Tiêu chí nghiên cứu từ nguyên học tiếng việt trần Thanh Ái 1 abstract


MỘT SỐ TIÊU CHÍ TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU TỪ NGUYÊN



tải về 474.06 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2022
Kích474.06 Kb.
#53571
1   2   3   4   5   6
21-tran thanh ai

3 MỘT SỐ TIÊU CHÍ TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU TỪ NGUYÊN 
Qua một số công trình tìm hiểu về từ nguyên tiếng Việt, và nhất là qua công việc nghiên 
cứu đang tiến hành trong đề tài cấp bộ (2003- 2006), chúng tôi nhận thấy cần phải tuân 
thủ một số tiêu chí thẩm định để tránh sự nhầm lẫn hoặc suy diễn tùy tiện như thường 
thấy. Một từ X chỉ được chấp nhận là có nguồn gốc từ từ X’ khi nào nó có thể đáp ứng 
được những tiêu chí đã được rút ra từ thực tiễn đó. 
3.1 Tiêu chí ngữ âm 
Trước tiên, nhà nghiên cứu thường dựa vào phán đoán ít nhiều mang tính chất cảm tính 
của mình về cách phát âm của một từ để tìm từ gốc (étymon) của nó. Phán đoán ấy cho 
phép người nghiên cứu có thể xây dựng những giả thuyết sơ bộ để trả lời cho những câu 
hỏi như : từ này thuộc ngôn ngữ nào ? Thuần Việt hay có nguồn gốc từ một ngôn ngữ 
khác ? Nếu là một ngôn ngữ khác, thì đó là ngôn ngữ nào ? Hán ? Chàm ? Thái ? Khơ-me 
? Pháp ? Anh ? Những đánh giá sơ bộ như thế giúp nhà nghiên cứu tập trung chú ý vào 
một ngôn ngữ nào đó, để tìm từ có phát âm giống hoặc gần giống với từ đang nghiên cứu. 
Nhà nghiên cứu có thể tìm thấy một hoặc nhiều từ có phát âm gần giống với từ đang 
nghiên cứu, trong một hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau. Một số trường hợp sẽ gặp như sau:
- Tìm được một từ có phát âm gần giống trong một ngôn ngữ nào đó, chẳng hạn như 
nópcà ràng (bếp lò bằng đất nung) có các từ phát âm gần giống trong tiếng khơ me 
nopkran (Vương Hồng Sển, 1999). Trường hợp này là trường hợp đơn giản 
nhất, và nhà nghiên cứu chỉ cần kiểm chứng lại xem có phải mỗi cặp từ đó cùng chỉ 
một sự vật (cùng nghĩa), và vật ấy được du nhập từ dân tộc nói thứ ngôn ngữ ấy (ở 
đây là tiếng khơ me).
- Tìm được nhiều từ trong một ngôn ngữ có phát âm gần giống, chẳng hạn như đối với 
từ tăng bo, các từ phát âm gần giống trong tiếng Pháp là transport (vận tải) (mà Vũ 
Ngọc Khánh & Nguyễn thị Huế, 2002 cho là từ gốc của tăng bo), và transbord(er) 
(sang mạn, chuyển hàng qua mạn tàu) (theo Nguyễn Quảng Tuân & Nguyễn Đức 
Dân). Trong trường hợp này, nhà nghiên cứu cần phải xem xét nhiều khía cạnh. Trước 
hết, cần phải xét ngữ nghĩa của các từ có liên quan : cặp từ tăng bo/transbord(er) có 
nghĩa gần với nhau hơn là cặp từ tăng bo/transport. Tuy nhiên, sự chênh lệch về ngữ 
nghĩa giữa hai cặp từ này không đủ lớn để có thể dễ dàng quyết định ; hơn nữa, cặp từ 
thứ hai có phát âm giống nhau hơn là cặp từ thứ nhất. Trong trường hợp này, nhà 
nghiên cứu phải tìm hiểu thêm cách sử dụng cũng như bối cảnh sử dụng của từ tăng 
bo : có phải từ này được sử dụng để thay thế cho từ vận chuyển, vận tải nói chung hay 
không ? Câu trả lời là không. Tăng bo chỉ được sử dụng trong ngành vận tải đường sắt 
(và vận tải thủy?), trong trường hợp một tàu không tiếp tục đi được nữa, nên phải nhờ 
một tàu khác chuyển khách và hàng (trực tiếp từ tàu sang tàu, không qua bến bãi) đến 
trạm gần nhất. Như vậy rõ ràng là tăng bo có nguồn gốc từ transborder, được rút gọn 
lại bằng cách bỏ phần đuôi -er, chứ không phải từ transport như cảm tính ban đầu 
của chúng ta. 
- Tìm được nhiều từ có phát âm gần giống, trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn 
như bồi. Mặc dù bồi trong chữ cao bồi là do cách phát âm Việt hóa của boy trong từ 
cowboy (Anh-Mỹ), và về nghĩa thì ở một số nước, boy cũng được dùng (theo nghĩa 
xấu) để chỉ người phục vụ (Từ điển Anh-Việt, Nxb TPHCM, 1998), nhưng không thể 
vì thế mà kết luận rằng tất cả những trường hợp có âm tiết bồi đều có nguồn gốc từ 
boy của tiếng Anh như trong Vũ Ngọc Khánh & Nguyễn thị Huế (2002) được. Ta cần 


Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 176-182
Trường Đại học Cần Thơ 
179 
phải xem xét thêm khía cạnh lịch sử giao tiếp giữa các ngôn ngữ. Từ bồi (Hán Việt) 
có nghĩa là theo cho có bạn ; giúp thêm ; làm tôi (tớ) ; ở hai bên người khác (Đào Duy 
Anh, 1957). Thế mà tiếng Hán Việt đã được sử dụng ở Việt Nam từ rất lâu trước khi 
tiếng Anh du nhập vào nước ta. Do đó, khả năng vay mượn từ tiếng Anh ít hơn rất 
nhiều so với nguồn gốc Hán Việt của nó. 

Bên cạnh đó, có hiện tượng nhiều từ tiếng Việt có phát âm gần giống với một từ gốc 
của một ngôn ngữ khác : bia và la ve có phát âm gần giống với từ (la) bièremặc rô 
và ma cô với từ maquereauxà phòng và xà bông với từ savonxà cột và xắc cốt với 
từ sacoche trong tiếng Pháp ; nhất (trong nhất lớp) và dách (trong số dách) có phát 
âm gần giống với từ – của chữ Hán. Đó là những dị bản mang tính địa phương, hoặc 
khẩu ngữ. 

Dĩ nhiên là nhà nghiên cứu sẽ gặp những từ mà anh ta không thể tìm ra từ gốc. Đó có 
thể là những từ thuần Việt (hoặc từ Việt cổ), chẳng hạn như từ (quả) bưởi, (quả) ổi... ; 
nhưng cũng có thể đó là những từ vay mượn từ các dân tộc anh em cùng sống trên 
lãnh thổ Việt Nam, hoặc từ các ngôn ngữ của các quốc gia láng giềng như Lào, 
Campuchia, Thái Lan, Mã Lai..., nhưng vì việc vay mượn được tiến hành qua con 
đường khẩu ngữ, và nhất là những từ ấy dùng để chỉ những vật dụng hàng ngày, nên 
chúng chỉ được lưu truyền trong dân gian mà thôi, và không có sách vở nào ghi chép 
lại (như trường hợp các từ chôm chômbòn bonsầu riêngmăng cụt... được du nhập 
vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX do các chủng sinh đạo Công giáo mang các 
giống cây này từ Penang (Malaysia) về Việt Nam sau khi đã xong khóa đào tạo tại các 
chủng viện ở đó). 
Ngoài ra, còn phải kể đến một hiện tượng mà P. Guiraud (1965 : 100) gọi là từ nguyên 
giả (fausse étymologie) : có nhiều từ có cấu tạo từ vựng giống với một mô-típ cấu tạo từ 
vựng của một ngôn ngữ nào đó, nhưng hoàn toàn không có liên hệ gì với ngôn ngữ đó. Xà 
lan (P. : chaland) chẳng hạn, có cấu tạo ngữ âm khiến cho có nhà nghiên cứu lầm tưởng 
rằng từ này cùng “lò” với những từ gốc khơ-me như xà rôngXà TónXà Tâm (địa danh)... 

tải về 474.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương