TIẾp xúc văn hoá việt- champa ở miền trung: nhìn từ LÀng xã VÙng huế


NH×N NHËN TH£M VÊN §Ò NH¢N Tè CON NG¦êI TRONG V¡N Ho¸ VIÖT NAM THêI HIÖN §¹I



tải về 3.48 Mb.
trang6/33
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích3.48 Mb.
#12896
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

NH×N NHËN TH£M VÊN §Ò NH¢N Tè CON NG¦êI TRONG V¡N Ho¸ VIÖT NAM THêI HIÖN §¹I

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN GIAO LÖU VAÊN HOAÙ





GS Trường Lưu


Hơn nửa thế kỷ đã qua, văn hoá Việt Nam từng chứng kiến - trực tiếp hoặc gián tiếp - những biến đổi lớn lao của thời đại mà dấu ấn tích cực lẫn tiêu cực của nó vẫn ít nhiều để lại trong văn học và nghệ thuật, trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. Nhưng chưa bao giờ văn hoá Việt Nam lại đứng trước nhiều cơ hội và thách thức như giai đoạn hiện nay, khi toàn cầu hoá kinh tế kéo theo toàn cầu hoá văn hoá đang ảnh hưởng tới mọi khu vực và quốc gia trên thế giới.

Trong công trình nghiên cứu Nghịch lý toàn cầu, nhà tương lai học người Mỹ John Naisbit đã viết: Chúng ta càng trở nên quốc tế hoá thì chúng ta lại càng hành động mang tính dân tộc hơn. Mong muốn về sự cân bằng giữa tính dân tộc và quốc tế hoá luôn tồn tại trong mỗi chúng ta. Ngày nay, dân chủ và cuộc cách mạng trong lĩnh vực viễn thông đã đưa sự cân bằng dân tộc và quốc tế lên một tầm cao mới. Câu thần chú trước đây: suy nghĩ mang tính toàn cầu, hành động mang tính địa phương, bây giờ sẽ ngược lại: suy nghĩ mang tính địa phương, hành động mang tính toàn cầu; suy nghĩ mang tính dân tộc, hành động mang tính cộng đồng124.

Đây không phải là thứ bậc trước sau giữa suy nghĩ và hành động, dân tộc và toàn cầu, mà trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay không ai có thể bó hẹp dân tộc vào tầm vóc khép kín; ngược lại, ta suy nghĩ và hành động như thế nào vừa theo đặc điểm hoàn cảnh dân tộc vừa phù hợp với xu thế thời đại. Thời đại ảnh hưởng đến dân tộc và dân tộc phải góp phần vào quy luật phát triển của thời đại, loại trừ những mưu toan bóp nghẹt các dân tộc và văn hoá dân tộc.

Tình hình đó đòi hỏi một cái nhìn thấu đáo về bản chất của toàn cầu hoá và dự báo về diễn biến của nó chắc không mấy xuôi chiều. Bởi từ chỗ một xu thế khách quan do tiến bộ của khoa học - công nghệ mang lại, nhiều thế lực lại lợi dụng nó biến toàn cầu hoá thành cơ hội phục vụ cho những mưu đồ lợi nhuận và hệ giá trị tư tưởng cường quyền. Đó là mâu thuẫn cơ bản nhất, kéo theo nhiều mâu thuẫn khác đang tiếp tục diễn ra khi kinh tế tri thức đang xâm nhập vào mọi thị trường tiêu thụ và kinh doanh. Cần khẳng định dứt khoát rằng, xu thế thời đại dù có khách quan thì cũng do con người tạo ra, do đó chúng ta cũng dứt khoát bác bỏ mọi luận điểm đặt con người ở vị trí thứ yếu và bị động, chỉ biết chấp nhận và tuân thủ mọi diễn biến của toàn cầu hoá. Chỉ có nhìn nhận vấn đề nhân tố con người một cách toàn diện, sâu sắc và thực tiễn, theo hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm dân tộc gắn liền với cộng đồng người, mới là cơ sở thích ứng giữa dân tộc và xu thế toàn cầu hoá. Đó là mặt văn hoá của con người được thể hiện trong đời sống và diện mạo văn hoá dân tộc.

Nếu hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và thận trọng trên cơ sở định hướng đúng đắn của một thể chế chính trị tiến bộ, thì xu thế toàn cầu hoá đối với ta có nhiều khả năng thuận lợi cả trước mắt và lâu dài. Chẳng hạn như thúc đẩy nhanh sự phát triển các năng lực vốn tiềm ẩn và xã hội hoá thêm hiệu quả các lực lượng sản xuất; tiếp thu, truyền bá và chuyển giao ngày càng lớn những thành quả khoa học, công nghệ mới; làm xích lại hơn nữa giữa dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới;... Đó là cơ hội cần nắm bắt. Ngược lại, nếu hội nhập kinh tế quốc tế một cách bị động, thiếu khoa học trong nhận thức khách quan về thời đại và chủ thể sáng tạo, thì con người sẽ thiếu an toàn nhiều mặt, từ kinh tế, tài chính đến văn hoá, tư tưởng,...

Không ai không nhận thấy rằng, lực lượng chi phối toàn cầu hoá và kinh tế tri thức là thế lực tư bản tài chính của các quốc gia phát triển, là những tập đoàn tư bản siêu quốc gia và các nhà nước đại diện cho chúng, là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước hiện đại. Lực lượng đó đã gây ra sự bất bình to lớn trong các xã hội do nó khống chế, do đối lập kinh tế với văn hoá, sáng tạo với nhân tố con người. Thông thường sự mất cân đối nghiêm trọng giữa vật chất và tinh thần, hay giữa kinh tế với văn hoá, bao giờ cũng tạo ra sự khập khiễng, hẫng hụt trong tâm trí con người. Do đó, có những quốc gia giàu có, đời sống khoa học, kỹ thuật phát triển cao, nhưng cũng chính những quốc gia ấy lại có nhiều mâu thuẫn đối kháng không thể giải quyết được. Nhân loại ngày càng nhận thức sâu sắc thêm cái điều mà các nhà khoa học trước đây đã cảnh báo: con người sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội nhưng trong chế độ tư bản thì chính con người lại bị tha hoá.

Do ảnh hưởng của văn minh trí tuệ, được kích thích bởi khoa học và công nghệ, nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới đang ý thức mạnh mẽ về kinh tế phồn vinh đi đôi với tiến bộ xã hội. Việt Nam đang nằm trong các xu thế chung đó của thời đại. Con người Việt Nam hôm nay vừa phát huy các giá trị truyền thống, vừa hình thành những giá trị mới. Các giá trị mới, các giá trị khoa học, công nghệ đã thôi thúc con người xác lập một hệ chuẩn văn hoá mới điều tiết, định hướng, chi phối những giá trị nhân văn của dân tộc.

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo cơ sở vật chất và tinh thần cho một đất nước đang vươn lên, thì điều cần cảnh giác là tránh tình trạng từ cực này sang cực khác: từ chỗ nói suông, nói một chiều về tư tưởng chính trị cực đoan đến chỗ quan niệm cực đoan cho kinh tế và kỹ thuật là tất cả; trong khi cần một cái nhìn mực thước, nhưng tiềm ẩn và triển vọng về văn hoá dân tộc trong bối cảnh thời đại mới. Để hình thành các giá trị văn hoá mới, cần phải hiểu rõ mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá trong hoàn cảnh của ta hiện nay. Văn hoá suy thoái sẽ trực tiếp cản ngại cho quá trình xây dựng kinh tế và không thể xây dựng kinh tế thành công. Bởi lẽ văn hoá và kinh tế là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển. Muốn xây dựng kinh tế phát triển bền vững phải có những con người được đào tạo, rèn luyện trong một môi trường văn hoá lành mạnh. Như vậy là môi trường văn hoá sẽ ảnh hưởng trở lại đối với việc hình thành nhân cách con người.

Môi trường văn hoá lành mạnh không chỉ căn cứ ở sinh hoạt và những hình thức hoạt động của nó, mà phải được nhận thức từ bản chất và sức mạnh của văn hoá; từ đó văn hoá mới trở thành yếu tố tích cực trong phát triển kinh tế, kỹ thuật và toàn bộ các lĩnh vực của đời sống. Có thấy hết tầm quan trọng của nhân tố con người mới tạo điều kiện cho định hướng các giá trị văn hoá trở thành hiện thực. Văn hoá là động lực thúc đẩy xã hội tiến lên thì con người vừa là phương tiện vừa là mục đích của văn hoá. Đó là cặp phạm trù sinh đôi, khi văn hoá ngay từ đầu đã là thuộc tính bản chất của con người. Xây dựng nền văn hoá hợp quy luật phát triển mang bản sắc dân tộc, cặp phạm trù sinh đôi này sẽ làm nảy sinh nhiều giá trị văn hoá mới.

Chúng ta đã từng nói đến xây dựng con người phát triển toàn diện và hài hoà, khoẻ mạnh về cơ thể và đẹp đẽ về đời sống tinh thần. Bây giờ chúng ta cũng nói đến con người như vậy, nhưng với nội hàm sâu sắc hơn theo cái bản chất của văn hoá, trong đó bao hàm yếu tố thẩm mỹ, vì có văn hoá con người mới có nhu cầu ấy và có khả năng thực hiện nhu cầu ấy, làm cho con người mang tính người nhất. Bằng văn hoá, con người sẽ tạo nên sức mạnh của kinh tế, kỹ thuật, chiếm lĩnh được tự nhiên và chinh phục bản thân mình, hướng con người đến sự hài hoà và hoàn thiện.

Sự phong phú của giá trị văn hoá bao giờ cũng dựa trên nhân tố con người, phương tiện và mục đích của văn hoá. Nếu văn hoá bị đặt xuống hàng thứ yếu sau cơ sở vật chất, hay văn hoá chỉ là phương tiện tiêu khiển, tiêu dùng chứ không phát huy nhân tố văn hoá trong con người áp dụng trong sản xuất và ứng xử, thì mục đích và phương tiện của văn hoá không bao giờ thống nhất nhau.

Ở những xã hội con người bị thống trị bằng quyền lực, bằng đồng tiền, bằng kỹ thuật thì văn hoá thường bị chiếm đoạt và bị biến thành thuộc tính riêng, chứ không phải mục đích và phương tiện là thuộc tính chung của văn hoá, như ý nghĩa vốn có của nó. Điều hiển nhiên là khi văn hoá chỉ đóng vai trò phương tiện thì nó liền mang tính phá hoại con người; ngược lại khi nó mang tính xây dựng thì đóng vai trò mục đích. Trong tiến trình lịch sử loài người đã cho ta thấy rõ điều đó. Mục đích nào cũng cần phương tiện và phương tiện nào có mục đích chân chính, cũng mang theo những giá trị của nhân tố con người; do đó, phương tiện và mục đích là ý nghĩa tự thân gắn với bản chất văn hoá, mật thiết với con người. Sự xuất hiện các giá trị văn hoá mới vì thế cũng ra đời từ tư duy mới của con người.

Tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã cung cấp những phương tiện hiện đại cho văn hoá, nghệ thuật phát triển, tạo điều kiện cho các giá trị tinh thần đi vào chiều sâu của khoa học và thẩm mỹ; từ đó có tác dụng thúc đẩy nâng cao dân trí, sự cải thiện về thư giãn tinh thần, phục hồi tâm sinh lý và kích thích óc sáng tạo ở con người. Chẳng những thế, tiến bộ về khoa học kỹ thuật còn nâng cao tính chính xác và tính có luận chứng của tư duy, khắc phục cái chậm chạp, tuỳ tiện vốn là căn bệnh của tư tưởng tiểu sản xuất. Nhưng bất cứ sự sáng tạo nào của khoa học kỹ thuật cũng được xây dựng trên cơ sở của văn hoá tinh thần. Và mối quan hệ qua lại giữa văn hoá tinh thần với khoa học kỹ thuật có xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa nhân đạo, trong đó có vai trò con người với sức mạnh bản chất của nó là quyết định, mới là sự phát triển thuận chiều, hợp lôgíc, mới tạo nên một xã hội văn minh đích thực.

Sự hình thành các giá trị văn hoá gắn với nhân tố con người luôn được xem xét trên hai hướng. Con người vừa là mục đích vừa là phương tiện. Bản thân văn hoá là giá trị tự thân, thể hiện ý nghĩa tiến bộ của xã hội. Văn hoá cũng là động lực thúc đẩy mọi lĩnh vực của đời sống. Đi vào chiều sâu văn hoá, chúng ta thấy rằng, sự phát triển của con người trong các lĩnh vực khác nhau, thông qua những thuộc tính hoạt động, trong các lĩnh vực mà con người biểu hiện trình độ văn hoá và trở thành phương tiện hoạt động. Trong quá trình đạt đến mục đích của con người trên các lĩnh vực, lại diễn ra sự phát triển mới của văn hoá, biểu hiện cái mới trong phát triển con người. Như vậy, mục đích đạt được lại trở thành phương tiện để đạt tới mục đích mới.

Riêng trong lĩnh vực văn hoá tinh thần, trước đây cũng như hiện nay, chúng ta vẫn cần văn hoá là phương tiện để chống lại các loại tư tưởng - văn hoá phản động và lạc hậu, để xây dựng con người sống có kỷ cương pháp luật, có đạo lý làm người, có sáng tạo... Nhưng đó không phải là chủ nghĩa phương tiện mà mang tính mục đích ngay trong hành vi sử dụng phương tiện, trong việc khai thác bản chất văn hoá. Đó là mục đích của chủ nghĩa xã hội lấy con người làm thước đo hệ giá trị văn hoá. Và khi con người được giải thoát mọi sự thống trị của quyền lực, đồng tiền và kỹ thuật, thì con người trở thành con người văn hoá, vừa phát huy khả năng sáng tạo vừa xây dựng xã hội đậm đà tính người, tính nhân văn trong thời đại văn minh trí tuệ.

Chúng ta đã có nhiều thành công trong việc xác lập giữa tính tích cực và tiêu cực của văn hoá và đã có những biện pháp khắc phục hữu hiệu những mặt trì trệ, thoái hoá, đưa văn hoá đi vào quỹ đạo phát triển; giờ đây cần đưa phong trào đi vào các mặt ngóc ngách của nó để đủ sức đương đầu trước các thử thách trong mặt trái của toàn cầu hoá. Đó là các mặt: dân chủ và học làm dân chủ; trật tự, kỷ cương xã hội với ý thức pháp luật; tôn trọng tín ngưỡng và đời sống tâm linh đi đôi với bài trừ mê tín dị đoan hoặc tà thuyết; đề cao văn hoá truyền thống đi đôi với hiện đại hoá và đậm đà bản sắc dân tộc; khôi phục đạo lý làm người kết hợp với đạo đức cách mạng; coi trọng công tác giáo dục, đào tạo đi đôi với thúc đẩy sự nghiệp nghiên cứu khoa học, coi trọng chất xám của những người tiêu biểu cho bộ mặt tinh thần của dân tộc; mở rộng giao lưu với văn hoá thế giới, đi đôi với cái nhìn mới về văn hoá phương Tây, đồng thời kiên quyết chống lại mọi nọc độc của văn hoá suy đồi và tâm lý hận thù dân tộc... Chúng ta cũng quan tâm nhiều hơn đến văn hoá gia đình, văn hoá làng, văn hoá cơ sở, văn hoá các cụm cư dân ở vùng núi cao, hải đảo; quan niệm đúng về văn hoá gia đình trong mối quan hệ làng - nước; văn hoá cá nhân trong lối sống cộng đồng và xã hội; xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá; vừa bảo lưu các di sản tinh thần của ông cha, vừa đưa văn hoá truyền thống - hiện đại đến mọi vùng đất nước qua hệ thống thông tin đại chúng hiện đại... Tất cả đều cần thể hiện rõ nét trên các phương diện:

- Nói đến văn hoá là nói đến dân tộc. Củng cố ý thức độc lập, tự chủ, tự hào dân tộc, trước hết là bảo vệ giá trị văn hoá tinh thần và bản sắc dân tộc của nền văn hoá ấy. Đó là chỗ đứng, là vị thế văn hoá của ta trong cộng đồng nhân loại;

- Từ cái nền tảng các giá trị văn hoá truyền thống - hiện đại của dân tộc, tạo nên một cái nhìn thoáng đãng đối với thế giới tinh thần bên ngoài biên giới, tiếp thu tinh hoa của loài người và góp phần cống hiến của ta vào kho tàng văn hoá nhân loại;

- Nhìn nhận văn hoá và nhân tố con người tạo ra động lực phát triển đất nước trên cơ sở phát huy giá trị, xem văn hoá vừa là phương tiện vừa là mục đích để hoàn thiện con người theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

- Bao trùm lên các mặt ấy là khôi phục tiềm lực đạo đức, tinh thần của đời sống dân tộc và xã hội hoá tinh thần nhân đạo ấy, để tạo nên sức mạnh vật chất, tinh thần trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hôm nay. Nó phù hợp với kỳ vọng của các học giả chân chính trên thế giới khi đề cập các vấn đề văn hoá và con người trong thời đại văn minh trí tuệ; đồng thời góp phần làm thất bại những mưu toan có nguồn gốc từ mặt trái của toàn cầu hoá.

Từ đường lối chung đến chủ trương cụ thể, từ biện pháp hành động đến hiệu quả thiết thực, tất nhiên là còn nhiều khoảng cách do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, do hoàn cảnh đất nước còn nhiều mặt chưa thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Xây dựng con người với những phẩm chất văn hoá, phát triển con người một cách toàn diện và hài hoà, là một quá trình phát triển phức tạp và lâu dài. Định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường còn đặt ra bao nhiêu khó khăn và phức tạp mà văn hoá còn phải đầu tư nhiều tâm huyết. Nếu thiếu một cái nhìn thấu đáo về những nguyên nhân khách quan và chủ quan trước thực tại của hoàn cảnh, sẽ không đưa ra được những biện pháp hữu hiệu trong việc xây dựng văn hoá - con người theo sự chuyển mình của đất nước.

Nước ta là một nước đang phát triển ở giai đoạn đầu. Đời sống vật chất tuy đã được cải thiện song vẫn còn là nước nghèo, kỹ thuật nhiều mặt còn lạc hậu so với một số nước trong khu vực và lối sống tiểu nông hàng bao thế kỷ vẫn tiềm ẩn dai dẳng trong quần chúng, cán bộ, đảng viên. Về mặt chủ quan, một số cán bộ cốt cán trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, chưa dễ dàng nhận thức đúng mức câu nói đã trở thành nguyên lý: "Phát triển kinh tế mà tách khỏi môi trường văn hoá, thì sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hoá và tiềm năng sáng tạo sẽ bị suy yếu rất nhiều".

Hai mặt khách quan và chủ quan trên đây đã ảnh hưởng mạnh mẽ, chẳng những hạn chế nhận thức về vai trò của văn hoá và nhân tố con người mà còn tạo ra một thứ văn hoá thương mại xô bồ trong giai đoạn kinh tế thị trường và tạo thành nhiều kiểu người xa lạ với định hướng nhân văn về con người của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Cần xem xét một cách rất cụ thể: đâu là mâu thuẫn thống nhất giữa nền kinh tế thị trường với mục đích dân giàu nước mạnh về vật chất và nền văn hoá có định hướng xã hội chủ nghĩa để thực hiện công bằng, dân chủ và văn minh? Đây là vấn đề vừa trực tiếp diễn ra trước mắt hàng ngày, vừa mang tính lâu dài của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Gần đây, những mâu thuẫn gay gắt diễn ra xoay quanh trục văn hoá thương mại và lối sống chạy theo đồng tiền, một phần là do chưa giải quyết được bằng lý luận cơ bản mâu thuẫn đó. (Tất nhiên còn nhiều nguyên nhân khác, như đời sống kinh tế còn khó khăn, tệ nạn xã hội gia tăng, sự tha hoá của một số cán bộ, pháp luật còn lỏng lẻo,...). Giải quyết bằng công tác tư tưởng đơn thuần không đủ sức thuyết phục về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá, giữa văn hoá và nhân tố con người trong nền văn hoá có định hướng.

Chúng ta cần có một cơ chế điều chỉnh năng động và mạnh mẽ, phát huy mọi năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân, xây dựng các giá trị văn hoá truyền thống gắn với hiện đại hoá truyền thống. Cơ chế ấy phải đặt trên nền tảng công bằng và lợi ích được đảm bảo bằng khoa học và pháp luật. Dân giàu, nước mạnh đâu phải chỉ có cơ sở vật chất dồi dào, kinh tế, kỹ thuật phát triển, mà còn có chuẩn mực giá trị của nền văn hoá và đời sống văn hoá, tạo thành bộ mặt văn minh cho xã hội. Nói cách khác, cần nghiêm khắc phê phán những xã hội thừa mứa về tiện nghi vật chất mà văn hoá bị què quặt, mất gốc, khiến trí tuệ, tâm hồn, phong cách, tâm lý... đã tạo thành bản sắc dân tộc bị chôn vùi dưới những hình thức văn hoá, nghệ thuật bị lai căng và lai tạp. Ngược lại, cũng hết sức tránh ca ngợi một chiều các giá trị văn hoá tinh thần dân tộc mà thiếu sự quan tâm thích đáng đối với đời sống vật chất của một cộng đồng, một cư dân, một dân tộc. Với thời điểm như hiện nay, xem nhẹ hay coi trọng đơn thuần lĩnh vực kinh tế hay văn hoá, đều dễ trở thành lạc lõng trước xu thế toàn cầu hoá. Sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và văn hoá đang là hướng phấn đấu liên tục trong phát triển kinh tế - xã hội.

Đề cao văn hoá chính là đề cao con người và vai trò của con người trong thời đại toàn cầu hoá và văn minh trí tuệ. Nhân tố con người phải trở thành động lực thúc đẩy kinh tế và mọi lĩnh vực của đời sống, vì mục tiêu của định hướng văn hoá xã hội chủ nghĩa, của sự nghiệp phát triển đất nước bền vững. Đó là sự khác nhau giữa nền văn hoá vì con người, vì những giá trị nhân văn với những nền văn hoá xem con người chỉ là công cụ, là phương tiện cho những thành tựu khoa học kỹ thuật do con người sáng tạo nên. Người ta gọi "cái ban đầu và cuối cùng là văn hoá", chính từ ý nghĩa đó: "Văn hoá xưa kia là bông hoa, sau nó lớn lên thành cây và nay nó trở thành quả. Cái hôm qua mới chỉ còn là một thứ trang trí, nay nó là nền tảng và linh hồn của con người. Trước kia người ta coi nó là thứ yếu, ngày nay người ta bắt đầu nhận ra nó là cốt lõi của vấn đề. Vì vậy cần có một cách tiếp cận mới với phát triển, cách tiếp cận ấy cuối cùng sẽ thừa nhận vai trò quyết định của văn hoá"125. Không có thứ văn hoá nào xa lạ với con người. Con người với nhân tố tạo ra động lực phát triển, mới gắn kết được giữa mục tiêu và phương tiện với bản chất của văn hoá. Chỉ có đưa văn hoá vào bên trong của kinh tế, của mục tiêu phát triển mới vượt qua được những thách thức của thời đại toàn cầu hoá, mới khỏi bị chao đảo trước các xa lộ thông tin từ bên ngoài biên giới tràn ngập ngày một nhiều vào nước ta. Nếu kinh tế là trung tâm thì văn hoá tinh thần lại là cơ sở cho xây dựng kinh tế.



1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương