TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10846: 2015 iso 999: 1996


Hình thức của tiêu đề và phụ đề



tải về 0.67 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu01.11.2017
Kích0.67 Mb.
#34011
1   2   3   4

7.2.2 Hình thức của tiêu đề và phụ đề

7.2.2.1 Tiêu đề

Các tiêu đề phải miêu tả các khái niệm tìm thấy trong tài liệu. Việc thể hiện chúng trong bảng chỉ mục, cần phù hợp với việc sử dụng chung bằng ngôn ngữ và thuật ngữ của tài liệu này, hoặc của người dùng mà bảng chỉ mục nhắm đến. Nhìn chung, các tiêu đề cần bao gồm các danh từ, được bổ nghĩa, nếu cần, bằng các tính từ hoặc bằng các danh từ hoặc động từ khác được dùng như là thuộc ngữ.

VÍ DỤ

1 arc à souder hàn hồ quang



2 artificial flowers hoa nhân tạo

3 cutting tools dụng cụ cắt gọt

4 droi intemational privé luật tư quốc tế

5 education giáo dục

6 roman polider truyện trinh thám

7.2.2.2 Dạng s ít và s nhiều

Nếu một thuật ngữ được chọn làm tiêu đề xuất hiện trên tài liệu ở cả hai dạng số ít và số nhiều, chỉ có một dạng được sử dụng trong bảng chỉ mục, ngoại trừ khi hai dạng có các nghĩa khác nhau.

Việc lựa chọn hình thức số ít hay số nhiều của một từ làm tiêu đề phụ thuộc vào ngôn ngữ của bảng chỉ mục.

Ví dụ, trong tiếng Đức và tiếng Pháp dạng số ít thường được ưu tiên hơn, trong khi ở tiếng Anh dạng số nhiều thường chỉ được sử dụng cho các thuật ngữ phản ánh các đối tượng rời rạc (đếm được) và dạng số ít cần được sử dụng với các từ không đếm được, nghĩa là, số nhiều cần được sử dụng khi hỏi các câu hỏi định tính “how many” và số ít dùng với các câu hỏi định tính “bao nhiêu” (how much).

VÍ DỤ

Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Đức



Các từ không đếm được

1 Freedom (tự do) liberté Freiheit

2 Air (không khí) air Luft

Các từ đếm được

3 Animals (động vật) animal Tier

4 Watches (đồng hồ) montre Uhn

Nếu các dạng số ít và số nhiều có các ý nghĩa khác nhau, cả hai hình thức có thể đều được sử dụng trong bảng chỉ mục.

VÍ DỤ


1 building (process): Xây dựng (quá trình)

buildings: các toà nhà

2 échec: thất bại

échecs (jeu): các quân cờ (trò chơi)

3 Geschichte (historische Entwichklung): lịch sử (sự phát triển lịch sử)

Geschichte (Literatur): lịch sử (văn học)



7.2.2.3 Phép chính tả

Các quy ước chính tả của văn bản hoặc tệp chuẩn cần được xem xét thận trọng trong bảng chỉ mục, ví dụ, việc sử dụng “màu sắc: (colour) hoặc “màu” (color) (xem 7.2.1.3 cho các tài liệu có nhiều nguồn tác giả).

Trừ khi phép chính tả của ngôn ngữ của tài liệu, ví dụ, tiếng Đức, yêu cầu khác, các tiêu đề không phải là tên riêng cần bắt đầu với một chữ thường vì người dùng có thể mất cả thông tin và thời gian nếu tất cả các tiêu đề bắt đầu với chữ hoa.

7.2.2.4 Thuật ngữ bao gồm từ hai từ tr lên

Các thuật ngữ bao gồm từ hai từ trở lên mà có cách sử dụng chung cần được dùng làm các tiêu đề mà không cần đảo ngược hoặc gộp vào.

Khi cần, các tham chiếu chéo từ, hoặc các mục từ bổ sung cho, một hoặc nhiều từ đi sau từ đầu tiên cần được tạo lập.

VÍ DỤ


bảng cân đối kế toán (balance sheet)

cân đối, thương mại xem cán cân thương mại (balance, trade see balance sheet)

cán cân thương mại (balance sheet)

không dùng

cân đối (balance)

bảng (sheet)

thương mại (trade)

Tuy nhiên, có thể xem xét đảo ngược hoặc gộp vào trong các trường hợp khi mà trật tự phân cấp của các tiêu đề và các phụ đề có thể được cung cấp một cách phù hợp (xem 7.2.3).

VÍ DỤ


trợ cấp con (child benefits)

trợ cấp thương tật (invalidity benefits)

trợ cấp thất nghiệp (unemployment benefits)

trợ cấp (benefits)

con (child)

thương tật (invalidity)

thất nghiệp (unemployment)

Nếu các dấu chấm câu có một ý nghĩa cụ thể, ví dụ, để chỉ ra mối quan hệ của các thuật ngữ trong một tiêu đề, điều này cần được giải thích rõ trong một ghi chú dẫn nhập (xem 9.2).



7.2.2.5 Giới từ

Các giới từ có thể được sử dụng trong chừng mực chỉ khi nếu không có nó có thể dẫn đến sự hiểu nhầm.

VÍ DỤ

1 country side(đồng quê): public access (nơi công cộng) (không cần “to”)



2 food(thực phẩm): rationing (tỷ lệ) (không cần “of”)

3 land(đất): use (sử dụng) (không cần “of”)



Nhưng

2 Computer (máy tính)

for management (dùng cho quản lý)

management of (quản lý của)



không dùng

computer (máy tính)

management (quản lý)

3 environment (môi trường)

Influence de (ảnh hưởng của)

Influence (ảnh hưởng đến)



Không dùng

environment (môi trường)

influence (ảnh hưởng)

7.2.3 Phạm vi và việc sử dụng các tiêu đề và phụ đề

7.2.3.1 Ghi chú phạm vi giúp làm rõ phạm vi áp dụng của một tiêu đề. Ghi chú phạm vi có thể được phân biệt bằng cách đánh máy, ví dụ, được trình bày bằng các chữ in nghiêng.

7.2.3.2 Các khái niệm là các khía cạnh khác nhau của cùng một chủ đề có thể được gộp lại dưới dạng trật tự phân cấp của tiêu đề, các phụ đề và các phụ đề con.

7.2.3.3 Lùi đầu dòng được sử dụng theo quy ước

a) Để chỉ ra mối quan hệ phân cấp của các tiêu đề và các phụ đề;

b) Để tránh sự lặp lại của các thuật ngữ xuất hiện lại (xem thêm 7.2.3.6 và 9.1.2.4).

7.2.3.4 Tầm quan trọng tương đối được xác định cho một chủ đề trong tài liệu ảnh hưởng đến tính phù hợp của việc nhóm các phụ đề. Nhân tố khác xác định việc lựa chọn các phụ đề là khả năng người dùng tìm tin được nhóm hợp theo cách này.

VÍ DỤ


Trong một tác phẩm v kinh tế học:

nhân công (labour)

lý thuyết phân phối (distribution theory) 143-167

thu nhập (earnings) 39-42, 129-142

thị trường người tiêu dùng (monopsonistic markets) 53, 149, 225

thị trường độc quyền (oligopsonistic markets) 153-159

cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition) 43-62,161-165, 228

Trong một tác phm về quản lý nhân sự:

học thuyết kinh tế về lao động (economic theories of labour) 39-62, 129-167, 223-229



Trong một dịch vụ thông báo thường xuyên cho doanh nghiệp:

lực lượng lao động(workforce): lý thuyết kinh tế (economic theories) 2042

kinh tế (economic): lao động (labour) 2042

7.2.3.5 Các tiêu đề với chuỗi ký tự dài các dấu định vị không được phân biệt cần phải tránh.

VÍ DỤ


Đèn (lamps)

điện (electric)

đế (bases) 110-112, 353-368

đui (caps) 45, 263

dây tóc (filaments) 346, 371

khí (gas) 10, 381, 402

dầu (oil) 6, 110-112

Hoặc

đèn điện (electric lamp)

đế (bases) 110-112, 353-368

đui (caps) 45, 263

dây tóc (filaments) 346, 371

đèn (lamps)

điện xem đèn điện (electric see electric lamp)

khí (gas) 10, 381, 402

dầu (oil) 6, 110-112

Hơn là

đèn (lamps) 6, 10, 45, 110-112, 263, 346, 353-368, 371, 381, 402



7.2.3.6 Một cách trình bày khác các mục từ chỉ mục thay thế việc sắp xếp phân cấp của các tiêu đề và phụ đề trong một bảng chỉ mục bằng cách lặp lại các thuật ngữ xuất hiện lại để chỉ rõ các chủ đề phức tạp hoặc bằng cách sử dụng có hệ thống các ký hiệu chấm câu để chỉ ra vai trò chính xác của các thuật ngữ làm rõ.

Việc sử dụng này có thể phù hợp trong các bảng chỉ mục tới các tạp chí, các thư mục hoặc các bài tóm tắt.

Ví dụ sau đây chỉ ra cả việc lặp lại và sử dụng ký hiệu chấm câu: một dấu hai chấm được dùng để liên kết một vật hoặc thực thể đến thuộc tính, hành động, tài liệu hoặc phần của nó; dấu phẩy được dùng để liên kết một thuật ngữ xác định hoặc giới hạn một vật hoặc thực thể.

VÍ DỤ


Phương trình vi phân

Phần riêng, Ellip, Cấp hai: các giá trị biên: Giải pháp: Nguyên tắc biến phân bổ sung

Phần riêng, Ellip, Cấp hai: Các giá trị biên: Giải pháp: phương pháp siêu hình tròn

Phần riêng, Phi tuyến: Mối quan hệ Hội tụ-ổn định: định lý Lax-Richtmyer

7.3 Tên riêng và các nhan đề tài liệu: lựa chọn và hình thức tiêu đề

Những người định chỉ mục có thể tra cứu các quy tắc biên mục được sử dụng trong các thư viện tại quốc gia của họ để có hướng dẫn chi tiết về việc xây dựng các tiêu đề cho các tên cá nhân, địa điểm và tên tập thể.

CHÚ THÍCH 7: Các ví dụ được sử dụng trong tiêu chuẩn này được xây dựng phù hợp với thực tiễn.

CHÚ THÍCH 8: Việc lập các tên cá nhân và mục từ ưu tiên của chúng trong các bảng chỉ mục được trình bày trong xuất bản phẩm Các tên cá nhân: việc sử dụng quốc gia cho phiếu biểu ghi trong các mục lục của Liên Hiệp các Hội và Cơ quan Thư viện Quốc tế (IFLA).



7.3.1 Tên cá nhân

7.3.1.1 Dạng tên cá nhân

Nói chung, các tên cá nhân cần được cung cấp dưới dạng càng đầy đủ càng tốt, để đem đến cho người dùng bảng chỉ mục thông tin sẵn có đầy đủ nhất.

Trong các bảng chỉ mục của một tài liệu, các tên cá nhân phải mang hình thức được sử dụng trong tài liệu này, nhưng nếu văn bản này không nhất quán người định chỉ mục cần chọn lấy một hình thức nhất quán. Các tham chiếu chéo “xem” cần được tạo ra từ các dạng khác, cho dù được sử dụng trong tài liệu hay không (xem 7.5.1).

Khi biên soạn một tệp tên chuẩn để định chỉ mục nhiều tài liệu, người định chỉ mục cần chọn hình thức tên cá nhân mới nhất hoặc được sử dụng phổ biến nhất làm tiêu đề và bổ sung các tham chiếu chéo “xem” từ các dạng khác.

VÍ DỤ

1 Arouet, Francois-Marie xem Voltaire



Voltaire

2 Clemens, Samuel Langhorne xem Twain, Mark

Twain, Mark

3 Jeanneret-Gris, Chartes-Edouard xem le Corbusier

le Corbusier

7.3.1.2 Dạng tiêu đề tên

a) Khi họ dùng phổ biến, từ dẫn nhập cần phải là họ theo sau bất kỳ tên riêng hoặc tên viết tắt bằng các chữ cái đầu nào.

VÍ DỤ

1 Flaubert, Gustave



2 Lee Kuan Yew

3 Wheatley, Henry B

b) Khi họ không được sử dụng, tên quen dùng đến đầu tiên nên được dùng làm từ dẫn nhập.

VÍ DỤ


Imran Khan

Kapil Dev

Vígdís Finnbogadóttir

Zaheer Abbas

Tham chiếu chéo “xem” có thể được tạo từ sự chuyển vị của tên nếu xét thấy cần thiết.

VÍ DỤ


Finnbogadóttir, Vígdís xem Vígdís Finnbogadóttir

Ngoại lệ, trong các nước và các tình huống khi những người dùng không mong muốn phân biệt tên người từ các nền văn hóa khác, các tên có thể được hoán vị với các tham chiếu chéo thích hợp từ dạng thuận.

c) Các cá nhân chỉ được xác định bởi tên thánh cần được định chỉ mục dưới tên này, có bổ nghĩa, nếu cần, bởi chức vụ trong cơ quan hoặc hình dung từ phân biệt khác.

VÍ DỤ


1 Boudicca, Queen of the lceni

2 Ethelred the Unready

3 Leonardo da Vinci

4 Pépin le Bref

d) Các cá nhân thường được phân biệt bởi chức tước hoặc tước hiệu quý tộc cần được định chỉ mục dưới tên này, được mở rộng nếu cần theo họ của người đó.

VÍ DỤ


1 Dalai Lama

2 Marlborough, John Churhcil, first Duke of

3 Sévigné, Marie de Rabutin-Chantal (Marquise de)

e) Các họ ghép hoặc nhiều họ, cho dù có gạch nối hoặc không cần định chỉ mục dưới thành phần đầu tiên, với bất kỳ tham chiếu chéo “xem” cần thiết nào từ các phần khác, ngoại trừ ở nơi nào việc sử dụng thiên về bất kỳ một dạng nào khác.

VÍ DỤ

1 Lattre de Tassigny, Jean de



Tasigny, Jean de Lattre de xem Lattre de Tassigny, Jean de

2 Layzell Ward, Patricia

Ward, Patricia Layzell xem Layzell Ward, Patricia

3 Pérez de Cuéllar, Javier



7.3.1.3 Phân biệt các cá nhân có cùng một tên

Từ hai cá nhân trở lên có cùng tên cần được phân biệt bằng cách thêm thông tin làm rõ, như ngày tháng, nghề nghiệp hoặc chức vụ.

VÍ DỤ

1 Butler, Samuel (1912-1680)



Butler, Samuel (1912-1680)

2 Rickert, Henrich (nhà triết học)

Rickert, Henrich (chính khách)

7.3.2 Tên tập thể

Các tên tập thể thường cần phải định chỉ mục không hoán vị và dưới dạng đầy đủ cần thiết để phân biệt giữa các tên tương tự. Mạo từ đứng đầu được lược bỏ, trừ khi được yêu cầu đặc biệt bởi các lý do ngữ pháp hoặc ngữ nghĩa.

VÍ DỤ

1 Academia Scientiarum Fennica



2 Brish Museum

3 Ecole nationale supérieure des mines (Paris)

Ecole nationale supérieure des mines (Sainte-Etienne)

4 Koninklijke Bibliotheek (Bruxelles)

Koninklijke Bibliotheek (‘s-Gravenhage)

5 Marks & Son (1936)

Marks & Son (Fisheries)

Tuy nhiên, sự hoán vị có thể được sử dụng nếu xét thấy rằng điều này có thể trợ giúp người dùng bảng chỉ mục.

VÍ DỤ

1 Nông nghiệp, Bộ (Agriculture, Ministry of)



2 Whitaker (J) & Sons

Tham chiếu chéo “xem” phải được thực hiện từ các cách tiếp cận khác (xem 7.5.1).

VÍ DỤ

1 Bộ Nông nghiệp (Ministry of Agriculture) xem Nông nghiệp, Bộ (Agriculture, Ministry of)



2 J Whitaker & Sons xem Whitaker (J) & Sons

Trong các bảng chỉ mục của một tài liệu, các tên tập thể phải lấy dạng được sử dụng trong tài liệu, nhưng nếu văn bản này không phù hợp, người định chỉ mục phải chấp nhận một dạng khác. Các tham chiếu chéo “xem” cần được thực hiện từ các dạng khác, cho dù nó có được sử dụng trong tài liệu hay không (xem 7.5.1).

Khi biên soạn tệp tên chuẩn để định chỉ mục nhiều tài liệu, người định chỉ mục cần chọn dạng tên tập thể mới nhất hoặc được dùng phổ biến nhất làm tiêu đề chính và bổ sung các tham chiếu chéo “xem” từ các dạng khác.

VÍ DỤ


1 John Moores University xem Liverpool John Moores University

Liverpool John Moores University

Liverpool Politechnic xem Liverpool John Moores University

2 OCLC


Ohio Colledges Library Center xem OCLC

Online Computer Library Center Inc xem OCLC



7.3.3 Tên địa lý

7.3.3.1 Các tên địa lý cần được viết đầy đủ khi cần thiết cho rõ ràng, với thông tin bổ sung để tránh nhầm lẫn giữa các tên khác giống hệt nhau.

VÍ DỤ


1 Middletown (Conn.)

Middletown (Ohio)

Middletown (Powys)

2 Somme (quận)

Somme (sông)

7.3.3.2 Mạo từ hoặc giới từ là một phần không thể thiếu cần phải giữ nguyên trong tên địa lý. Tên này cần được xếp theo trật tự sử dụng địa phương.

VÍ DỤ


1 Des Moines

2 La Paz


3 Las Vegas

4 Le Havre



7.3.3.3 Ở nơi mạo từ và giới từ không phải là một thành phần không thể thiếu của tên, nó cần được lược bỏ.

VÍ DỤ


1 Cévennes không dùng Les Cévennes

2 New Forest không dùng The New Forest

3 Rheinfall không dùng Der Rheinfall

7.3.4 Nhan đề tài liệu

7.3.4.1 Các nhan đề tài liệu thường cần được in nghiêng, gạch dưới hoặc bằng cách phân biệt khác. Nếu cần thiết để nhận dạng, tên của người tạo lập, nơi xuất bản, ngày hoặc các từ hạn định có thể được thêm vào trong ngoặc đơn.

VÍ DỤ


1 Ave Maria (Gounod)

Ave Maria (Schubert)

Ave Maria (Verdi)

2 Natura (Amsterdam)

Natura (Bucuresti)

Natura (Milano)



7.3.4.2 Mạo từ ở đầu nhan đề của một tài liệu cần được xử lý phù hợp với việc sử dụng quốc gia. Tuy nhiên, cần phải nhất quán trong một bảng chỉ mục.

Trong một bảng chỉ mục tiếng Anh, các mạo từ thường được đổi chỗ xuống cuối tiêu đề để trật tự sắp xếp được rõ ràng.

VÍ DỤ

hunting of the snark, the

Kapital, Das

Nourritures terestres, Les

Trong một bảng chỉ mục tiếng Pháp, các mạo từ trong nhan đề không được chuyển vị trí đến cuối tiêu đề, nhưng được bỏ qua khi điền.

VÍ DỤ

The hunting of the snark

Das Kapital

Les Nourritures terestres

7.3.4.3 Giới từ đứng đầu nhan đề của một tài liệu cần giữ nguyên.

VÍ DỤ


An die Musik

De I’Allemagne

To the lighthouse

7.3.5 Dòng đầu tiên của bài thơ

Thông thường trong một bảng chỉ mục các dòng đầu tiên của các bài thơ, mạo từ thường được giữ lại không hoán vị và được thừa nhận với các mục đích sắp xếp theo trật tự chữ cái.



7.3.6 Từ viết tt và từ rút gọn

Các từ viết tắt và từ rút gọn cần được điền như đã cho, không như đưa ra trong hình thức đầy đủ nhất của chúng, ví dụ: Inc., plc.

Các ký tự đứng đầu trình bày tên riêng (tên viết tắt và tên viết bằng các chữ cái đầu), như ASCII, ISO, cần được xử lý nhất quán với thực tiễn ngôn ngữ hoặc bảng chỉ mục, ví dụ là một từ.

Nếu cần, người định chỉ mục cần tuân thủ các quy ước được sử dụng trong văn bản hoặc tệp chuẩn, như sự xuất hiện hay không xuất hiện của các dấu chấm câu trong các từ rút gọn, ví dụ, “l.C.I” hoặc “ICI”, “Dr” hoặc “Dr.”.



7.3.7 Chuyển đổi từ từ các hệ thống văn bản khác

Các tên và từ đã được chuyển đổi từ một hệ chữ viết xác định sang các tên và từ của một hệ chữ viết khác (ví dụ, hệ chữ viết Kana của Nhật Bản sang hệ chữ viết Latinh) cần được đưa vào trong bảng chỉ mục, dưới dạng nó xuất hiện trong văn bản, miễn là chúng được chuyển đổi nhất quán. Nếu các tên và từ được chuyển đổi trong văn bản được định chỉ mục phù hợp với các hệ thống khác, hoặc nếu chúng hoàn toàn không được chuyển đổi, chúng có thể được chuyển đổi bởi người định chỉ mục theo Tiêu chuẩn Latinh hóa và chuyển tự của ISO, và được điền xếp cùng với cách như bất kỳ từ nào khác trong hệ chữ viết của bảng chỉ mục. Nếu không có hệ thống ISO phù hợp, các hệ thống chuyển đổi hiện có khác, ví dụ, có thể được sử dụng bảng Latinh hóa của ALA/LC, hoặc các hệ thống khác được dùng trong các thư viện quốc gia hoặc các thư viện lớn khác.

7.4 Dấu định vị

7.4.1 Mục đích của dấu định vị

Mục đích của dấu định vị là hướng dẫn người dùng trực tiếp đến phần tài liệu hoặc bộ sưu tập chứa thông tin mà tiêu đề chỉ mục tham chiếu tới.



7.4.2 Các dạng dấu định vị

7.4.2.1 Khái quát

Dạng dấu định vị được sử dụng trong một bảng chỉ mục, và trong bất kỳ cách sử dụng in ấn đặc biệt nào cần chỉ dẫn rõ ràng trong một ghi chú giới thiệu (xem thêm 9.2). Bản chất của dấu định vị sẽ tùy thuộc vào tài liệu được định chỉ mục.



7.4.2.2 Các dạng dấu định vị cho tài liệu in

Các sách, sách mỏng, ấn phẩm định kỳ và các tài liệu in khác thường bao gồm một hoặc nhiều dãy số trang liên tiếp, được đóng thành một hoặc nhiều đơn vị.



7.4.2.2.1 Khi định chỉ mục sâu các văn bản này, người định chỉ mục cần sử dụng các dấu định vị tham chiếu tới số trang, phân cách các dấu định vị bằng dấu phẩy. Cần phân biệt giữa các dãy số trang khác nhau.

VÍ DỤ


Trong một tài liệu chứa ba dãy số trang

Livingstone, Ken 1/3, 1/97, 3/94

Hoặc

Livingstone, Ken 1:3, 1:97, 3:94

Nếu các trang của một tài liệu in được phân theo một cách nào đó, ví dụ, thành các cột, người định chỉ mục có thể tăng tính cụ thể bằng cách chỉ dẫn người dùng tới các trang và cột. Với một số lớp của tài liệu in, các quy ước đặc biệt cho dấu định vị áp dụng. Ví dụ, các phần của một vở kịch có thể được tham chiếu tới hồi, cảnh và số dòng, và các phần của cuốn sách Kinh thánh bằng chương và các số tiết.

Nếu các tài liệu có các đoạn được đánh số, người định chỉ mục có thể sử dụng các số đoạn này, làm dấu định vị. Khi tài liệu bao gồm một loạt các mục từ riêng, ngắn, được đánh số đơn nhất, như các bài tóm tắt, các báo cáo điển hình, người định chỉ mục có thể dùng các số mục làm dấu định vị tại vị trí của số trang. Tuy nhiên, nếu tác phẩm có từ hai phần trở lên được đánh số khác nhau và riêng biệt (ví dụ, chữ số ả rập trong văn bản của một tác phẩm luật, chữ số La Mã cho các vụ án được nêu ra), người định chỉ mục cần phải phân biệt các dấu định vị cho các phần được đánh số trang khác nhau.

7.4.2.2.2. Khi định chỉ mục nhiều số hoặc nhiều tập của cùng một tên ấn phẩm định kỳ, người định chỉ mục cần lấy các dấu định vị từ việc đánh số các số tại thời gian xuất bản của nó.

VÍ DỤ

1 52/4:38 tập/phần:trang (volume/part: page)



2 52, April 1947:38 tập,năm: trang (volume, date: page)

3 52:38 tập:trang (volume: page)

4 April 1947:38 năm/tháng: trang (date: page)

7.4.2.2.3 Khi định chỉ mục các nội dung chi tiết của một bộ sưu tập tài liệu, người định chỉ mục cần đảm bảo rằng các dấu định vị chứa thông tin đầy đủ về mỗi tài liệu. Ví dụ, trong trường hợp các bài tạp chí, mỗi dấu định vị thường bao gồm tất cả nhan đề của bài báo, tác giả bài báo (nếu ghi tên), nhan đề ấn phẩm định kỳ (thường dưới dạng viết tắt được giải thích bằng một ghi chú giới thiệu), số tập và ngày tháng của nó, và số trang cho mỗi bài báo. (Một số dịch vụ định chỉ mục bổ sung thông tin cho biết ảnh, bảng, biểu và các hình minh họa khác. Những chỉ dẫn này, nói đúng ra không phải là dấu định vị, đôi khi giống các tiêu đề hoặc phụ đề chỉ mục, chúng giúp người dùng quyết định liệu các tài liệu có giá trị với họ hay không.)

VÍ DỤ


Computer simulation

Building working conputer models. R. Collision and Peter Fankas. Computer univ. 16:37-41 Jan-Feb 89. tables.

Computer-simulated robotic arms. Bits&bytes 8:126 Jan89. Illus.

7.4.2.3 Dấu định vị cho các tài liệu không in hoặc tài liệu đa phương tiện

Phương tiện không in, với mục đích định chỉ mục, được chia thành ba loại.

a) Các phương tiện bao gồm các phần tử tạo nên từ một chuỗi trở lên, được, hoặc có thể được, đánh số tiếp tục và được truy cập bởi người dùng. Các tài liệu như vậy có thể được xử lý như ở 7.4.2.2. Các ví dụ là một bộ sưu tập các tấm phim, một bộ phim đèn chiếu, một đĩa audio, một Cơ sở dữ liệu đọc máy. Các dấu định vị có thể là số hiệu tấm phim, số hiệu ảnh, số hiệu tấm phim và băng, dấu nhận dạng biểu ghi, ví dụ, số kiểm soát một cách tương ứng.

b) Các phương tiện gồm từ một hoặc hai chuỗi phần tử trở lên không thể được phân biệt bằng số, và cứ thế được truy cập bởi người dùng. Các ví dụ là những tài liệu được truy cập liên tiếp như phim chiếu bóng, băng video và audio.Trong những trường hợp này người định chỉ mục cần đưa ra các dấu định vị tương đối như thời gian trình chiếu tại một thời điểm cụ thể. Người định chỉ mục cần xem xét khả năng kỹ thuật của thiết bị có thể cung cấp cho người dùng.

c) Các phương tiện không thành chuỗi, như các bản đồ, các bản vẽ, các đồ thị, các tranh, các thực thể văn hóa. Trong một số trường hợp các quy ước đặc biệt tồn tại, ví dụ với bản đồ, các tham chiếu hoặc tọa độ lưới. Trong các trường hợp khác người định chỉ mục cần phải đưa ra các dấu định vị.

Trong trường hợp tài liệu đa phương tiện, một hoặc nhiều dấu định vị có thể được sử dụng nếu cần.



7.4.3 Phương pháp ch thị nhiều dấu định vị trong các bảng chỉ mục đối với các tài liệu đơn lẻ

7.4.3.1 Nếu một tài liệu xử lý một chủ đề liên tục theo một chuỗi được đánh số liên tiếp, tham chiếu phải được làm chỉ với các phần tử được đánh số đầu tiên và cuối cùng, ví dụ, 3-11. Các cách biểu đạt như “3” hoặc “3 và tiếp theo.” không được khuyến nghị, vì chúng cung cấp các thông tin không đầy đủ cho người dùng.

Thông thường, các số không được bỏ lửng, vì tính rõ ràng tối đa đạt được nhờ cách trình bày các chữ số đầu tiên và cuối cùng đầy đủ, ví dụ, 78-79,123-125.

Ngoại lệ, khi bị ràng buộc về chỗ hoặc khi các dấu định vị quá dài, ví dụ, 100026-100027, các số có thể được lược bớt sao cho chỉ giữ lại những chữ số thay đổi của dầu định vị thứ hai, ví dụ 100026-7. Thông thường, các chữ số từ 10-19 trong mỗi số hàng trăm được viết đầy đủ, ví dụ, 13-15, 315-17.

Dù hình thức trình bày nào được sử dụng, nó cần được áp dụng nhất quán suốt bảng chỉ mục.



Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương