TIẾp xúc văn hoá việt- champa ở miền trung: nhìn từ LÀng xã VÙng huế



tải về 3.48 Mb.
trang9/33
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích3.48 Mb.
#12896
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   33



G



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN GIAO LÖU VAÊN HOAÙ





èM Sø VIÖT NAM
§¦îC PH¸T HIÖN T¹I NHËT B¶N

Kikuchi Seiichi, GS.TS Yoshida Yasuko


1. Mở đầu

Có những nghiên cứu đã sử dụng tài liệu lịch sử như văn bản ngoại giao trong việc làm sáng tỏ việc giao lưu, giao dịch với các nước Đông Nam Á của vương quốc Ryukyu Nhật Bản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, từ những di tích gốm sứ phát hiện được, người ta đang chú ý đến các tư liệu để làm chứng cứ cho việc giao lưu, giao dịch buôn bán gián tiếp và trực tiếp với các nước Đông Nam Á.

Từ những di tích thời trung cổ, cận đại của Nhật Bản, những năm gần đây người đang phát hiện được đồ gốm sứ sản xuất tại Đông Nam châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Myanmar. Ngoài ra, người ta đang tiến hành các cuộc điều tra khảo cổ học tại nơi sản xuất, từ các tài liệu khảo cổ có khả năng làm rõ được sự giao lưu, giao dịch giữa hai bên.

Trong số đồ gốm sứ của Đông Nam châu Á được phát hiện tại Nhật Bản có nhiều gốm sứ Việt Nam. Gốm sứ cổ nhất là gốm Việt Nam vẽ hoa văn màu sắt tại di tích Dazaihu tỉnh Fukuoka được phát hiện cùng với mảnh gỗ Shobata có ghi năm 1330 (Gentoku năm thứ 2) nên đây là đồ của nửa đầu thế kỷ XIV. Ngoài ra, bình Topkapi vẽ hoa mẫu đơn dây có ở Bảo tàng Topkapi Saray được coi là tiêu chuẩn niên đại của gốm sứ Việt Nam là năm 1450 (Đại Hoà bát niên, ở thế kỷ XV), gốm sứ Việt Nam được xác định là xuất khẩu ra nước ngoài.

Bài nghiên cứu này tập hợp từ các bản báo cáo điều tra các di tích về gốm sứ Việt Nam đã phát hiện tại Nhật Bản nên từ quan điểm của các tài liệu khảo cổ học, chúng tôi muốn suy nghĩ đến vấn đề giao lưu, giao dịch buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Việc tập hợp tài liệu có thể giúp ích cho việc làm sáng tỏ được niên đại và các loại gốm sứ Việt Nam chuyên chở sang thị trường Nhật Bản hoặc làm sáng tỏ con đường lưu thông trong nước và con đường nhập khẩu gốm sứ.

Trong các nghiên cứu tập hợp đồ gốm sứ Việt Nam phát hiện được tại Nhật Bản có nghiên cứu của Morimoto Asako, nhưng vì là tập hợp của năm 1995 nên bài nghiên cứu này đem lại thành quả mới nhất cho cả những tài liệu về sau này.

2. Di tích phát hiện gốm sứ Việt Nam

Tổng số gốm sứ Việt Nam đang được phát hiện tại Nhật Bản lần này tập hợp được 467 chiếc, di tích phát hiện được ở 101 nơi, đã có thể xác nhận được niên đại là của thế kỷ XIV - XVIII.

Như sơ đồ 2 đã chỉ ra thì di tích gốm sứ Việt Nam đã được phát hiện phân bố từ tỉnh Okinawa trải qua khu vực Kyushu, khu vực Kansai, đến khu vực Hokuriku, khu vực Kanto. Nằm ở vị trí phía nam là thành cổ Sakei tại cực nam của đảo Okinawa, cực bắc là thành cổ Oda của tỉnh Ibaragi. Ở phía bắc đường nối giữa hai nơi là thành cổ Oda và di tích Hirosaka của tỉnh Ishikawa không được xem là có phát hiện về gốm sứ Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, khu vực Tohoku, Hokaido chưa xác nhận được là có phát hiện nào.

Tỉnh Okinawa phát hiện được rất nhiều đồ gốm sứ Việt Nam, chủ yếu là gốm sứ của thành cổ Gusuku như thành cổ Shuri, thành cổ Nakijin, thành cổ Katuren. Đặc biệt, gốm sứ Việt Nam được phát hiện từ nhiều điểm tại thành cổ Shuri, số lượng phát hiện là 140 chiếc mà chủ yếu là bát, đĩa gốm hoa lam, các loại bình độc đáo, ấm.

Từ khu vực Kyushu, phát hiện tại tỉnh Kagoshima, tỉnh Nagasaki, tỉnh Fukuoka, tỉnh Oita và cả ở đảo Iki, đảo Tsushima cũng được xác nhận là có phát hiện tại đây. Đặc biệt, ở tỉnh Nagasaki tập trung các di tích của vùng phụ cận cảng Nagasaki như di tích Công ty Đông Ấn Hà Lan tại Dejima, di tích nhà ở người Tàu, di tích Tukimachi, di tích Sakuramachi, di tích Sakaemachi, di tích Kaneyamachi. Năm 1571 (Genki năm thứ 2), daimyo Omura Tadasumi đã cho xây dựng phố Rokumachi quanh cảng Nagasaki và rất nhiều các con phố tập trung dày đặc ở xung quanh khu vực Rokumachi, bán kính trong vòng 50km.

Tại khu vực Shikoku phát hiện được từ di tích Dougomachi của tỉnh Ehime. Tại khu vực Chugoku đang phát hiện được từ di tích Kusadosengenmachi của tỉnh Hiroshima.

Tại khu vực Kinki phát hiện được ở tỉnh Hyogo, tỉnh Osaka, tỉnh Kyoto, tỉnh Wakayama. Đặc biệt là ở rất nhiều địa điểm tại khu di tích cố đô Sakaikango của tỉnh Osaka phát hiện được gốm sứ Việt Nam, hầu hết trong số đó là đồ sành Việt Nam.

Tại khu vực Hokuriku phát hiện được thành cổ Kanazawa, di tích Hirosaka của tỉnh Ishikawa.

Tại khu vực Kanto phát hiện được ở tỉnh Kanagawa, thành phố Tokyo, tỉnh Ibaragi. Tại thành phố Tokyo từ thành cổ Edo và một phần di tích Edo bao gồm Jokamachi phát hiện được đồ gốm sứ Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy những di tích gốm sứ Việt Nam đã phát hiện tập trung tại tỉnh Okinawa, tỉnh Nagasaki, tỉnh Osaka, thành phố Tokyo. Đây là những nơi trung tâm của các hoạt động thương mại và buôn bán giao dịch của thời đại đó, gốm sứ Việt Nam đã được lưu thông ở Ryukyu, Nagasaki, Sakai, Edo. Vì thế, tập trung phát hiện được gốm sứ Việt Nam - loại hàng hoá đã được nhập khẩu vào Nhật Bản, nó được thể hiện rõ ràng trên biểu đồ phân bố. Về số lượng di vật phát hiện được thì nhiều nhất là tỉnh Okinawa 188 chiếc, tiếp theo là tỉnh Nagasaki 119 chiếc, tỉnh Osaka 73 chiếc, để so sánh về số lượng di vật với nhiều di tích phát hiện được.

Khi nhìn vào từng niên đại của di tích, có phát hiện được gốm sứ Việt Nam thế kỷ XIV - XV tại tỉnh Okinawa và đảo Iki, đảo Tushima của tỉnh Nagasaki và Dazaihu của Kyushu. Ngược lại, gốm sứ thế kỷ XVI - XVIII không được phát hiện ở Okinawa mà thay vào đó là được phát hiện ở tỉnh Nagasaki, khu vực Kansai và khu vực Kanto. Trước đây, người ta nghĩ rằng vương quốc Ryukyu có mối quan hệ về thương mại và thương mại trung gian với nước ngoài nên người ta đang tập trung phát hiện tại thành cổ Gusuku. Sau này, người ta nghĩ rằng, nó có mối liên quan với thời đại Edo, sau đó Sakai trở thành cảng thương mại với nhà Minh Trung Quốc và trở thành cảng trung tâm về thương mại, năm 1571 (Genki năm thứ 2) khai thông cảng Nagasaki, các thuyền buôn châu Ấn được cho là bắt đầu từ năm 1601, và do việc bế quan toả cảng tiến hành vào thời Edo nên Nagasaki trở thành cảng thương mại duy nhất. Tại Nagasaki, nơi được xem là có nhiều phát hiện từ những di tích có liên quan tới hoạt động buôn bán giao dịch thương mại như di tích Công ty Đông Ấn Hà Lan, giao lưu, thương mại với Hà Lan, di tích nhà ở của người Tàu, di tích nhà kho và gốm sứ Việt Nam được phát hiện ngay cả ở đảo Jinkou – đảo do Mạc phủ xây dựng. Từ việc này, chứng minh được ở khu vực này khi đó có rất nhiều người sinh sống hoạt động liên quan đến thương mại, cũng như hoạt động thương mại liên quan tới Đông Nam châu Á diễn ra tấp nập tại Nagasaki.

Từ sự phân bố đồ gốm sứ Việt Nam được khai quật ở Nhật Bản, chúng tôi thấy rằng ở thế kỷ XIV đến thế kỷ XV thương mại được tiến hành mà trung tâm là Ryukyu và phía bắc Kyushu, từ thế kỷ XVI trở đi các hoạt động buôn bán và thương mại được tiến hành ở Nagasaki, Sakai, Edo. Gốm sứ Việt Nam đang được phát hiện tại khu vực có hoạt động buôn bán tấp nập khi đó.



3. Gốm sứ Việt Nam được phát hiện tại Nhật Bản

Gốm sứ Việt Nam phát hiện được tại Nhật Bản tập hợp lần này tổng cộng là 467 chiếc. Trong số gốm sứ Việt Nam ở Nhật Bản có những đồ đã được lưu truyền trong thế giới Trà đạo nhưng nhờ việc tập hợp lần này, dựa vào những quan điểm trong tài liệu khảo cổ đã cho thấy rằng rất nhiều gốm sứ Việt Nam đã được nhập khẩu sang Nhật Bản. Trong số đó nhiều nhất là gốm hoa lam 178 chiếc, tiếp theo là đồ sành 148 chiếc, gốm vẽ hoa văn màu sắt 63 chiếc. Tỷ lệ của nó là gốm hoa lam chiếm 41%, tiếp theo là đồ sành 32%, gốm vẽ hoa văn màu sắt 13%.

Trong số gốm sứ Việt Nam mà chủ yếu là gốm sứ thế kỷ XIV - XV đang tập hợp phát hiện tại tỉnh Okinawa. Và gốm sứ thế kỷ XVI - XVIII được xem là có nhiều phát hiện ở tỉnh Nagasaki, tỉnh Osaka, Tokyo tương ứng với Nagasaki, Sakai, Edo trung tâm phát triển về thương mại khi đó.

Trong số đồ gốm sứ Việt Nam đã được phát hiện ở đây chúng tôi muốn đề cập tới những phát hiện về gốm hoa lam, đồ sành, gốm vẽ hoa văn màu sắt.



Gốm hoa lam

Gốm hoa lam phát hiện được có bát, bát to 73 chiếc, đĩa 34 chiếc, bình 28 chiếc, ấm 18 chiếc, các đồ khác là 34 chiếc, tổng cộng là 187 chiếc. Đang phát hiện đồ gốm sứ từ thế kỷ XIV - thế kỷ XVIII, tại tỉnh Okinawa, khu vực Kyushu, khu vực Kansai, khu vực Kanto không bỏ sót một nơi nào.

Gốm hoa lam Việt Nam bắt đầu có từ nửa sau thế kỷ XIV hoặc là nửa đầu thế kỷ XV. Tại thành cổ Shuri của tỉnh Okinawa, vì phát hiện được gốm hoa lam từ di tích nhà kho nơi được cho là đã bị thiêu huỷ do xảy ra hoả hoạn năm 1459, nên chắc chắn gốm hoa lam được sản xuất vào thế kỷ XV và được nhập khẩu vào Ryukyu.

Gốm hoa lam được tập trung phát hiện tại tỉnh Nagasaki, còn những loại đặc trưng khác như bát, đĩa, bình, ấm, hộp có nắp không tìm thấy được di tích nào. Từ thế kỷ XVI trở đi, ngay cả tỉnh Nagasaki, khu vực Kansai, khu vực Kanto cũng được xem là có phát hiện về gốm hoa lam nhưng chỉ có bát, đĩa. Vào khoảng thời gian này có nhiều phát hiện về gốm vẽ hoa văn màu sắt hơn là bát hoa lam, hoa văn của nó như là bát trang trí in bông hoa cúc.



Gốm Việt Nam vẽ hoa văn màu sắt

Gốm vẽ hoa văn màu sắt đang được phát hiện rộng khắp ở tỉnh Okinawa, khu vực Kyushu, khu vực Kansai, khu vực Kanto, bát, bát to 49 chiếc, đĩa 10 chiếc, những loại khác là 4 chiếc, tổng cộng là 63 chiếc.

Trong số đồ gốm vẽ hoa văn màu sắt thì đặc trưng nhất là bát trang trí in bông hoa cúc phát hiện được 33 chiếc. Cùng loại với gốm vẽ hoa văn màu sắt phát hiện được đồ gốm của lò gốm Hợp Lễ phía Bắc Việt Nam, ở miền Trung do không thấy có phát hiện nào nên đây là sản phẩm do miền Bắc Việt Nam sản xuất.

Ở Nhật Bản loại gốm này phát hiện được từ thế kỷ XVII, tập trung chủ yếu tại tỉnh Nagasaki, khu vực Kansai, khu vực Kanto. Tại khu vực Kanto gốm vẽ hoa văn màu sắt chỉ phát hiện được bát hoa văn in bông hoa cúc. Bát được phát hiện từ di tích Gotomachi của tỉnh Nagasaki, phát hiện từ tầng dưới của tầng bị hoả hoạn năm 1663 nên có thể nghĩ rằng đây là đồ được chế tác vào nửa sau thế kỷ XVII.



Đồ sành Việt Nam

Tiếp theo sau gốm hoa lam, đồ sành phát hiện được nhiều. Các loại như hũ 99 chiếc, bình 13 chiếc, bình khác 15 chiếc, các đồ khác là 21 chiếc, tổng là 148 chiếc. Tại tỉnh Okinawa không phát hiện được là có đồ sành, mà được xem là có ở khu vực Kyushu, khu vực Kansai, khu vực Kanto, trong đó tập trung ở tỉnh Nagasaki, tỉnh Osaka và tỉnh Kyoto.

Đồ sành miền Trung Việt Nam được điều tra phát hiện lần thứ 3 tại di tích Trung thế Otomofunai của tỉnh Oita, do nó được phát hiện từ di chỉ vụ hoả hoạn xảy ra khi Shimazu đến xâm chiếm Funai nên niên đại của di chỉ này được cho là khoảng giữa niên đại 1580 - niên đại 1590, là di vật của thế kỷ XVI. Từ những điều trên có thể nghĩ rằng đồ sành Việt Nam được Nhật Bản nhập khẩu vào thế kỷ XVI.

Trong các đồ sành thì hũ sành đang được phát hiện nhiều, là đồ sành của thế kỷ XVI - XVIII, có đồ sành của miền Bắc Việt Nam và đồ sành miền Trung Việt Nam. Tất cả đều đang được phát hiện tại Nhật Bản.

Đồ sành Việt Nam được xem là sử dụng như là dụng cụ của Trà đạo, nhưng ban đầu nó được sử dụng là đồ đựng của các sản phẩm thương mại. Cũng có khả năng nó dùng để đựng trầm hương và mật ong. Có nhiều phát hiện về nơi sản xuất ở miền Trung hơn là nơi sản xuất ở miền Bắc, cho thấy việc giao lưu buôn bán với miền Trung Việt Nam là nhiều hơn, nhu cầu sản xuất ở miền Trung cũng cao hơn.

4. Tập hợp

Từ những di tích phát hiện được cho thấy gốm sứ Việt Nam được khai quật nhiều tại những thành phố có hoạt động thương mại giao dịch buôn bán phát triển là Ryukyu, Nagasaki, Sakai, Edo. Cùng với việc phải cống nạp cho nhà Minh, hoạt động thương mại trung gian rất tấp nập tại Ryukyu, sản phẩm hàng hoá từ Đông Nam Á qua Ryukyu, rồi từ Tushima, Hakata, Satuma nhập khẩu vào trong nước Nhật Bản. Sau đó, năm 1570 (Genki năm thứ 1) có sự thay đổi về gốm sứ Việt Nam phát hiện được từ cảng Nagasaki sang Sakai, gốm sứ Việt Nam ban đầu chỉ phát hiện được là có ở Ryukyu thì giờ đã có thể phát hiện thấy ở Nagasaki, Sakai, Edo. Tại thời điểm hiện tại thì khu vực Tohoku và Hokaido không có phát hiện nào nhưng cũng có khả năng là có phát hiện như là tại di tích thành cổ, lần tới cần phải chú trọng đến di tích này.

Từ sự phân bố di tích phát hiện được đã cho thấy gốm sứ Việt Nam đang được phát hiện ở các thành phố phát triển phồn thịnh về thương mại.

Về tính chất của di tích đã phát hiện từ di tích nhà ở của thương nhân, thành cổ Gusuku, di tích nhà ở của lãnh chúa Daimyo, di tích nhà ở của võ sỹ. Trong số những di tích được xác nhận lần này, đầu tiên phải kể tới di tích Công ty Hirado, di tích Công ty Đông Ấn, di tích nhà ở của người Tàu, di tích Shinchi Toujin Nikura thì việc khai quật phát hiện những di tích có liên quan tới thương mại như di tích Katuyama là di tích nhà ở mà Sunetugu Heizo từng là nhà buôn châu Ấn thuyền đã giao lại cho thị trưởng Nagasaki cũng rất quan trọng.

Ngay cả các loại di vật phát hiện được cũng cho thấy là có sự thay đổi, tại Ryukyu, cùng với lượng lớn gốm hoa lam còn có cả gốm men lam, men trắng, gốm tranh màu, tuy nhiên vào thế kỷ XVI trở đi thì số lượng gốm hoa lam giảm đi, những phát hiện về đồ sành và gốm vẽ hoa văn màu sắt (đặc biệt là bát hoa văn in bông hoa cúc) đã tăng lên. Do nhìn vào hình dáng của đồ sành có thể biết được nơi sản xuất nên chúng tôi đã thử phân loại ra nơi sản xuất miền Bắc, nơi sản xuất miền Trung, nhưng chiếm áp đảo vẫn là đồ sành sản xuất ở miền Trung, điều này cho thấy việc giao lưu, giao dịch buôn bán với miền Trung cũng nhiều hơn.

Ngoài ra, cùng thời kỳ đó bát hoa văn in bông hoa cúc sản xuất tại miền Bắc cũng được nhập khẩu sang Nhật Bản. Nếu nhìn vào nơi sản xuất thời kỳ này thì bát hoa văn in bông hoa cúc là do miền Bắc sản xuất, bình sành cũng được phát hiện là sản xuất ở miền Bắc nhưng hầu hết là sản xuất tại miền Trung nên có sự khác nhau về nơi nhập khẩu tuỳ vào từng loại gốm sứ. Hơn nữa Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII miền Bắc và miền Trung có sự phân chia về chính quyền, gốm sứ phát hiện được chính là bằng chứng của việc Nhật Bản đã giao dịch thương mại với cả hai chính quyền là miền Bắc và miền Trung Việt Nam.

Hơn nữa, gốm hoa lam và đồ sành sứ được phát hiện sau thế kỷ XVI trở đi được sử dụng trong giới Trà đạo khi đó. Như là bình sành, ban đầu chỉ là đồ đựng các sản phẩm thương mại nhưng khi đến Nhật Bản nó đã chuyển sang dùng làm dụng cụ của Trà đạo. Ngoài ra, một phần của sản phẩm như là bát hoa lam hoa văn con chuồn chuồn đã được khai quật tại Nagasaki do không được xem là lưu thông sang Indonesia, Philippine nên cũng có khả năng nó là sản phẩm mà Nhật Bản đặt mua.

Trong số đồ gốm sứ Việt Nam tập hợp lần này cũng có những tài liệu được phát hiện cùng với bộ dụng cụ Trà, thiết nghĩ đây có thể sẽ là bằng chứng của các tài liệu khảo cổ.



5. Kết luận

Những nghiên cứu về gốm sứ Việt Nam ở trong và ngoài nước chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu. Vì thế mà có thể cho rằng, trong số những đồ gốm sứ đã được phát hiện trước đây từ những di tích của các khu vực thì gốm sứ Việt Nam không được tìm thấy và cũng có nhiều tài liệu chưa được báo cáo. Nhưng càng tìm hiểu về gốm sứ Việt Nam thì càng tăng số điểm báo cáo về gốm sứ Việt Nam. Ngoài ra, trong những đồ gốm sứ Việt Nam đã tập hợp lần này, có nhiều đồ cho thấy niên đại của di chỉ và biết được đồ khai quật từ tầng bị hoả hoạn. Điều đó chứng tỏ rằng, nó sẽ trở thành tài liệu có ích cho việc nghiên cứu niên đại của gốm sứ Việt Nam, và các nghiên cứu gốm sứ Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Cùng với việc tiếp tục tập hợp cho lần tới, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh các thông tin về nơi tiêu thụ gốm sứ Việt Nam và nơi sản xuất tại Việt Nam, về mặt lưu thông, thương mại như con đường nhập khẩu, con đường lưu thông ở trong nước Nhật, không chỉ riêng các tài liệu khảo cổ mà còn kết hợp với các tư liệu lịch sử văn hiến, cần thiết phải tiến hành đặt nó theo đúng vị trí mang tính lịch sử.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kikuchi Seiichi, “Nơi sản xuất đồ sành sứ Việt Nam được phát hiện ở Hội An”, Điều tra khảo cổ học phố Nhật Bản tại Hội An Việt Nam 1997, Vol 4, Viện nghiên cứu Văn hoá Quốc tế Đại học Nữ sinh Showa, 1998.

2. Kikuchi Seiichi – Abe Yuriko, “Phương pháp kỹ thuật phân loại và chế tác đồ sành sứ Việt Nam” Điều tra khảo cổ học phố Nhật Bản tại Hội An Việt Nam 1997 Vol 4, Viện nghiên cứu Văn hoá Quốc tế Đại học Nữ sinh Showa, 1998.

3. Sakurai Kiyohiko – Kikuchi Seiichi, Gốm sứ - Phố Nhật Bản - lịch sử giao lưu Nhật Bản Việt Nam cận đại, NXB Kashiwa Shobo, 2002.

4. Đại học Nữ sinh Showa, Nghiên cứu khảo cổ học tại khu vực Hội An, vol., Viện nghiên cứu Văn hoá Quốc tế Đại học Nữ sinh Showa, 2003.

5. Hội Khảo cổ học Đông Nam Á, Giao lưu gốm sứ Gốm sứ sản xuất tại Đông Nam Á được phát hiện từ Kyushu, Okinawa, 2004.

6. Nagaszumi Youko, Bản kê số lượng các sản phẩm xuất nhập khẩu của tàu thuyền Trung Quốc năm 1637 1833, NXB Soubun, 1987. 

1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương