Tiêu chí nghiên cứu từ nguyên học tiếng việt trần Thanh Ái 1 abstract


NGHIÊN CỨU TỪ NGUYÊN HỌC TIẾNG VIỆT



tải về 474.06 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2022
Kích474.06 Kb.
#53571
1   2   3   4   5   6
21-tran thanh ai

2 NGHIÊN CỨU TỪ NGUYÊN HỌC TIẾNG VIỆT 
Tuyệt đại đa số những từ ngữ “bác học” trong tiếng Việt đều có nguồn gốc Hán - Việt, do 
đó nhà nghiên cứu từ nguyên học mảng từ vựng này nhất thiết phải có kiến thức về từ 
Hán - Việt.
(1)
Chẳng hạn như trong Dictionnaire étymologique de la langue française (Oscar BLOCH & W. von 
WARTBURG, Nxb PUF, Paris 1960) :
BANC, vers 1080 (Roland). Empr. du germ. *banqui, (...) 
[BANC (ghế dài), khoảng năm 1080 (trường ca Roland). Vay mượn từ tiếng germanique *banqui (...)]. Dấu 
hoa thị * đặt trước một từ dùng để chỉ rằng nguồn gốc đó chỉ là giả định mà thôi. 


Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 176-182
Trường Đại học Cần Thơ 
177 
Bên cạnh lớp từ ấy, tiếng Việt còn có những từ ngữ được sử dụng trong đời sống hàng 
ngày, thường xuất hiện dưới dạng khẩu ngữ hơn là trong các văn bản viết, nhất là từ vựng 
của các phương ngữ. Vì thế, nguồn gốc của chúng ít được các nhà nghiên cứu quan tâm 
đến, nhất là việc xác định năm xuất hiện của chúng gần như là không thể vì văn bản viết 
không thể nào ghi chép lại được tất cả vốn từ được lưu hành trong toàn thể một cộng 
đồng ngôn ngữ, kể cả trong thời đại phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại 
chúng bằng chữ viết như ngày nay. 
Để nghiên cứu nguồn gốc của những từ ấy, nhà nghiên cứu phải có vốn từ vựng phong 
phú của những ngôn ngữ đã và đang tiếp xúc với tiếng Việt : đó là các ngôn ngữ của các 
dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam, các phương ngữ Trung Hoa là tiếng mẹ đẻ 
của các cộng đồng di dân đến từ Trung Quốc trong những thế kỷ trước (tiếng “Tiều” 
[Triều Châu], tiếng “Quảng” [Quảng Đông, Quảng Tây]...), cũng như tiếng Pháp, tiếng 
Anh là hai ngoại ngữ quan trọng nhất mà người Việt đã làm quen trong giai đoạn lịch sử 
cận đại và hiện đại. Trong bối cảnh tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ như thế, việc vay mượn 
từ ngữ từ nhiều nguồn gốc khác nhau là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc nghiên 
cứu từ nguyên của một bộ phận từ vựng tiếng Việt hiện đại đòi hỏi phải có kiến thức về 
nhiều thứ tiếng khác nhau. Nhưng yêu cầu cao như thế thường vượt quá khả năng của một 
nhà nghiên cứu, do đó, ta thấy các công trình trong lãnh vực này thường chỉ tập trung vào 
một nguồn gốc nào đó của tiếng Việt : về từ gốc Hán có Tầm nguyên Từ điển của Bửu 
Kế, Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt của Lê Đình Khẩn, về từ gốc Pháp có Từ điển các 
từ tiếng Việt gốc Pháp của Nguyễn Quảng Tuân & Nguyễn Đức Dân. Một số nhà nghiên 
cứu khác có tham vọng lớn hơn, muốn truy nguyên càng nhiều càng tốt kho tàng từ vựng 
tiếng Việt, và họ ít nhiều đều vấp phải nhược điểm là võ đoán, gán ghép tùy tiện, do chỉ 
dựa vào suy luận phiến diện, thiếu cơ sở khoa học. 
Khó khăn của việc truy nguyên nguồn gốc của một từ nằm ở chỗ chẳng những nhà nghiên 
cứu phải tìm ra những từ có khả năng là từ gốc của từ ấy, mà còn phải chứng minh được 
mối quan hệ của từ đang được nghiên cứu với một từ được giả định là nguồn gốc của từ 
đó. Thật là phi lý khi cho rằng xà lan có nguồn gốc từ tiếng Khơ-me mà không giải thích 
được tại sao tiếng Việt lại đi vay mượn từ ấy của tiếng Khơ-me, là ngôn ngữ của một 
nước có nền khoa học kỹ thuật còn non kém, không đủ khả năng để chế tạo ra vật mang 
tên xà lan để cho tiếng Việt vay mượn từ những năm đầu của thế kỷ trước. Có trường hợp 
nhiều nhà nghiên cứu không thống nhất ý kiến với nhau về nguồn gốc của một số từ nào 
đó, nghĩa là chúng được gán cho nhiều từ gốc khác nhau, như trường hợp từ (áo) bà ba
Nhưng cũng có những trường hợp, nhà nghiên cứu không thể tìm ra lai lịch của chúng, và 
thường chỉ dừng lại ở giả thuyết cho rằng đó là từ Việt cổ. Vì thế, việc xác định được lai 
lịch của một từ không dễ dàng chút nào, và nhà nghiên cứu cần phải vận dụng nhiều dữ 
liệu đôi khi không thuộc lãnh vực ngôn ngữ học, như lịch sử, văn hóa, kinh tế, như 
Charles Brucker đã nhìn nhận : “Cần phải lưu ý đến tầm quan trọng của những mối quan 
hệ văn hóa-xã hội của lịch sử từ ngữ ; chúng cấu thành một khía cạnh cơ bản trong việc 
nghiên cứu từ nguyên học; và lịch sử từ ngữ không thể tách rời khỏi lịch sử văn hóa và 
văn minh” (1988 : 39). 
Việc xác định nguồn gốc của một từ trong vốn từ vựng tiếng Việt đã khó, thế mà việc xác 
định năm tháng xuất hiện của một từ lại càng khó khăn gấp bội, do việc những văn bản 
viết được lưu giữ đến ngày nay còn quá ít, và nhất là tiếng Việt đã thay đổi rất nhiều khi 
chuyển việc sử dụng chữ viêt từ chữ Hán và chữ Nôm sang chữ quốc ngữ làm phương 
tiện lưu giữ lời nói trên giấy. Chính vì thế mà ta thấy trong số những tự điển từ nguyên 
hoặc những từ điển có chú thích từ nguyên hiện có trên thị trường, không có tác giả nào 
cung cấp cho người đọc thông tin về thời gian xuất hiện của các mục từ (Nguyễn Lân, 
1998) . Vì vậy, có lẽ ngay từ bây giờ, các nhà làm từ điển nên chú ý đến yếu tố thời gian 


Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 176-182
Trường Đại học Cần Thơ 
178 
xuất hiện, nhất là đối với những từ mới, để cho thế hệ mai sau còn có thể tìm thấy những 
cứ liệu đáng tin cậy do người cùng thời ghi nhận. 

tải về 474.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương