Tiêu chí nghiên cứu từ nguyên học tiếng việt trần Thanh Ái 1 abstract


Tiêu chí hội nhập của các cộng đồng dân cư



tải về 474.06 Kb.
Chế độ xem pdf
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2022
Kích474.06 Kb.
#53571
1   2   3   4   5   6
21-tran thanh ai

3.5 Tiêu chí hội nhập của các cộng đồng dân cư
Cộng đồng dân cư ngoại quốc nào hội nhập sâu rộng vào đời sống của cư dân bản địa sẽ 
có khả năng tương tác về mặt ngôn ngữ lớn hơn. Do điều kiện nhập cư (mà cũng có thể là 
do sự gần gũi về chủng tộc), di dân Trung Quốc ở Nam bộ (là những người đi lánh nạn 
hoặc tìm kế sinh nhai) hội nhập sâu rộng hơn nhiều so với người Pháp ở Việt Nam (là 
người đi xâm lược), qua các mối quan hệ buôn bán, thông gia và cả về chính trị (Mạc Cửu 
được triều đình phong kiến Việt Nam phong quan). Vì thế, từ papa càng ít có khả năng là 
nguồn gốc của từ ba (má) hơn so với tiếng Quảng. Thật vậy, hiện nay ở Nam bộ, nhiều 
vùng còn sử dụng cách xưng hô theo kiểu người Tàu đang sinh sống ở đây : tía (ba), hia 
(anh), chế (chị), ý (dì), số (cô)... Tương tự như vậy, ba (má) dù có cách phát âm gần 
giống với papa của tiếng Pháp, cũng không thể vì thế mà vội vã kết luận rằng ba (má) có 
nguồn gốc từ tiếng Pháp như vài tác giả đã làm (Nguyễn Lân, 1998; Vũ Ngọc Khánh & 
Nguyễn thị Huế, 2002).: chỉ cần quan sát địa bàn xuất hiện với tần số cao của từ này và 
thành phần xã hội của người sử dụng cũng có thể bác bỏ giả thiết nguồn gốc Pháp của nó. 
4 THAY LỜI KẾT LUẬN 
Nghiên cứu từ nguyên học là một công việc công phu, đòi hỏi người nghiên cứu phải hết 
sức khách quan và khoa học. Tính khách quan ấy thể hiện qua việc kiểm chứng chặt chẽ 
những giả thuyết mà nhà nghiên cứu đã nêu lên về xuất xứ của một từ, dựa trên những 
tiêu chí ngôn ngữ học (ngữ âm, ngữ nghĩa...) và ngôn ngữ học xã hội (bối cảnh kinh tế xã 
hội...).


Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 176-182
Trường Đại học Cần Thơ 
181 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
BLOCH O. & W. WARTBURG. 1960. Dictionnaire étymologique de la langue françaiseP.U.F. 
Paris. 
BRUCKER Ch. 1988. L’étymologie, P.U.F., Paris. 
DAUZAT A.,J. DUBOIS &H. MITTERAND. 1964. “Introduction” in Dictionnaire étymologique, 
Larousse, Paris. 
ĐÀO DUY ANH. 1957. Hán Việt từ điển, Nxb Trường thi, Sài Gòn. 
ETIEMBLE. 1996. “Etymologie” in Encyclopedia Universalis, Corpus 9, Encyclopedia Universalis, 
Editeur à Paris. 
GUIRAUD P. 1965. Les mots étrangers, tủ sách Que sais-je, P.U.F. Paris. 
LÊ ĐÌNH KHẨN. 2002. Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, Nxb Đại Học Quốc gia TPHCM. 
NGUYỄN LÂN. 1998. Từ điển từ và ngữ tiếng Việt, Nxb TP Hồ Chí Minh. 
NGUYỄN QUẢNG TUÂN & NGUYỄN ĐỨC DÂN. 1992. Từ điển các từ tiếng Việt gốc Pháp, Hội 
nghiên cứu và giảng dạy văn học TP HCM, TP Hồ Chí Minh. 
PICOCHE J. 1989. “Introduction” trong Dictionnaire étymologique du français, Nxb Robert, Paris. 
REY-DEBOVE J. & REY A. 1994. “Préface” trong Nouveau Petit Robert, Nxb Robert, Paris. 
VŨ NGỌC KHÁNH & NGUYỄN THỊ HUẾ. 2002. Từ điển từ nguyên giải thích, Nxb Văn hóa Thông 
tin, Hà Nội. 
VƯƠNG HỒNG SỂN. 1999. Tự vị tiếng nói miền Nam, Nxb TRẺ, TP Hồ Chí Minh. 
ZUMTHOR P. 1996. “Etymologie” trong Encyclopedia Universalis, Corpus 9, Encyclopedia 
Universalis, Editeur à Paris. 

tải về 474.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương