã được lắp ráp và lắp đặt như sử dụng bình thường và với bóng đèn đã được lắp vào.

Có thể ghi nhãn trên balát miễn là các điều kiện ở điểm a) hoặc b) ở trên, nếu thích hợp, được thỏa mãn. Xem Bảng 3.1 để có thông tin chi tiết.



Bảng 3.1 - Ghi nhãn

Ghi nhãn thuộc điểm a)

Ghi nhãn thuộc điểm b)

Ghi nhãn thuộc điểm c)

3.2.8a Công suất danh định

3.2.10 Bóng đèn đặc biệt



3.2.1 - 3.2.2b

3.2.3 Nhiệt độ môi trường xung quanh



3.2.13 Vật liệu được chiếu sáng d

3.2.14 Sử dụng trong điều kiện có rung lắc



3.2.11 Đèn ánh sáng lạnh

3.2.4 - 3.2.5

3.2.6 Mã IP



3.2.20 Phương tiện điều chỉnh

3.2.15 Gương cầu

3.2.16 Tấm che bảo vệ

3.2.18 Cảnh báo cháy

3.2.19 Bóng đèn có sẵn tấm che

3.2.22 Cầu chảy thay thế được, lắp bên trong


3.2.7 Kiểu tham chiếu

3.2.9 Ký hiệu

Ký hiệu liên quan dùng cho đèn điện không thích hợp để lắp trực tiếp lên bề mặt bắt lửa bình thường








3.2.12 Đầu nối

3.2.17c Đèn điện nối liên kết

3.2.21 Ký hiệu liên quan dùng để thể hiện không dùng vật liệu cách nhiệt để bao quanh.





a 3.2.8 Công suất danh định. Đối với đèn điện dùng bóng đèn phóng điện có cơ cấu điều khiển từ xa, có thể thay nhãn này bằng hướng dẫn: "Để ký hiệu bóng đèn, xem cơ cấu điều khiển".

b 3.2.2 Điện áp danh định. Đối với đèn điện dùng bóng đèn phóng điện, nếu balát không lắp trong đèn điện thì đèn điện phải được ghi nhãn điện áp làm việc thay cho điện áp lưới. Đối với đèn điện có biến áp trong dùng cho bóng đèn sợi đốt, xem IEC 60598-2-6.

c 3.2.17 Đèn điện nối liên kết. Đối với đèn điện cố định, thông tin này có thể được cung cấp trong hướng dẫn lắp đặt.

d 3.2.13 Vật được chiếu sáng. Chỉ ghi ký hiệu này trên đèn điện. Giải thích về ký hiệu này phải được nêu trong hướng dẫn đi kèm đèn điện mà không ghi trên đèn điện.

Ký hiệu nối đất đề cập trong 3.2.12 có thể được ghi trên balát thay vì ghi trên đèn điện nếu balát là loại không thay thế được. Chiều cao của các ký hiệu bằng hình vẽ không được nhỏ hơn 5 mm trừ các ký hiệu dùng cho đèn điện cấp II và cấp III và có thể giảm đến tối thiểu là 3 mm trong trường hợp bị hạn chế về không gian ghi nhãn. Chiều cao của các chữ cái và con số được thể hiện riêng rẽ hoặc thể hiện cùng hoặc là một phần của các ký hiệu không được nhỏ hơn 2 mm.

Đối với các đèn điện phối hợp trong đó kiểu tham chiếu hoặc công suất vào danh định khác nhau cho các phối hợp khác nhau thì phần chính và các phần thay thế có thể được ghi nhãn kiểu tham chiếu hoặc công suất vào danh định, tùy theo đối tượng áp dụng, với điều kiện là kiểu tham chiếu có thể được nhận biết và công suất vào danh định của phối hợp hoàn chỉnh có thể được thiết lập từ catalô hoặc tài liệu tương tự.

Đối với đèn điện có hệ thống tiếp xúc điện cơ, tấm đế phải được ghi nhãn dòng điện danh định của mối nối điện nếu hệ thống có thể được sử dụng với nhiều loại đèn điện khác nhau.

3.2.1. Ghi nhãn xuất xứ (có thể là thương hiệu, nhãn nhận biết của nhà chế tạo hoặc tên đại lý được ủy quyền).

3.2.2. (Các) điện áp danh định, tính bằng vôn. Đèn điện dùng bóng đèn sợi đốt vônfram chỉ ghi nhãn nếu điện áp danh định khác 250 V.

Đèn điện di động cấp III phải được ghi nhãn điện áp danh định ở phía ngoài đèn điện.



3.2.3. Nhiệt độ môi trường xung quanh lớn nhất danh định ta, nếu khác 25 oC (xem Hình 1).

CHÚ THÍCH: Các ngoại lệ đối với yêu cầu chung này có thể được quy định trong các TCVN 7722-2 (IEC 60598-2) cụ thể.



3.2.4. Ký hiệu dùng cho đèn điện cấp II, nếu thuộc đối tượng áp dụng (xem Hình 1).

Đối với đèn điện di động được cấp dây nguồn, ký hiệu dùng cho kết cấu cấp II, nếu thuộc đối tượng áp dụng, phải ở bên ngoài đèn điện.

Ký hiệu cấp II không được đặt lên nửa đèn điện.

3.2.5. Ký hiệu dùng cho đèn điện cấp III, nếu thuộc đối tượng áp dụng (xem Hình 1).

3.2.6. Ghi nhãn (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mã IP đối với cấp bảo vệ chống sự xâm nhập của bụi, vật rắn và hơi ẩm (xem Hình 1 và Phụ lục J) Khi sử dụng X trong mã IP ở Hình 1 thì chữ X thể hiện trong ví dụ là số còn thiếu nhưng cả hai số thích hợp phải được ghi nhãn trên đèn điện.

Trong trường hợp các mã IP khác nhau áp dụng cho các bộ phận khác nhau của đèn điện, mã thấp hơn phải được ghi nhãn trên tấm nhãn trên đèn điện, dù là IP20, còn mã cao hơn phải được ghi nhãn riêng rẽ bộ phận liên quan. Trong trường hợp khi chụp đèn hoặc cơ cấu tương tự được nâng cấp khi lắp đặt, ví dụ đèn điện có IP20 được nâng cấp đến thông số IP cao hơn khi lắp đặt thì phải không nhìn được nhãn IP20 trên cơ cấu đang xét nhưng không làm hỏng nhãn này và phải nhìn thấy được thông số IP mới trên cơ cấu này. Tờ hướng dẫn được cung cấp cùng đèn điện phải có mô tả chi tiết mã IP áp dụng cho các bộ phận khác nhau của đèn điện. Việc sử dụng mã IP khác nhau trên các bộ phận khác nhau của đèn điện hoặc cơ cấu để nâng cấp thông số IP lên thông số IP cao hơn chỉ áp dụng cho đèn điện cố định.

Đối với đèn điện lắp chìm có hai thông số IP thì cả hai thông số này phải nhìn thấy được trong quá trình lắp đặt và thông số nào ứng với bộ phận nào của đèn điện phải rõ ràng. Thông tin liên quan phải được cung cấp ngay cả khi thông số này là IP20 hoặc thông số thấp hơn được quy định thông thường.

Không yêu cầu ghi nhãn IP20 trên đèn điện thông thường.



3.2.7. Số kiểu mẫu của nhà chế tạo hoặc kiểu tham chiếu.

3.2.8. Công suất danh định hoặc ký hiệu như chỉ ra trên tờ dữ liệu bóng đèn về loại hoặc các loại bóng đèn mà đèn điện được thiết kế. Trong trường hợp chỉ nêu công suất bóng đèn là không đủ thì phải nêu số lượng bóng đèn và loại bóng đèn.

Đèn điện dùng bóng đèn sợi đốt vônfram phải được ghi nhãn công suất danh định lớn nhất và số bóng đèn.

Ghi nhãn công suất danh định lớn nhất đối với đèn điện có từ hai đui đèn trở lên để lắp các bóng đèn sợi đốt vônfram có thể có dạng:

"n x MAX… W", n là số lượng đui đèn.



3.2.9. Trong trường hợp thuộc đối tượng áp dụng, ký hiệu liên quan (xem Hình 1) dùng cho đèn điện không thích hợp để lắp trực tiếp lên bề mặt bắt lửa bình thường. Ký hiệu này phải được giải nghĩa trên đèn điện hoặc trong hướng dẫn của nhà chế tạo được cung cấp đèn điện. Xem Bảng N.1. Kích thước nhỏ nhất của ký hiệu phải là 25 mm ở mỗi cạnh.

3.2.10. Thông tin liên quan đến bóng đèn đặc biệt, nếu thuộc đối tượng áp dụng.

Thông thường, điều này áp dụng cho các ký hiệu (xem Hình 1) cho đèn điện được sử dụng với bóng đèn natri áp suất cao có hoặc cơ cấu khởi động bên trong hoặc đòi hỏi bộ mồi bên ngoài, trong đó yêu cầu bóng đèn phải được ghi nhãn với cùng một ký hiệu theo IEC 60662.



3.2.11. Ký hiệu (xem Hình 1), nếu thuộc đối tượng áp dụng, dùng cho đèn điện dùng bóng đèn có hình dạng tương tự "bóng đèn ánh sáng lạnh" mà việc sử dụng bóng đèn "ánh sáng lạnh" phản xạ hai hướng có thể ảnh hưởng xấu tới an toàn.

3.2.12. Trừ nối dây kiểu Z, các đầu cực phải được ghi nhãn nhận biết mang điện, trung tính và nối đất trong trường hợp nối đèn điện với nguồn lưới để đảm bảo an toàn và làm việc thỏa đáng.

Ký hiệu, để chỉ ra các đầu cực nguồn lưới phải theo IEC 60417.

Đầu cực nối đất chỉ được ghi nhãn bằng ký hiệu liên quan của IEC 60417.

CHÚ THÍCH 1: Ký hiệu thích hợp trong IEC 60417 là: Đất (IEC 60417-5017 (2006-08)), nối đất chức năng (IEC 60417-5018 (2006-10)) và nối đất bảo vệ (IEC 60417-5010 (2006-08)).

Các đầu mút của dây được dùng để nối với nguồn điện áp một chiều cực thấp phải có màu đỏ theo mã để chỉ ra mối nối dự kiến vào đầu cực dương và phải có màu đen theo mã để chỉ ra mối nối dự kiến vào đầu cực âm. Các đầu cực cố định, khi áp dụng, phải được đánh dấu "+" để chỉ ra mối nối dương và phải được đánh dấu "-" để chỉ ra mối nối âm.

CHÚ THÍCH 2: Các đầu cực có thể ở đầu mút của dây, mối nối hoặc khối đầu nối và các đầu nối của kết cấu khác.

Đèn điện có dây nguồn không lắp với phích cắm phải có kèm theo hướng dẫn của nhà chế tạo về các thông tin cần thiết để đảm bảo đấu nối an toàn, ví dụ, sai lệch so với mã màu tiêu chuẩn hóa quốc gia của các dây nhưng có thể không gây ra tình huống mất an toàn trong khi lắp đặt, sử dụng hoặc bảo trì.

CHÚ THÍCH 3: Ở một số nước, đèn điện có dây nguồn được thiết kế để nối nguồn qua ổ cắm nhưng dây nguồn lại không lắp phích cắm là không được phép.



3.2.13. Ký hiệu (xem Hình 1) về khoảng cách tối thiểu từ các vật thể được chiếu sáng, nếu thuộc đối tượng áp dụng, đối với đèn điện mà nếu không tuân thủ yêu cầu này có thể gây quá nhiệt cho vật thể được chiếu sáng do, ví dụ, loại bóng đèn được lắp, hình dáng bộ phản xạ, khả năng điều chỉnh của phương tiện lắp đặt hoặc vị trí lắp đặt như được chỉ ra trong hướng dẫn lắp đặt.

Khoảng cách tối thiểu được ghi nhãn phải được xác định bằng thử nghiệm nhiệt độ mô tả trong điểm j) của 12.4.1.

Khoảng cách này được đo trên trục quang của đèn điện từ bộ phận của đèn điện hoặc bóng đèn gần nhất với vật thể được chiếu sáng.

Ký hiệu dùng cho khoảng cách tối thiểu và giải thích ý nghĩa của ký hiệu này phải được ghi trên đèn điện hoặc hướng dẫn đi kèm đèn điện.



3.2.14. Ký hiệu (xem Hình 1), nếu thuộc đối tượng áp dụng, dùng cho đèn điện sử dụng trong điều kiện có rung lắc.

3.2.15. Ký hiệu (xem Hình 1), nếu thuộc đối tượng áp dụng, dùng cho đèn điện được thiết kế để sử dụng với bóng đèn có phản xạ gương cầu.

CHÚ THÍCH: Các gương cầu riêng rẽ để gắn với bóng đèn GLS không liên quan đến thử nghiệm đèn điện thì không nằm trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.



3.2.16. Đèn điện có lắp tấm chắn bảo vệ phải được ghi nhãn như sau:

"Thay tấm che bảo vệ bị nứt"

hoặc có ký hiệu (xem Hình 1).

3.2.17. Số lượng đèn điện lớn nhất có thể nối liên kết hoặc dòng điện tổng lớn nhất có thể chạy qua bằng bộ nối được trang bị để đi dây nguồn song song. Đối với đèn điện cố định, thông tin này có thể được cung cấp trong hướng dẫn lắp đặt.



tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương