TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10846: 2015 iso 999: 1996



tải về 0.67 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu01.11.2017
Kích0.67 Mb.
#34011
1   2   3   4

7.4.3.2 Nếu một chủ đề được xử lý lặp lại nhưng không liên tục trong một chuỗi đánh số liên tiếp, tham chiếu có thể được thực hiện cho mỗi phần tử trong chuỗi này, ví dụ, 3,4,5 (chứ không phải 3-5). Việc sử dụng từ “ở khắp nơi” không được khuyến nghị.

7.4.4 Phương pháp nhấn mạnh dấu định vị

Nếu một mục từ chứa nhiều dấu định vị, tham chiếu dẫn tới dấu định vị đầy đủ nhất hoặc theo ý kiến của người định chỉ mục, thông tin quan trọng nhất có thể được nhấn mạnh bằng cách ấn loát, ví dụ, 47, 49, 51-52.

Các dấu định vị liên quan tới nội dung đặc biệt trong văn bản, ví dụ như các bảng và hình minh họa, cũng có thể được nhấn mạnh đặc biệt. Các dấu định vị tới các hình minh họa có thể được in nghiêng, để trong dấu ngoặc vuông, hoặc hậu tố, hoặc tiền tố “i”. Khi có nhiều hơn một dạng tài liệu được chỉ thị, ưu tiên dùng cùng một hệ thống cho tất cả, ví dụ, “T” cho tables (bảng); “I” cho illustration (minh họa); “M” cho maps (bản đồ).

7.4.5 Trình bày các dấu định vị

Dấu định vị cần được phân cách với các tiêu đề, hoặc bằng một dấu phẩy sau khoảng trống, hoặc bằng hai khoảng cách, hoặc bằng một số dấu chấm câu khác mà không gây hiểu lầm trong bảng chỉ mục.

7.5 Tham chiếu chéo

Một bảng chỉ mục có thể bao gồm các tham chiếu chéo thích hợp từ các tiêu đề đồng nghĩa hoặc các tiêu đề khác và giữa các tiêu đề liên quan, trừ khi có nhiều mục từ được sử dụng.



7.5.1 Tham chiếu chéo “xem”

Các tham chiếu chéo “xem” cần được thực hiện từ các từ đồng nghĩa không ưu tiên và các dạng khác tới tiêu đề ưu tiên.

Ở nơi việc định hướng tham chiếu chéo đến nhiều tiêu đề, chúng cần được liệt kê theo trật tự chữ cái, được phân cách bởi dấu chấm phẩy.

VÍ DỤ


1 Bonaparte, Napoléon xem Napoléon I, empereur des Francais

2 da Vinci, Leonardo xem Leonardo da Vinci

3 Mỹ học (esthetics) xem Mỹ thuật (aesthetics)

4 Tên hoa (flower names) xem thực vật: danh pháp (batany: nomenclature)

5 Sao Bắc đẩu (Great bear) xem chòm sao Đại hùng (Ursa Major)

6 Tháng (Months) xem bướm và tháng (butterfiles and months)

7 Peking xem Beijing

8 Penniman, Richard xem Little Richard

9 Lưu trữ (Storage) xem lưu trữ lạnh; kho (cold storage; warehouses)

10 Vinci, Leonardo da xem Leonardo da Vinci

Trong bảng chỉ mục cho một cuốn sách hoặc ấn phẩm được xuất bản riêng khác, một tham chiếu chéo “xem” cần được thay thế bởi một mục từ nếu có ít dấu định vị hoặc nếu mục từ này không chiếm nhiều dòng hơn việc dùng tham chiếu chéo “xem”.

7.5.2 Tham chiếu chéo “xem thêm”

7.5.2.1 Các tham chiếu chéo “xem thêm” cần được thực hiện giữa các tiêu đề và phụ đề liên quan được sử dụng trong bảng chỉ mục, nhưng không thực hiện khi điều này dẫn người sử dụng được định hướng đến các Dấu định vị giống hệt nhau.

Các tham chiếu chéo “xem thêm” thường cần đi sau các dấu định vị liên quan đến các tiêu đề hoặc phụ đề mà chúng chỉ đến.

Khi tham chiếu hướng đến nhiều tiêu đề, chúng cần được liệt kê theo trật tự chữ cái, được phân cách bởi dấu chấm phẩy.

VÍ DỤ: bears (gấu) 100, 217, 923 xem thêm badgers; koala bears; raccoons.

Vì mục đích của việc tham chiếu “xem thêm” không chỉ cho thấy các mục từ bổ sung có thể hữu ích mà còn gợi ý các mục từ khác có thể thích hợp hơn, các tham chiếu chéo “xem thêm” cần đứng trước cả các dấu định vị và các phụ đề trong bảng chỉ mục nơi chúng có thể bị bỏ qua hoặc chỉ tìm thấy sau khi đã đọc kỹ các tham chiếu không mong muốn, như một bảng chỉ mục trên phiếu hoặc trên một đơn vị hiển thị thị giác, hoặc trong một bảng chỉ mục in rất chi tiết. Trong trường hợp này chúng cần được phân biệt rõ ràng với phần còn lại của mục từ, ví dụ, bằng cách đặt chúng trong dấu ngoặc đơn.

VÍ DỤ


kinh tế (economics) (xem thêm tài sản(assets); ngân hàng(banking); công ty kinh doanh (business firms), thương mại (commerce); giao thông (transport), sức khỏe (weath) 144, 195, 229, 363, 499, 502

thư mục (bibliographies) 208

mô hình toán học (mathematical models) 160

thống kê (statistics) 155



7.5.2.2 Nhu cầu về tham chiếu chéo từ các thuật ngữ dễ hiểu đến các thuật ngữ khó hiểu có thể được xem xét, như trong các trường hợp sau đây:

a) Từ chung đến riêng

VÍ DỤ

1 gấu (bear) xem thêm gấu bắc cực (polar bears)



2 hành vi (behaviour) xem thêm thái độ gây gổ (aggression)

3 đồ đạc (furniture) xem thêm ghế (chairs)

b) Từ một ngành đến các bộ môn nghiên cứu cấu thành của chúng

VÍ DỤ: địa chất học (geology) xem thêm thạch học (petrology)

c) Từ một lớp đến các thành viên cụ thể của chúng

VÍ DỤ


1 cây cầu (bridges) xem thêm Cầu cảng Sydney (Sydney Harbour Bridge)

2 cơ quan tiêu chuẩn hóa (standardizing bodies) xem thêm AFNOR

d) Từ một thực thể đến các phần hoặc các loại của chúng

VÍ DỤ


1 tòa nhà (buildings) xem thêm phòng

2 United Nations xem thêm UNESCO

3 dân số (population) xem thêm dân nhập cư (immigrants)

4 công nghiệp hóa chất (chemicals industry) xem thêm công nghiệp nông hóa (agrochemicals industry)

5 thuế phụ thu (taxotion) xem thêm thuế thu nhập (income tax)

7.5.2.3 Nhu cầu về các tham chiếu chéo “xem thêm” giữa các thuật ngữ có mối liên hệ khác cần được xem xét. Tham chiếu chéo cần được thực hiện theo hai hướng khi cần, nếu chi phí bổ sung được đảm bảo. Các ví dụ về tham chiếu chéo tương hỗ được trình bày chỉ trong mục f) dưới đây:

a) Một ngành và các đối tượng được nghiên cứu

VÍ DỤ

1 thực vật học (botany) xem thêm cây (plants)



2 hóa lý (physical chemistry) xem thêm phân tử (molecules)

b) Một nghiên cứu lý thuyết và các ứng dụng hoặc công nghệ của chúng

VÍ DỤ

1 động lực học (dynamics) xem thêm kỹ nghệ cơ khí (mecanical engineering)



2 sở hữu nhà nước (state ownership) xem thêm các ngành công nghiệp quốc hữu hóa (nationalized industries)

c) Một hoạt động và các tác nhân của chúng

VÍ DỤ

1 Chụp ảnh (Photography) xem thêm máy ảnh (cameras)



2 Hát (singing) xem thêm giọng (voice)

d) Một hoạt động và đối tượng

VÍ DỤ

1 câu cá (Angling) xem thêm cá (fish)



2 nha khoa (dentistry) xem thêm răng (teeth)

e) Một hoạt động và sản phẩm của nó

VÍ DỤ

1 gây hấn (aggresion) xem sự thô bạo (violence)



2 bản đồ học (cartography) xem thêm bản đồ (maps)

f) Các chủ đề tương tự không phải luôn được phân biệt theo cách nói thông thường nhưng được phân biệt trong bảng chỉ mục.

VÍ DỤ

1 Tàu (boats) xem thêm thuyền (ships)



Thuyền (ships) xem thêm tàu (boats)

sứ (porcelain) xem thêm gốm (pottery)

gốm (pottery) xem thêm sứ (porcelain)

g) Các chủ đề liên quan được phân cách trong bảng chỉ mục bằng việc sử dụng danh pháp chung, ví dụ, ở nơi danh từ và tính từ có hình thức khác nhau.

VÍ DỤ

1 Luật (law) xem thêm trợ giúp pháp lý (legal aid)



2 Miệng (mouth) xem thêm vệ sinh răng miệng (oral hygiene)

h) Các chữ số được điền theo trật tự đánh số và các số, ngày tháng,... như phát âm.

VÍ DỤ

1066 xem thêm Ten sisxty-six



7.5.3 Những thay đổi về pháp danh và thuật ngữ

Trong một bảng chỉ mục cho tạp chí, báo, hoặc xuất bản phẩm định kỳ khác, người định chỉ mục cần quan tâm để bao quát những thay đổi về thuật ngữ xuất hiện thông qua các hình thức sau đây:

a) Giới thiệu một thuật ngữ mới thay cho một thuật ngữ cũ

VÍ DỤ


rađiô đã thay thế (vô tuyến điện) trong tập tạp chí năm 1950. Do đó là, năm 1950, người định chỉ mục đã tạo các mục từ sau đây

rađiô (radio) trong các tập trước, xem vô tuyến điện (wireless)

vô tuyến điện (wireless) xem rađiô (radio)

Thay đổi tên

VÍ DỤ

Burkina Faso xem thêm Upper Volta cho các tham chiếu trước tháng 11 năm 1984



Upper Volta xem thêm Burkina Faso cho các tham chiếu kể từ tháng 11 năm 1984 trở đi

Chú ý rằng “xem tập trước” và “xem các tham chiếu trước tháng 11 năm 1984” là các ví dụ về những tham chiếu chéo chấp nhận được, mặc dù chúng không tuân theo hình thức “thường dùng” hơn “xem” hoặc “xem thêm”.

Đôi khi vấn đề của việc thay đổi tên cũng phát sinh khi định chỉ mục sách. Nếu các cá nhân hoặc tổ chức thay đổi tên của họ, người định chỉ mục có thể bổ sung “bây giờ là /tên mới’ trong ngoặc đơn theo sau tên cũ. Nếu tên mới được điền ở một vị trí khác so với tên cũ, người định chỉ mục cần tạo một mục từ bổ sung hoặc thêm vào tham chiếu chéo “xem”.

VÍ DỤ


1 Office of Management Services (bây giờ là): Office of Management Studies) 15, 219, 226

2 Lobel, Alice (bây giờ là): Alice Synkova) 43, 62, 144, 221, 236, 271

Synkova, Alice xem Lobel, Alice

b) Việc sử dụng các thuật ngữ bổ sung để biểu đạt các thuật ngữ cụ thể hơn được bao quát trước đây bằng một thuật ngữ đơn.

VÍ DỤ

Tiêu đề ban đầu:



Máy tính (computers) (sử dụng cho tất cả các loại)

Các tham chiếu chéo “Xem” bao quát các dạng máy tính thường được đề cập trong tài liệu được định chỉ mục.

Máy vi tính (microcomputers) xem Máy tính (computers)

Máy tính mini (minicomputers) xem Máy tính (computers)

Khi người định chỉ mục lặp các tiêu đề khác biệt, các tiêu đề sau đây được thêm vào, và tham chiếu chéo “xem” được xóa:

máy tính (computers) xem thêm máy vi tính; máy tính mini (microcomputers; minicomputers)

máy vi tính (microcomputers)

máy tính mini (minicomputers)

Vì những người dùng thường có xu hướng tìm các mục từ hiện tại trước khi tìm hồi cố, nên những người định chỉ mục cần phải gắn ngày tháng vào các tiêu đề để cho những người dùng bảng chỉ mục (đặc biệt là bảng chỉ mục tự động) biết khi nào các tiêu đề này được giới thiệu:

VÍ DỤ


máy tính (computers) xem thêm máy vi tính (microcomputers) (1977); máy tính (mini computers) (1972)

máy vi tính (1977) (microcomputers)

máy tính mini (1972) (minicomputers)

8 Cách sắp xếp các mục từ trong các bảng chỉ mục



8.1 Trt tự cơ bản của việc sắp xếp các ký tự

Cho dù sắp xếp bằng máy hay thủ công, tất cả ký tự và dấu hiệu thường có một giá trị sắp xếp. Các giá trị sắp xếp này có thể được lấy từ một hệ thống đã được thiết lập như ISO 646, nhưng các hệ thống như vậy, được thiết kế để trình bày ký tự hơn là để sắp xếp, thường sắp xếp tất cả các chữ cái hoa trước tất cả các chữ cái thường và đặt rải rắc các chữ cái có trọng âm với các ký hiệu phi chữ cái. Vì thế, với mục đích sắp xếp, các phiên bản chữ thường, chữ hoa của cùng một chữ cái cần được gán các giá trị giống hệt để có một trật tự chữ cái duy nhất. Tương tự, khi các ký tự biến đổi được sử dụng, ví dụ, Ă, Â, ă, â, à. á, chúng cần được gán các giá trị để đảm bảo chúng được sắp xếp theo thực tiễn địa phương.

Các ký hiệu chấm câu được dùng để phân biệt các dạng tiêu đề chỉ mục có thể nhận các giá trị đặc biệt để sắp xếp các tiêu đề theo thứ tự yêu cầu.

Các ký hiệu và chữ số được bỏ qua khi sắp xếp có thể nhận giá trị không.

Giá trị gán cho khoảng trống tùy thuộc vào việc trật tự sắp xếp theo từng từ hay theo từng chữ cái được yêu cầu (xem 8.2)

Phần mềm được sử dụng để sắp xếp bảng chỉ mục cần có khả năng tích hợp tất cả các yêu cầu trên, nếu cần bằng cách cho phép người dùng sửa đổi bảng sắp xếp.



8.2 Sắp xếp theo trật tự chữ cái theo từng từ so với từng ký tự

Các tiêu đề chỉ mục bao gồm từ hai từ trở lên có thể được sắp xếp bằng phương pháp theo từng từ, trong đó khoảng trống sắp xếp trước chữ cái, ví dụ, “New York” trước “Newark”.

Cách sắp xếp khác, theo chữ cái, bỏ qua các ký tự như khoảng trống và dấu gạch ngang. Cách sắp xếp này có thể được yêu cầu để đảm bảo tính liên tục của bảng chỉ mục hiện có.

VÍ DỤ


1 Sắp xếp theo trật tự chữ cái theo từng từ

Bag of bricks

Bagby, George

Bagshaw, Malcolm A

Bank of England

banking

2 Sắp xếp theo trật tự chữ cái theo từng ký tự

Bagby, George



Bag of bricks

Bagshaw, Malcolm A

Banking

Bank of England



8.3 Sắp xếp chữ và số

a) Các tiêu đề bắt đầu bằng các chữ số Ả Rập và La Mã cần được sắp xếp xen kẽ, được sắp xếp theo trật tự số và được đặt trước dãy chữ cái chính.

VÍ DỤ

1:30 a.m.

XX century cyclopedia and atlas

1001 nights

1066 and all that

1984

b) Trong các bảng chỉ mục mà ở đó có ít tiêu đề bắt đầu bằng chữ số, chúng có thể được sắp xếp như được đánh vần theo các từ trong ngôn ngữ thích hợp, ví dụ, “4” xếp như “four”, “quatre” hoặc “vier”.

VÍ DỤ

1984 (nineteen eighty-four)

1:30 a.m. (one thirty)

1001 nights (one thousand and one)

1066 and all that (ten sixty-six)

XX century cyclopedia and atlas (twentieth)

c) Ngoại lệ, các chữ số là tiền tố hoặc trung tố trong tên các hợp chất hóa học trong các tài liệu hóa học hoặc sinh học được bỏ qua, ít cần thiết để phân biệt các từ đồng tự.

VÍ DỤ

5-ethoxy-2 ethylmercaptobenzimidazole

3-ethyl-4-picoline

4-ethyl--picoline

d) Trong tất cả các trường hợp khác, khi mà các chữ số xuất hiện trong các tiêu đề hoặc phụ đề, chúng phải được sắp xếp theo trật tự chữ cái.

VÍ DỤ

Club 18-30



Club 21

Club 147 Fashions

Club One Holidays

8.4 Sắp xếp các tiêu đề chỉ mục

Các hệ thống sắp xếp được hiểu rộng rãi càng nhiều càng tốt cần được sử dụng (xem ISO 7154).

Các hệ thống để sắp xếp tiêu đề chỉ mục cần phải rõ ràng (ví dụ, vị trí sắp xếp của bất kỳ tiêu đề chỉ mục nào cũng phải rõ ràng) và có thể dự đoán được (ví dụ, có các quy tắc để sắp xếp từng chữ cái được sử dụng trong bảng chỉ mục).

Cách sắp xếp theo chữ và số thường được áp dụng nhiều nhất, và do đó là phương pháp phổ biến nhất để trình bày các bảng chỉ mục. Các cách sắp xếp khác có thể phù hợp hơn cho một bảng chỉ mục cụ thể; ví dụ, một tác phẩm kỹ thuật có thể cần một bảng chỉ mục được sắp xếp theo các số tài liệu sáng chế hoặc số báo cáo.

Trong một bảng chỉ mục theo trật tự chữ cái, các phụ đề đôi khi có thể được sắp xếp phù hợp hơn theo một phương pháp khác phương pháp theo trật tự chữ cái (xem 8.6).

Nếu việc sắp xếp không thể rõ ràng ngay lập tức với người dùng, nó cần được giải thích trong một ghi chú giới thiệu về bảng chỉ mục.



8.5 Tiêu đề chỉ mục bắt đầu bằng cùng một thuật ngữ

Các tiêu đề chỉ mục bắt đầu bằng cùng một thuật ngữ cần được sắp xếp theo trật tự sau đây:

thuật ngữ có hoặc không có phụ đề;

thuật ngữ có dấu hạn định;

thuật ngữ là yếu tố đầu tiên của thuật ngữ dài hơn.

Dấu chấm câu trong các tiêu đề (trong ví dụ sau đây, là dấu ngoặc đơn đề giới thiệu một dấu hạn định) dùng để thể hiện bản chất rõ ràng của tiêu đề và đảm bảo việc sắp xếp tự động.

VÍ DỤ

Sữa (Milk)



Bò (cow)

Dê (goat)

Sữa (sản phẩm) (Milk (report)

Sữa chua (Milkallergies)

Sữa ong chúa (Milk Marketing Board)

8.5 Sắp xếp các phụ đề

Các phụ đề thường được sắp xếp trong bảng chỉ mục theo cách giống hệt như các tiêu đề.

Tuy nhiên, việc sắp xếp các phụ đề có thể được sửa đổi hữu ích theo số, thời gian hoặc một số cách sắp xếp có hệ thống khác, đặc biệt nếu cách sắp xếp này là tường minh hoặc rõ ràng trong văn bản, hoặc được giới thiệu để phân biệt nhiều số hoặc chữ đồng tự.

Nếu hệ thống được sử dụng để sắp xếp các phụ đề bắt đầu bằng giới từ hoặc liên từ (xem 7.2.2.5), cần phải đưa ra quyết định về việc bỏ qua các giới từ hoặc liên từ với mục đích sắp xếp. Một quyết định như vậy cần áp dụng cho toàn bộ bảng chỉ mục, và được ghi lại trong một ghi chú giới thiệu.

Trong trường hợp các tên hoặc nhan đề tài liệu là phụ đề, các phụ đề này cần được xây dựng theo 7.3 và được sắp xếp theo quy định.

8.6 Sắp xếp các mục từ chứa tham chiếu chéo

Tham chiếu chéo được dẫn nhập bởi “xem” hoặc “xem thêm” đi sau tiêu đề nhưng không là một thành phần của nó và không ảnh hưởng đến vị trí của tiêu đề trong trật tự chữ cái.

VÍ DỤ

Hòa bình (peace) 5, 95, 101 xem thêm chiến tranh (war)



Hòa bình trong thời đại chúng ta (peace in our time) 33

9 Trình bày các bảng chỉ mục in

9.1 Trình bày bản chỉ mục để xử lý cuối cùng

Người định chỉ mục cần biết chắc từ nhà xuất bản (hoặc cá nhân/tổ chức khác mà họ hợp đồng để biên soạn bảng chỉ mục) xem liệu họ cần tuân thủ bất kỳ quy định đặc biệt nào để trình bày hay không.

Trong trường hợp các bảng chỉ mục của một tài liệu duy nhất, người định chỉ mục thường sẽ cung cấp bảng chỉ mục này dưới dạng in hoặc dạng đọc máy đi kèm với bản in giống hệt với tệp đọc máy.

Trong trường hợp các bảng chỉ mục cho các bộ sưu tập tài liệu, hình thức trình bày sẽ phụ thuộc vào công nghệ được sử dụng để sản xuất và phổ biến bảng chỉ mục cuối cùng, kể từ các bảng chỉ mục phiếu đến các xuất bản phẩm điện tử.



9.1.1 Bn đọc máy

Trong trường hợp bản đọc máy được cung cấp để định dạng lại, cho dù được kết hợp vào bảng chỉ mục trực tuyến hay bảng chỉ mục in, người định chỉ mục cần đảm bảo và tuân theo hệ thống mã hóa định dạng được yêu cầu bởi khách hàng một cách chặt chẽ. Trong nhiều trường hợp, các mã đặc biệt sẽ thay thế mã in được sử dụng bởi phần mềm riêng của người định chỉ mục.



9.1.2 Cách bố trí bản sao cho việc sắp chữ tiếp theo

9.1.2.1 Khái quát

Khi bảng chỉ mục được thực hiện từ việc sắp chữ, các quy định sau đây được khuyến nghị để cung cấp bản sao rõ ràng cho người sắp chữ làm việc, bất kể cách bố trí dự kiến của bảng chỉ mục được xuất bản. Ví dụ, với mục đích rõ ràng bản sao có thể được trình bày theo kiểu (lùi đầu dòng), với các chỉ dẫn phù hợp về cách bố trí cuối cùng, khi nó nhằm để thiết lập bảng chỉ mục cuối cùng theo kiểu phân tiết đoạn (không lùi đầu dòng) (xem 9.5).

Các chỉ dẫn cho người sắp chữ về chuẩn bị bản sao cần tuân theo các quy định được chấp nhận ở quốc gia mà bảng chỉ mục được xuất bản.

9.1.2.2 Đặt khoảng cách theo chiều dọc

Người định chỉ mục cần chèn một dòng trống giữa các phần chữ cái. Khi không có các tiêu đề chỉ mục chữ cái (ví dụ, một nhóm các tiêu đề chỉ mục bắt đầu bằng một chữ số), một dòng trống cần phải để giữa nhóm phi chữ cái và trật tự chữ cái. Nếu một chữ cái mới rơi vào đầu trang của bản thảo đánh máy, người định chỉ mục cần bổ sung một ghi chú cảnh báo vào bản này để người sắp chữ nhớ chèn thêm một khoảng trống (xem thêm 9.4.1.2).



9.1.2.3 Cách bố trí mục từ

Mỗi tiêu đề, phụ đề, phụ đề con,... cần bắt đầu trên một dòng mới.



9.1.2.4 Lùi đầu dòng

Các phụ đề, phụ đề con,... cần được lùi đầu dòng dần. Trong mọi trường hợp khi chuyển sang dòng khác (“các dòng quay vòng”), dòng này cần lùi đầu dòng sâu hơn độ lùi đầu dòng của phụ đề sâu nhất được dùng trong bảng chỉ mục (xem thêm 9.4.1.4).

9.2 Ghi chú dẫn nhập

Nếu bảng chỉ mục không đơn giản hoặc không có lời tự giải thích quy định của nó, người định chỉ mục cần mở đầu bảng chỉ mục bằng một ghi chú dẫn nhập.

Bất kỳ chữ viết tắt, ký hiệu, quy định in ấn,... cần giải thích, phải được đưa vào trong ghi chú này, cũng như phải nêu bất kỳ tiêu chuẩn hoặc hệ thống khác nào được sử dụng để chuyển tự hoặc La Tinh hóa. Trong trường hợp các bảng chỉ mục được xuất bản riêng, ghi chú cần phải bao gồm các thông tin thư mục đầy đủ (tác giả, nhan đề, nhà xuất bản, địa điểm và năm xuất bản và, trong trường hợp các ấn phẩm định kỳ, các tập/các số được định chỉ mục) để nhận dạng đầy đủ các tài liệu được định chỉ mục.

9.3 Trình bày bảng chỉ mục xuất bản



9.3.1 Vị trí của bảng chỉ mục

Mặc dù bảng chỉ mục được gắn với tài liệu được chỉ mục được đặt ở cuối tài liệu theo quy ước, nó có thể đôi khi được đặt trước văn bản, ví dụ, trong các tác phẩm tra cứu nhiều tập và trong các ấn phẩm định kỳ. Số trang trên đó bảng chỉ mục bắt đầu có thể được nêu trong mục lục.

Trong các tài liệu nhiều tập, bảng chỉ mục có thể được xuất hiện ở cuối mỗi tập hoặc như là một tập riêng.

9.3.2 Đánh s trang

Việc đánh số trang một bảng chỉ mục đính kèm cần tiếp tục với số trang văn bản theo một thứ tự bằng chữ số Ả Rập, trừ khi bảng chỉ mục này đứng trước văn bản. Trong trường hợp này, việc đánh số trang, giống trường hợp dành cho các phần nội dung trước chính văn, cần khác với số trang nội dung chính của tài liệu; thường được đánh bằng chữ số La Mã.



9.3.3 Tiêu đề chạy

Các trang trên đó bảng chỉ mục được in cần mang một tiêu đề chạy. Trong trường hợp nhiều bảng chỉ mục, cần có các tiêu đề chạy trên từng trang mang nhan đề phù hợp với mỗi bảng chỉ mục. Trong trường hợp các bảng chỉ mục được xuất bản riêng, các từ “Bảng chỉ mục cho (tên tài liệu)” cần được sử dụng.



9.3.4 Cách trình bày bản in

Trong việc lựa chọn cách trình bày bản in, tính rõ ràng, nhanh chóng và dễ hiểu được quan tâm đầu tiên. Cỡ chữ và độ rộng cột cần được cân đối với nhau, một dòng cần có thể chứa một mục từ chỉ mục với độ dài trung bình bao gồm từ hai dấu định vị trở lên. Khi một mục từ chỉ mục chiếm nhiều hơn một dòng, việc phân tách một dấu định vị cần tránh.



9.3.5 Cột

Một bảng chỉ mục thường được xếp thành hai cột trên một trang. Nếu cần tiết kiệm chỗ có thể xếp thành ba cột. Một số loại bảng chỉ mục, đặc biệt khi các mục từ dài, ví dụ, chỉ mục các dòng đầu tiên, hoặc bảng các vụ án trong các tài liệu về luật pháp, nên xếp chúng hết chiều rộng của trang.

Nếu có từ hai bảng chỉ mục trở lên cho một tài liệu được cung cấp và mỗi bảng chỉ mục chiếm một số cột, khuyên rằng một bảng chỉ mục nên bắt đầu trên đầu trang hoặc đầu cột. Nhan đề cho mỗi bảng chỉ mục, ngắn gọn nếu cần, cần được lặp lại ở trên đầu mỗi trang như một tiêu đề chạy.

Trong một bảng chỉ mục quá dài, khuyến nghị rằng mỗi nhóm tiêu đề chỉ mục bắt đầu bằng cùng một chữ cái đầu tiên nên bắt đầu vào một cột mới hoặc một trang mới.

9.4 Hỗ trợ tìm kiếm

Hỗ trợ tìm kiếm có thể tạo điều kiện đáng kể cho việc sử dụng bảng chỉ mục.



9.4.1 Hỗ trợ tìm kiếm trong bảng chỉ mục

9.4.1.1 Ch dẫn phạm vi của trang

Các tiêu đề chạy có thể được sử dụng để cho biết phạm vi của trang, ví dụ, các tiêu đề chỉ mục đầu tiên và cuối cùng có thể được tái hiện. Thông thường tiêu đề nhan đề có thể được đặt ở giữa trang, và các tiêu đề phạm vi được đặt theo hướng lề phải ở mặt trước (trang bên phải) và lề trái ở mặt sau (trang bên trái).



9.4.1.2 Để khoảng cách theo chiều dọc

Có thể chèn thêm khoảng cách theo chiều dọc vào giữa các phần chữ cái, và giữa bất kỳ phần phi chữ cái nào và phần chữ cái.



9.4.1.3 Thay đổi về kiểu chữ

Một mặt chữ khác (ví dụ, đậm, nghiêng, các chữ nhỏ) có thể được sử dụng để phân biệt các mục từ như mục từ cho các hình minh họa hoặc các nhan đề của các tác phẩm. Ở nơi mà bảng chỉ mục bao gồm ít tiêu đề chính và nhiều phụ đề, việc trình bày các tiêu đề chính bằng một mặt chữ hoặc kiểu chữ khác với phụ đề có thể được sử dụng. Các quy định như vậy, khi áp dụng, cần được giải thích trong một ghi chú giới thiệu (xem 9.2). Tuy nhiên, quá nhiều thay đổi, có thể gây nhầm lẫn cho người dùng và làm mất đi mục đích riêng của chúng.



Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương